Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghệ Thuật Sống Của Người Phật Tử

27 Tháng Hai 201400:00(Xem: 10553)
Nghệ Thuật Sống Của Người Phật Tử


Nghệ Thuật Sống Của Người Phật Tử

 

Nguyên Siêu

 

Khi nói đến nghệ thuật sống là chúng ta sống như thế nào nơi tự thân của chúng ta, phù hợp với gia đình, làng nước, xã hội, quê hương của chúng ta, mà nhất là với vai trò của nam nữ cư sĩ Phật tử: chúng ta phải sống như thế nào mà chúng ta cảm nhận được sự bình an và niềm hạnh phúc mà tự thân ta có trong cuộc đời. Vì vậy, thường đọc ở trong kinh điển, thường kinh nghiệm qua tâm lý của con người trong cuộc sống này, chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây; từ đó, nghiệm ra nghệ thuật sống của người Phật tử đối với tự thân, gia đình, xã hội và muôn loài.

 

tre_trucNghệ thuật sống thứ nhất là cây tre khóm trúc.

Chúng ta thấy được rằng nếu cuộc sống chúng ta không có sự uyển chuyển như bụi trúc, khi một cơn gió thổi qua, những cây tre sẽ xuôi theo chiều của làn gió, điều đó có nghĩa trong cuộc sống mình phải tùy duyên, phải hiểu mình hiểu người, mình phải có được cái tự tâm của mình, để rồi từ đó khi ta tiếp xúc với thực trạng cuộc đời, thực tế cuộc sống mà chúng ta không bị gãy đổ, không bị đau thương, không cảm thấy mất mát những gì chúng ta đang có. Sự uyển chuyển là một đặc tính của những bụi trúc, của những cây tre: không bao giờ gãy đổ trước những cơn giông bão, chúng luôn nương chiều theo cơn bão đó nên sẽ đứng vững mà không gãy đổ. Vì vậy, chúng ta là những nam nữ cư sĩ Phật tử, khi tiếp cận với những vấn đề trong cuộc sống thì cũng cần uyển chuyển để xây dựng cho mình một nghệ thuật sống đối với đương sự, hiện trường, hoàn cảnh.

 

Nghệ thuật sống thứ hai là như dòng sông.anh-dep-dong-song-p1-11-content

Khi nói đến tinh thần đạo Phậttinh thần vô tướngtùy duyên, tinh thần đạo Phật không phải một tính chất, hiện tượng, hiện trạng luôn luôn cứng ngắc, mà phải tùy thuộc, tùy duyên. Vì vậy tinh thần giới luật của nhà Phật là tinh thần giới luật tùy duyên chứ không cứng ngắc, không cố định, nên trên con đường hoằng lưu Phật pháp, đạo Phật truyền vào quê hương, dân tộc nào thì nền văn hóa của đạo Phật luôn phù hợp chuyển mình hòa tan vào văn hóa của dân tộc đó. Suốt gần 3000 năm lịch sử, đạo Phật có mặt trên thế gian này đã không làm ai phải khổ đau, không làm rơi một giọt máu, một giọt nước mắt vì tinh thần “Hoằng dương Phật pháp” của đạo Phật, vì đấy là tinh thần tùy duyên của đạo Phật. Cho nên, chúng ta phải có nghệ thuật sống như dòng sông: nước được đổ từ đầu nguồn xuống hạ nguồn và ra biển. Nếu dòng sông đó nằm trên cao nguyên, trên thác cao thì dòng nước chảy nhanh, nhưng khi xuống dưới trung nguyên hoặc bình nguyên thì dòng nước chảy một cách nhẹ nhàng, từ từ, nên thơ, để rồi dòng sông đó sẽ hòa nhập vào trong biển mà không giữ lấy tính chất cố định của chính nó. Trong cuộc sống cũng vậy, khi chúng ta sống trong một môi trường, hoàn cảnh nào đó, phải có nghệ thuật sống để hòa tan mình với tất cả mọi người, với chúng sinh, với môi trường sống của xã hội, mà không nên giữ lấy cái chấp ngã của mình. Sở dĩ có bao nhiêu điều để chúng ta phải khổ đau, buồn tủi cũng vì cái chấp ngã của mình vì mình không chịu hòa tan với đại chúng với mọi người. Chúng ta tự cho cái chủ thể, cái ngã của mình to, bản thân mình là quan trọng để bắt mọi người phải nghe lời mình, quan trọng vì mình; nhưng trong cuộc sống này chúng ta đều biết mọi người đều có Phật tánh, đều có sự hiểu biết, sự tu tập vì thế chúng ta phải kính trọng lẫn nhau, từ một cụ già cho đến một em bé luôn luôn chúng ta phải từ tốn, nhã nhặn, khiêm tốn, khả ái với nhau. Nếu cái tôi của mình lớn thì sẽ làm chao đảo, ngã đổ cuộc sống, nó sẽ làm đời sống không được bình yên và tĩnh lạc. Nhất là những nam nữ cư sĩ Phật tử, chúng ta hãy bỏ đi cái chấp ngã, giảm trừ cái tôi của mình. Ngày nào chúng ta giảm trừ được cái tôi của mình, cái chấp ngã thì ngày đó mình hòa hợp với toàn thể, quần chúng; còn nếu không mình sẽ không thông cảm được ai, bắt mọi người tôn trọng cái tôi của mình. Trong kinh điển gọi là nghệ thuật sống như dòng sông là phải hòa tan vào trong biển cả. Nước sông không thể giữ được tính chất riêng của sông, mà phải hòa tan vào đại dương, tất cả được gọi chung trong một đại thể là nước. Khi nước ở dòng sông chúng ta gọi là nước sông nhưng khi nước sông ra ngoài biển thì chúng ta gọi là nước biển; vì vậy chúng ta phải hòa tan tự thể của mình với tất cả mọi người.

 

news_s264Nghệ thuật sống thứ ba như là cây mai.

Cây mai khi nào đó sẽ trở thành một cây đại thọ, thân của nó sẽ xù xì, khẳng khiu, nhìn vào là mình biết được cây mai đã trải qua rất nhiều thời gian mưa nắng, khó khăn đã phủ lên trên cành mai, gốc già của thân mai; nhưng thân mai vẫn vươn mình, chịu đựng với thời gian, mưa nắng, cho đến ngày mùa xuân về thì hoa mai nở, dù rằng thời gian có tàn phá, đẩy đưa làm cho con người bị già nua, sinh ra rồi lớn lên rồi chết đi, nhưng đối với gốc mai già luôn luôn hứng chịu những cơn mưa, khó khăn nhưng sự vươn mình của gốc cây mai vẫn luôn hứng chịu với thời gian. Từ đó trên con đường tu tập của nam nữ cư sĩ, không phải chúng ta tu một ngày mà thành Phật, mà phải tu nhiều đời nhiều kiếp, băng qua thác ghềnh của sinh tử, hứng chịu nhiều đau thương lăn lóc của vòng sinh tử luân hồi, tôi luyện cái tâm, ý chí của mình đối với thời gian để rồi từ sự tôi luyện đó, tâm của chúng ta sẽ vững chắc trong ngôi nhà Phật pháp, giống như gốc cây mai già chịu mưa, chịu nắng, chịu phong ba bão táp nhưng cội mai đó luôn luôn vững chãi trên sườn đồi để vươn mình rồi tồn hữu trên vũ trụ này. Dù gặp bao điều trái ý Phật lòng, bao điều gian truân trong cuộc sống, chúng ta phải vượt qua đó một cách kiên định, gìn giữ cái tâm không bị nao núng, ý chí không gãy đổ thì sẽ đạt được thành tựu trên con đường giác ngộ, tu tập của chính mình.

 

Nghệ thuật sống thứ tư giống như đất. traidat

Nhẫn nhục, chịu đựng, kiên cố, vững chãi. Đất sản sinh và nuôi lớn tất cả mọi sự vật trên thế gian, con người sống cũng nhờ đất, chết cũng nhờ đất, mọi sơn hà đại địa đều nhờ đất, vì vậy đất tượng trưng cho đức tính nhẫn nhục chịu đựng. Chúng ta tưới nước dơ đất cũng không than phiền, tưới nước sạch đất cũng không vui mừng. Con đường tu tập chúng ta cũng vậy: cần một nghệ thuật sống như đất, khi đó chúng ta mới tĩnh lặng trên cuộc sống ba đào này. Nếu chúng ta không có nghệ thuật sống như đất, chúng ta sẽ bị chao đảo bởi những tiếng khen chê, vừa lòng không vừa lòng. Nếu chúng ta bị chi phối bởi những khen chê đó thì mình đang sống cho người khác, điều đó có nghĩa mình không làm chủ được chính mình. Cho nên chúng ta phải sống nhẫn nhục, chịu đựng như đất.

 

turtlecrocodile_3_Nghệ thuật sống thứ năm là nghệ thuật sống như đám mây.

Có nghĩa là nghệ thuật sống bềnh bồng, không vướng bận. Hôm nay ở phương trời này, hôm sau ở phương trời khác, mây không cố định một chỗ, không bị vướng mắc ở phương trời nào, không vướng mắc bởi bất cứ nhân tố nào. Người Phật tử nên giữ tâm thênh thang, cởi mở, không dính mắc. Nếu tâm hồn mình dính mắc thì sẽ bị hãm nịch, không thể vượt thoát được, mà không vượt thoát được sẽ không giác ngộ. Tâm của mình bị hãm nịch bởi lời chê-khen, thương-ghét, bằng lòng-không bằng lòng, thì chúng ta sẽ không còn tâm để vượt thoát, bềnh bồng như mây. Nên trong cuộc sống phải có nghệ thuật sống thứ năm, là nghệ thuật sống như áng mây trời, bềnh bồng, tự tại.

 

Khái lược qua năm nghệ thuật sống, cầu mong rằng tất cả chúng ta đều biết sống một cách nghệ thuật: nhẫn nhục kiên định như đất; bềnh bồng tự tại như mây; vươn lên chịu đựng như gốc mai già; cuộc sống uyển chuyển như cây tre, bụi trúc; an nhiên tự tại, hòa mình vào đại thể như dòng sông.

 

(Ghi lại từ một bài giảng của HT. Thích Nguyên Siêu)

Ý kiến bạn đọc
01 Tháng Sáu 201401:55
Khách
Bài viết rất ý nghĩa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5251)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5821)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7432)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6369)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5964)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4743)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5678)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5848)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6118)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6594)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5944)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7057)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6664)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4781)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4929)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7708)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9819)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7513)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5327)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6426)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5407)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5831)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6390)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5699)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6435)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7060)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6273)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10651)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6669)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6157)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6716)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6116)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6483)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5515)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8232)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5730)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7558)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6250)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9658)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4061)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6395)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4164)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4304)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4756)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5306)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5283)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5817)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6771)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5550)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4492)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5331)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 4991)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4357)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6869)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4609)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8407)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7214)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8369)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7492)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7566)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant