Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần V: Kết luận

16 Tháng Mười 201502:02(Xem: 7055)
Phần V: Kết luận

Lý Thuyết Nhân Tính
Qua Kinh Tạng Pàli

Luận án Tiến sĩ Phật học

Thích Chơn Thiện
Việt dịch: Tâm Ngộ, 1999

---o0o---

Phần V

Kết luận

Qua những lời Đức Phật dạy được kiết tậpkinh tạng Pàli, tác giả đã thảo luận giáo lý Duyên Khởi và sự vận hành của Duyên Khởi. Năm thủ uẩn và sự vận hành của Năm thủ uẩn, các tinh thần giáo dục cá nhân của Phật Giáo. Tác giả đã giới thiệu con người là một hiện hữu do duyên mà sanh, và không đi đến bất cứ một lý thuyết Nhân Tính nào xem con người như một thực thểngã tính thường hằng. Tác giả thiết nghĩ đây là một nét rất đặc trưng hữu ích cho các nhà lý thuyết Nhân Tínhgiáo dục của thế kỷ hai mươi mốt trong việc mở ra một hướng văn hóa, giáo dục mới cho hòa bình và hạnh phúc của nhân loại.

Đã đến lúc cho các nhà lý thuyết Nhân Tínhgiáo dục chọn lựa một trong hai chiều: Một là con đường tư duy hữu ngã là nền tảng xây dựng các giá trị của cuộc sống, và xem sự thỏa mãn dục vọngphương tiện dẫn đến hạnh phúc của con người; hai là phát triển con đường tư duy vô ngã là cái nhìn trí tuệ chỉ rõ con đường sống, và chấp nhận sự chế ngự dục vọngphương tiện dẫn đến hạnh phúc của con người trong hiện tại và tại đây mà không bận lòng đến các khó khăn ở đời con người có thể gặp phải. Con đường tư duy hữu ngã và thỏa mãn dục vọng đã và đang đem lại cho đời nhiều phiền não và khủng hoảng; chỉ có con đường thứ hai là niềm tinhy vọng cho việc giải phóng các phiền não khổ đau, và các khủng hoảng. Đây là nội dung sẽ bàn đến trong phần cuối của tác phẩm này.

V.1. Chương 1

Hướng giáo dụcvăn hóa mới

Sự thật của cuộc đời như đã bàn, nói lên rằng:

Con người phải là con người của một nền văn hóagiáo dục nào, và văn hóa, giáo dục phải là văn hóa giáo dụcc của con người. Chúng không thể tách rời nhau ra.

Các lời dạy của đức Phật cho nhân loại về sự thật như thật của thế giới, của con người, về các vấn đề cá nhân, nguyên nhân, sự chấm dứtcon đường đưa đến sự chấm dứt các vấn đề ấy thực sự bao hàm ý nghĩa của một đường hướng giáo dục sẽ được trình bày rõ ràng hơn trong các dòng kế tiếp.

V.1.1: Hướng mới của giáo dục

Trước khi thảo luận chi tiết vấn đề giáo dục, thử nhìn lại các quan điểm giáo dục do những người lỗi lạc đề bạt.

Tiến sĩ E. F. Schumacher, tác giả nổi tiếng của tập sách rất hay nhan đề: ‘Các điều nhỏ nhoi là tốt đẹp’ viết:

‘Giáo dục chỉ có thể giúp chúng ta nếu giáo dục đào tạo ‘con người toàn diện’. Một người được giáo dục đúng không phải là người biết mỗi thứ một ít, cũng không phải là người biết rõ mọi chi tiết của mọi vấn đề (nếu điều đó có thể xảy ra). ‘Con người toàn diện’, thực sự, có thể có ít kiến thức sâu vào các sự kiện và các lý thuyết, có thể chứa cả Bách khoa từ điển, bởi vì ‘nàng’ biết mà chàng không cần biết’, nhưng là người thực sự biết đích điểm của vấn đề: người ấy sẽ không có nghi ngờ về các niềm tin cơ bản của mình, về quan điểm của mình, về ý nghĩamục đích của đời sống, người ấy có thể không cắt nghĩa được các vấn đề đó bằng lời, nhưng cách hướng dẫn cuộc sống tự thân sẽ chứng tỏ chắc chắn rằng người ấy đã thấu đáo vấn đề do sự thông sáng ở nội tâm’ (1).

Tiến sĩ E. F. Schumacher định nghĩa từ ‘trung tâm điểm’ (centre) nói trên như sau:

‘Trung tâm điểm rõ ràng là nơi anh ta tạo cho chính mình một hệ thống tư tưởng ổn định về mình và thế giới có thể định hướng cho các sự phấn đấu của tự thân’ (2)

Đối với Schumacher, mục tiêu cơ bản của giáo dục phải là giúp con người hiểu rõ sự thật của tự thân, sự thật của thế giới nơi mà người ấy đang sống, thấy rõ hướng đi của đời sống của mình, và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Dù Schumacher không thể nói ra sự thật ấy là gì, nhưng lời lẽ của Schumacher thì nghe rất nhân bảnthực tế. Quan điểm của E. F Schumacher về giáo dục đáng được nghiên cứu.

Là một nhà kinh tế, nhà báo và nhà kinh doanh cấp tiến, nhà cố vấn kinh tế cho Hội đồng Than mỏ quốc gia từ năm 1950 đến năm 1970 ở Anh quốc, nhà sáng lập và là chủ tịch của ‘Nhóm phát triển kỹ thuật đương thời’ v.v.. rất nổi tiếng, Schumacher đã cố vấn các vấn đề phát triển nông thôn và đã được nhiều chính phủ hải ngoại ca ngợi, tập sách nói trên được xuất bản đến ba mươi tư lần từ năm 1963 đến năm 1993, tư tưởng của Schumacher hẳn là rất ý nghĩa, đặc biệt là các tư tưởng về con người, kinh tế và môi sinh (3).

Với Albert Einstein, một nhà khoa học vĩ đại của thời đại chúng ta, đã phát biểu vài ý kiến đặc biệt về giáo dục rằng:

* ‘Nhà trường luôn luôn là phương tiện quan trọng nhất truyền thừa sản nghiệp truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác...’.

* ‘Đôi khi chúng ta đơn giản xem nhà trường là công cụ truyền đạt một lượng kiến thức tối đa nào đó cho thế hệ đang lên. Điều đó sai lầm. Kiến thức là chết chóc; nhà trường thì phục vụ sự sống Nhà trường cần phát triển ở các người trẻ tuổi những phẩm chất và khả năng nào có giá trị cho sự an lạc của cộng đồng. Nhưng điều đó không có nghĩa là cá tính bị loại bỏ và các cá nhân trở thành công cụ cho cộng đồng, như con ong hay con kiến. Đối với một cộng đồng của các cá nhân được tiêu chuẩn hóa mà không có gốc cá nhânmục tiêu của cá nhân thì cộng đồng ấy sẽ là một cộng đồng nghèo khó không có điều kiện phát triển. Trái lại mục tiêu của giáo dục phải là giáo dục các cá nhân biết tư duy và hành động độc lập, nhưng là những cá nhân thấy rõ mục tiêu cao cả nhất của đời sống của mình là phục vụ cộng đồng...’ (4)

Einstein tiếp:

* ‘Dạy con người về chuyên môn chưa đủ. Qua khả năng chuyên môn, cá nhân trở thành một thứ máy móc công cụ hữu ích mà không phải là một nhân cách được phát triển một cách hòa điệu. Rất căn bản rằng người học viên nắm được sự hiểu biết và cảm nhận sinh động về các giá trị... Người học viên phải học hiểu các động cơ của con người, vô minh và nỗi đau của con người để nắm được sự liên hệ rõ ràng đối với các cá nhân đồng loại và đối với cộng đồng của mình’ (5).

Như thế, Einstein cho rằng giáo dụcvai trò duy trì gia sản truyền thống, nhưng Eisnstein không có nhấn mạnh vai trò phát triển truyền thống và chọn lựa những gì truyền thống cần được duy trì, những gì cần xét lại giá trị, bởi vì mục tiêu của cuộc đời là để sống với hạnh phúc mà không hẳn để sống với truyền thống.

Einstein cũng cho rằng giáo dụcvai trò giáo dục con người thành con người xã hội với các kiến thức chuyên môn; và con người chính nó hẳn phải hiểu biết con người toàn diện của chính mình, Vô minh và khổ đau của chính mình.... và cộng đồng của mình. Ý tưởng ấy rất hay, dù chưa nói lên được con người như thật là gì.

Là một nhà khoa học lỗi lạc, cái thấy biết sự vật của Einstein rất thực tại, đáng được thực hiện. Ý kiến của ông về giáo dục, theo thiển ý, có thể gợi ý về một hướng giáo dục tốt.

Với Bertrand Russel, một nhà văn và nhà tư tưởng Hoa Kỳ rất nổi tiếng của hạ bán thế kỷ hai mươi Tây lịch, khi đề cập đến vấn đề: ‘Giáo dục và trật tự xã hội’, ông viết:

‘Có ba lý thuyết giáo dục được ngày nay chấp nhận. Lý thuyết thứ nhất cho rằng mục tiêu duy nhất của giáo dụccung cấp các cơ hội phát triển và loại bỏ các ảnh hưởng gây trở ngại sự phát triển. Lý thuyết thứ hai chủ trương rằng mục tiêu của giáo dục là đem đến cho các cá nhân sự phát triển tri thức (văn hóa) và phát triển các khả năng đến cao điểm. Lý thuyết thứ ba thì quả quyết rằng giáo dục phải được xem có mối liên hệ với cộng đồng hơn là liên hệ với cá nhân, và công việc chính của giáo dụcđào tạo các công dân hữu dụng...’ (6).

Lời lẽ của Bertrand Russel phản ảnh khá trung thực về con đường giáo dục hiện nay. Quan điểm của Russel là ‘không một lý thuyết giáo dục nào trong ba lý thuyết trên được thỏa đáng’, một hệ thống giáo dục phải áp dụng cả ba lý thuyết ấy. Nhưng gồm cả ba lý thuyết đó lại vẫn còn thiếu sót một điểm quan trọng nhất đó là sự thật của con ngườicon đường chân thật dẫn đến hạnh phúc trong hiện tại. Trên nguyên tắc, việc cung cấp các cơ hội để cá nhân phát triển, và giúp cá nhân phát triển khả năng của mình đến cao điểm là rất cần thiết cho mọi đường hướng giáo dục. Về việc đào tạo các công dân hữu dụng, chúng ta cần chú ý rằng, người công dân, hay con người xã hội, phải đứng sau con người chính nó; không có con người chính nó thì con người công dân sẽ không bao giờ được đào tạo. Như thế, ở đây nổi bật một sự thể nhận đầy ý nghĩa rằng sự thật của con ngườithế giớiđức Phật đã khám phá hai mươi sáu thế kỷ qua là một sự khám phá vô giá cho một hướng văn hóa giáo dục mới của con người nếu sự khám phá ấy được đem vào sử dụng ở học đường.

Đạo Phật phải được hiểu là một con đường sống, một nếp sống đem lại thanh bìnhhạnh phúc cho các cá nhân và tập thể, phải được xem là một môn học chính của triết lý tâm lý và tâm lý giáo dục. Ngành giáo dục mới này sẽ cống hiến cho con người một cái nhìn mới mẻ về giá trịthái độ sống đưa tới sự lắng dịu các dục vọngsân hận, đưa tới sự đoạn diệt tà tưởng và tà tư duy. Ngành giáo dục này sẽ giúp các cá nhân phân tích tâm lý, tánh hạnh và phiền não của mình để tìm thấy con đường sống chân chánh: con người sẽ thể nhận ra rằng hạnh phúc không có đòi hỏi con người làm bất cứ điều gì khác hơn là sự dừng lại các ham muốn, và thể nhận rằng giờ phút hiện sinh của hiện tại và tại đây là thời điểm con người thực sự giải thoát khỏi các phiền não, bởi vì nó luôn luôn hoàn toàn mới mẻ. Ở các thời điểm tuyệt vời ấy, không có người nào hay quyền lực nào đặt vào trong tâm mình một thứ phiền não nào.

Tuy nhiên, để an trú được vào cái thời điểm ấy con người cần biết chế ngự cái tư duyham muốn hữu ngã qua một công phu thực hành liên tục cái nhìn trí tuệTứ niệm xứ. Tại đây, con người chỉ cần lời hướng dẫn, chỉ dẫn, sự khích lệ và sự đánh thức từ một bậc thầy và từ tha nhân: điều này có nghĩa là cần đến vai trò giúp đỡ của giáo dục, mà không phải là mệnh lệnh, sức mạnh hay quyền lực; kỷ luật nhà trường vẫn còn duy trì để cung ứng một không khí thích hợp cho việc học hỏi và cho các cơ hội phát triển các khả năng và tâm thức cá nhân; nội dung của việc dạy học là nhắm đến sự trao truyền các kiến thức cho việc hiểu rõtu tập tâm thức của cá nhân, và cho việc phục vụ xã hội để đáp ứng các yêu cầu an ổn, hòa bình và thịnh vượng của cộng đồng. Các phương pháp giảng dạy cũng được yêu cầu để đánh thức hơn là nhồi nhét các ý niệm vô nghĩa.

Với con đường giáo dục đó, việc đánh giá các khả năng học tập của học viên, sự thưởng, phạt, thi cử v.v.. cần được xét lại cho phù hợp với hướng giáo dục mới.

Tác giả thiết nghĩ, nếu các điều nêu trên được chấp nhận, thì con đường giáo dục con người toàn diện, nhân bảntrí tuệ sẽ xuất hiệntồn tại. Do vì con người và cuộc sống vốn không mang lại một nhãn hiệu nào, nên con đường giáo dục này cũng không mang một nhãn hiệu nào. Do vì không mang một nhãn hiệu nào, nên nó mới có thể là một đường hướng giáo dục cho mọi người của mọi thời đại. Do vì con người chỉ là sự vận hành của Năm thủ uẩn, nên không phải tạo ra một hình ảnh Nhân Tính nào cho một mẫu người giáo dục nào: với cá nhân, ý nghĩa cuộc đời là sống với những gì đang là trong giây phút hiện sinh mà không tham đắm nó: do sống như vậy, con người sẽ thể nhận an lạchạnh phúc của thân và của tâm; ý nghĩa cuộc sống không phải là cái gì của tư duy hay của mong ước: tư duy hay mong ước chỉ tạo ra hình ảnh của cuộc sống vốn rất là chết chóc. Do vì cá nhân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa, nên giáo dục còn có một vai trò khác nữa là giúp cá nhân nhận rõ những ảnh hưởng nào ngăn che tâm thức mình, ám ảnh mình khiến không thấy rõ sự thật như thật của Năm thú uẩn để loại bỏ. Nếu các yêu cầu đó được thực hiện, thì con đường giáo dục kia bấy giờ được nhìn nhận là giáo dục nhân bản, thực tại, trí tuệsáng tạo.

Đây là ý nghĩa của một con đường mới của giáo dục.

V.1.2. Hướng mới của văn hóa

Từ hướng mới của giáo dục, một hướng mới của văn hóa phát sinh. Như phần trích dẫn (V.1.1.) Albert Einstein, một nhà khoa học sáng tạo, nghĩ rằng giữ vai trò duy trì, trao truyền và phát triển văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ điển ‘the Random House College’ định nghĩa văn hóa là ‘Toàn thể đường hướng sống do một nhóm người xây dựng nên truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác’. Tác giả thiết nghĩ, văn hóa có thể hiểu là toàn thể các phương diện của cuộc sống của một nhóm người được tạo thành do giáo dục và các công trình sáng tạo để thích ứng với thiên nhiênliên tục được cải thiện. Theo nghĩa này, một hướng mới văn hóa sẽ được bàn đến.

Như đã đề cập, hướng văn hóa đương thời của nhân loại bị chế ngự bởi tư duy hữu ngã vốn đã tạo ra các ý nghĩa tốt và xấu, được và mất, thành công và thất bại, hơn và thua v.v... Các nghĩa ấy đã xuất hiện ở đời như là cuồng phong làm cho thuyền đời của nhân loại chao đảo giữa biển cả khổ đau: chính các ý nghĩa ấy tác động vào tâm thức con người và làm cho các phiền não khởi sinh; rồi các phiền não này lại che mờ cái nhìn sự vật của con người khiến không thấy được sự thật, khiến tâm con người không an trú đựợc vào giây phút hiện sinh, và kéo con người ra khỏi đời sống chân thật, bởi vì đời sống chân thật chỉ hiện hữu trong hiện sinh.

Tư duy hữu ngã kia khơi dậy trong tâm con người các tư tưởng về ‘tôi hiện hữu’, ‘tôi hiện hữu thế này’, ‘tôi hiện hữu thế kia’, ‘tôi không hiện hữu thế này’, ‘tôi không hiện hữu thế kia’, ‘tôi sẽ hiện hữu’..., ‘mong rằng tôi hiện hữu’ v.v... Do đó, các tưởng này là cội nguồn của các dục ái, hữu áivô hữu ái, sân hậnsi mê v.v... Chúng dẫn dắt nhân loại đến sầu, bi, khổ, ưu, não. Sự vận hành của tư duy hữu ngã là thế!

Theo giáo lý Duyên Khởi, tư duy hữu ngã là vô minh, và sự vận hành của nó là sự vận hành của Vô minh: đây là sự sinh khởi của Duyên Khởi dẫn đến khổ đau, và là sự thật của văn hóa đương thời. Do đó, tư duy hữu ngã hiện diện như những gì quyết định thân phận khổ đau của nhân loại. Nếu tìm kiếm hạnh phúc mà các nỗ lực dựa vào tư duy hữu ngã thì hạnh phúc sẽ thoát khỏi tầm tay. Nền văn hóa hiện đại là thế!

Thực ra, nỗ lực con người xây dựng văn hóa là để đạt được mục tiêu sau cùng của đời sống: chân hạnh phúc. Thế nên, để đạt mục tiêu thân ấy con người phải thay thế tư duy hữu ngã bằng sự đoạn diệt vô minh, hay bằng trí tuệ: mọi hành vi con người phải được đặt vào sự vận hành của tư duy vô ngã như những gì đức Phật đã dạy. Sự vận hành này sẽ mở ra một nền văn hóa mới, hay một hướng mới của văn hóa, dẫn đến sự đoạn diệt khổ đau. Đây là hạnh phúc.

Tư duy vô ngã sẽ hoạt động như một nhà kiến trúc thông thái nhiệt tình xây dựng nhiều phương diện mới cho đời như là:

* Phương diện quan trọng nhất của đời sống, được gọi là công trình kiến thức quan trọng nhất, là tình thương yêu cuộc sống: tình yêu nhân loại, tình yêu quê hương, tình yêu thương bố mẹ, tình yêu thương vợ chồng, tình yêu thương con cái, tình yêu thương bà con, láng giềng v.v... Tình yêu thương này được trí tuệ dẫn đạo (Chánh kiếnChánh tư duy) do thấy rõ sự thật vô ngã của vạn hữu. Tình yêu thương ấy có thể dập tắt được nhiều nguyên nhân ở đời.

* Công trình kiến trúc tiếp theo là đem lại chân nghĩa của danh từ ‘trung thành’ và ‘công bằng": nhóm Giới - hay Chánh ngữ, Chánh nghiệpChánh mạng - là chân nghĩa ấy. Nếu một người thể hiện Chánh ngữ, Chánh nghiệpChánh mạng, người ấy hẳn là đang đi trên đường của ‘trung thành’ và ‘công bằng’ một cách trung thành: Chánh nghiệp bao hàm ý nghĩa ‘công bằng’; Chánh ngữ có nghĩa là ‘trung thành’... Nhóm Giới tự nó có ý nghĩa của đạo đức, luân lýnhân đạo.

* Tư duy vô ngã dẫn đến hạnh phúc nêu rõ rằng: hạnh phúc của cá nhân và tập thể, và văn hóa - truyền thống của một xứ sở là hai vấn đề riêng biệt: trong trường hợp văn hóatruyền thống không đem lại hạnh phúc cho cá nhân và tập thể, văn hóatruyền thống ấy phải được đánh giá lại và cải thiện.

* Tư duy vô ngã giúp con người thấy rõ sự cộng tồn của con người và môi sinh, thế nên, con người bảo vệ môi sinh thoát khỏi ô nhiễmthoát khỏi chiến tranh gây ra tàn phá và ô nhiễm.

* Tư duy vô ngã sẽ mở ra hướng tư duy, với con người, tạo ra các khái niệm mới về giá trị cho nghệ thuật, kiến trúc, hội họa v.v... phục vụ hạnh phúc con người.

Các phương diện mới của cuộc sống nói trên sẽ tạo nên một nền văn hóa mới, hay một hướng mới của văn hóa, cho hòa bình và hạnh phúc. Thế giới đang rơi vào các khủng hoảng nghiêm trọng; khủng hoảng xã hội và khủng hoảng môi sinh. Nếu hướng văn hóa không thay đổi thì con người không thể giải quyết các khủng hoảng đó, nhân loại sẽ bị đánh chìm vào đại dương khủng hoảng. Đã đến lúc thế giới phải chọn lựa giữa sự vận hành của tư duy hữu ngã và tư duy vô ngã. Niềm tin của tác giả thì rõ ràng đặt vào sự vận hành của tư duy vô ngã. Điều này sẽ được tiếp tục trình bày.

Chú thích:

(1) : E. F. Schumacher, "Small is Beautiful", An Abacus book, Little Brown an Company (UK), Limited, London, 1993, p.77.
(2) : Ibid. p.78.
(3) : Introduction of "Small is Beautiful"... by the Publishing house.
(4) : Albert Einstein, "Ideas and Opinions", Crown Publishers Inc., 1954, 11th impression, 1993, p.60.
(5) : Ibid., p.66.
(6) : Bertrand Russell, "Education and the Social Order", Unwin paperback, London, Sydney, Wellington, Printed in Great Britain, by Cox & Wyman Ltd, Reading, Reprinted 1988, p.21.

[^]


V.2. Chương 2

Giải đáp các khủng hoảng đương thời

Tư duytác nhân chính của hành động. Do tà tư duy mà các tà nghiệp sinh, gây ra các rối loạn và khủng hoảng trong tâm thức con người, và trong xã hội, rồi các rối loạn, khủng hoảng ấy lại dấy khởi mãi..., việc kiếm tìm giải đáp càng ngày càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng, với quyết tâm lớn, nhân loại có thể giải quyết tất cả bằng cách đổi hướng vận hành của tư duy.

V.2.1: Giải đáp cho 'khủng hoảng tư duy'

Khủng hoảng cơ bản nhất của cá nhânxã hội là khủng hoảng của chính tư duy của cá nhân.

Từ xa xưa, tư duy đã được xem là thước đo của các hiện hữu: nó ban phát giá trị cho mọi sự vật. Nó được sử dụng như là phương tiện chủ yếu để tìm kiếm chân lýhạnh phúc. Nhưng, chính nó đã tạo cho sự vật một tự ngã (self) tưởng tượng, trong khi vật thực sự không có tự ngã. Từ đây, tư duy con người tạo ra một thế giới giá trị tưởng tượng đầy dẫy các mâu thuẫnrối loạn. Càng dấn thân sâu vào thế giới giá trị tưởng tượng ấy, con người càng chìm vào trong bóng tối của tư duy và trong một cuộc khủng hoảng gọi là ‘khủng hoảng tư duy’.

Với tư duy hữu ngã, con người thấy sự vật có một ngã tính thường hằng, và chấp thủ nó. Thấy như thế gọi là ‘điên đảo kiến’ che mờ tâm thức khiến không thấy được thực tại tự thân. Thế nên, con đường giải quyết ‘khủng hoảng tư duy’ là đi ra khỏi ‘điên đảo kiến’ hay đi vào ‘chánh kiến’ thấy rõ sự thật Duyên Khởi có mặt khắp vạn hữu. Thấy vậy, con người sẽ nhận ra rằng: tư duy hữu ngã là trống rỗng; dục vọng là từ từ duy hữu ngã mà khởi; thế giới các ngã tướng là rỗng không, và tham, sân, si liên quan với thế giới đó cũng rỗng không: con người được giải thoát khỏi trói buộc của chúng. Đây là lời giải đáp của ‘khủng hoảng tư duy’ mà con người đang mong đợi.

Không có gì bí mật ở trong dục vọng, trong khổ đau hay hạnh phúc của con người v.v... ngoại trừ tư duy hữu ngã. Dập tắt tư duy hữu ngã là dập tắt ‘cuộc khủng hoảng của tư duy’ vậy.

V.2.2: Giải đáp cho 'khủng hoảng dục vọng'

Tư duy hữu ngã còn gây ra một cuộc khủng hoảng khác: từ tư duy, dục vọng dấy khởi và gây rối loạn cho tâm thức con người như tác giả đã bàn ở mục (II.1.2) của tác phẩm. Con người hiện diện ở đời như là một người khát nước ở ngoài biển khơi đang uống nước mặn. Càng uống thì càng khát và càng khát thì càng uống. Uống nước mặn không phải là lời giải đáp cho người khát. Tương tự đối với người đời: ham muốn các cảm giác và sự vật không phải là lời giải đáp cho nỗi khổ đau. Đây gọi là ‘khủng hoảng dục vọng’ hay ‘điên đảo tâm.

Rơi vào ‘điên đảo tâm’, con người thường không còn chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục ham muốn: rồi ham muốn tăng trưởng mạnh đến độ nó được thấy như là thực nghĩa của sự sống, do đó không thấy được lối ra. Giáo lý Duyên Khởi, Năm thủ uẩnTứ thánh đế của Phật Giáo cùng nói lên một sự thật: ‘dục vọng là nguyên nhân của khổ đau’, và con đường thoát ly khổ đau là con đường chấm dứt dục vọng như đã được bàn ở (IV.2.1.)

Như thế, nếu tư duy hữu ngã diệt, thì ‘khủng hoảng dục vọng’ diệt; nếu tư duy vô ngã vận hành, thì ‘khủng hoảng dục vọng’ đi đến chấm dứt. Đây là sự giải đáp cho cuộc ‘khủng hoảng dục vọng’.

Ngoài các khủng hoảng trên, một số các khủng hoảng khác cũng xuất hiện do sự hiện diện của tư duy hữu ngã như phần trình bày kế tiếp đề cập.

V.2.3: Giải đáp cho 'khủng hoảng con tim'

Tư duy hữu ngã có chiều hướng gán cho mỗi hiện hữu một ngã tính thường hằng. Đối với tình yêu dành cho bố mẹ, nó gọi la ‘hiếu’, và định nghĩa ‘hiếu’ là các bổn phận mà mỗi người con trai / con gái phải chu tất đối với bố mẹ. Nếu các bổn phận ấy không được người con thể hiện, thì người con sẽ không xứng đáng làm người. Đấy là ý nghĩa của ‘hiếu’ theo Khổng giáo.

Đối với tình yêu dành cho xứ sở, nó gọi là ‘trung’ và định nghĩa ‘trung’ là các bổn phận người công dân phải làm cho xứ sở, hay vì quốc vương của mình. Nếu người công dân không thi hành các bổn phận ấy thì không xứng đáng hiện diện ở đời. Đó là nghĩa chữ ‘trung’ theo các nhà Khổng học.

Với tình yêu dành cho người yêu, nó gọi là ‘tình’, và định nghĩa ‘tình’ là mối liên hệ tình cảm thân thiết đòi hỏi vợ / chồng có bổn phận lo cho nhau. Nếu người vợ / chồng không chung thủy với người yêu bởi bất cứ lý do nào, thì vợ / chồng là người có lỗi, không xứng mặt ở đời. Như thế là ý nghĩa chữ ‘tình’ theo các nhà Khổng học.

Tuy nhiên, đời sống có lắm phức tạp con người có nhiều lúc gặp phải các tình huống mà không thể thi hành bổn phận của mình đối với bố mẹ, đối với xứ sở, hoặc đối với vợ / chồng; trong tình huống đó, con người sẽ là ‘bất hiếu’, ‘bất trung’ hay ‘bạc tình’ sẽ rất khổ tâm phải chọn lựa, và sẽ gây quá khổ đau đến không thể tồn tại. Đấy là trường hợp các bi kịch do các khái niệm về ‘hiếu’, ‘trung’ ‘tình’ v.v... gây ra.

Thế nên, trong các trường hợp ấy - rất nhiều trường hợp xẩy ra trong lịch sử của người Trung Hoa và Việt Nam; câu chuyện ‘Le Cid’ trong văn học Pháp cũng là một mẩu chuyện điển hình - Con người cần nghe theo tiếng gọi của con tim, mà không phải theo tiếng gọi của các khái niệm tưởng tượng. Ở đây sẽ không có một chọn lựa nào tốt đẹp, bởi vì sự chọn lựa nào cũng đầy nước mắt do tư duy hữu ngã gây ra.

Theo tư duy vô ngã, ‘hiếu’, ‘trung’ hay ‘tình’ là do ‘duyên’ mà sinh, là vô ngã; chúng cần được định nghĩa lại trong một ý nghĩa cởi mở thế nào để thể hiện nhân bản, hữu ích cho cá nhânhạnh phúc cho các cá nhân trong hiện tại.

Ngoài ra, một số phong tục, tập quán, một số luật lệ xã hội, hay một số kỷ luật học đường có thể đem lại nước mắt cho con người cũng cần được đánh giá lại hầu để cá nhân sống hạnh phúc như một con người.

V.2.4: Giải đáp cho 'khủng hoảng tình cảm'

‘Khủng hoảng con tim’ nói trên là do các lý do ở bên ngoài con người gây ra. Còn có một phương diện khác của ‘khủng hoảng con tim’ do các lý do nội tại của cá nhân gây ra, do thói quen của tình cảm gọi là ‘khủng hoảng tình cảm’. Sự khủng hoảng này vận hành qua nhiều mặt:

‘Văn hóa đương thời do tư duy hữu ngã tạo nên, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm thức con người: tư duy, cảm giác, cảm thọ... Văn hóa trở nên thân thiết với con người đến đó nó được xem là thực tại: con người không thể từ bỏ nó, hay từ bỏ phần nào của nó, ngay cả khi con người nhận rasai lầm, hay khổ đau, và đã nhận ra rõ ràngcon đường sống tốt đẹp hơn do tư duy vô ngã dẫn đạo. Sự kiện này được gọi là ‘điên đảo tình’ hay ‘khủng hoảng tình cảm’.

* Mọi giá trị do nền văn hóa ấy tạo ra cũng trở nên rất gần gũi với con người dù thường đem đến cho con người nước mắt do các giá trị điên đảo của chúng. Nhưng, con người vẫn thích hiện hữu với chúng hơn là hiện hữu với các giá trị mới.

* Con đường giáo dục cũ là bất toàn, nhưng vẫn rất khó cho con người nghĩ đến một hướng mới của giáo dục để thực hiện con đường mới. Sự việc này xảy ra do ‘điên đảo tình’ của con người.

* Trường hợp một người ngoài Phật giáo, cả đến khi họ nhận ra sự thật của đời sống khác hẳn với những gì họ đang tin tưởng, họ vẫn không thể rời bỏ niềm tin cũ để đến với sự thật: đây cũng được gọi là ‘điên đảo tình’.

Hiện tượng ‘điên đảo tình’ ấy có vẻ đơn giản nhưng quả thật là một sự ngăn che tâm thức đầy nguy hại. Lời giải đáp cho sự điên đảo đó hẳn là phải thực hành lập đi lập lại nhiều lần cái nhìn trí tuệ để có một niềm xúc cảm mới thay thế cho tập quán tình cảm cũ.

V.2.5: Giải đáp cho 'khủng hoảng đạo đức'

Đạo đức hay luân lý cũng là một giá trị sống do tư duy hữu ngã tạo ra. Đạo đức được hiểu như là ‘những điều nên làm’ và ‘những điều không nên làm’ cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xứ sở, nó vốn là sản phẩm tư duy của con người. Nên, khi có mặt ‘khủng hoảng tư duy’ thì liền có mặt ‘khủng hoảng đạo đức’.

‘Khủng hoảng con tim’ cũng là cái gì của đạo đức, một cái gì liên hệ với đạo đức; khi ‘khủng hoảng con tim’ xuất hiện thì ‘khủng hoảng đạo đức’ xuất hiện.

Ở một phương diện khác của xã hội con người, đạo đức được hiểu là mối liên hệ giữa con người với con người trong xã hội; khi kinh tế phát triển nhanh, mối liên hệ ấy hẳn phải thay đổi ngoài ý muốn của con người. Tương tự, khi một chính sách hay một thể chế chính trị thay đổi, mối liên hệ kia không thể duy trì theo nếp cũ. Điều này gây ra sự ‘khủng hoảng đạo đức hay luân lý’.

Nếu con người sống theo những lời dạy của đức Phật về Bát thánh đạo và xem Giới uẩn như là đạo đức ở đời, thì sẽ không bao giờ có ‘khủng hoảng đạo đức’ dù đời sống có đổi thay. Đây là lời giải đáp đúng cho ‘khủng hoảng đạo đức’.

Giới uẩn là nếp sống không mang một nhãn hiệu nào. Nó không có ý nghĩa nào về bất cứ tôn giáo nào nên nó có thể được áp dụng vào nhà trường cho các học viên mà không có sự kỳ thị nào.

Phải chăng đã đến lúc giáo dục chấp nhận Giới uẩn như là đạo đức của học đường hiện đại?

V.2.5: Giải đáp cho 'khủng hoảng môi sinh'

‘Khủng hoảng môi sinh’ là vấn đề nóng bỏng mà nhân loại đang rất quan tâm.

Như tác giả nói đến ở (II.2.3.), khủng hoảng môi sinh là sự ô nhiễm môi sinh do các phóng xạ, sự phân hạch, bụi bặm thiên nhiên, cháy rừng, giao thông vận tải, sự thiêu đốt, và các nguồn khác. Đây là hậu quả của sự phát triển nhanh kỹ nghệ, như đầu tác phẩm đã nói, rất có hại; nó cũng là hậu quả của sự thiếu trách nhiệm đối với môi sinh của con người, có thể dẫn đến sự tận diệt của loài người trong một tương lai rất gần. Như vậy, sự bảo vệ môi sinh cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Một triết lý và một con đường giáo dục vì môi sinh là cần thiết để sắp đặt các vấn đề sau đây:

* Giáo dục con người nhận thức mối liên hệ mật thiết giữa con ngườithiên nhiên qua giáo lý Duyên KhởiNăm uẩn ngõ hầu con người có thể tự nguyện bảo vệ môi sinh.

* Giải thích các hiểm họa do ô nhiễm môi sinh gây ra.

* Chỉ rõ rằng ham muốn của con người về lợi lộcuy quyền có thể gây ra khổ đau cho con người.

* Gợi ý những gì phải làm cho việc bảo vệ môi sinh.

Một triết lý và giáo dục như thế, như tác giả trình bày qua suốt tác phẩm, có thể tìm thấy từ Duyên Khởi và Năm thủ uẩn. Đây là giải đáp cho ‘khủng hoảng môi sinh’ và cho sự an sinh trên trái đất.

V.2.7: Giải đáp cho 'khủng hoảng giáo dục'

Thật là hiển nhiên rằng các thứ khủng hoảng trên có mặt là do sự có mặt của một nguyên nhân gọi là ‘Khủng hoảng giáo dục’.

Nếu giáo dục không được xây dựng trên cơ sở một lý thuyết Nhân Tính đúng đắn tạo nên do cái nhìn trí tuệ, nó sẽ đi lệch hướng về việc truyền đạt các kiến thức trống rỗng và các điều giáo dục không thích hợp cho học viên, và sẽ đem lại khổ đau cho đời. Do vì bị chế ngự bởi tư duy hữu ngã và các tướng hữu ngã, mọi tiêu chuẩn giá trị trong nền giáo dục ấy chỉ có thể tạo ra một thế giới tưởng tượng để sống, mà không phải là thực tại chính nó. Con người có thể mong chờ những gì từ thế giới ấy nếu không phải là một sự thất vọng định mệnh! Con người có thể mong chờ những gì từ kinh tế, chính trị, cạnh tranh v.v... đi cùng với tham, sân, si, hận thù v.v.., nếu không phải là sự xây dựng trên trái đất một thị trường thực phẩm khổng lồ, một thị trường vũ khí giết người hàng loạt v.v... chỉ đem lại sự tàn lụi và sợ hãi? (!).

Nếu giáo dục đặt cơ sở trên tư duy vô ngã xem con người là một hiện hữu duyên sinh hay là Năm thủ uẩn, mà không phải là một thực thể (entity), thì giáo dục sẽ tìm ra một đường hướng đúng cho việc ‘dạy con người những gì’ và ‘dạy như thế nào’?: bấy giờ vai trò của giáo dục là giúp đỡ con người thấy rõ sự thật của chính mình, sự thật của thế giới, và loại bỏ hết thảy nguyên nhân của phiền não, khổ đau để được hạnh phúc trong hiện tại và tại đây. Đây là giải đáp xác đáng cho ‘khủng hoảng giáo dục’.

Đấy là các sự khủng hoảng hiện nay của xã hội và các giải đáp cho các khủng hoảng ấy.

Lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng tư duy hữu ngã của nhị nguyên tính đã và đang chế ngự văn hóa nhân loại trên trái đất hơn ba mười thế kỷ, nhưng khổ đau của sanh, già, bệnh, chết do tham áichấp thủ của con người gây ra vẫn còn nguyên ở đó, các mâu thuẫn, đấu tranh, thất vọng, tàn hại và sợ hãi của con người càng ngày càng gia tăng mà không có giải đáp. Nhân loại còn mong chờ gì ở nền văn hóa ấy?

Những lời đức Phật dạy trong kinh tạng Pàli khơi gợi một con đường tư duy mới của vô ngã vốn khác hẳn quan điểm của các tôn giáo và triết lý khác. Con đường tư duy này không nhìn con người hay thế giới là một thực thểbản chất thường hằng, mà là một hiện hữu năng duyênsở duyên, có thể đem đến cho nhân loại hạnh phúc trong hiện tại và những lời giải đáp rất hữu ích nếu con đường tư duy ấy được đem áp dụng vào đời sống thực. Những lời dạy ấy có thể sử dụng ở trường học, đại học như là một môn học chính của ngành triết học: triết lý giáo dục, tâm lý giáo dục, tâm lý trị liệu trong ngành giáo dục, hay lý thuyết về Nhân Tính. Tại sao lại không thể? - Con đường tư duy ấy, hay cái nhìn sự vật ấy, sẽ giúp giáo dục điều chỉnh lại các lý thuyết Nhân Tính vốn phi thực, điều chỉnh lại tinh thần giáo dục cạnh tranh vốn gây tổn hại đến tinh thần hợp tác; con đường tư duy ấy sẽ giúp sinh viên, học sinh phát triển tư duy độc lậpsáng tạo, và xóa tan các vấn đề phiền não trong đời sống hằng ngày một cách hữu hiệu; sau cùng, con đường tư duy ấy sẽ đề bạt tiêu chuẩn giá trị đạt cơ sở trên hạnh phúc của cá nhâncộng đồng mà không phải trên luân lý, đặt cơ sở trên trí tuệ mà không phải trên kiến thức tưởng tượng, đặt cơ sở trên tình người và nhân bản mà không phải trên hận thù và đấu tranh v.v...

Đây là lý do tại sao tác giả chọn đề tài ‘Lý thuyết Nhân Tính hiển lộ qua Kinh tạng Pàli’ làm đề tài luận án tiến sĩ Phật học. Khi chọn đề tài này, tác giả nhận thức rõ các khó khăn trong việc trình bày giáo lý Phật giáo như một con đường sống và con đường giáo dục cho người đời, và các khó khăn trong việc thuyết phục tha nhân chấp nhận con đường sống và giáo dục ấy. Nhưng khó khăn không có nghĩa là không thể, thế nên tác giả tự thuyết phục mình tiến hành công trình biên khảo với niềm tin có thể. Hãy để công trình được thử thách, tác giả thiết nghĩ ‘Cái gì đến sẽ đến’.

- HẾT -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32193)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30398)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30663)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21019)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20203)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19440)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24394)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30660)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15689)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27789)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19768)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15579)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23256)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23571)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17531)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15695)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21876)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38009)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22175)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23257)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21353)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28421)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32551)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25181)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34686)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22946)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27723)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31309)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13599)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25188)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27839)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22094)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20733)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22216)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27139)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24151)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21899)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14715)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23155)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24030)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21109)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14203)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19942)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22507)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14076)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28054)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22823)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28209)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10988)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28514)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31576)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26179)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14958)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28048)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7444)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25362)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20703)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21132)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12238)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11914)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant