Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch - Chú Kinh Pháp Hoa

27 Tháng Năm 201518:42(Xem: 10099)
Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch - Chú Kinh Pháp Hoa

GIỚI THIỆU LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH – CHÚ KINH PHÁP HOA (SADDHARMAPUNDARĪKASŪTRA)

PHẠN – TẠNG – ANH – PHÁP – NHẬT- VIỆT


Ghi chú

Bài viết này được trích ra từ tập Nghiên Cứu Về Kinh Pháp Hoa, nguyên là một tập khảo luận nghiên cứu tại trường Đại học trước đây chúng tôi theo học.

Ban đầu, người viết định phổ biến tập khảo luận này nhưng sau đó, những người bạn ở Anh quốc và Nhật Bản, biết chúng tôi đang nghiên cứu về kinh Pháp Hoa nên khi về nước đã mang về cho chúng tôi khá nhiều bản kinh Pháp Hoa được dịch ở nhiều ngôn ngữ như Pháp – Anh – Nhật v.v.. Chúng tôi đón nhận với niềm tri ân vô hạn, cộng thêm với những tài liệu vừa tìm thêm được ở Tàng kinh các của Thượng tọa Bổn sư, chúng tôi liền bổ túc thêm vào và viết thành bài Lịch sử truyền dịch-chú Kinh Pháp Hoa này. Khi thuận duyên chúng tôi sẽ tiếp tục sửa chữa – bổ túc những phần kế tiếp dựa vào nguyên bản Sanskrit Saddharmapuṇḍarīkasūtra để phổ biến.

Cho bài viết này được ra đời là nhờ sự giúp đỡ của những người bạn hữu. Mong tấm lòng bao dung và nụ cười hoan hỷ của những vị có duyên đọc được những hàng bút mực trong đây!

Đất trời đâu chẳng viên dung/ Ngửa bàn tay Phật vô cùng Như Lai

Phước Nguyên

_________________________________

Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết. Có thể đầu tiên nó được ghi bằng một thổ ngữ miền Trung Ấn, sau được chép lại bằng Phạn ngữ cho được trân trọng hơn.

Bấy giờ, thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử của ngài có nhiều sắc dân khác nhau, nên lúc chưa nhập diệt, Thế Tôn thuyết pháp bằng nhiều loại thổ ngữ. Và ngôn ngữ được Ngài sử dụng nhiều nhất là Magādhi, vì đây là sắc dân chính và đa sốđệ tử của Ngài.

Vì vậy, trong các hội nghị kết tập kinh điển một, hai và ba, phần nhiều đều sử dụng ngôn ngữ Magādhi để kết tập. Nên, bước đầu truyền bá và khẩu dịch kinh điển, Tăng đoàn phần nhiều sử dụng ngôn ngữ Magādhi này. Như thế, kinh điển Nguyên thủy khởi đầu bằng tiếng Magādhi vào thời đại vua A Dục và hoàn chỉnh bằng truyền tụng mà không phải bằng văn bản.

Kinh tạng này truyền đến xứ Avanti (A-bàn-đề), trên bờ phía bắc sông Narmada,thì tại đây hai loại ngôn ngữ MagādhiAvanti đã phối hợp với nhau tạo thành ngôn ngữ Pāli phôi thai. Và kinh điển Nguyên thủy bằng Magādhi đã được dịch ra bằng tiếng Pāli phôi thai này tại xứ Ujjayini (Ô-xa-diễn-ni), thủ phủ của Avanti (A-bàn-đề). Từ Avanti, Ngài Mahinda - hoàng tử của vua A Dục là học trò của Ngài Ca Chiên Diên mang tạng kinh khẩu dịch bằng Pāli phôi thai này đi thuyền dọc theo vịnh Oman đến truyền bá tại Tích Lan.

Và cũng từ thủ phủ Ujjayini của xứ Avanti, kinh tạng khẩu truyền bằng tiếng Magādhi lại được truyền lên phương Bắc, tiếp giáp với Ngũ Hà nơi thổ ngữ Prakrit, đây là loại thổ ngữ cổ của Sanskrit. Tại vùng Ngũ Hà này, một số kinh điển được dịch ra bằng tiếng Prakrit. Ngày nay, các nhà khảo cổ học, sử học đã phát hiện ra nhiều bản kinh nguyên thủy được ghi lại bằng ngôn ngữ này trên lá bối.

Kinh tạng Nguyên thủy bằng ngôn ngữ Magādhi lại truyền tụng đến vùng Kashmir, là nơi quê hương của cổ ngữ Vēda (Vệ-đà). Phái Hữu bộ đã lập căn cứ hoằng pháp tại đây vào thời vua A-dục, khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Tại Kashmir, tiếng Sanskrit cổ đã được gạn lọcchuyển hóa thành loại Sanskrit thuần. Các Tăng sĩ đã sử dụng loại Sanskrit thuần này để phiên dịch và san định lại kinh điển, gọi là Agāma (kinh Tạng A-hàm).

Tuy nhiên, hiện nay các nhà sử học và khảo cổ học cũng đã phát hiện ra nhiều bản kinh tạng nguyên thủy bằng tiếng Sanskrit tạp chủng. Còn tạng kinh nguyên thủy Pāli, tuy đã được truyền thừa từ xứ Avanti đến Tích Lan bởi Ngài Mahinda thời vua A Dục, nhưng phải đến thời Ngài Buddhaghoṣa (Phật Âm) ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V, Tây lịch mới san định bằng văn bản Pāli hoàn chỉnh và mệnh danh là Nikāya.

Bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất được tìm thấy năm 1932 ở Kashmir, gồm 2/3 chữ Phạn và 1/3 chữ Magādhi cho phép ta có cơ sở phỏng đoán điều này. Dầu trên truyền thuyết cho rằng các người con của Vua A Dục, sống 100 năm trước Tây lịch, đã đem kinh Pháp Hoa truyền bá đến những vùng thuộc Trung đông và Trung Á v.v…điều chắc chắn nhất mà ta có thể nói là, ít nhất kinh này này xuất hiện vào năm 225 sau Tây Lịch, năm mà bản kinh tiếng Hoa được dịch ra đầu tiên. Hiện nay ta có trên 20 thủ bản kinh Pháp Hoa chép bằng tiếng Phạn, lần lượt được các nhà Phật học người Anh, Nhật , Đức và Pháp tìm thấy ở Népal, Trung Á , Kotan và Kucha (quê hương ngài Cưu Ma La Thập).

Một số thủ bản hình như được chép lại vào khoảng thế kỷ 11 hoặc trễ hơn. Một số có vẻ được chép vào thế kỷ thứ 5 hoặc 6. Những thủ bản Phạn này khác biệt đáng kể so với bản Hán dịch của Ngài Cưu Ma La Thập. Chúng thường dài hơn. điều này cho thấy, bản mà Ngài La Thập sử dụng để dịch có sớm hơn và gần với nguyên bản hơn. Năm 1913, Kerne và Najo Fumio dựa vào các Phạn bản cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi soạn thành bản Saddharmapuṇḍarīkasūtra.

I. KINH VĂN

I.1.  Phạn – Tạng bản

Kinh Pháp Hoa Phạn bản, hiện có đầy đủ nhất tên tiếng Phạn là सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtra được lưu trữ trong Buddhist Sanskrit Texts[1], do Kerne và Najo -Fumio dựa vào các Phạn bản cũng như các đoạn phiến tìm thấy ở các nước mà so sánh đối chiếu rồi biên tập thành.

Bản thứ hai, là Saddharmapuṇḍarīka-sūtra được chuyển âm La-tin do Prof.U.Wogihara và C. Tsuchida biên tập và hiệu chú cẩn thận, cước chú với Nhật, Hán và Tạng ngữ[2].

Tạng bản, hiện chỉ mới tìm thấy trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng một bản dịch Pháp hoa với nhan đề: “དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo”.

I.2. Hán bản

Bản đầu tiên do Chi Khiêm dịch vào năm 225 – 253, thời Tam Quốc, từ năm Hoàng võ thứ 2 đời Tôn Quyền, đến năm Kiến Phong thứ 2 đời Tôn Lượng. Bản này chỉ có phẩm Thí dụ, tên là “Phật dĩ Tam Xa Hoán Kinh”, một quyển.

Sau đó có 7 bản dịch khác nhưng thực ra bây giờ chỉ còn tồn tại 5 bản:

- Pháp Hoa Tam Muội Kinh 6 quyển do Cương Lương Tiếp (Kalasivi) dịch năm Ngũ Phượng thứ 2 ( 255 TL ) đời Tôn Lượng.

- Tát-đàm Phân-đà-lị Kinh, 6 quyển, do Pháp Hộ dịch lần đầu vào năm Tần Thủy ( 265 TL), đời Tây Tấn[3].

- Chính Pháp Hoa Kinh, 10 quyển cũng do Pháp Hộ dịch lần cuối vào năm thứ 7, niên hiệu Thái Khang ( 286 TL ) đời Tây Tấn[4].

- Phương đẳng Pháp hoa kinh, 5 quyển do Chi Đạo Căn dịch, năm đầu Hàm Hanh ( 33 TL ) đời Đông Tấn.

- Diệu Pháp Liên Hoa kinh, 7 quyển sau đổi thành 8 quyển do Cưu Ma La Thập (Kumaraiva) dịch vào năm Hoằng Thỉ thứ 8 (406) đời Diêu Tần[5].

- Phật Thuyết Pháp Hoa Tam Muội Kinh, 1 quyển, do Trí Nghiêm dịch vào thời Lưu Tống (420-479)[6].

- Thiêm Phẩm Diệu pháp Liên Hoa Kinh, 7 quyển do Xà-na-quật-đa (Nanagupta) và Đạt Ma Cấp Đa (Dharmagupta) dịch năm đầu Nhân Thọ đời Tùy (601 TL)[7].

Bản của Ngài La Thập thiếu nửa phần đầu của phẩm Dược Thảo Dụ, thiếu phần đầu của Phẩm Pháp Sư, Thiếu Phẩm Đề Bà và phần kệ tụng của phẩm Phổ Môn. Sau này dựa vào bản Bối Diệp do Ngài Hốt Đa mang sang mà dịch bổ sung thêm vào.

Hiện ta còn ba bản lưu truyền rộng rãiChính Pháp Hoa, Diệu Pháp Liên HoaThiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Nội dung ba bản này có sai khác nhau đôi chút. Diệu bản giản dị, Thiêm Phẩm nhiều hơn, còn Chính bản rất chi tiết.

Theo lời tựa của Thiêm Phẩm, thì ba bản dịch trên đều dùng đề bản khác nhau:

Bản Ngài La Thập dịch gồm 6000 kệ, được tàng trữ tại cung vua nước Kế Tân (Karmir).

Bản Ngài Pháp Hộ dùng gồm 6500 kệ, trữ tại cung vua nước Vi điền (Kotan).

Còn bản của Quật Đa (Hốt-đa) gồm 6200 kệ, chưa rõ được lưu trữ ở đâu.

Trong ba bản dịch này bản của Ngài Cưu Ma La Thập dịch được thông dụng hơn cả.

I.3. Pháp và Anh Bản

Ở Phương Tây, người ta biết đến Kinh Pháp Hoa xuất phát từ Phạn ngữ sớm nhất, qua bản dịch Pháp ngữ: Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn, công bố và in lần đầu vào năm 1852[8]. Sau đó, lần xuất bản phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới vào năm 1976, đã được nhiều học giả lớn đánh giáca ngợi.

Bản dịch tiếng Pháp thứ hai gần đây, là bản dịch từ Hán bản của ngài La Thập, với nhan đề: Le Sutra Du Lotus, do giáo sư người Pháp Jean - Noel Robert phiên dịch 2001[9].

Bản Anh Dịch, The Lotus of the True Law, Do Kern, dịch từ bản Phạn văn Népal, năm 1880, gồm có 27 phẩm, hiện có ở trong The Sacred of the East[10]. Bộ kinh này được đưa vào quuyển thứ 21 trong pho sách “Đông Phương Thánh Thư” (sacred Books of the East).

Anh dịch, The Essence of the Lotus Scripture[11] của: bộ này là lược dịch từ bản chữ Hán của Ngài La Thập, gồm có 28 phẩm, hiện nằm trong bộ The New Test Ament of High Buddhism của Lichard, xuất bản năm 1900.

The Lotus of the Wonderful Law[12] (The Lotus Gospel): Do hai học giả W. E. Soothill Bunno Kato dịch từ Hán bản La-thập, gồm có 28 phẩm, xuất bản tại London năm 1930.

The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law[13]: Do Murano Senchū dịch từ bản Hán của Ngài La Thập, Nhật Liên Tông tại Tokyo, xuất bản 1974.

Bộ tập hợp ba dịch về Kinh Pháp Hoa do các học giả: Kato Bunno; Tamura Yoshirō; và Miyasaka Kōjirō; với nhan đề chung là The Threefold Lotus Sutra[14] bao gồm: The Sutra of Innumerable Meanings; The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful LawThe Sutra of Meditation on the Bodhisattva Universal Virtue, xuất bản năm 1975 do Weatherhill và Kōsei Publishing ấn hành tại hai địa điểm là New York và Tōkyō.

Bản Anh dịch tiếp theo của Hurvitz, Leon, với nhan đề: Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma (The Lotus Sutra)[15]. Dịch từ bản Hán La Thập, có đối chiếu với Phạn bản, bổ khuyết những đoạn bị thiếu. Bản này xuất bản lần đầu tại New York, năm 1976. Nhiều được học giả thế giới biết đến và đánh giá cao.

Bản dịch Anh ngữ của Kuo-lin Lethcoe: The Wonderful Dharma Lotus Flower Sutra with the Commentary of Tripitaka Master Hsuan Hua[16],  được dịch từ Bản Hán của La-thập kèm theo lời giải thích của Hòa thượng Tuyên Hóa, các văn bản được của Buddhist Text Translation Society, xuất bản lần đầu tại San Francisco, năm 1977.

Anh bản của học giả Burton Watson dịch từ  bản Hán của Ngài La Thập, với nhan đề: The Lotus Sutra[17], xuất bản tại New york, năm 1993.

Tsugunari Kubo và Akira Yuyama Numata dịch bản Hán của La-thập, với nhan đề: The Lotus Sutra[18], do Center for Buddhist Translation and Research xuất bản, năm 2007.

Bản anh dịch cuối cùng hiện có, gần đây nhất, được phát hành rộng rãi, của Gene Reeves, với tựa đề The Lotus Sutra[19], in ở Boston, 2008. Gene Reeves là một nhà triết học về tôn giáo đã giảng dạy tại Đại học Tsukuba, Đại học Rikkyo, và Đại học Renmin của Trung Quốc. Ông cũng là một nhà tư vấn để Rissho Kosei-kai và các Niwano Peace Foundation. Bản dịch của ông được đánh giá cao về sự kỹ lưỡng về ngôn ngữ.

I.4. Nhật ngữ

- Bản dịch củaしまじ だいとう (Daitō Shimaji 島地大等 ),  Pháp Hoa Tam Bộ Kinh Giải Đề 法 華 三 部 經 解 題, năm 1974, gồm có ba bản kinh: Vô lượng nghĩa 國  譯 無 量 義 經 ; Diệu Pháp Liên Hoa Kinh  妙 法 蓮 華  經; Quán Phổ Hiền Bồ-tát hành pháp kinh 觀普賢菩薩行法經.[20]

- Quốc dịch Nhất Thiết Kinh Ấn Độ soạn thuật bộ Pháp Hoa Bộ,  国訳一切経 印度撰述部 法華部, Nhà xuất bản Daito (大東出版社), năm 1928.

- Pháp Hoa Kinh 法 華 経  tập I & II, thuộc bộ Đại Thừa Phật Điển 大乗仏典  quyển 4 và 5, do  松濤誠廉 (Matsunami Seiren), Masato Nagao ながお がじん (1907-2005; 長 尾  雅  人) và Tanji Akiyoshi たんじ てるよし (丹 治 昭 義  1932 - ...) Trung Công Văn Khố 中公文庫,  dịch và chú, 2001-2002[21].

- Pháp Hoa Kinh 法華経, ba quyển thượng – trung –hạ (上-中-下),  do Yutaka Iwamotoいわもと ゆたか (1910-1988; 岩本裕) và Sakamoto Yukioさかもと ゆきお( 1899-1973; 坂本幸男) dịch và chú, Iwanami Bunko いわなみぶんこ (岩波文庫), 1976

- Pháp Hoa Kinh 法華経, dịch hiện đại ngữ , thuộc bộ Đại Thừa Phật điển (現 代 語 訳 大乗 仏 典)Nakamura Original なかむら はじめ (1912-1999;中村元), Tokyo Shoseki とうきょうしょせき (東京書籍) xuất bản, 2003.

- Kinh Pháp Hoa, Phạn-Hán-Hòa đối chiếu ngữ 梵漢和対照現代語訳法華経, hai quyển thượng và hạ,  Ueki Masatoshi うえき まさとし(植木 雅俊、1951 - ....)dịch và chú,  Iwanami Shoten いわなみしょてん (岩波書店) xuất bản,  2008.

- Pháp Hoa Kinh dịch Bản gốc Phạn ngữ sang hiện đại ngữ サ ンス ク リ ッ ト 原 典 現 代 語 訳 法 華 経 , hai quyển thượng và hạ( 上 - 下 ), Iwanami Shoten い わ な み し ょ て ん  (岩 波 書 店) xuất bản, 2015.

I.5. Bản dịch Tiếng Việt

Chúng tôi hiện chỉ được biết những bản sau đây:

- Pháp Hoa Tam Muội Kinh, Đạo Hinh - Cương Lương Lương Tiếp dịch sang Hán tại Giao Chỉ, năm 258 và lưu truyền tại Việt Nam sớm nhất, văn bản của kinh đã bị thất lạc.

- Quốc dịch Pháp Hoa Kinh, bản nôm, 1747. Minh Châu - Hương Hải (1628-1715), đã dịch và chú kinh Pháp Hoa đầu tiên bằng chữ nôm vào thời nhà Lê; Văn bản hiện còn có chép như sau: “Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục, Cảnh Hưng Bát Niên, Tuế Thứ Đinh Mão, Ngũ Nguyệt, Cát Nhật Từ Pháp Soạn Thuật – Cảnh Hưng 8 – 1747”, hiện được tồn giữ ở thư viện Hán-Nôm, Hà Nội.

- Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, bản khắc gỗ, năm 1734. Minh Dung - Pháp Thông khắc in, đời vua Lê Thuần Tông (1732 – 1735). Bản khắc gỗ này hiện đang tồn giữ tại chùa Phật Quang, Phan Thiết.

- Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh, bản giấy, năm 1929. Thế kỷ thứ XIX, Triều Tự Đức (1847 - 1883), Pháp Liên đã giải âm bản Hán Diệu pháp liên hoa kinh, Cưu Ma La Thập. Đề tựa là Pháp hoa quốc ngữ kinh, hoàn thành vào năm 1848 và in công bố lần đầu vào năm 1856. Văn bản hiện có, là bản in lại vào năm 1929, của “Tự chủ tự Huệ Lương” có ghi như sau: “Ngày trung tuần mùa hè năm giáp tý Khải Định thứ chín”, “Chùa bái Am xã Vũ hạ tổng Vọng lỗ huyện Phụ dực Thái ninh tỉnh Ninh Bình”.

- Chánh Pháp Hoa Kinh, năm 1937, Đoàn Trung Còn đã dịch từ bản tiếng Pháp nhan đề là Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn[22]. Văn bản Việt dịch hiện có mất trang bìa, không rõ nhà in và xuất bản.

- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Tuệ Hải dịch từ bản Hán của ngài La Thập, Ban Phát Hành Kinh Sách Chùa Vĩnh Nghiêm (số 339, Đại lộ Công lý,  Sài Gòn cũ, nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3) ấn hành, PL. 2516; Ban Dược Sư chùa Vĩnh Nghiêm, Tái bản 1972.

- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát, trong Kinh Pháp Hoa, Thích Trí Thủ dịch, Quảng Hương Tùng Thư, 1982.

- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh, dịch từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập, Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1988 - PL 2530. Được in tái bản đến nay đã rất nhiều lần, được sử dụng rộng rãi trong nhiều tu viện.

- Kinh Chánh Pháp Hoa Sen, Thích Trí Quang, dịch và lược giải, từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thậpđối chiếu Anh và Hán dịch,  Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, PL.2552, năm 1998.

- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Nữ Thể Quán, dịch từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thập, Nhà Xuất bản Tôn Giáo, năm 200?.

- Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Tập 34, có năm bản dịch Việt Pháp Hoa: “Tát Đàm Phân Đà Lợi Kinh (số 265, Đại Chính Tân Tu); Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, La Thập; Pháp Hoa Tam Muội Kinh, Trí Nghiêm (xứ Lương Châu); Chánh Pháp Hoa Kinh, Trúc Pháp Hộ và Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của Xà Na Quật Đa và Cấp Đa”.  Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh Chủ trương, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, năm 2000.

- Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, Thích Đạo Thịnh hội tập, trọn bộ 12 quyển, Chùa Tân Viên, Xã Ba Vì, Tp. Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại, PL. 2556, TL.2012.

II. LUẬN GIẢI

II.1. Phạn văn

Hiện tại chúng tôi chưa tìm được trong Buddhist Sanskrit Texts những bản chú giải bằng Phạn văn mà chúng tôi được biết là đã từng tồn tại như sau như sau:

- Pháp Hoa Tích Lun của Ngài Nagārjuna (sống sau Phật nhập diệt 800 năm, khoảng 300 Tây Lịch)

- Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề XáPháp Hoa Luận do Ngài Thê Thân soạn.

Bản của ngài Thế Thân đã được dịch sang Hán văn hiện có hai bản[23], hiện có trong Đại Chánh Tạng Tân Tu[24].

II.2. Hán văn

Pháp Hoa Kinh Sớ, 2 quyển do Tăng DuệĐạo Sinh trước tác - Pháp Hoa Tông Yêu Tự, do Tuệ Quán soạn.

Thời  Lục Triều có hơn 70 nhà chú thích từ đời Hán đến đời Đường, trong khoảng 600 năm, có nhiêu tác phẩm chú thích Kinh Pháp Hoa, chúng tôi tìm thấy trong Đại Chánh Tạng Tân Tu và các Đơn hành bản biệt chú như sau:

Đại Tạng Kinh 33, số 1715, Pháp Hoa Nghĩa Kí 法華義記, 8 quyển, Lương, Pháp Vân soạn[25].

Đại Tạng Kinh 33, số 1716, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa 妙法蓮華經玄義, 10 quyển, Tùy, Trí Khải Thuyết.

Đại Tạng Kinh 33, số 1717, Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Thiêm 法華玄義釋籤, 20 quyển, Đường, Trạm Nhiên thuật[26].

Đại Tạng Kinh 33, số 1718, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú 妙法蓮華經文句, 10 quyển, Tùy, Trí Khải Thuyết[27].

Đại Tạng Kinh 34, số 1719, Pháp Hoa Văn Cú Kí 法華文句記, 10 quyển, Đường, Trạm Nhiên thuật[28].

Đại Tạng Kinh 34, số 1720, Pháp Hoa Huyền Luận 法華玄論, 10 quyển, Tùy,  Cát Tạng soạn[29].

Đại Tạng Kinh 34, số 1721, Pháp Hoa Nghĩa Sớ, 12 quyển, Tùy, Cát Tạng soạn[30].

Đại Tạng Kinh 34, số 1722, Pháp Hoa Du Ý 法華遊意, 1 quyển, Tùy, Cát Tạng tạo[31].

Đại Tạng Kinh 34, số 1723, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Tán 妙法蓮華經玄贊, 10 quyển, Đường, Khuy Cơ soạn[32].

Đại Tạng Kinh 34, số 1724, Pháp Hoa Huyền Tán Nghĩa Quyết, 1 quyển, Đường,Tuệ Chiếu soạn[33].

Đại Tạng Kinh 34, số 1725, Pháp Hoa Tông Yếu 法華宗要, Tân La, Nguyên Hiểu soạn[34].

Đại Tạng Kinh 46, số 1911, Ma Ha Chỉ Quán  摩訶止觀 (Luận về Chỉ và Quán theo Kinh Pháp Hoa), Tùy, Trí Khải thuyết, 20 quyển[35].

Đại Tạng Kinh 26, số 1519, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá 妙法蓮華經憂波提舍卷上, 2 quyển, Đại Thừa Luận Sư Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu) Thích,  Hậu Ngụy, Bồ Đề Lưu ChiĐàm Lâm dịch[36].

Đại Tạng Kinh 26, số 1520, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận Ưu Ba Đề Xá 妙法蓮華經論優波提舍, 1 quyển, Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu) Bồ Tát tạo, Nguyên Ngụy Lặc Na Ma ĐềTăng Lãng dịch[37].

Đại Tạng Kinh 19, số 1000, Thành Tựu Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Vương Du Già Quán Trí Nghi Quỹ, 1 quyển, Đường, Bất Không dịch[38].

Đại Tạng Kinh 19, số 1001, Pháp Hoa Mạn Đồ La Uy Nghi Hình Sắc Pháp Kinh, 1 quyển, Đường, Bất Không dịch[39].

Đại Tạng Kinh 85, số 2872, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quảng Lượng Thiên Địa Phẩm Đệ Nhị Thập Cửu 妙法蓮華經度量天地品第二十九, 1 quyển, mất tên người dịch[40].

Đại Tạng Kinh 21, số 1292, Pháp Hoa Thập La Sát Pháp 法華十羅剎法, 1 quyển, mất tên người dịch[41].

Đại Tạng Kinh 85, số 2899, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Mã Minh Bồ Tát Phẩm Đệ Tam Thập 妙法蓮華經馬明菩薩品第三十, 1 quyển, mất tên người dịch[42].

Đại Tạng Kinh 40, số 1818, Pháp Hoa Luận Sớ 法華論疏, 3 quyển, Tùy, Cát Tạng soạn[43].

Đại Tạng Kinh 46, số 1926, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hành Nghĩa 法華經安樂行義, 1 quyển, Trần Tuệ Tư thuyết[44].

Đại Tạng Kinh 46, số 1941, Pháp Hoa Tam Muội Sám Nghi 法華三昧懺儀, 1 quyển, Tùy, Trí Khải soạn[45].

Đại Tạng Kinh 46, số 1942, Pháp Hoa Tam Muội Hành Sự Vận Tưởng Bổ Trợ Nghi, 1 quyển, Đường, Trạm Nhiên soạn[46].

Đại Tạng Kinh 46, số 1943, Lược Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi 略法華三昧補助儀并序, 1 quyển, mất tên người dịch[47].

Đại Tạng Kinh 46, số 1944, Lễ Pháp Hoa Kinh Nghi Thức 禮法華經儀式, 1 quyển, mất tên người dịch[48].

Đại Tạng Kinh 2067, Hoằng Tán Pháp Hoa Truyện 弘贊法華傳, 10 quyển, Đường, Huệ Tường soạn[49].

Đại Tạng Kinh 51, số 2068, Pháp Hoa Truyện Kí 法華傳記, 10 quyển, Đường, Tăng Tường soạn[50].

Đại Tạng Kinh 85, số 2748, Pháp Hoa Nghĩa Kí Quyển Đệ Tam 法華義記卷第三, 1 quyển; bị thất lạc chỉ còn quyển ba thứ ba này, mất tên người dịch[51].

Đại Tạng Kinh 85, số 2749, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[52].

Đại Tạng Kinh 85, số 2750, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[53].

Đại Tạng Kinh 85, số 2751, Pháp Hoa Kinh Sớ 法華經疏, 1 quyển, mất tên người dịch[54].

Đại Tạng Kinh 85, số 2752, Pháp Hoa Vấn Đáp 法華問答, 1 quyển, mất tên người dịch[55].

II.3. Nhật bản

Nhật ngữ:

Triết học tư tưởng sự điển 哲学思想事典, mục Kinh Pháp Hoa 法華経, Nham ba thư điếm xuất bản 岩波書店, năm 1998[56].

Kariya Sadahiko 苅谷定彦, “Kinh Pháp Hoa một nghiên cứu Phật học", 法華経一仏乗の研究, 1983

Sự thành lậptư tưởng kinh Pháp Hoa, 法華経の成立と思想, không thấy tên tác giả? Nhật bản, 1993.

Viết bằng Hán ngữ:

Đại Tạng Kinh 56, số 2187, Pháp Hoa Nghĩa Sớ 法華義疏, 4 quyển, Nhật Bản, do Shōtoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử) soạn[57].

Đại tạng kinh 56, số 2188, Pháp Hoa Lược Sao法華略抄, 1 quyển, Nhật Bản, Minh Nhất soạn[58].

Đại Tạng Kinh 56, số 2189, Pháp Hoa Thích Văn Tự 序法華釋文, Nhật Bản, 3 quyển, Trung Toán soạn[59].

Đại Tạng Kinh 56, số 2190, Pháp Hoa Kinh Khai Đề 法華經開題, 1 quyển, Nhật Bản, Không Hải soạn[60].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu, Pháp Hoa Kinh Khai Đề 法華經開題, 1 quyển, Nhật Bản, Biến Chiếu Xà Lê Ký[61].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu, Pháp Hoa Kinh Mật Hiệu 法華經密號, 1 quyển, mất tên người dịch[62].

Đại Tạng Kinh 56, không có số kí hiệu Pháp Hoa Lược Bí Thích 法華略秘釋, 1 quyển, Trường Khoan Tam Niên Tứ Nguyệt Thập Tứ Nhật Ư Khuyến Tu Tự, Tây Minh Viện Thơ Tả Liễu[63].

Đại Tạng Kinh 56, số 2191, Pháp hoa kinh Bí Thích 法華經秘釋, 1 quyển, Nhật Bản, Giác Khâm soạn[64].

Đại Tang Kinh 56, số 2192, Nhập Chân Ngôn Môn Trú Như Thực Kiến Giảng Diễn Pháp Hoa Lược Nghi入眞言門住如實見講演法華略儀, 2 quyển, Nhật Bản, Viên Trân[65].

Đại Tạng Kinh 56, số 2195, Pháp Hoa Khai Thị Sao 法華開示抄, 28 quyển, Nhật Bản, Trinh Khánh soạn[66].

II.4. Việt văn

- Pháp Hoa Đề Cương, hiện có trong bộ Việt Nam Phật Điển Tùng San Chi Tam, Thanh Đàm Tỷ kheoGiác Đạo - Minh Chánh Thiền sư, vào Triều Gia Long (1802 – 1819), soạn thuật. Văn bản có ghi như sau: “Hoàng Triều Gia Long, thập bát niên, bát nguyệt cốc nhật”.

- Pháp Hoa Đề cương, bản khắc gỗ, năm 1933, Hòa Thượng Thanh Hanh, chùa Vĩnh Nghiêm, Miền Bắc, viết lời dẫn tựa của Pháp Hoa Đề Cương để khắc in. Bản khắc có ghi như sau: “Ngày 10 tháng 4 Bảo Đại năm thứ 9”, văn bản hiện được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm, Hà Nội.

- Pháp Hoa Đề Cương của Thanh Đàm (bản khắc in lại), năm 1943, bản khắc gỗ, Hội Bắc kỳ Phật Giáo khắc in và ấn hành, hiện có ở Thư viện Hán Nôm Hà Nội.

- Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi, năm 1972. Lời nói đầu, đích thân tác giả viết như sau: “…Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa này đã được giảng hai lần tại Chùa Xá-Lợi của Hội Phật-Học Nam-Việt, lần đầu hồi năm 1959, lần sau vào đầu tháng ba Nhâm-Dần (5-4-1962)…”

- Kinh Pháp Diệu Pháp Liên-Hoa Giảng diễn lục, Thái Hư Đại Sư giảng, Sa Môn Trí Nghiêm dịch từ Thái Hư toàn tập, 2 tập, Nhà in Hạnh Phúc, 1970.

- Đại ý Kinh Pháp Hoa, đại ý bản Hán của La-thập, Thích Thanh Kiểm, Thành Hội PG T.P Hồ Chí Minh, xuất bản 1990.

- Lược giải Kinh Pháp Hoa, Thích Thiện Siêu, Từ Đàm, 1997.

- Kinh Chánh Pháp Hoa Sen, Thích Trí Quang, lược giải, từ bản Hán của ngài Cưu Ma La Thậpđối chiếu Pháp và Hán dịch,  Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, PL.2552, năm 1998.

- Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh giảng luận, 2 tập, Thích Thông Bửu, Tổ Đình Quán Thế Âm, Nxb. Tôn giáo, 2000.

- Pháp Hoa thâm nghĩa đề cương, Thích Từ Thông giảng giải, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

- Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải, ghi lại từ hai tập bài giảng, Thường Chiếu biên tập, Hòa Thượng Thích Thanh Từ phê duyệt, Nxb. Tôn giáo, 2003.

- Sen Nở Trời Phương Ngoại, Luận giải về Kinh Pháp Hoa, Thích Nhất Hạnh, Lá bối in, không thấy ghi năm xuất bản.

- Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa, Hám Sơn – Đức Thanh, Hòa Thượng Trí Tịnh dịch và giảng, Nxb.Tôn giáo, 2007.

- Nhan đề: “Một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa”, Nikkyò Niwano; Anh dịch: Kòjirò Miyasaka, Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo,  Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997 – Nxb. Phương Đông tái bản, 2010.

 

Và còn nhiều tác phẩm mà hiện chúng tôi chưa được biết, sẽ bổ khuyết nếu có ở lần sau.


[1] सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् , Buddhist Sanskrit Texts, No 6, P.189.

[2] Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.

[3] Trong Đại chánh ghi là mất tên người dịch, T09n0265, tr. 0197a03: 薩曇分陀利經一卷, 失 譯 人 名 今 附 西 晉 錄.

[4] 正法華經卷, 西晉月氏國三藏竺法護譯, T09n0263, tr. 0063a02.

[5]  妙法蓮華經, 後秦龜茲國三藏法師鳩摩羅什奉 詔譯, T09n0262, tr. 0001a01

[6] 佛 說 法 華 三 昧 經 一 卷, 宋 涼 州 沙 門 智 嚴 譯, T09n0269, tr. 0285c25.

[7]  添品妙法蓮華經, T09n0264, tr. 0134b24.

[8] Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973.

[9] Jean - Noel Robert, Le Sutra Du Lotus, Fayard, Paris, 2001.

[10] Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit.

[11] Cf. The Essence of the Lotus Scripture , The New Testament of Higher Buddhism by Timothy Richard, Lichard, 1990.

[12] W. E. Soothill and Bunno Kato, The Lotus of the Wonderful Law or The Lotus Gospel, Oxford, 1930.

[13] Murano Senchū, The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law, Tokyo, 1974.  Reprint: University of Hawaii Press, 2013.

[14] Katō Bunno, Tamura Yoshirō, Miyasaka Kōjirō, The Threefold Lotus Sutra: The Sutra of Innumerable Meanings; The Sutra of the Lotus Flower of the Wonderful Law; The Sutra of Meditation on the Bodhisattva Universal Virtue, Weatherhill & Kōsei Publishing, New York & Tōkyō, 1975.

[15] Hurvitz, Leon, Scripture of the Lotus Blossom of the Fine Dharma (The Lotus Sutra), Columbia University Press, New York, 1976.

[16] Kuo-lin Lethcoe, The Wonderful Dharma Lotus Flower Sutra with the Commentary of Tripitaka Master Hsuan Hua, Buddhist Text Translation Society, San Francisco, 1977.

[17] Burton Watson, The Lotus Sutra, Columbia University Press, New York, 1993.

[18] Tsugunari Kubo and Akira Yuyama Numata, The Lotus Sutra, Center for Buddhist Translation and Research, 2007.

[19] Gene Reeves, The Lotus Sutra, Boston, 2008.

[20] Văn bản giới thiệu từ Hiroshi Kyokura (は弘教藏より収録),  Nguyên bản Quốc Dân Văn Khố San Hành Hội 元版は 國 民 文 庫 刊 行會,  1917.

[21] Bản đầu tiên Trung Ương Công Luận Xã (初版は中央公論社),  1975-1976 .

[22] Dẫn thượng, xem chú thích 7.

[23]妙法蓮華經憂波提舍, 大乘論師婆藪槃豆釋, 後 魏 北 天 竺 三 藏 菩 提 留 支 共 沙門曇林等譯, T26n1519, tr. 0001a03 và 妙法蓮華經論優波提舍, 婆藪般豆菩薩造 , 元 魏 中 天 竺 三 藏 勒 那摩提共僧朗等譯, T26n1520, tr. 0010c03

[24] Xem ở phần văn bản chú giải Hán văn bên dưới.

[25] 法華義記, 光宅寺沙門 雲法師撰, T33n1715, tr. 0572a01.

[26] 法華玄義釋籤, 天台沙門湛然述, T33n1717, tr. 0815b02.

[27] 妙法蓮華經文句, 天台智者大師說 T34n1718, tr. 0001b18.

[28] 法華文句記, 唐天台沙門湛然述, T34n1719, tr. 0151a02

[29] 法華玄論, 吉藏撰, T34n1720, tr. 0361a01.

[30] 法華義疏, 吉藏撰, T34n1721, tr. 0451a03.

[31] 法華遊意,胡吉藏造, T34n1722, tr. 0633b08.

[32] 妙法蓮華經玄贊 , 大慈恩寺沙門基撰, T34n1723, tr. 0651a03.

[33] 法華玄贊義決, 淄州大雲寺苾芻慧沼撰 , T34n1724, tr.0854c03.

[34] 法華宗要, 元曉師撰, T34n1725, tr. 0870c07.

[35] 摩訶止觀, 隋天台智者大師說 T46n1911, tr. 0001a03.

[36]妙法蓮華經憂波提舍, 大乘論師婆藪槃豆釋, 後 魏 北 天 竺 三 藏 菩 提 留 支 共 沙門曇林等譯, T26n1519, tr. 0001a03.

[37]妙法蓮華經論優波提舍, 婆藪般豆菩薩造 , 元 魏 中 天 竺 三 藏 勒 那摩提共僧朗等譯, T26n1520, tr. 0010c03.

[38]成 就妙法蓮華經王瑜伽觀智儀軌一卷, 開 府 儀 同 三 司 特 進 試鴻臚卿肅國公食邑三千戶賜紫贈司空諡大鑒正號大廣智大興善寺三藏沙門不空奉 詔譯 , T19n1000, tr. 0594a04.

[39]法華曼荼羅威儀 形色法經. 中京大興善寺大廣智不空奉 詔譯 T19n1001, tr. 0602b03.

[40] 妙法蓮華經度量天地品第二十九, T85n2872, tr. 1355c11.

[41] 法華十羅剎法, T21n1292, tr. 0377a12.

[42] 妙法蓮華經馬明菩薩品第三十, T85n2899, tr. 1426a12.

[43] 法華論疏, 胡吉藏撰, T40n1818, tr. 0785a16.

[44] 法華經安樂行義, 陳南嶽思大禪師說, T46n1926, tr. 0697c16.

[45]法華三昧懺儀 (法華三昧行事 運想補助 儀 禮法華經儀 式) T46n1941, tr. 0949b10.

[46] 法 華 三 昧 行 事 運 想 補 助 儀 , 唐國清沙門湛然撰 T46n1942, tr. 0955c10.

[47] 略法華三昧補助儀并序, T46n1943, tr. 0956c04

[48] 禮法華經儀式, T46n1944, tr. 0956c22.

[49] 弘贊法華傳,  藍谷沙門惠詳撰, T51n2067, tr. 0012b16.

[50] 法華傳記, T51n2068, tr. 0048b21.

[51] 法華義記卷第三, T85n2748, tr. 0170a03.

[52] 法華經疏, T85n2749, tr. 0180a03.

[53] 法華經疏, T85n2750, tr. 0189b24.

[54] 法華經疏, T85n2751, tr. 0194c05.

[55] 法華問答, T85n2752, tr. 0199a16.

[56]哲学 思想事典, 岩波書店, 1998, 法華経, pp.1485-1486, 菅野博史 担当

[57] 法華義疏, 聖德太子, T56n2187, tr. 64.

[58] 法華略抄, 明一撰, T56n2188, tr. 129.

[59]法華釋文序, 釋中算 撰, T56n2189, tr. 144.

[60]法華經開題, T56n2190, tr. 172.

[61]法華經開題, 遍照闍梨記, T56, Không có số kí hiệu, tr. 175.

[62]法華經密號, T56, không có số kí hiệu, tr.182.

[63]法華略秘釋, 長寬三年四月十四日於勸修寺西明院書寫了T56,  không có số kí hiệu, tr. 183.

[64]法華經秘釋, 沙門覺欽 僎, T56n2191, tr. 189.

[65]入眞言門住如實見講演法華略儀, T56n2192, tr. 189.

[66] 法華開示抄, T56n2195,tr. 255.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 38510)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14659)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14655)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14074)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14962)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16574)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29920)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16234)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15560)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14925)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14915)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17897)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15599)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38694)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26749)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39688)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50803)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38772)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35072)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18331)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16490)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42426)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39275)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35635)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17476)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46553)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17171)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28512)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19013)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17609)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17124)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17572)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16551)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16916)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30871)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16954)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18521)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18485)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17395)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18179)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17086)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23522)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 17012)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17475)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17694)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17075)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15753)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18066)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17450)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17228)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29546)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27753)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18196)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16132)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15384)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23064)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14848)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55145)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14212)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13265)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant