Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Văn Khuyên Phát Tâm Bồ-Đề

16 Tháng Mười Một 201511:57(Xem: 10303)
Văn Khuyên Phát Tâm Bồ-Đề
Văn Khuyên Phát Tâm Bồ-Đề
(Khuyến phát Bồ-đề tâm văn)

Đại sư Tỉnh Am
Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến

Khuyến phát Bồ-đề tâm văn


Kẻ phàm tăng ngu muội kém cỏi là Thật Hiền, nay khóc chảy máu mắt mà cúi lạy, đau xót có lời dâng lên đại chúng hiện tiền, cùng hết thảy thiện nam tín nữ. Kính mong quý vị mở lòng từ bi, có chút lưu tâm lắng nghe xét kỹ.

Thường nghe rằng, cửa ngõ vào Chánh đạo, sự phát tâm quan trọng nhất; việc gấp trên đường tu, không gì hơn lập nguyện. Nguyện đã lập thành thì có thể cứu độ chúng sinh, tâm đã phát khởi thì quả Phật ắt thành tựu. Ví như không phát tâm rộng lớn, lập nguyện kiên cố, ắt là trải qua vô số kiếp vẫn còn nguyên trong chốn luân hồi. Cho dù có tu hành, hết thảy chỉ là uổng công khổ nhọc. Vì thế, kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Kẻ tu các pháp lành mà quên mất tâm Bồ-đề, đó gọi là theo nghiệp của ma.” [Phát tâm rồi] quên mất còn như thế, huống chi là chưa phát tâm? Cho nên biết rằng, muốn học theo Chánh pháp Như Lai, trước hết phải phát khởi đầy đủ tâm nguyện Bồ Tát, không thể chậm trễ.

Nhưng tâm nguyện có khác biệt, tướng trạng rất nhiều, nếu không chỉ rõ biết theo khuynh hướng nào? Nay xin vì đại chúng mà nói qua sơ lược, sự phát tâm có tám khuynh hướng khác biệt là: tà vạy, chính đáng, chân thật, dối trá, rộng lớn, nhỏ hẹp, thiên lệchviên mãn.      

Phát tâm như thế nào gọi là tà vạy? Thế nào là chính đáng? Thế nào là chân thật? Thế nào là dối trá? Thế nào là rộng lớn? Thế nào là nhỏ hẹp? Thế nào là thiên lệch? Thế nào là viên mãn?

Có những kẻ tu hành không cứu xét tự tâm, chỉ biết hướng theo ngoại cảnh, như mong cầu lợi dưỡng hoặc tham muốn danh tiếng, chạy theo khoái lạc nhục dục hiện tại hoặc mong cầu quả báo tương lai. Phát tâm như thế gọi là tà vạy.

Không cầu lợi dưỡng, danh tiếng, cũng không tham dục lạc, quả báo, chỉ vì muốn thoát ly sinh tử, thành tựu Bồ-đề. Phát tâm như thế gọi là chính đáng.

Mỗi một niệm đều ngưỡng cầu Phật đạo, mỗi một ý tưởng trong tâm đều thương xót giáo hóa chúng sinh. Dù nghe rằng Phật đạo thăm thẳm dài lâu, cũng không thối tâm khiếp sợ; nhìn thấy chúng sinh khó hóa độ, cũng không sinh lòng chán nản mỏi mệt. Như trèo núi cao chót vót, quyết lên tận đỉnh; như leo tháp lớn sừng sững, quyết đến tột cùng. Phát tâm như thế gọi là chân thật.

Tạo tội rồi không sám hối, mắc lỗi không chịu dứt trừ, bên ngoài ra dáng trong sạch, trong lòng đầy dẫy nhớp nhơ. Trước khởi tâm chuyên cần, sau hóa ra lười nhác. Tuy có chút lòng tốt, phần nhiều lại bị danh lợi xen vào. Dù có tu pháp lành, lại bị tội lỗi nghiệp xấu làm cho ô nhiễm. Phát tâm như thế gọi là dối trá.

Pháp giới chúng sinh chưa cùng tận thì nguyện vẫn còn, đạo Bồ-đề chưa thành tựu thì nguyện chưa trọn. Phát tâm như thế gọi là lớn lao.

Quán xét ba cõi như tù ngục, vòng sinh tử như kẻ oán thù, chỉ muốn mau mau tự độ, không dám nghĩ đến việc cứu độ muôn người. Phát tâm như thế gọi là nhỏ hẹp.

Nếu ngoài tâm này thấy có chúng sanh phải nguyện cứu độ, thấy có Phật đạo phải nguyện tựu thành, công khó tu tập không quên, tri kiến tích tụ chẳng bỏ. Phát tâm như thế gọi là thiên lệch.

Nếu biết tự tánh này là chúng sanh nên nguyện độ thoát; tự tánh này là Phật đạo nên nguyện tựu thành. Không thấy có bất kỳ pháp nào lìa khỏi tâm này mà tự hiện hữu. Dùng tâm rỗng rang như hư không để phát đại nguyện như hư không, tu tập công hạnh như hư không, chứng đắc quả vị như hư không, nhưng rốt cùng cũng không có tướng trạng hư không có thể nắm bắt. Phát tâm như thế gọi là viên mãn.

Biết rõ được tám sự khác biệt như trên rồi thì biết phán xét; biết phán xét thì biết chọn lựa lấy bỏ; biết chọn lựa lấy bỏ thì có thể phát tâm theo cách đúng đắn.  

Thế nào là phán xét? Đó là nói việc tự phán xét xem chỗ  phát tâm của mình rơi vào khuynh hướng nào trong tám điều nêu trên. Là tà vạy hay chính đáng? Là chân thật hay dối trá? Là lớn lao hay nhỏ hẹp? Là thiên lệch hay viên mãn?

Thế nào là chọn lựa lấy bỏ? Đó là nói phải bỏ đi những khuynh hướng tà vạy, dối trá, nhỏ hẹp, thiên lệch, mà chọn lấy những khuynh hướng chính đáng, chân thật, lớn lao, viên mãn.

Phát tâm được như thế mới có thể gọi là phát tâm Bồ-đề một cách chân chánh.

Tâm Bồ-đề này đứng đầu tất cả pháp lành, phải có nhân duyên mới có thể phát khởi. Nay sẽ nói về nhân duyên, sơ lược có mười loại.

Những gì là mười nhân duyên phát tâm Bồ-đề? Thứ nhất, vì nghĩ đến ơn Phật sâu nặng nên phát tâm; thứ hai, vì nghĩ đến công ơn cha mẹ nên phát tâm; thứ ba, vì nghĩ đến ơn thầy nên phát tâm; thứ tư, vì nghĩ đến ơn thí chủ cúng dường nên phát tâm; thứ năm, vì nghĩ đến ơn chúng sinh nên phát tâm; thứ sáu, vì nghĩ đến nỗi khổ sinh tử nên phát tâm; thứ bảy, vì tôn trọng tự tánh linh giác nên phát tâm; thứ tám, vì sám hối nghiệp chướng nên phát tâm; thứ chín, vì cầu sinh Tịnh độ nên phát tâm; thứ mười, vì khiến cho Chánh pháp được trụ thế lâu dài nên phát tâm.

Thế nào là nghĩ đến ơn Phật sâu nặng? Đó là nói việc đức Như Lai Thích-ca của chúng ta từ thuở mới vừa phát tâm, vì chúng tahành đạo Bồ Tát, trải qua vô số kiếp chịu mọi khổ não. Khi ta tạo nghiệp xấu ác thì Phật khởi tâm thương xót, dùng phương tiện giáo hóa, nhưng ta lại ngu si không chịu tin nhận. Ta phải đọa vào địa ngục, Phật lại đau lòng thương xót, muốn thay ta chịu khổ, nhưng vì ta tạo nghiệp nặng nề nên không thể cứu vớt. Ta sinh làm người, Phật dùng phương tiện khiến ta biết gieo trồng căn lành. Đời này sang đời khác, tâm Phật vẫn luôn hiện hữu cùng ta, chưa từng tạm rời. Thuở Phật vừa xuất thế, ta hãy còn chìm sâu trong biển nghiệp, nay ta được làm người thì Phật đã nhập diệt. Ta do tội gì phải sinh thời mạt pháp không có Phật? Ta nhờ phúc gì được dự hàng xuất gia? Vì nghiệp chướng gì không được nhìn thấy kim thân Phật? Do may mắn gì mà tự mình được chiêm bái xá-lợi Phật?

Lại suy xét rằng, ví như đời trước không gieo trồng căn lành, nay làm sao được nghe pháp Phật? Nếu không được nghe pháp Phật, làm sao biết mình thường chịu ơn Phật? Ân đức như thế, núi cao gò lớn cũng chẳng sánh bằng. Nếu tự mình không phát tâm rộng lớn, hành đạo Bồ Tát, xây dựng phát triển Phật pháp, cứu giúp hóa độ chúng sinh, thì cho dù có tan xương nát thịt cũng không thể báo đền.

Đó là nhân duyên thứ nhất để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là nghĩ đến ơn cha mẹ? Mỗi khi nghĩ đến cha mẹ thì buồn thương khôn nguôi, bởi sinh ta ra mà phải chịu khổ nhọc trăm bề. Mười tháng mang thai, ba năm bú mớm; đêm bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn, ngày đắng cay mẹ nuốt, ngon ngọt phần con, nhờ vậy nay ta mới được thành người. Chỉ mong ta kế tục nghiệp nhà, nối đường thờ tự. Nay ta chọn đường xuất gia, lạm xưng đệ tử Phật, hổ thẹn nhận danh sa-môn. Món ngon ngọt chẳng dâng cha mẹ, ngày kỵ giỗ không cúng tổ tiên. Cha mẹ còn sống đã không chu toàn nuôi dưỡng, chết đi không dẫn dắt được theo đường lành. Xét việc đời là mất mát lớn lao, xét việc đạo còn chưa thật hữu ích. Ví như đôi đường đều thất bại thì tội lỗi nặng nề thật khó tránh.

Lại suy xét rằng, chỉ có một cách duy nhấtđời đời kiếp kiếp thường hành Phật đạo, rộng độ chúng sinh mười phương ba đời. Được như thế thì không chỉ cha mẹ trong một đời, mà cả cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp cũng đều được cứu độ; không chỉ riêng cha mẹ của một người, mà cha mẹ của tất cả mọi người cũng đều được siêu thoát.

Đó là nhân duyên thứ hai để phát tâm Bồ-đề. 

Thế nào là nghĩ đến ơn thầy? Cha mẹ tuy có thể sinh ta ranuôi dưỡng thân thể, nhưng nếu không có các bậc thầy dạy ở đời, hẳn ta không biết đến lễ nghĩa; nếu không có các bậc thầy dạy trong đạo, hẳn ta không hiểu được pháp Phật. Không biết lễ nghĩa thì cũng giống như súc vật, không hiểu pháp Phật thì khác chi người thế tục? Nay ta cũng biết được đôi điều lễ nghĩa, hiểu được sơ lược về pháp Phật, trên mình được khoác cà-sa, thân tâm thấm nhuần giới hạnh. Được như thế đều nhờ ơn thầy dạy.

Nếu phát tâm cầu quả vị nhỏ nhoi, chỉ có thể lợi ích riêng mình. Nay chọn theo Đại thừa, nguyện lớn lao lợi khắp muôn người, thì các bậc thầy dạy dù ở đời hay trong đạo cũng đều sẽ được phần lợi ích.

Đó là nhân duyên thứ ba để phát tâm Bồ-đề. 

Thế nào là nghĩ đến ơn thí chủ cúng dường? Đó là nói việc chúng ta hôm nay, mọi thứ cần dùng hằng ngày đều không phải tự sức mình có được. Cháo cơm ngày hai bữa, y phục đủ bốn mùa, khi bệnh tật cần đến, lúc sinh hoạt thường ngày, hết thảy mọi chi phí đều có được từ sức lực người khác, mang đến cho ta tiêu dùng.

Người khác phải đem hết sức lực tự thân cày cấy, vẫn chưa kiếm đủ miếng ăn; còn ta ngồi không được ăn, vẫn chưa vừa ý. Người khác thì dệt dệt đan đan, vẫn chưa hết khó khăn thiếu thốn; còn ta ngồi khôngy phục có thừa, không biết quý tiếc. Người khác thì nhà tranh vách lá, rối rắm suốt đời; còn ta thì nhà to sân rộng, nhàn tĩnh quanh năm.

Người khác cực nhọc để ta được an nhàn, có thể an lòng được sao? Lấy nguồn lợi của người khác để trau chuốt thân mình, như thế có hợp lý chăng?

Cho nên, nếu tự thân mình không thể vận dụng đủ bi lẫn trí, không tự trang nghiêm cả phúc lẫn tuệ, khiến cho tất cả đàn-na tín thí đều được nhờ ơn, hết thảy chúng sinh đều được lợi ích, thì cho dù hạt gạo sợi tơ, nhỏ nhặt đến thế cũng phải đền trả đủ, mà quả báo xấu ác cũng khó lòng tránh khỏi.

Đó là nhân duyên thứ tư để phát tâm Bồ-đề. 

Thế nào là nghĩ đến ơn chúng sinh? Đó là nói việc ta và chúng sinh từ vô số kiếp đến nay, đời này kiếp nọ vẫn thường thay đổi làm cha mẹ của nhau, nên có ơn với nhau. Nay tuy sang đời khác thì mê mờ hôn ám, chẳng còn biết nhau, nhưng theo lý mà suy, thì lẽ nào có ơn lại không lo báo đáp?

Ngày nay tuy thấy những con vật mang lông đội sừng, sao biết được trước đây ta chẳng từng làm con của chúng? Ngày nay tuy thấy những loài côn trùng nhỏ nhít, sao biết được trước đây chẳng từng là cha mẹ của ta? Thường thấy trẻ thơ, nếu phải xa cách cha mẹ thì lớn lên không nhớ được dung mạo, huống chi là cha mẹ trong đời trước, nay tất nhiên không thể nhớ được. Ví như cha mẹ đời trước giờ đang gào khóc dưới địa ngục, lăn lộn trong cảnh giới ngạ quỷ, khổ sở đớn đau ai biết được? Đói khát thiếu thốn ai bảo cùng ta? Dù ta không thấy nghe hay biết, tất nhiên họ vẫn đang mong cầu có người cứu giúp. Chỉ Kinh văn mới có thể kể rõ sự này, chỉ đức Phật mới có thể dạy ta việc ấy, còn những kẻ tà kiến làm sao biết được?

Cho nên, Bồ Tát quán chiếu nơi trùng kiến, thấy tất cả đều là cha mẹ trong quá khứ, đều là chư Phật trong tương lai, thường nghĩ việc làm lợi ích, báo đáp ân đức.

Đó là nhân duyên thứ năm để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là nghĩ đến nỗi khổ sinh tử? Đó là nói ta cùng với hết thảy chúng sinh, từ vô số kiếp đến nay thường ở trong sinh tử, chưa từng được giải thoát. Khi cõi nhân gian, lúc miền thiên thượng, khi ở cõi này, lúc sang phương khác, sống chết vạn mối, thăng trầm thoáng chốc. Vừa sinh cõi trời thoắt đã làm người; rồi thoắt lại đã vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cửa địa ngục sớm ra tối vào, hang sắt tạm rời lại đến. Lên núi đao thì toàn thân chẳng còn một chút da, leo cây phủ kiếm thì khắp người đều chịu cắt xẻo. Hòn sắt nóng chẳng trừ cơn đói, nuốt vào rồi ruột gan chín bấy. Nước đồng sôi không tiêu cơn khát, uống vào rồi xương thịt nát nhừ. Cưa sắc cưa lìa thân thể, vừa đứt ra đã dính liền trở lại; gió quái lạ thổi thoáng qua người, vừa chết đi đã sống lại rồi. Lửa dữ đầy thành, vang tiếng kêu gào thảm thiết; vạc lớn nấu đun, chỉ nghe âm thanh thống khổ bên tai. Băng giá vừa ngưng, thân xanh mét như sen xanh bó nhụy, máu thịt rã rời, thể bầm đỏ như ngó sen dập nát. Sống chết trong một đêm, địa ngục trải qua vạn lượt; đau đớn thống khổ mỗi ngày, so với nhân gian hơn trăm năm tuổi. Đã bao lần khiến ngục tốt phải ra sức hành hình mệt nhọc, mà nào có ai chịu tin lời Diêm chúa răn đe? Lúc thọ hình mới biết là khổ, tuy hối hận làm sao quay lại? Thoát ra rồi quên sạch sành sanh, bao nghiệp ác vẫn làm như cũ!

Dùng roi quất lừa chảy máu, ai biết mình đang đánh mẹ? Dắt lợn vào lò mổ, nào hay ta sắp giết cha? Ăn thịt con không biết, Văn vương xưa còn như thế. Nhai nuốt cha mẹ chẳng hay, muôn loài đều vậy cả. Ngày trước cùng ân ái, nay oán thù nhau; xưa vốn là thù địch, nay thành cốt nhục một nhà. Trước là mẹ nay lại làm cha, trước là cha nay lại làm chồng. Nếu nhớ biết được chuyện đời trước, ắt phải thấy xấu hổ, nhục nhã. Người có thiên nhãn nhìn thấu tất cả, ắt phải thấy nực cười mà thương xót.

Phẩn uế tụ thành một bọc, chín tháng trong ấy khó qua; máu mủ nhơ nhớp một đường, nhất thời chui xuống đáng thương! Ấu thơ không biết, đó đây đều không phân biệt; lớn lên nhận hiểu, tức thời khởi sinh tham dục. Không bao lâu thì bệnh khổ, già nua tìm đến, chẳng mấy chốc vô thường đã gọi. [Phút lìa đời] gió lửa hỗn độn, vây quanh thần thức rối loạn; tinh huyết cạn kiệt, bên ngoài da thịt dần khô. Mỗi lỗ chân lông đều như kim đâm thấu thịt; mắt mũi miệng thảy đều như dao cắt. Con rùa mang nấu chín, thịt lôi ra khỏi mai vẫn còn là dễ, so với thần thức lúc lâm chung thoát xác còn khó hơn bội phần.

Tâm này không có chủ thể thường tồn, như khách buôn khắp chốn đều làm khách lạ. Thân này không có hình thể cố định, chỉ như nhà ở thường dời chuyển đó đây. Thân này biết bao lần qua lại giữa luân hồi, [tính đếm ra thì] số hạt bụi cõi đại thiên cũng không so được. Mỗi mỗi biệt ly rơi lệ, [gom hết lại thì] sóng nước trong bốn biển cũng chẳng nhiều bằng. Xương cốt bao đời tích lũy, dẫu núi cao còn chưa sánh kịp. Thân xác từng bỏ trong sáu nẻo, dàn trải ra tràn khắp cõi đất. Ví như không được nghe lời Phật dạy, những điều như vậy ai thấy ai nghe? Khi chưa đọc qua Kinh điển, lý lẽ như thế làm sao rõ biết?

Nếu cứ tham luyến như xưa, si mê không khác trước, chỉ sợ trong muôn kiếp ngàn đời, một lần sai sẽ trăm lần sai tiếp. Thân người này khó được dễ mất, tuổi đời trôi nhanh không thể níu kéo. Rồi đường trước mịt mờ, một lần biệt lythăm thẳm. Nghiệp báo xấu ác trong ba đường dữ, tự làm tự chịu. Đau đớn không sao nói hết, biết ai thay mình nhận lãnh? Nói đến đây, sao có thể không rùng mình run sợ?

Vì thế nên phải dứt dòng sinh tử, thoát biển ái dục, cứu mình cứu người, cùng lên bờ giác. Công phu thành tựu trong muôn kiếp lâu xa, đều tùy thuộc vào nỗ lực quyết định một lần này.

Đó là nhân duyên thứ sáu để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là vì tôn trọng tự tánh linh giác? Đó là nói việc tâm thức này của ta hôm nay, so với tâm thức của đức Thích-ca Như Lai quả thật không hai, không khác. Vì sao đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp trước đã sớm thành Chánh giác, còn ta thì đến nay vẫn hôn mê điên đảo, vẫn còn là phàm phu? Đức Thế Tôn lại có đủ vô lượng thần thông, trí tuệ, công đức trang nghiêm, còn ta thì chỉ thấy đầy dẫy vô số phiền não, nghiệp lực dắt dẫn, sinh tử trói buộc? Cùng một tâm tánhmê ngộ cách nhau như trời vực, tĩnh tâm suy xét, lẽ nào lại không đáng hổ thẹn? Thật chẳng khác gì hạt châu vô giá nằm trong bùn nhơ, bị xem như ngói sỏi không ai quý trọng.

Thế nên phải dùng đến vô số pháp lành để đối trị phiền não, dày công tu tập giới hạnh thì tánh đức mới hiển lộ, như hạt châu kia được rửa sạch mài sáng, mang treo lên tòa cao, rực rỡ tỏa chiếu, soi sáng khắp nơi. Như thế mới có thể gọi là không bội ơn giáo hóa của Phật, không uổng phụ tánh linh giác của chính mình.

Đó là nhân duyên thứ bảy để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là sám hối nghiệp chướng? Trong kinh dạy rằng, phạm một trong các tội đột-cát-la,  phải đọa vào địa ngục thời gian lâu bằng 500 năm tuổi của trời Tứ thiên vương.  Đột-cát-la là tội nhẹ, mà còn chịu nghiệp báo như vậy, huống chi các tội nặng, nghiệp báo quả thật khó nói hết!

Chúng ta ngày nay trong sinh hoạt thường ngày, mỗi hành vi, động tác thường phạm giới hạnh; mỗi miếng cơm, ngụm nước luôn trái luật nghi. Mỗi một ngày qua đã phạm vô số tội, huống hồ trong suốt một đời, trải qua nhiều kiếp, tội lỗi sinh khởi chắc chắn là không thể nói hết!

Chỉ xét riêng theo Năm giới mà nói, mười người đã chín kẻ phạm, nhưng người phát lộ thì ít, kẻ che giấu lại nhiều. Năm giới chỉ là giới của người cư sĩ mà còn chưa giữ trọn, huống chi các giới sa-di, tỳ-kheo, Bồ Tát giới, hẳn sự thiếu sót đã quá rõ không cần phải nói. Có ai hỏi đến liền xưng danh tỳ-kheo, nhưng xét thực chất lại chưa trọn đức hạnh của người cư sĩ, chẳng đáng hổ thẹn lắm sao?

Nên biết rằng, giới luật do Phật chế định, thà không thọ trì, một khi đã thọ trì thì không được hủy phạm, một khi đã hủy phạm thì rốt cùng phải chịu đọa lạc. Nếu không sớm khởi tâm thương mình thương người, đau xót cho người, đau xót cho mình, thân khẩu cùng thống thiết, miệng niệm lệ rơi đều chân thành, khắp vì tất cả chúng sinh, bi ai cầu xin sám hối, thì chắc chắn trong ngàn đời muôn kiếp, khó tránh được quả báo xấu ác.

Đó là nhân duyên thứ tám để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là cầu sinh Tịnh độ? Đó là nói việc nơi thế giới Ta-bà này, tu hành tăng tiến rất khó khăn; được vãng sinh về Tây phương Cực Lạc, thì thành tựu quả Phật cũng dễ dàng. Vì dễ dàng nên một đời có thể xong việc, bởi khó khăn nên nhiều kiếp vẫn chưa thành. Thế nên, các bậc hiền thánh xưa nay, ai ai cũng cũng đều hướng đến; trong ngàn kinh muôn luận, đâu đâu cũng chỉ về Tịnh độ.

Trong đời mạt pháp, không một pháp môn nào vượt hơn Tịnh độ. Tuy nhiên, trong kinh dạy rằng, căn lành ít không thể vãng sinh, phúc đức nhiều mới có thể thành tựu. Muốn nhiều phúc đức, chẳng gì hơn niệm danh hiệu Phật; muốn thừa căn lành, không gì bằng phát tâm rộng lớn. Vì thế, niệm thánh hiệu dù trong chốc lát, cũng hơn người bố thí trăm năm; một khi vừa phát tâm Bồ-đề, đã vượt qua sự tu hành nhiều kiếp.

Niệm Phật vốn mong thành Phật, nếu chẳng phát tâm rộng lớn thì niệm để làm gì? Phát tâm là để tu hành, nếu không sinh về Tịnh độ thì dù phát tâm rồi cũng sẽ thối chuyển. Cho nên, ruộng tâm địa gieo hạt giống Bồ-đề, dùng lưỡi cày niệm Phật, thì đạo quả tự nhiên tăng trưởng. Nương con thuyền đại nguyện, vào biển lớn Tịnh độ, cõi Tây phương quyết định được vãng sinh.

Đó là nhân duyên thứ chín để phát tâm Bồ-đề.

Thế nào là khiến cho Chánh pháp được trụ thế lâu dài? Đó là nói việc đức Thế Tôn của chúng ta, từ vô số kiếp đến nay, vì chúng tatu đạo Bồ-đề, việc khó làm cũng làm được, việc khó nhẫn cũng nhẫn được, cho đến khi nhân quả viên mãn, cuối cùng thành tựu quả Phật.

Sau khi thành Phật, hóa độ chúng sinh trọn khắp, nhân duyên đã dứt mới nhập Niết-bàn. Cho đến các giai đoạn chánh pháp, tượng pháp đều đã qua, nay chỉ còn thời mạt pháp. Giáo pháp không người tu tập, tà chánh chẳng thể phân, đúng sai không rõ biết; người người tranh đua chạy theo nhân ngã, thảy thảy đều mưu cầu lợi danh. Nhìn khắp thiên hạ mênh mông đều là như vậy, chẳng còn ai biết Phật là người nào, Pháp có nghĩa chi, Tăng là danh xưng gì? Suy tàn cho đến mức ấy, nói ra càng không nỡ, mỗi khi nghĩ đến bất giác phải rơi lệ.

Chúng taPhật tử mà không thể báo đền ơn Phật, tự thân không làm lợi mình, đối với bên ngoài chẳng làm lợi người, sống trên đời đã là vô ích, chết đi cũng chẳng lợi lạc mai sau, trời tuy cao không sao che chở, đất tuy dày chẳng thể đỡ nâng. Như vậy, kẻ mang tội lỗi nặng nề nhất, chẳng phải ta thì là ai?

Do đó nên trong lòng đau đớn không sao chịu nổi, chẳng nghĩ được cách nào cho vẹn toàn. Hốt nhiên liền quên đi sự kém cỏi của mình, khởi phát tâm Bồ-đề rộng lớn. Tuy hiện nay không thể vãn hồi đời suy mạt, nhưng quyết sẽ lo tính việc hộ trì Chánh pháp tương lai. Vì thế mới cùng các vị thiện hữu đến nơi đạo trường, soạn thành sám pháp, lập pháp hội này, phát khởi 48 lời nguyện lớn, mỗi nguyện đều cứu độ chúng sinh. Mong sao luôn giữ tâm sâu vững trong trăm ngàn kiếp, tâm nào cũng đều là tâm Phật.

Kể từ hôm nay cho đến tương lai không cùng tận, hết một đời này nguyện sinh về Cực Lạc, tiến tu lên hàng cửu phẩm, quay lại cõi Ta-bà, làm cho mặt trời Phật đạo lại rực rỡ huy hoàng như trước, Phật pháp lại rộng mở khắp thế gian, chư Tăng như biển lớn thanh tịnh trong toàn cõi, người người được hóa độ ngay tại Ta-bà, đời thịnh đức nhờ đó tăng thêm, Chánh pháp trụ dài lâu cõi thế; tâm nguyện hết sức chân thành, tha thiết như vậy.

Đó là nhân duyên thứ mười để phát tâm Bồ-đề.

Mười nhân duyên như trên đều đã biết, tám khuynh hướng phát tâm cũng hiểu rõ ràng, như vậy thì hướng đi đã có, điểm phát khởi đã xác định. Thêm vào đó ta lại được thân người, sống nơi văn hiến, sáu căn bình thường, thân thể khỏe mạnh an ổn, có đủ tín tâm, thật may mắn thay đường tu không có gì chướng ngại.

Huống chi ngày nay chúng ta lại được xuất gia, được thọ Cụ túc giới, được gặp Đạo tràng, được nghe Phật pháp, chiêm ngưỡng xá-lợi Phật, lại tu tập sám pháp, gặp được bạn lành, đầy đủ nhân duyên thù thắng. Nếu hôm nay đây không phát tâm Bồ-đề, thì còn đợi ngày nào?

Chỉ mong Đại chúng thương đến sự chân thành dẫu là ngu muội, xót cho chí nguyện khó nhọc kiên trì của tôi, xin hãy cùng nhau phát tâm, lập nguyện Bồ-đề. Người chưa phát tâm, hôm nay hãy phát tâm; đã phát tâm rồi xin hãy tăng trưởng; đã tăng trưởng rồi, xin hãy tiếp tục đừng gián đoạn. Đừng sợ khó khăn mà thối thất, đừng thấy dễ dãixem thường không cẩn trọng; đừng quá nôn nóng mà không giữ được dài lâu, đừng lười nhác buông thả mà thiếu sự dũng mãnh; đừng yếu hèn mất đi sự phấn chấn, đừng lần lữa do dựđợi chờ không dứt khoát; đừng vì tự thấy mình ngu si mà buông xuôi không chú ý, đừng vì căn tánh chậm lụt mà nghĩ mình không thể dự phần. Ví như việc trồng cây, lâu ngày thì rễ cạn dần ăn sâu, hoặc như mài dao, mài lâu thì lưỡi cùn thành sắc bén. Lẽ nào vì thấy rễ cạn mà không trồng, để cây phải chết khô; vì thấy lưỡi cùn mà không mài, để dao thành vô dụng?

Hơn nữa, nếu cho rằng tu hành là khổ nhọc, ấy thật chẳng biết rằng, lười nhác buông thả sẽ còn khổ hơn. Tu hành thì khổ nhọc tạm thời, nhưng được an vui mãi mãi, lười nhác thì an ổn tạm bợ một đời, nhưng phải chịu khổ đau nhiều kiếp. Huống chi, nếu nhờ đến con thuyền Tịnh độ, thì đâu phải lo gì thối chuyển? Được pháp vô sinh làm sức nhẫn chịu, thì đâu ngại gian nan? Nên biết rằng tội nhân trong địa ngục, mà còn có kẻ phát tâm Bồ-đề từ kiếp trước, huống chi là Phật tử trong cõi người, lại không lập đại nguyện đời này?

Do hôn ám si mê từ vô thủy, nên việc ngày trước không thể cản ngăn; ngày nay được tỉnh ngộ, chuyện tương lai có thể sửa đổi. Kẻ mê chưa ngộ vốn đã đáng thương, nhưng người biết mà không làm lại càng đớn đau đáng tiếc hơn nữa. Nếu biết sợ nỗi khổ địa ngục, thì tự nhiên khởi tâm tinh tấn. Luôn nhớ đến vô thường nhanh chóng, thì không dám lười nhác buông thả. Lại phải dùng giới pháp của Phật mà làm đòn roi nhắc nhở, thôi thúc; nhờ bạn lành cùng nâng đỡ, dắt dẫn nhau. [Đã phát tâm rồi,] dù khi nguy cấp, gấp rút cũng chẳng lìa, dẫu suốt đời trọn kiếp, vẫn nương theo không bỏ, như vậy thì không còn lo gì sự thối thất.

Đừng cho một niệm tưởng là nhỏ nhoi [mà khinh suất dễ duôi], đừng nghĩ việc phát nguyện chỉ là [nói suông nên] hư dối không hữu ích. Tâm chân thành thì sự việc đúng thật, nguyện lớn rộng thì chỗ thực hành sâu. Hư không chưa phải lớn, vì tâm này mới là rộng lớn; kim cương chưa phải bền chắc, vì nguyện lực còn bền chắc không gì hơn.

Nếu đại chúng có thể thật lòng không gạt bỏ những lời trên, thì quyến thuộc Bồ-đề từ đây nối kết, thệ ước đồng tâm niệm Phật từ nay bền chặt. Đã phát nguyện cùng sinh về Tịnh độ, cùng gặp Phật Di-đà, cùng giáo hóa chúng sinh, cùng thành Chánh giác, thì biết đâu trong tương lai ba mươi hai tướng tốt, trăm phúc tướng trang nghiêm, lại chẳng bắt đầu ngay từ sự phát tâm lập nguyện của ngày hôm nay? Nguyện cùng đại chúng nỗ lực cố gắng. Điều tốt đẹp ấy, thật kỳ vọng lắm thay!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7724)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22524)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 8927)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
(Xem: 10159)
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết.
(Xem: 16862)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 8295)
Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già.
(Xem: 19116)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 8019)
Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.
(Xem: 6972)
Nhị đếtục đếchân đế, còn gọi là chân lý tương đốichân lý tuyệt đối hay chân lý thế gianchân lý xuất thế gian.
(Xem: 8240)
Phật giáocách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn,
(Xem: 8581)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9684)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9549)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7737)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8306)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8310)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7951)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8456)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9988)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 9011)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8804)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 8049)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9967)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9875)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9374)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10264)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14589)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 9137)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8628)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9779)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15797)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8205)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 11137)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11797)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8883)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 9115)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 12040)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9450)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21758)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15305)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8681)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9385)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7828)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9418)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9463)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10445)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8881)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14923)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 8043)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8378)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8443)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8862)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 9160)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8660)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8228)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7770)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9942)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7958)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7897)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
(Xem: 6998)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant