Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tôn Giáo?

13 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 10614)
3. Phải Chăng Phật Giáo Là Một Tôn Giáo?

PHẢI CHĂNG PHẬT GIÁO LÀ MỘT 

TÔN GIÁO? 

Phật Giáo không phải là một tôn giáo theo cái nghĩa mà danh từ này thông thường được hiểu, vì nó không phải là “một hệ thống tín ngưỡnglễ bái, dựa vào sự trung thành đối với một đấng siêu nhiên”. 

Phật Giáo không đòi hỏi người tín đồ tin một cách mù quáng. Ở đây không phải chỉ có tin tưởng suông, nhưng đức tin cần được xây dựng trên sự hiểu biết (lý trí), mà danh từ Pali gọi là Saddha. Người tín đồ tin ở đức Phật cũng giống như bệnh nhận tin vào toa thuốc của bác sĩ, hay người học trò tin nơi thầy giáo. Người Phật tử quy y theo Phật, vì Ngài đã chứng ngộ được cái Ðạo Giải thoát

Người Phật tử không quy y Phật với hy vọng rằng họ sẽ được cứu rỗi bởi sự thanh tịnh của cá nhân Ngài. Ðức Phật không ban cho ai một sự bảo đảm như thế. Quyền lực của đức Phật không thể diệt trừ hết được tội lỗi của kẻ khác. Không ai có thể làm cho người khác thanh tịnh hay nhiễm ô

Ðức Phật, như bậc Thầy dạy chúng ta, nhưng chính ta trực tiếp chịu trách nhiệm về hành động làm cho ta trong sạch. Mặc dù người Phật tử quy y đức Phật, nhưng họ không chấp nhận một sự hàng phục nào. Họ cũng không hy sinh quyền tự do tư tưởng để trở thành đệ tử của Ngài. Mà họ có thể thực hiện ước muốn tự do và phát triển trí tuệ của họ cho đến trình độ tự mình chứng đắc Phật quả

Ðiểm căn bản của Phật giáohiểu biết theo lý trí, hay gọi theo danh từ khác, là Samma-Dithi (Chánh Kiến). 

Ðối với những người đi tìm chân lý, đức Phật đã dạy như sau: “Chớ vội tin vào điều nghe người ta nói lại - (chẳng hạn nghĩ rằng đó là điều chúng ta đã nghe từ lâu). Chớ vội tin vào tập quán - (như cho rằng điều ấy đã được truyền lại từ nhiều thế hệ). Ðừng tin vào lời đồn đãi - (như tin đó là điều người ta nói mà không chịu tìm hiểu). Ðừng tin bất cứ điều gì vì nó được ghi chép ở kinh sách. Ðừng tin vào điều ức thuyết. Ðừng tin vào điều suy luận. Ðừng tin vào bất cứ điều gì, vì cho rằng nó có lý. Ðừng tin vào điều mà mình đã có định kiến từ trước. Cũng đừng nên tin vào điều gì chỉ vì thấy nó có thể chấp nhận được - (như nghĩ rằng người phát ngôn điều ấy là có đạo đức, nên lời nói của họ đáng nghe theo). Cũng đừng nên tin vào điều gì bởi nghĩ rằng đó là bậc tu sĩ chúng ta kính trọng (cho nên lời nói của họ đáng chấp nhận). 

 “Nhưng khi các con tự mình hiểu biết rằng - những điều này là bất thiện, những điều này là đáng chê trách, những điều này các vị hiền đức chỉ trích; những điều này, khi hành động và thực hiện, dẫn đến sự hủy diệt và đau khổ - thì hẵn các con không nên làm. 

“Khi các con tự mình hiểu biết rằng - những điều này là thiện, những điều này không đáng chê trách, những điều này được bậc thiện tri thức tán dương, những điều này khi hành động và thực hiện, sẽ dẫn đến an vui, hạnh phúc - thì hẳn các con nên làm theo”. 

Những lời dạy cao siêu này của đức Phật vẫn còn duy trì được hiệu năngtinh hoa căn bản của nó. Mặc dù không chấp nhận đức tin mù quáng, và như vậy phải chăng không có sự lễ bái tượng Phật v.v... trong Phật giáo? 

Người Phật tử không kính lễ trước pho tượng để mong cầu một sự ban ân vật chất hay tinh thần, nhưng họ nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với đức Phậthình ảnh đó tượng trưng

Một Phật tử hiểu biết, khi dâng bông và cúng hương trước môt hình tượng, họ có ý tưởng như đang đứng trước đức Phật còn sống; do đó, họ nhận được sự truyền cảm từ nhân cách cao cả của Ngài, và hấp thụ sâu xa đức tánh từ bi vô biên nơi đức Phật. Họ cố gắng noi theo đức hạnh cao quý của Ngài. 

Cây Bồ Ðề (Bodhi) cũng là một biểu tượng của sự Giác Ngộ. Những đối tượng tôn kính bên ngoài này không hẳn tuyệt đối cần thiết, nhưng rất hữu ích vì chúng giúp cho hành giả có được định tâm. Người trí thức (thuần thục) khỏi cần đến các hình tượng đó, vì họ có thể dễ dàng tập trung tư tưởnghình dung đức Phật

Vì lợi ích cho chính mình, và tỏ bày lòng tri ân, chúng ta kính lễ đức Phật; nhưng điều đức Phật mong muốn nơi các đệ tử, không phải là sự phục tòng mà chính là việc thực hành nghiêm chỉnh giáo pháp của Ngài. Ðức Phật dạy: “Người tôn kính Như Lai nhứt, là người thực hành lời dạy của Như Lai đúng nhất”, hay “Người nào nhìn thấy Giáo Pháp (Dhamma) là thấy Như Lai”. 

Tuy nhiên, khi đề cập đến các pho tượng, Count Kaiserling ghi nhận: “Tôi thấy ở thế gian này, không có cái gì vĩ đại hơn hình tượng của đức Phật. Ðó là hiện thân sự toàn hảo tuyệt đối của tinh thần trong thế giới hữu hình”. 

Hơn nữa, tưởng nên biết rằng, không có sự lễ bái để thỉnh cầu hay van xin trong Phật Giáo. Dù chúng tacầu nguyện nhiều nơi đức Phật, chúng ta vẫn không được cứu giúp. Ðức Phật không ban ân huệ gì cho người cầu nguyện. Thay vì tụng kinh cầu nguyện, người Phật tử nên hành thiền để tự kiểm soát mình, giữ tâm thanh tịnhgiác ngộ. Thiền định không phải là việc ngồi yên mơ màng hay giữ tâm hồn trống rỗng. Nó là một sự cố gắng tích cực. Thiền định là liều thuốc cho cả tâm lẫn trí. Ðức Phật không những chỉ dạy chúng ta về điều vô ích của sự cầu nguyện mà Ngài cũng chỉ trích sự nô lệ tinh thần. Người Phật tử không nên cầu nguyện để mong được cứu rỗi, mà cần nương tựa ở chính mình để đạt đến tự do (giải thoát). 

“Cầu nguyện mang đặc tính của sự giao thiệp riêng tư, mặc cả ích kỷ với Thần linh. Nó nhằm tìm kiếm cho mục đích của những tham vọng thế gian và ngọn lửa ái dục của bản ngã. Thiền định, trái lại, là sự tự cải đổi” (Sri Radhakrishnan) 

Không như phần lớn các tôn giáo khác, Phật Giáo không tin có một đấng Thượng Ðế toàn năng, phải phục tòngsợ hãi. Ðức Phật phủ nhận một đấng thống trị vũ trụ, toàn tríhiện hữu khắp nơi. Trong Phật Giáo, cũng không có tính cách thần khải hay thiên sứ. Cho nên, người Phật tử khônguỵ luỵ khuất phục trước bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào có thể độc quyền thưởng phạt, và khống chế vận mạng của họ. Vì Phật tử không tin ở sự thiên khải của thần linh, cho nên Phật Giáo không chủ trương độc quyền chơn lý, và không đả kích bất cứ tôn giáo nào khác. Nhưng Phật Giáo thừa nhận năng lực khả hữu vô hạn của con người và dạy rằng con ngườithể đạt đến sự giải thoát mọi khổ đau bằng nỗ lực của chính mình mà không cần đến sự giúp đỡ của thần linh hay các tu sĩ thiền định

Cho nên, một cách chính xác, không thể gọi Phật Giáo như một tôn giáo, bởi vì nó không phải là một hệ thống tín ngưỡnglễ bái, cũng không phải là “hành động hay hình thức biểu hiện ra ngoài cho thấy con người chấp nhận sự hiện hữu của một đấng Thượng Ðế hay các thần linhquyền năng định đoạt vận mạng của họ, và họ phải vâng theo, phục vụ và tôn kính”. 

Nếu tôn giáo là “giáo lý nhìn vào cuộc sống sâu xa hơn sự hời hợt bên ngoài, giáo lý nhìn ngay vào bên trong đời sống chứ không phải chỉ trên bề mặt, giáo lý cung ứng cho con người sự hướng dẫn đạo đức, phù hợp với cái nhìn vào nội tâm ấy, giáo lý giúp con người sự chú ý có thể đương đầu dũng cảm với cuộc sống và trực diện cái chết một cách bình tĩnh” (Bhikkhu Silacara) (21) hay một hệ thống giúp con người giải thoát mọi phiền não của thế gian, thì chắc chắn Phật giáotôn giáo của các tôn giáo.

 is it a religion? 
 It is neither a religion in the sense in which that word is commonly understood, for it is not "a system of faith and worship owing any allegiance to a supernatural being". 
 Buddhism does not demand blind faith from its adherents. Here mere belief is dethroned and is substituted by confidence based on knowledge, which, in Pali, is known as Saddha. The confidence placed by a follower on the Buddha is like that of a sick person in a noted physician, or a student in his teacher. A Buddhist seeks refuge in the Buddha because it was He who discovered the Path of Deliverance. 
 A Buddhist does not seek refuge in the Buddha with the hope that he will be saved by His personal purification. The Buddha gives no such guarantee. It is not within the power of a Buddha to wash away the impurities of others. One could neither purify nor defile another. 
The Buddha, as Teacher, instructs us, but we ourselves are directly responsible for our purification. Although a Buddhist seeks refuge in the Buddha, he does not make any self-surrender. Nor does a Buddhist sacrifice his freedom of thought by becoming a follower of the Buddha. He can exercise his own free will and develop his knowledge even to the extent of becoming a Buddha himself. 
The starting point of Buddhism is reasoning or understanding, or, in other words, Samma-Ditthi. 
 To the seekers of truth the Buddha says: ”Do not accept anything on (mere) hearsay - (i.e. thinking that thus have we heard it from a long time). Do not accept anything by mere tradition - (i.e. thinking that it has thus been handed down through many generations). Do not accept anything on account of mere rumors - (i.e. by believing what others say without any investigation). Do not accept anything just because it accords with your scriptures. Do not accept anything by mere supposition. Do not accept anything by mere inference. Do not accept anything by merely considering the reasons. Do not accept anything merely because it agrees with your pre-conceived notions. Do not accept anything merely because it seems acceptable - (i.e. thinking that as the speaker seems to be a good person his word should be accepted). Do not accept anything thinking that the ascetic is respected by us (therefore it is right to accept his word). 
 "But when you know for yourselves - these things are immoral, these things are blameworthy, these things are censured by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to ruin and sorrow – then indeed do you reject them. 
 "When you know for yourselves - these things are moral, these things are blameless, these things are praised by the wise, these things, when performed and undertaken, conduce to well-being and happiness - then do you live acting accordingly". 
 These inspiring words of the Buddha still retain their original force and freshness. Though there is no blind faith, one might argue whether there is no worshipping of images etc. in Buddhism. 
 Buddhists do not worship an image expecting worldly or spiritual favours, but pay their reverence to what it represents. 
 An understanding Buddhist, in offering flowers and incense to an image, designedly makes himself feel that he is in the presence of the living Buddha and thereby gains inspiration from His noble personality and breathes deep His boundless compassion. He tries to follow His noble example. 
 The Bo-tree is also a symbol of Enlightenment. These external objects of reverence are not absolutely necessary, but they are useful as they tend to concentrate one's attention. An intellectual person could dispense with them as he could easily focus his attention and visualize the Buddha. 
 For our own good, and out of gratitude, we pay such external respect but what the Buddha expects from His disciples is not so much obeisance as the actual observance of His Teachings. The Buddha says - "He honors me best who practices my teaching best". "He who sees the Dhamma sees me".
With regard to images, however, Count Kaiserling remarks - "I see nothing grander in this world than the image of the Buddha. It is an absolutely perfect embodiment of spirituality in the visible domain". 
 Furthermore, it must be mentioned that there are no petitional or intercessory prayers in Buddhism. However much we may pray to the Buddha we cannot be saved. The Buddha does not grant favors to those who pray to Him. Instead of petitional prayers there is meditation that leads to self-control, purification and enlightenment. Meditation is neither a silent reverie nor keeping the mind blank. It is an active striving. It serves as a tonic both to the heart and the mind. The Buddha not only speaks of the futility of offering prayers but also disparages a slave mentality. A Buddhist should not pray to be saved, but should rely on himself and win his freedom. 
 "Prayers take the character of private communications, selfish bargaining with God. It seeks for objects of earthly ambitions and inflames the sense of self. Meditation on the other hand is self-change". (Sri Radhakrishna) 
In Buddhism there is not, as in most other religions, an almighty God to be obeyed and feared. The Buddha does not believe in a cosmic potentate, omniscient and omnipresent.
In Buddhism there are no divine revelations or divine messengers. A Buddhist is, therefore, not subservient to any higher supernatural power which controls his destinies and which arbitrarily rewards and punishes. Since Buddhists do not believe in revelations of a divine being. Buddhism does not claim the monopoly of truth and does not condemn any other religion. But Buddhism recognizes the infinite latent possibilities of man and teaches that man can gain deliverance from suffering by his own efforts independent of divine help or mediating priests. 
 Buddhism cannot, therefore, strictly be called a religion because it is neither a system of faith and worship, not "the outward act of form by which men indicate their recognition of the existence of a God or gods having power over their own destiny to whom obedience, service, and honor are due". 
 If, by religion, is meant "a teaching which takes a view of life that is more than superficial, a teaching which looks into life and not merely at it, a teaching which furnishes men with a guide to conduct that is in accord with this its in-look, a teaching, which enables those who give it heed to face life with fortitude and death with serenity" (Bhikkhu Silacara), or a system to get rid of the ills of life, then it is certainly a religion of religions.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13265)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14204)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15529)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13233)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19389)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24662)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15762)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37860)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13496)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13118)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17201)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13219)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17406)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21690)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13270)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14435)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12875)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13684)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28662)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23436)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34423)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28901)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32211)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11340)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12013)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26321)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17410)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14544)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34555)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13142)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12293)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13426)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40558)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26977)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14478)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13273)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13477)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12547)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13167)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12328)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11818)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12600)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17684)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12233)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12772)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18461)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14319)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13021)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11336)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12175)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13491)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10865)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11093)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10315)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28949)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25326)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26890)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25804)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18697)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23079)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant