Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

29 Cái gì đi tái sanh? - Lý Vô Ngã

20 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13383)
29 Cái gì đi tái sanh? - Lý Vô Ngã



ĐỨC PHẬTPHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 29

Cái gì đi tái sanh?
(Lý Vô Ngã)

"Không là một, cũng không phải khác." 
Thanh Tịnh Đạo

Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồncon người đã thọ lãnh một cách bí ẩn, từ một nguồn gốc cũng không kém bí ẩn.

Một linh hồntrường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả định là phần tinh túy của con ngườitrường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể tái sanh hay hoại diệt, mà ta không thể giải thích vì sao "từ lúc sơ khởi, linh hồn nầy lại khác biệt rất xa với linh hồn kia."

Để chứng minh rằng có những lạc thú vô cùng tận trên một thiên đàng vĩnh cửu và cảnh khổ đau vô cùng tận dưới một địa ngục trường tồn, tức nhiên phải chủ trương có một linh hồn trường cửu.

Bertrand Russell viết :

"Ta phải nói rằng sự phân biệt cũ kỹ giữa linh hồn và thể xác đã tiêu tan như mây khói, bởi vì vật chất đã mất tính chất cứng rắn của thể đặc mà tâm cũng mất tính chất tinh thần của nó. Tâm lý học vừa bắt đầu trở thành một ngành khoa học. Trong tình trạng hiện hữu của tâm lý học, sự tin tưởng nơi một cái gì trường tồn vĩnh cửu không có cái nào đòi hỏi khoa học tán trợ" [1].

Theo nhà học giả uyên bác, tác giả quyển "The Riddle of the Universe":

"Biện chứng Thần Linh Học chủ trương có một đấng Tạo Hóa thổi vào con người một linh hồn bất diệt (thường được xem là một phần của Thần Linh). Đó là một câu truyện thần thoại. Biện chứng Vũ Trụ Luận cho rằng "trật tự luân lý của thế gian" đòi hỏi phải có một linh hồn trường tồn bất diệt. Đó là giáo điều vô căn cứ. Biện chứng Chung Quả Luận chủ trương rằng do sự tiến triển không ngừng của con người để cải thiện vận mạng mình, những khuyết điểm của linh hồn phàm tục phải được cải tiến mãi mãi trong đời sống và sau kiếp sống. Đó là một lối hiểu sai lầm của thuyết sinh vật đồng nhân (anthropomorphism) cho rằng tất cả những sinh vật đều có hành động và tư tưởng như người. Theo biện chứng Đạo Đức Luận, những khuyết điểm và những tham vọng chưa được thỏa mãn trong đời sống phải được bổ khuyết và "đền bù một cách công bình và vĩnh viễn" sau kiếp sống. Đó chỉ là một điều mong ước cuồng nhiệt. Biện chứng Nhân Chủng Luận cho rằng sự tin tưởng nơi tánh cách bất diệt của linh hồn cũng như sự tin tưởng nơi một đấng Tạo Hóa là chân lý cố hữu trong toàn thế nhân loại. Đó hiển nhiên là một sai lầm. Biện chứng Bản Thể Luận chủ trương rằng linh hồn là một thực thể đơn giản, vô hình, và bất khả phân, tất không thể bị liên quan đến sự vong hoại do cái chết gây ra. Điều nầy căn cứ trên quan niệm sai lạc về hiện tượng tâm linh. Đó là ảo mộng của Duy thần luận. Tất cả những biện chứng kể trên cũng như tất cả những giả thuyết tương tợ về bản ngã đã lâm vào tình trạng nguy ngập trong vòng mười năm nay và đã bị khoa học chỉ tríchbác bỏ hoàn toàn." [2]

-- Nếu không có chi dưới hình thức linh hồn, chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác thì cái gì được tái sanh?

Hỏi như vậy đương nhiên là chấp nhận có một cái gì tái sanh.

Cách đây vài thế kỷ có lập luận "Cogito, ergo sum", "tôi tư tưởng, tức là có tôi". Đúng như vậy. Tuy nhiên, trước tiên phải chứng minh rằng có một cái "tôi", đang tư tưởng.

Chúng ta nói rằng mặt trời mọc ở phương Đông và lặn ở phương Tây, mặc dầu ta biết rằng thật sự không phải mặt trời mọc lên và lặn xuống mà chính là quả địa cầu quay. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng ta không thể gõ hai lần đúng y vào một chỗ, mặc dầu bề ngoài là như vậy. Tất cả đều biến đổi rất nhanh chóng. Không thể có hai khoảnh khắc giống hệt nhau.

Người Phật tử đồng ý với Bertrand Russell khi ông nói:

"Hiển nhiên có vài lý do để chủ trương rằng cái "Tôi" ngày hôm nay và cái "Tôi" ngày hôm qua là một; và để lấy một thí dụ hiển nhiên hơn nữa, nếu cùng một lúc, tôi thấy một người và nghe người ấy nói ắt, có cảm giác rằng cái "Tôi" đang nghe và cái "Tôi" thấy là một." [3]

Cho đến những ngày gần đây các khoa học gia còn tìm nơi tính cách bất khả phân tán và bất khả diệt của nguyên tử.

"Với đầy đủ lý lẽ, các nhà vật lý học đã phân tán hạt nguyên tử ấy ra từng loạt những thành phần nhỏ. Cũng vì những lý do không kém chánh đáng, các nhà tâm lý khám phá rằng tâm không phải là một thực thể đồng nhất với cái gì liên tục trường tồn mà là một loạt những yếu tố kết hợp với nhau trong những liên quan mật thiết nào. Do đó, vấn đề trường tồn bất diệt trở thành câu hỏi rằng sau khi thể xác kia chết thì những yếu tố của tâm và những yếu tố của thân có còn tiếp tục liên quan mật thiết với nhau không?" [4]

Cũng như C. E. M. Joad viết trong quyển "The Meaning of Life":

"Vật chất đã tan rã dưới chính mắt chúng ta. Nó không còn ở thể đặc, không còn bền vững trường tồn, không còn bị những định luật cưỡng chế quy định, và quan trọng hơn tất cả, không còn được biết là gì."

Vậy, hình như cái được gọi là nguyên tử "có thể bị phân tán và có thể bị tiêu diệt". Những điện tử và dương tử cấu thành một nguyên tử "có thể gặp nhautiêu diệt lẫn nhau". Trong lúc ấy, sự bền vững của hai thành phần điện tử và dương tử, chỉ tựa hồ như sự vững bền của một lượn sóng, không có giới hạn chắc chắn, và luôn luôn nằm trong tiến trình biến đổi liên tục, cả hai đều thay đổi hình thứcvị trí."

Theo Đức Giám Mục Berkeley, cái được gọi nguyên tử là một giả tưởng của siêu hình học và Ngài chủ trương có một thực chất tinh thần gọi là linh hồn.

Sau khi tìm hiểu cái hồn, Hume viết như sau:

"Có vài triết gia tư tưởng rằng trong mỗi chập tư tưởng chúng ta mật thiết ý thức cái gọi là "Ta" và chúng ta cảm giác rằng cái "Ta" có thật, và thật sự tồn tại. Các triết gia ấy, ngoài sự hiển nhiên của mọi luận chứng, cũng quả quyết rằng cái "Ta" hoàn toàn không biến đổi và không thể phân chia.

"Riêng về phần tôi, khi xâm nhập mật thiết vào cái mà tôi gọi là "Tôi" thì luôn luôn tôi vấp phải một cảm giác đặc biệt như nóng hay lạnh, sáng hay tối, thương hay ghét, vui hoặc buồn. Tôi chưa từng bắt gặp cái "Tôi", ngoài những cảm giác ấy, và chưa hề chiêm nghiệm được cái gì ngoài cảm giác ..." [5]

Bergson nói:

"Tất cả mọi tâm thức chỉ tồn tại trong thời gian sinh hoạt và một trạng thái tâm, nếu không biến đổi thì không còn là trạng thái nữa. Trạng thái tâm là một sự biến đổi không ngừng. Nếu sự biến đổi ngưng là trạng thái tâm cũng ngưng. Trạng thái tâm chẳng qua là sự biến đổi."

Theo nhà tâm lý học trứ danh Watson:

"Chưa có ai từng sờ đụng một linh hồn, hay nhìn thấy linh hồn trong một ống thí nghiệm, hay bằng cách gì khác, để tiếp xúc với linh hồn, như đã từng tiếp xúc với các vật khác trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, ngờ vực sự hiện hữu của linh hồn được coi là phản tôn giáo và có thể bị rơi đầu. Cho đến ngày nay, người có địa vị ưu tú cũng không dám nêu vấn đề ấy lên." [6]

Đề cập đến vấn đề linh hồn, Giáo sư James viết:

"Cho đến nay, để giải thích những sự kiện thật sự có thể chứng minh được về kinh nghiệm của thân thì thuyết linh hồnhoàn toàn vô ích. Cho đến nay không ai có thể bị cưỡng bách phải chấp nhận thuyết ấy vì những lý do khoa học.

"Cái Ta (dùng như một túc từ) là sự kếp hợp do kinh nghiệm, cấu tạo với sự vật đã được biết một cách khách quan. Vậy cái Ta (thường dùng như một chủ từ) biết được sự vật ấy không thể là một sự kết hợp. Không thể dùng cái Ta ấy trong những nhu cầu tâm lý và xem nó như một thựa thể siêu hình không biến đổi, một linh hồn trường tồn bất biến.

Cũng như không thể xem nó như một nguyên lý, một bản ngã siêu việt vượt ra ngoài thời gian. Cái "Ta" chỉ là một tư tưởng biến đổi từng chập. Không một tư tưởng nào giống chập tư tưởng trước kế đó, nhưng luôn luôn thuận ưng theo chập tư tưởng trước để cùng chung hợp lại thành một tư tưởng riêng biệt." [7]

Và giáo sư James kết luận đoạn sách thích thú về linh hồn như sau: "Chính cái tư tưởng là người tư tưởng"

Và đó là dư âm của những lời mà Đức Phật đã dạy từ hơn 2500 trước, trong vùng thung lũng sông Hằng (Ganges).

Phật Giáo dạy một thứ tâm lý học trong đó không có linh hồn. Phật Giáo chủ trương rằng chúng ta là sự cấu hợp của hai thành phần Danh và Sắc (nama-rupa), phần tâm linh và phần vật chất, và hai thành phần nầy ở trong trạng thái luôn luôn biến đổi như một dòng suối trường lưu bất tức.

Từ ngàn xưa, những nhà hiền triết Ấn Độ cũng có tin một nguyên tử bất khả phân tán gọi là Paramanu. Theo quan niệm thời bấy giờ, 36 Paramanu hợp thành một Anu; 36 Anu hợp thành một Tajjari; 36 Tajjari hợp thành một Ratharenu. Một hạt bụi rất nhỏ mà ta thấy vởn vơ trong làn ánh sáng, gọi là Ratharenu. Vậy, nếu chia hột bụi kia làm 46.656 phần thì Paramanu là một phần nhỏ ấy (1/46.656).

Theo quan niệm thời bấy giờ thì Paramanu là đơn vị vi tế nhất của vật chất, không thể phân chia được nữa.

Với nhãn quang siêu phàm, Đức Phật phân tách Paramanu và tuyên bố rằng Paramanu gồm có những năng lực tương quan gọi là Paramattha, hay là thành phần chánh yếu của vật chất .

Những Paramattha ấy là Đất (Pathavi), Nước (Apo), Lửa (Tejo), và Gió (Vayo), gọi là Tứ Đại.

Đất (Pathavi) là thành phầnđặc tính duỗi ra, thể chất của phần vật chất. Nếu khôngthành phần đất (Pathavi), thì một vật thể không thể chiếm không gian. Hai tánh cách tương đối, cứng và mềm, là điều kiện của thành phần ấy.

Nước (Apo) là thành phầnđặc tính làm dính liền lại. Do ngũ quan, ta có thể tiếp xúc với thành phần Đất (Pathavi), nhưng không thể dùng mắt, tai, mũi, lưỡi và thân để tiếp xúc với thành phần Nước (Apo) trong vật chất. Chính thành phần nầy làm cho những phân tử rời rạc của vật thể dính liền lại và cho ta ý niệm hình thể. Khi một vật ở thể đặc chảy ra thì thành phần Nước (Apo) trong chất lỏng ấy trở nên trội hơn. Khi một vật ở thể đặc bị phân tán thành bụi, trong mỗi hột bụi tí ti cũng có chứa thành phần Nước. Hai Paramattha, Đất (Pathavi) và Nước (Apo), trong vật chất liên quan với nhau thật là mật thiết. Khi thành phần Nước (Apo), có đặc tánh làm dính liền, tiêu tan, thì thành phần Đất (Pathavi), có đặc tính duỗi ra cũng không còn.

Lửa (Tejo) là thành phần nóng trong vật chất. Lạnh cũng là một hình thức của Lửa (Tejo). Cả nóng lẫn lạnh đều nằm trong thành phần Lửa (Tejo) của vật chất và cả hai đều có năng lực làm cho vật chất trở nên chín mùi, hay nói cách khác tạo sinh lực cho vật chất. Vật chất được tồn tại hay bị hư hoại đều do thành phần Lửa. Trái với ba thành phần khác trong Tứ Đại, Lửa (Tejo), cũng gọi là Utu, có năng lực làm cho vật chất tự mình hồi sinh.

Gió (Vayo) là thành phần di động. Chính thành phần Gió (Vayo) trong vật chất tạo nên sự vận chuyển và được xem là năng lực làm phát sanh hơi nóng.

Sự di động và nhiệt lực trong phạm vi vật chất cũng tương đương như tâm và nghiệp trong phạm vi tinh thần.

Tứ Đại, Đất-Nước-Lửa-Gió, là những đơn vị căn bản của vật chất, luôn luôn pha lẫn với bốn chuyển hóa là màu sắc (vanna), hương (gandha), vị (rasa), và bản chất dinh dưỡng (oja).

Tứ Đại và bốn chuyển hóa luôn luôn dính liền nhau và liên quan với nhau rất mật thiết. Nhưng trong một loại vật chất, thành phần nầy có thể trội hơn thành phần khác. Thí dụ như trong đất, thành phần Đất (Pathavi) trội hơn ba thành phần kia. Trong nước thì thành phần Nước (Apo) trôi hơn. Trong lửa thì thành phần Lửa (Teio) và trong không khí thì thành phần Gió (Vajo) trội hơn.

Như vậy, vật chất gồm có những năng lực và những đặc tính trong trạng thái liên tục biến đổi, luôn luôn trôi chảy như một dòng suối. Theo Phật Giáo vật chất chỉ tồn tại trong thời gian bằng 17 lần một chập tư tưởng.[8]

Tâm, thành phần quan trọng hơn trong guồng máy phức tạp của con người gồm có 52 trạng thái tâm (tâm sở) luôn luôn biến đổi. Thọ (vedana), hay cảm giác, là một. Tưởng (sanna), hay tri giác, là một tâm sở khác. 50 tâm sở còn lại gọi chung là Hành (samkhara), hay là những sinh hoạttác ý của tâm. Trong 52 trạng thái tâm, hay tâmn sở, tác ý (cetana), hay "ý muốn làm" là quan trọng nhất. Tất cả tâm sở đều phát sanh trong thức (vinnana), hay Tâm.

Theo triết học Phật Giáo, không có một khoảnh khắc nào mà tâm có thể trống rỗng, nghĩa là không lúc nào không có một loại tâm duyên theo một đối tượng vật chất hay tinh thần. Thời gian tồn tại của một loại tâm như vật gọi là chập tư tưởng. Khi một chập tư tưởng diệt, tức khắc có một chập mới phát sanh. Như vậy, những chập tư tưởng liên tục nối tiếp, và thời gian tồn tại của một chập tư tưởng thật ngắn, khó mà quan niệm được.

Mỗi chập tư tưởng gồm ba giai đoạn (khana): Sanh (uppada), Trụ (thiti), và Diệt (bhanga).

Ngay khi một tư tưởng vừa qua giai đoạn diệt (bhanga), tức khắc giai đoạn sanh (uppada) của chập tư tưởng kế khởi lên. Trong tiến trình luôn luôn biến đổi của đời sống, mỗi chập tư tưởng khi diệt, chuyển tất cả năng lực và tất cả những cảm giác thâu nhận cho chập tư tưởng kế tiếp. Mỗi chập tư tưởng mới gồm những tiềm năng do chập tư tưởng trước trao lại và thêm vào đó còn có cài gì khác nữa. Như vậy có sự luân lưu không ngừng của tâm. Luồng tâm như một dòng suối luôn luôn trôi chảy. Chập tư tưởng mới không hoàn toàn giống chập tư tưởng trước bởi vì thành phần cấu tạo đã đổi mới, mà cũng không tuyệt đối là khác bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng sống, một dòng đời. Không có chúng sanh đồng nhất nhưng có sự đồng nhất trong tiến trình đời sống của chúng sanh.

Không nên nhận định rằng tâm là một chuỗi dài những chập tư tưởng riêng biệt, kế tiếp nối liền với nhau, như một sợi dây xích, hay một đoàn những toa xe lửa nối liền. Trái lại, "nó liên tục trôi chảy như một dòng sông, luôn luôn tiếp nhận dồi dào những thành phần mới, từ những chi lưu ngũ quan và luôn luôn cung cấp cho thế gian chung quanh những tư tưởng mới thâu nhập trên đường đời [9]".

Trong chuỗi dài những trạng thái tâm, có sự kề nhau nối tiếp mà không có trạng thái chập chồng cái nầy trên cái kia như có người lầm tưởng. Không có chập tư tưởng đã qua mà còn trở lại. Không có chập tư tưởng hoàn toàn giống hệt chập qua. Những trạng thái ấy luôn luôn biến đổi, không thể tồn tại trong hai khoảnh khắc kế tiếp. Hạng phàm nhân còn lúng túng trong ảo mộng, lầm nhận sự liên tục giả mạo bên ngoài ấy là cái gì vững bền, vĩnh viễn, không đổi thay, và còn đi xa đến đổi đưa một linh hồn trường tồn bất biến (giả định là người vừa hành động vừa quan sát hành động) vào trong cái tâm luôn luôn biến đổi.

Bốn loại hiện tượng tâm linh, hợp với một hiện tượng vật lý, tạo nên Ngũ Uẩn (pancakkhandha), sự kết hợp vô cùng phức tạp của năm thành phần cấu tạo một chúng sanh.

Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.

Nhìn ra đại dương ta thấy một biển nước bao la, những thành phần bé nhỏ trong biển cả là sự kết hợp của nhiều giọt nước li ti. Trên bờ biển, cát nhiều vô số kể, nhưng ta chỉ thấy một thảm cát trãi dài trên bãi. Những lượn sóng kế tiếp nhô lên rồi tan ra trên mặt cát, nhưng một cách chính xác, không có một lượn sóng đồng nhất, bất biến, từ đáy sâu của biển cả nhô lên để rồi tan mất sự đồng nhất ấy trên bãi cát.

Xem xi-nê, ta thấy cảnh vật di động trên màn ảnh, nhưng thực ra chỉ có những hình ảnh riêng biệt, liên tục tiếp diễn theo một tốc độ nào và cho ta cảm giác đang nhìn một hoạt cảnh liên tục.

Ta không thể nói hương hoa tỏa ra từ tai hoa, nhụy hoa, hay từ sắc màu của hoa, nhưng mùi thơm là của hoa.

Cùng một thế ấy mỗi cá nhân là sự kết hợp của năm uẩn.

Toàn thể tiến trình của những hiện tượng tâm-vật-lý ấy luôn luôn trở thành rồi tan biến, sanh rồi diệt. Đôi khi Đức Phật dùng danh từ thông thường mà gọi tiến trình ấy là "Ta" hay atta. Tuy nhiên, đó chỉ là một tiến trình luôn luôn biến đổi chớ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.

Phật Giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá tính theo nghĩa thông thường của nó. Phật Giáo chỉ phủ nhận - trong định nghĩa cùng tột (Paramatha Saccena, Chân đế) - một chúng sanh bất biến, một thực thể vĩnh cửu, chớ không phủ nhận có sự liên tục trong tiến trình.

Danh từ triết học Phật Giáo gọi một cá nhân là Santati, một sự trôi chảy, một triều lưu, hay sự liên tục. Dòng triều lưu bất tức hay sự liên tục không ngừng ấy của hiện tượng tâm-vật-lý - do nghiệp lực tạo điều kiện - đã bắt nguồn từ quá khứ xa xôi mà ta không thể quan niệm, và sẽ còn liên tục diễn tiến trong tương lai vô tận, ngoại trừ trường hợp ta áp dụng Bát Chánh Đạo một cách đầy đủ và đúng mức.

Chính dòng triều lưu liên tục của hiện tượng tâm-vật-lý ất là cái mà các hệ thống tín ngưỡng khác gọi là cái "Ta" vĩnh cửu hay cái "linh hồn" trường tồn.

-- Nếu khônglinh hồn, coi như một thực thể đơn thuần, không biến đổi, thì cái gì tái sanh?

Theo Phật Giáo, sanh là sự kết hợp của những uẩn (khandas) hay nhóm, hợp thể (khandhanam patubhavo).

Cũng như sự tái sanh của một trạng thái vật chất phải do trạng thái trước làm nguyên nhân và tạo điều kiện, những hiện tượng tâm-vật-lý nầy cũng phát hiện do những nguyên nhân từ trước khi sanh làm điều kiện. Tiến trình biến đổi hiện tại là kết quả của lòng khao khát ham muốn duyên theo sự biến đổi trong một kiếp sống trước, và bản năng ham muốn tự nhiên trong hiện tại sẽ tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Trong một kiếp sống, tiến trình của đời sống có thể diễn tiến mà không cần có một thực thể trường tồn di chuyển từ chập tư tưởng nầy sang chập tư tưởng kế, thì một loạt tiến trình cũng có thể đặc tính mà không cần có một cái gì khác chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác.

Thuyết tái sanh của Phật Giáo không phải thuyết chuyển sinh linh hồn, hiểu như có sự di chuyển của một linh hồn từ thân xác nầy đến cơ thể vật chất khác. Trong sách vua Milinda Vấn Đạo (Milinda Panha) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi Magga), Đại Đức Nagasena và Đại Đức Buddhagosa đã dùng nhiều truyện ngụ ngôn để giúp ta lãnh hội dễ dàng định luật tái sanh của Phật Giáo.

Câu truyện mồi lửa rất là rõ ràng. Đời sống xem như một ngọn lửa, và hiện tượng tái sanh như sự mồi lửa từ cây đèn nầy sang cây đèn khác. Ngọn lửa của đời sống liên tục tiếp diễn, mặc dầu có sự gián đoạn bộc lộ ra bên ngoài mà ta gọi là cái chết.

Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:

"Kính bạch Đại Đức, phải chăng có sự tái sanh mà không có gì chuyển sinh thân nầy đến xác thân khác?"

- Đúng như vậy, sự tái sanh diễn tiến không cần có cái gì chuyển sinh thân nầy đến thể xác khác?"

- Xin Ngài ban cho một thí dụ.

- Tâu Đại Vương, thí dụ người nọ dùng lửa của cây đèn nầy để mồi cây đèn kia. Có phải ngọn lửa cây đèn nầy chuyển sang cây đèn kia không ?

- Kính bạch Ngài, không phải vậy.

- Đúng thế, tâu Đại Vương, tái sanh diễn tiến không cần có sự di chuyển của một cái gì từ nơi nầy đến nơi khác.

- Kính bạch Đại Đức, xin Ngài ban cho một thí dụ khác.

- Tâu Đại Vương, Ngài còn nhớ không, thửa nhỏ đi học, ông thầy dạy làm thơ đọc cho Ngài nghe vài vần thơ để Ngài đọc theo đến thuộc lòng.

- Bạch Ngài, có như vậy.

- Vậy, tâu Đại Vương, có phải lời thơ chuyển từ ông thầy sang trí nhớ của Đại Vương không?

- Bạch Ngài, không.

- Cùng một thế ấy, tâu Đại Vương, hiện tượng tái sanh diễn tiến mà không cần có cái gì chuyển từ chổ nầy sang qua nơi khác.

Và Đức vua Milinda hỏi tiếp:

- Kính Bạch Đại Đức, vậy thì cái gì tiếp nối từ kiếp nầy sang kiếp khác?

- Tâu Đại Vương, chính Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, cũng được sanh ra trong kiếp sống kế.

- Có phải cũng tâm và thể xác trước được di chuyển đến và sanh trở lại trong kiếp sống sau không?

-Tâu Đại Vương, không phải chính tâm và thể xác trong kiếp trước được được sanh trở lại trong kiếp sống nầy. Tuy nhiên, Danh và Sắc ở kiếp trước đã hành động, gây nhân , tạo nghiệp - thiện hay ác - và tùy thuộc nơi nghiệp ấy, tâm và thể xác được sanh ra trong kiếp nầy.

- Kính bạch Đại Đức, nếu không phải chính tâm và thân trước được sanh trở lại trong kiếp kế thì ta có thể tránh khỏi quả báo của những hành động bất thiện không?

- Nếu không có sự tái sanh thì ta không còn trả quả của những hành động bất thiện, nhưng tâu Đại Vương, ta đã tái sanh trong một kiếp sống khác thì tức nhiên phải còn chịu hậu quả của những hành động quá khứ.

- Kính thỉnh Đại Đức cho một thí dụ.

- Tâu Đại Vương, cũng như người nọ bẻ trái xoài của một người khác, bị chủ bắt, nạp cho vua và thưa: "Tâu Đại Vương, người nầy đã lấy của tôi một trái xoài", và người nọ trả lời: "Tâu Đại Vương, tôi không có lấy trái xoài của ông ấy. Trái xoài mà tôi bẻ không phải là trái mà ông ấy đã trồng ra cây xoài. Như vậy tôi không đáng bị trừng phạt." Vậy, Tâu Đại Vương, người lấy trái xoài có đáng bị phạt không?

- Kính bạch Đại Đức, dĩ nhiên người ấy đáng tội.

-Vì lẽ gì?

- Bạch Ngài, dầu có viện lẽ nào để chạy tôi, người ấy cũng đáng bị phạt vì trài xoài mà người ấy bẻ là do xoài của ông kia trồng ra cây.

- Cùng một thế ấy, Tâu Đại Vương, với tâm và thân nầy ta làm một điều gì - thiện hay ác - và do hành động ấy, một tâm và thân khác được sanh ra trong kiếp mới. Như ,vậy, ta không tránh khỏi sự ràng buộc của nghiệp quá khứ. [10]

Đại Đức Buddhaghosa giải thích điểm phức tạp nầy bằng những thí dụ như tiếng dội, ánh sáng, con dấu và sự phản chiếu của mặt gương.

Một văn hào hiện đại cũng giải thích tiến trình tử-sanh ấy bằng một loạt những quả bi da. [11]

"Thí dụ như, nếu một quả bi da lăn đến đụng một quả khác đang ở yên một chổ, thì quả lăn tới ngưng lại và quả bị đụng lại lăn. Không phải quả banh lăn chuyển sang quả banh bị đụng. Nó vẫn còn nằm lại phía sau, nó chết. Nhưng ta không thể phủ nhận rằng chính sự di chuyển của nó, sức xung kích của nó, cái kết quả dĩ nhiên, hay cái nghiệp lực của quả banh trước phát hiện trong quả banh kế, chớ không phải một chuyển động mới khác được tạo ra."

Cùng một lối ấy - để dùng những danh từ thông thường - xác thân chết, và nghiệp lực tái sanh trong một cơ thể khác mà không cần có cái gì di chuyển từ kiếp sống nầy sang kiếp khác. Chúng sanh mới được sanh ra, không thể hoàn toàn là một, nhưng cũng không tuyệt đối khác hẳn với chúng sanh vừa chết, bởi vì cả hai cùng nằm trong một luồng nghiệp. chỉ có sự liên tục của dòng đời, triền miên thay đổi, tiếp diễn trong một thể xác mới, bất di bất dịch, chuyển sang từ thể xác nầy sang thân khác.

Chú thích:

[1] Religion and Science, trang 132.

[2] Bertrand Russell, The Riddle of the Universe, trang 166.

[3] Religion and Science, trang 132.

[4] Religion and Science, trang 166.

[5] William James, Principles of Psychology, trang 351.

[6] Watson, Behaviourism, trang 4.

[7] Principles of Psychology, trang 215.

[8] Theo các nhà chú giải kinh điển, nếu chia thời gian của một cái nhoáng ra làm một triệu phần thì thời gian của một chập tư tưởng còn ngắn hơn là một phần triệu của thời gian một cái nhoáng.

[9] Xem Compendium of Philosophy - Introduction, trang 12.

[10] Xem Warren, Budhism in Translations, trang 234-235.

[11] Xem sách "Buddha and the Gospel of Budhism", trang 106, của tác giả Dr. Ananda Coomasvami.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14505)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
(Xem: 38496)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14657)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14652)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14071)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14957)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16572)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29912)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16231)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15557)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14921)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14912)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17895)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15589)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38690)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26745)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39679)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50787)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38757)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35065)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18317)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16477)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42420)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39262)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35631)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17472)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46545)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17165)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28511)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19009)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17602)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17120)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17562)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16543)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16904)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30860)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16948)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18512)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18469)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17394)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18175)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17083)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23515)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 17000)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17471)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17685)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17074)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15746)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18051)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17449)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17222)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29537)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27741)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18192)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16122)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15378)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23053)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14843)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55136)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14210)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant