Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm

28 Tháng Giêng 201614:05(Xem: 9685)
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm

"ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM"
       
"... to use the mind yet be free from any attachment"

Chân Minh

Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sinh Kỳ Tâm

 

"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" là một câu kinh rất ngắn trong cả quyển kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật rất nổi tiếng được giới học Phật trích dẫn nhiều nhứt. Nó được lập đi lập lại khắp nơi khắp chốn. Từ các Phật đường, Tổ đường cho chí trong các dãy hành lang dài hun hút, hay dưới chân cội tùng già, bên ngôi tháp cổ,... của các đại tùng lâm, các tự viện, các viện Phật học lừng danh thế giới... và nó cũng có mặt ngay ở trong các ngôi chùa lá cũng như ở trong các thiền thất, thảo am đơn sơ mộc mạc.

Người ta đã mổ xẻ - chia chẻ - phân tích nó đủ mọi khía cạnh. Thậm chí có thể nói một cách không quá đáng rằng nó đã được người đời phân tích tìm hiểu ý nghĩa ví như chẻ tư chẻ tám một sợi tóc vậyĐa số đều dùng trí năng, cũng như xem xét kỹ thuật kết cấu câu từ của nó cho quá trình phân tích. Tuy nhiên cũng có không ít người trực ngộ được nó bằng con đường tư duy thiền quán

Tiếc thay, người có thực chứng lại không nói nhiều, thậm chí không mở miệng, trong khi kẻ chỉ biết qua khái niệm lại khá nhiều lời.

Thực ra nó không khó hiểu cho lắm cho một người có trình độ Phật học bình thường. Nhưng chữ hiểu của giới học giả không đồng nhứt với chữ chứng của giới hành giả. Nói cách khác từ hiểu đi tới chứng có một khoảng cách khá lớn, thậm chí rất lớn. Chúng ta có thể dùng những phương pháp khoa học trong học thuật, nhứt là quy cách phân tích của ngành triết học để hiểu nó. Nhưng để chứng được nó thì phải qua con đường công phu thiền định để làm sao nó có thể tan chảy, hoá chuyển thành máu thành thịt của chính mình. Để làm được việc đó không còn cách nào khác là dùng nó như một công án - lấy nó làm đề tài công phu thiền quán của đời mình.

Có lẽ chúng ta cần chép ra đây đoạn kinh có chứa câu "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm".

"... - Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Bồ-tát trang nghiêm Phật độ phủ?

- Phất dã Thế Tôn! Hà dĩ cố? Trang nghiêm Phật độ giả, tức phi trang nghiêm, thị danh trang nghiêm.

- Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ-tát ma-ha-tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm..." 

Sư ông Làng Mai dịch :

- Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao? Bồ Táttrang nghiêm cõi Bụt chăng?

- Bạch Thế Tôn, không. Vì sao? Trang nghiêm cõi Bụt tức là không trang nghiêm cõi Bụt, vì vậy nên mới gọi là trang nghiêm cõi Bụt.

- Như thế đó, thầy Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tátđại nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy. Không nên dựa vào sắc mà phát tâm, cũng không nên dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp mà phát tâmChỉ nên phát tâm trong tinh thần vô trụ. (Xem Kinh Kim cương gươm báu cắt đứt phiền não)

Đứng về phương diện cú pháp thì "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" tức là "Chỉ nên phát tâm trong tinh thần vô trụ" là câu kết luận nhằm mục đích chốt lại lời dạy ngắn gọn của Bụt rằng : "các vị Bồ Tátđại nhân nên phát tâm thanh tịnh theo tinh thần ấy. Không nên dựa vào sắc mà phát tâm, cũng không nên dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp mà phát tâm." Nói cách khác : các vị Bồ Tát và đại nhân không nên dựa vào sáu trầnphát tâm thanh tịnhtâm thanh thịnh là tâm của chư Bụt và chư Bồ Tát

Rõ ràng không có gì là khó hiểu. Nhưng! Một chữ NHƯNG khá lớn này lại là vấn đề nan giải cho học giả lẫn hành giả

Chúng ta biết rằng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp là sáu trần của sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, da, và ý. Trong khi căn, trần lại là nhân duyên của sáu thức : nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứcý thức. Cả ba hợp lại thành mười tám giới. Theo đó chúng ta có thể hiểu lời Bụt dạy thầy Tu Bồ Đề rằng : Các bậc Bồ Tát và đại nhân phát tâm thanh tịnh nhưng hoàn toàn tự do - không bị mười tám giới ràng buộc. Nghĩa là quý ngày đã vượt thoát được mọi buộc ràng của những sợi dây sinh tử luân hồi, luôn luôn an trú nơi bản thể thanh tịnh - làm việc gì cũng thong dong dong tự tại

Vấn đề lớn ở đây là làm sao chúng ta có thể đạt được điều đó? Có lẽ không có cách nào khác hơn là hành giả phải quyết tâm hạ thủ công phu, bám lấy nó, biến nó thành công án - làm chất liêu sống mới mong giải quyết được vấn đề. Tuy khó thật đấy, nhưng không có nghĩa là bế tắt, không có nghĩa là bất khả. Lịch sử truyền thừa của đạo Phật đã chứng minh được điều đó.

- Chuyện kể rằng, sau khi đắc pháp với ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lục tổ Huệ Năng đã du hạ Nam phương. Trên đường hóa độ chúng sinh có lần vì cảm hóa đám người thợ săn dữ dằn và hiếu sát. Ngài đã không ngại sống cùng họ, cùng ăn thịt uống rượu như họ mà không thấy bị rượu thịt làm ngăn trở. 

Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng có không ít vị thiền sư đạt được tinh thần vô ngại như Lục Tổ

- Đời nhà Trần chẳng hạn. Chúng ta có Tuệ Trung Thượng Sĩ, là một trong những vị thiền sư đắc đạo, ngài đã chứng đắc được trạng thái tự do tuyệt đối. Bằng tinh thần vô ngại, Tuệ Trung đã có thể tiến/lui, đi/về rất ư là tự tại. Sử viết rằng : Có lần Tuệ Trung được em gái tức Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm mời vào cung ăn tiệc. Trên bàn có những món mặn và món chay, ngài gắp thức ăn một cách không phân biệt. Hoàng hậu hỏi: "Anh tu thiềnăn thịt cá thì làm sao mà thành Phật được?" Ngài cười đáp: "Phật là Phật, anh là anh ; anh không cần thành Phật. Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói: Văn ThùVăn Thù, giải thoátgiải thoát đó sao?" (Theo VN Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang). 

Sử sách cũng ghi chép rằng, khi cần ngài cũng đã không ngần ngại mang cung cỡi ngựa xông pha trận mạc. Ít nhất là 2 lần Tuệ Trung lãnh lịnh trấn giữ đất Hồng Lộ tức Hải Dương bây giờ nhằm ngăn chận giặc Bắc xâm lăng. Nhìn bề ngoài người đời sẽ cho đó là việc thường tình của những bậc anh hùng cứu nước hà cớ tới bậc thiền sư! Nhưng xét về phương diện tâm ý thì ngài làm việc đó với một tinh thần tự do tuyệt đối không bị ràng buộc bởi sân hận, oán thù theo cách của giới tướng lĩnh thường tình. Xong việc ngài lại giũ sạch bụi trần trả chiến bào cho vua, khoát áo chân không vui cùng sông núi.

- Gần với thế hệ của chúng ta có thiền sư Nhất Định, tổ khai sơn chùa Từ Hiếu ở Huế. 

Sử kể rằng: Sau khi trao trả giới đaođộ điệp ; từ bỏ hết mọi chức vụ Trụ trì các ngôi quốc tự cũng như chức vụ Tăng Cang toàn quốc cho triều đình. Ngài lui về ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc với hai đệ tử và một mẹ già 80 tuổi. Một hôm mẹ bệnh, thầy thuốc bảo: phải cho ăn cháo cá mới hết bệnh. Ngài đã xuống núi tới chợ Quy Giả tức chợ  Đông Ba ngày nay xin một con cá rồi thong dong tự tại xách con cá trần trụi còn vẫy đuôi buộc vào sợi dây đi trở lên núi (hiện nay Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu tại Đức có treo bức hình này nơi thờ Tổ), nhờ người làm thịt nấu cháo cho mẹ ăn hết bịnh. 

Hình ảnh một vị cao tăng nổi tiếng tay xách con cá trần trụi thong dong đi giữa thanh thiên bạch nhựt vào thời đó chẳng khác nào một tiếng sấm lớn làm kinh động tới tận kinh thành khiến triều đình phải mở cuộc điều tra. Sau khi biết được tấm lòng hiếu thảo của ngài, đích thân nhà vua đã tới thảo am vấn an và tỏ lòng tôn kính một bậc thiền sư chứng đắc

Nhà vua cũng như nhiều quan đại thần muốn cúng dường đồ ăn thức uống. Ngài đã khẳng khái trả lời rằng: "...hữu thị giả nhị nhơn, thực ma đậu, triêu tịch cung cấp túc hỷ, bất nguyện đa giả !”. (Có hai thị giả, ăn mè đậu, sáng tối cung cấp đủ, không mong nhiều)." 

Người ta cũng đã xin ngài cho phép biến thảo am thành ngôi phạm vũ nhưng ngài đã một mực từ chối. Mãi đến sau khi ngài viên tịch người ta mới dựng trên nền thảo am xưa một ngôi cổ tự với tên gọi là Tổ đình Từ Hiếu. Hai chữ Từ Hiếu ý nói lên lòng hiếu thảo của ngài vậy.

Gần hơn nữa, ngay trong những thế hệ hậu bán thế kỷ XX này cũng đã có không ít chư vị thiền sưcư sĩ người Việt đắc đạo phát tâm trong tinh thần vô trụ.

- Đó là hành trạng của Bồ tát Thích Quảng Đức. Ngài đã dũng mãnh tự đốt cháy tấm thân ngũ uẩn, cúng dường chư Phật mười phương - thức tỉnh nhân loại trước thảm cảnh độc tôn tín lý, độc quyền tín ngưỡng, kỳ thị tôn giáo bằng những hành vi khủng bố, giết chóc tù đày người khác tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm.

Thay vì trả đũa bằng những phương thức bạo động, vũ trang chống lại chính quyền, ngài đã tự biến thân mình làm ngọn đuốc mong soi sáng tâm ý của Tổng thống và chính phủ Ngô Đình Diệm với một tấm lòng bi mẫn, và tự tại không bị hận thù làm vướng bận. Lời tâm nguyện ngài viết trước khi tự thiêu đã nói lên điều đó :

« Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định). Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo. Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

- Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.

- Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.

- Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.

- Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa…»

- Đó cũng là hành trạng của chị Nhất Chi Mai tự thiêu để kêu gọi Hòa bình cho Việt Nam. Mười bức thư mà chị để lại đã nói lên được sự « phát tâm trong tinh thần vô trụ » của chị. (Xem tiểu sửhành trạng của chị ở đây).

- Đó cũng là hành trạng của những tác viên Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Họ là những người thanh niên sinh viên ở độ tuổi tràn đầy mơ mộng cùng chí nguyện, và tâm huyết lợi tha. Không ngại gian lao khổ nhọc tự tại thong dong từ giả thành đô hoa lệ dấn thân về vùng nông thôn nghèo đói bệnh tật, cùng với bà con dựng trường học, xây trạm xá, khám bệnh phát thuốc … đem ánh sáng văn minh vào vùng tăm tối. Họ cũng đã không ngại đi giữa hai làn đạn chiến tranh - kéo cờ Phật giáo khẩn cầu các cấp chỉ huy của đôi bên tạm ngưng tiếng súng cho phép họ băng bó vết thương cứu chữa và khử trùng chôn xác nạn nhân chiến cuộc. Họ cũng đã bị người đồng bào khác đạo hiểu lầm tới nơi họ ở, nơi họ làm việc thiện nguyện để bắt cóc, sát hại, khủng bố gieo rắc sợ hãi bắt họ phải dừng lại con đường lý tưởng mà họ đang đi. Có cả thảy sáu người bị bắn chết, 19 người bị thương, và tám người bị bắt đi mất tích. Tất cả xảy ra trong bốn cuộc khủng bố bằng vũ lực. Thế nhưng họ đã không bị hận thù cướp đi tình thương, không bị tham sân si cướp đi tinh thần vô trụ của bậc Bồ Tát, Đại Nhân trong lời kinh "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm". (Xem bài Xứng đáng chỉ có tình xót thương).

xxx

Đôi dòng sử liệu đơn sơ cho chúng ta thấy rằng giáo pháp của Phật không chỉ là những lời dạy, những tư tưởng triết học suông bằng chữ nghĩa in ấn trong kinh điển chỉ để phụng thờ, mà nó là một giáo pháp, một chân lý sống, một pháp môn thực hành. Nếu được học và đem ra thực tậpứng dụng vào đời sống hàng ngày nó sẽ cho ra một kết quả rất cụ thể, mà không là niềm tintư tưởng trên mây hứa hẹn ở đời/kiếp sau. 

Đó là một trong những thực chất sống động của câu kinh thời danh "Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" tức "Chỉ phát tâm trong tinh thần vô trụ" đã và đang hóa thành hiện thực vậy.

Chân Minh

Paris, 23/1/2016
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7724)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22524)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 8927)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
(Xem: 10159)
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết.
(Xem: 16862)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 8295)
Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già.
(Xem: 19116)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 8019)
Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.
(Xem: 6972)
Nhị đếtục đếchân đế, còn gọi là chân lý tương đốichân lý tuyệt đối hay chân lý thế gianchân lý xuất thế gian.
(Xem: 8240)
Phật giáocách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn,
(Xem: 8581)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9684)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9549)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7737)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8306)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8310)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7951)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8456)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9988)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 9011)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8804)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 8049)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9967)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9875)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9374)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10265)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14589)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 9137)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8628)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9780)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15797)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8205)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 11137)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11797)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8883)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 9115)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 12040)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9450)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21758)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15305)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8681)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9385)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7828)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9418)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9463)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10445)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8881)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14923)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 8043)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8378)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8443)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8862)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 9160)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8660)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8228)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7770)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9942)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7958)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7897)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
(Xem: 6998)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant