Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chẳng Phải Nhân Duyên - Chẳng Phải Tự Nhiên

19 Tháng Mười Hai 201707:42(Xem: 6399)
Chẳng Phải Nhân Duyên - Chẳng Phải Tự Nhiên
Chẳng Phải Nhân Duyên - Chẳng Phải Tự Nhiên 

Chân Hiền Tâm

Chẳng Phải Nhân Duyên - Chẳng Phải Tự Nhiên


Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”. Nếu có thể tìm thấy một pháp mà pháp đó hiện khởi hay mất đi không theo qui luật ấy, thì coi như qui luật ấy bị phá vỡ. Nhưng trước giờ, chưa ai tìm thấy được pháp nào tự sinh tự diệt ở thế giới này. Một thế giới mà ở đó không gianthời gian tồn tại.  

Nhân duyên sinh, tức không thể tự nhiên mà sinh. Con gà phải có nhân duyên quá khứnhân duyên hiện tại mới xuất hiện được, không có việc con gà tự nhiên xuất hiện. Nhân duyên sinh là vậy. Không phải tự nhiên sinh là vậy.  

Vậy mà trong kinh Lăng Nghiêm, Như Lai nói: “Chẳng phải tính nhân duyên, chẳng phải tính tự nhiên”. Tức không phải chỉ phủ định tự nhiên mà phủ định luôn cả nhân duyên.

Vì sao? Vì muốn chỉ ra chỗ chân thật. Tuy nói “chỗ” mà thật là không có chỗ nơi. Kinh Niết-bàn gọi đó là Phật tánh, luận Đại thừa Khởi Tín nói đến không và bất không của chân như. Tâm kinh Bát-nhã nói “Tướng không của các pháp không sinh không diệt…”. v.v…


Nghi cái chân thật đồng với tự nhiên của ngoại đạo

Nghi đó, là ngài A-nan nghi.

Khi nghe Phật nói về tánh Phật mả ai cũng có, ngài A-nan đã khởi mối nghi. Nghi cái tánh “chẳng sinh chẳng diệt, xa lìa tất cả hư vọng, điên đảo” mà Phật đã nói chẳng phải là pháp nhân duyên, như Phật từng nói ở núi Lăng-già. “Ở núi Lăng-già, Thế Tôn đã vì ngài Đại Huệ v.v… giảng rộng nghĩa này: Bọn ngoại đạo kia thường nói tự nhiên, còn ta nói nhân duyên, chẳng phải cảnh giới của ngoại đạo kia”. Đương nhiên, cái nhân duyên Phật nói ấy không phải chỉ cho tánh Phật. Nhưng vì ngài A-nan hiểu chưa tới, chứng chưa qua, nên cứ lẫn từ chỗ này sang chỗ khác. Dù lẫn lời Phật như thế, A-nan vẫn có cái thấy của riêng mình: “Cái tánh chẳng sinh chẳng diệt, xa lìa tất cả hư vọng, điên đảo đó in tuồng chẳng phải nhân duyên mà cùng với thuyết tự nhiên của ngoại đạo”. Ngài nghĩ tánh Phật kia đồng với thần ngã tự nhiên của ngoại đạo.


Tánh Phật ấy chẳng phải tự nhiên

Đầu tiên, cần phải hiểu khái niệm “tự nhiên”.

Tự nhiên, là pháp vốn tự như vậy. Nếu nó tự như vậy thì không có gì làm nó mất đi hay hòa hợp. Xem ra việc ngài A-nan cho tánh Phật ấy là tự nhiên, không phải không có nguyên do. Vì tánh Phật cũng là thứ vốn có, không do nhân duyên sinh, nên Ngài A-nan qui nó về tự nhiên. Thực ra không thể qui. Vì sao?

Tự nhiênngoại đạo nói, chỉ cho thể trạng có. Một khi đã cho nó “vốn có” thì cũng đồng nghĩa cho rằng “trước sao sau vậy”, không thể biến khác.

Chỗ chân thật Phật nói, không phải không nhưng không phải có, nên tuy “trước sao sau vậy” mà cái “trước sao sau vậy” ấy lại không, có thể huân tập chủng tửtùy duyên hiện tướng.

Khác nhau một chút đó mà thành không như nhau.

Tánh Phật không phải tự nhiên (Phật dẫn tánh Phật ấy qua cái thấy để ngài A-nan dễ nhận) vì nếu tánh của cái thấy là tự nhiên, thì trước sao sau vậy, không thể tùy duyên mà thấy sáng thấy tối, thấy không, thấy bít v.v.. Kinh nói: “A-nan, ông hãy xét xem! Tánh thấy sáng suốt nhiệm màu này lấy cái gì làm tự thể? Lấy sáng làm tự thể hay lấy tối làm tự thể? Lấy hư không làm tự thể hay lấy ngăn bít làm tự thể? Nếu lấy sáng làm tự thể thì khi tối đến không thể thấy tối. Nếu lấy hư không làm tự thể thì đáng lẽ không thấy ngăn bít…”[1]. Luận như thế thì biết cái thấy không có tự thể. Nếu có tự thể thì không nhập vào cái khác được. Nếu không nhập vào cái khác được thì không thể biến khắp. Nếu biến khắp (tùy duyên) được thì không có tự thể.

Đứng ở mặt Duy Thức mà nói, chỗ ngoại đạo cho là tự nhiên, thực ra chỉ mới thuộc phần vị của thức thứ 8. Còn tánh chân thật mà Phật nói là cội nguồn từ đó có thức thứ 8. Nói theo luận Đại Thừa Khởi Tín là, chân thể thanh tịnh do không tự tánh, bất giác mà sinh Tam tế Lục thô. Thức thứ 8 thuộc Tam tế, còn chỗ chân thật Phật nói là chân thể thanh tịnh. Đại sư Hàm Thị bàn rằng: “Họ lấy bất giác làm Minh đế. Lấy Nghiệp tướng vọng động làm thần ngã. Mê lầmvô tánh...”[2]. Thế nên biết, Phật tánh tuy “vốn có” mà không đồng với thần ngã tự nhiên của ngoại đạo.  


Hết tự nhiên liền qua nhân duyên

A-nan lại thưa: “Tánh thấy nhiệm màu này nếu chẳng phải là tự nhiên thì nó là do nhân duyên sinh”. Đó là tư tưởng thường tình của người đời. Nghe không mập thì liền nghĩ đến ốm, nghe không no thì liền tưởng đến đói. Không biết rằng, không mập nhưng cũng không ốm, không no mà cũng không đói, cũng không phải là thứ lưng chừng giữa mập và ốm, no và đói. Không phải những tướng đó nhưng không lìa những tướng đó… Không hình dung được cái khoảng kỳ quái này nên A-nan lại thưa: “Tâm con vẫn còn chưa rõ. Xin hỏi Như Lai, nghĩa ấy thế nào cho hợp với tính Nhân duyên?”.

Phật trả lời: “Nếu nói nhân duyên thì cái thấy ấy nhân nơi sáng mà có thấy hay nhân nơi tối mà có thấy…? Nếu nhân nơi sáng mà có thì đáng nhẽ chẳng thấy được tối. Nếu nhân nơi tối mà thấy thì đáng nhẽ chẳng thấy được sáng”. Thực tế thì có khi ta thấy sáng, có khi ta thấy tối… thì biết cái thấy ấy chẳng nhân nơi sáng mà có, cũng chẳng nhân nơi tối mà có. Ấy là phá nhân sáng, nhân tối v.v… Kế là phá đến duyên. “Cái thấy này là duyên nơi sáng mà thấy hay duyên nơi tối mà thấy? … Này A-nan, nếu duyên nơi sáng mà có thấy thì đáng nhẽ chẳng thể thấy tối, duyên nơi tối mà thấy thì đáng nhẽ chẳng thể thấy sáng…”[3]. Thực tế thì có khi ta thấy sáng, có khi ta thấy tối, nên biết cái thấy này chẳng do duyên với sáng mà thấy, cũng chẳng do duyên với tối mà thấy. Chẳng do nhân chẳng do duyên mà có thấy, nên biết cái thấy ấy chẳng do nhân duyên mà hình thành. Phật kết luận: “Phải biết tánh nhiệm mầu sáng suốt của cái thấy chẳng phải nhân, chẳng phải duyên, chẳng phải tự nhiên, chẳng phải…, lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp”.

Ngài A-nan lại nghi tiếp: “Đã chẳng phải nhân, chẳng phải duyên, cớ gì Thế Tôn thường chỉ dạy các Tỷ-kheo là tánh thấy có đủ bốn nhân duyên: Nhân hư không, nhân ánh sáng, nhân tâm và nhân mắt?”.

Nhân hư không, là từ vật tới mắt phải có khoảng cách vừa đủ mới thấy. Xa quá hay cận quá v.v… đều không thể thấy.

Nhân ánh sáng, là phải có duyên ánh sáng thì mới thấy được vật, tối quá thì không thể thấy.

Nhân tâm, là muốn nói đến 4 thức: Nhãn thức, thức thứ sáu, thức thứ bảy và thức thứ tám. Khi mắt thấy được trần cảnh thì lúc ấy có đầy đủ 4 thức đó hoạt động

Nhân mắt, như mắt phải sáng mới có thể thấy, mù thì không thể thấy.

Hỏi như vậy vì ngài A-nan vẫn chưa phân định được cái thấy và tánh của cái thấy. Tánh cái thấy thì không (không tướng), không phải tự nhiên cũng không do nhân duyên mà thành. Còn cái thấy là do ba thứ căn- trần-thức duyên hợp mà thành. Tánh, không phải là tướng mà tánh thì không lìa tướng. Như Phật đã nói: “Lìa tất cả tướng mà tức tất cả pháp”. Cho nên, Phật trả lời: “Này A-nan! Đó là ta nói các tướng nhân duyên trong thế gian, không phải nói đến Đệ nhất nghĩa đế”. Đệ nhất nghĩa đế, chỉ cho tánh của cái thấy, chính là Phật tánh.

Cũng nói: “Này A-nan! Nay ông phải biết, khi thấy sáng thì cái thấy không phải là sáng, khi thấy tối thì cái thấy không phải là tối… Bốn nghĩa thành tựu, ông nên biết, khi thấy thấy, thấy chẳng phải thấy ấy, thấy còn lìa thấy, thấy chẳng thể bì kịp”[4].

Trong câu “Khi thấy thấy”, các nhà Sớ giải, người thì cho thấy trước là thể, thấy sau là dụng. Người thì cho thấy trước là dụng, thấy sau là thể. Nhưng nói “thể” mà khi căn đang còn trong mê thì thể vẫn đó mà đồng như không. Thể chưa hiện thì dụng cũng chẳng thanh tịnh. Vì thế, Đại sư Hàm Thị bàn rằng: “Chữ thấy đầu là giác ngộ, đó là thủy giác. Chữ thấy sau là chỉ cho cái thấy sáng, thấy tối v.v…”. Nghĩa là, thấy được cái thấy hiện nay, tức thấy được bản chất cái thấy ta đang dùng để thấy sáng thấy tối thì cũng đồng nghĩa với việc nhận ra thực tánh của cái thấy đó, nên nói “giác ngộ”. Thấy được thì “không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp v.v…” vậy có cái gì để gọi là thấy? Nên nói “Thấy chẳng phải thấy ấy. Thấy còn lìa thấy”. Thấy như vậy thì cái thấy sáng thấy tối hiện nay của mình không thể thấy tới được, nên nói: “Thấy chẳng thể bì kịp”.

Lời dạy quá rõ ràng!

Cho nên, mọi cái thấy khi đang còn căn cảnh đây, chưa có cái thấy nào gọi là thấy được tánh của vạn pháp. So với cái thấy phân biệt của phàm phu thì cái thấy không phân biệt (hiện lượng) khi đang còn căn cảnh có thể chân hơn, nhưng chưa thể kết luận đó là cái thấy chân thật (kiến tánh). Bởi mọi thứ vẫn còn là kết quả của Vô minh nghiệp tướng.

Ngay với cái thấy không còn căn cảnh, là tướng Năng kiến nói trong luận Đại Thừa Khởi Tín (đồng với tướng Sở minh nói trong kinh Lăng Nghiêm), thì cái thấy ấy vẫn còn là sản phẩm của Vô minh nghiệp tướng. Nên Đại sư Hàm Thị bàn rằng: “Năm thứ hiện lượng không hạn cuộc nơi căn mà cũng không phải là cảnh thì tánh Như Lai tàng đâu không thường hiển lộ. Nhưng khi chưa trải qua giác ngộ, tuy là gá căn lìa trần mà chỉ đồng với lưu bố tưởng. Đâu thể lấy chỗ “gá căn lìa trần của giác ngộ” mà cho là “gá căn lìa trần của chỗ chưa giác ngộ”. Cái “gá căn lìa trần đã giác ngộ” này còn lìa “cái gá căn lìa trần chưa giác ngộ” thì “cái gá căn lìa trần chưa giác ngộ” trọn không thể bì kịp. Cho nên, trọn ngày thường ở trong giải thoát mà bị hạn cuộc nơi căn, vin nơi cảnh. Vậy nên biết, tánh Như Lai Tạng luôn luôn hiện tiền. Chớp mắt lầm qua liền rơi vào phân biệt. Bỗng gặp liễu duyên liền đồng với tánh giác”[5].


Vì sao tánh thấy chẳng phải là cái thấy?

Được Phật dạy cho biết “Tánh cái thấy không phải chính cái thấy” xong, ngài A-nan càng thêm mê muội, buồn khóc xin Phật: “Cúi mong Thế Tôn mở rộng lòng từ, bố thí con mắt đại trí tuệ, khai thị cho chúng con Giác tâm minh tịnh”.

Phật thương xót A-nan và đại chúng, nên chỉ ra hai thứ vọng thấy để giải nghi.

Này A-nan! Tất cả chúng sinh luân hồi trong thế gian do hai thứ vọng thấy điên đảo phân biệt. Chính ngay đó mà phát sinh, ngay nơi nghiệp mà lưu chuyển. Thế nào là hai thứ vọng thấy? Một là vọng thấy do biệt nghiệp của chúng sinh. Hai là vọng thấy do đồng phần của chúng sinh”[6]. 

. Vọng thấy do biệt nghiệpđồng phần

Vọng thấy do biệt nghiệp, được Phật ví dụ như người bị nhặm mắt mà thấy có vòng tròn bao phủ quanh bóng đèn, hoặc khi ấn vào mắt thì thấy mặt trăng thứ hai. Chỉ người đau mắt hoặc nhấn vào mắt mới thấy bóng tròn và mặt trăng thứ hai. Người không đau mắt hay không nhấn vào mắt thì không thấy các thứ đó. Vòng tròn và mặt trăng chỉ cho phần biệt nghiệp mà mỗi chúng sinh phải thọ nhận. Đó là những gì mà mỗi chúng sinh thấy và gặp trong thế giới của mình, thuộc về căn thân và hoàn cảnh của riêng mình. Sở thấy không lìa Năng thấy mà có.

Vọng thấy do đồng phần (nghiệp chung), là chỉ cho những người cùng đau mắt và cùng nhấn vào mắt. Những người này sẽ đồng thấy bóng tròn và mặt trăng thứ hai. Nhưng tùy mức độ đau mắt hay nhấn vào mắt (nghiệp riêng) mà có cái thấy sai khác về thế giớithân căn của mình. Phật nói: “Nếu một châu nhỏ chỉ có hai nước, mà riêng người trong một nước đồng chiêu cảm ác duyên thì chúng sinh trong nước đó xem thấy tất cả cảnh giới không lành. Hoặc thấy hai mặt trời, hoặc thấy hai mặt trăng v.v… Chỉ nước đó thấy, còn chúng sinh nước bên kia vốn không thấy cũng không nghe”[7].

Nói chung, đồng phần thì gặp phải cảnh giới như nhau, không đồng phần thì chính là nghiệp riêng. Như đồng phần là nghiệp người thì sẽ có cái thấy, thân, căn và cảnh giới của loài người. Chỗ nào có nước sẽ thấy là nước. Không như nghiệp ngạ quỉ, chỗ nào có nước sẽ thấy là lửa hay máu. Trong cái chung ấy lại có cái riêng, như người ở Nam Định thì sinh hoạt, giọng nói và thấy cảnh giới khác người ở TP HCM v.v…

Chung và riêng cứ xuất hiện theo cách như vậy.

. Cái thấy do đồng phần hay biệt nghiệp thì đều vì mắt bệnh

Sau khi đưa ra các ví dụ để đại chúng hiểu về cái thấy đang thấy thân cănthế giới quanh mình chỉ do mắt bệnh mà thấy. Phật kết luận: “So với ông hôm nay dùng mắt xem núi sông cõi nước và các chúng sinh đều do cái thấy bệnh từ vô thủy tạo thành. Cái thấy và cảnh vật được thấy in tuồng như có trước mắt, vốn là lỗi Giác minh của ta đã phân năng sở[8]. Vọng thấy thì bệnh. Bản giác minh tâm biết được duyên thì không bệnh ”. Cái thấy và cảnh giới hiện nay ta đang có đều là hệ quả của cái gọi là đồng nghiệp hay biệt nghiệp. Không bị phần nghiệp này chi phối thì cái thấy không lỗi. Tuy lỗi, nhưng không lìa tánh thấy mầu nhiệm.

Nói theo luận Đại Thừa Khởi Tín thì chân thể thanh tịnh do không có tự tánh, bất giác mà sinh cái thấy hư vọng cùng cảnh giới hư vọng. Cái thấy hư vọng, chỉ cho tướng Năng kiến. Cảnh giới hư vọng chỉ cho thân, căn và thế giới của chúng hữu tình, mà phần tế là hư khôngtứ đại. Như vậy “Năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, nhân duyên hòa hợp hư vọng có sinh, nhân duyên biệt ly hư vọng gọi là diệt. Mà không thể biết sinh, diệt, đi, lại… vốn là tánh chân như viên diệu không lay động Như Lai Tạng thường trụ diệu minh”. Cũng nói: “Tướng thì huyễn vọng mà tánh chân là cái thể giác ngộ sáng suốt nhiệm mầu” [9].


Thu bốn khoa và bảy đại

Bốn khoa là ấm, nhập, xứ, giới.

Bảy đại là không, kiến, thức, địa, thủy, hỏa và phong đại.  

Có phần thu này, vì tướng thì huyễn vọng mà tánh chân là thể giác ngộ sáng suốt nhiệm màu. Tuy huyễn vọng, nhưng do chấp mà tánh thể chẳng hiện, dụng thành ô nhiễm. Khổ từ đó phát sinh. Thu, để hiển bày tánh thể thanh tịnh. Thu được, cũng cho thấy các pháp đó không thật.

Theo Thập nhị duyên sinh, bắt đầu là Vô minh, do Vô minh mà có Hành. Hành là duyên khiến Thức hiện hành, từ đó có Danh sắc, Lục nhập v.v... Danh sắc tức là ngũ ấm. Gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm thứ này che đậy chân tánh nên nói là ngũ ấm.

Sắc thân thì có sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó là sáu cửa nhận tiếp trần cảnh đưa vào thức thứ 8, nên gọi là Lục nhập. Có Lục nhập thì có sáu trần, gọi là Thập nhị xứ. Có sáu căn sáu trần thì có sáu thức, gọi là Thập bát giới. Tất cả đều từ Vô minh mà có. Vô minh là duyên khiến chân thể thanh tịnh hiện khởi các thứ.

Trong kinh Lăng Nghiêm, ngài Phú-lâu-na hỏi Phật rằng: “Nếu tất cả các thứ căn, trần, ấm, xứ, giới… trong thế gian đều là Bản nhiên thanh tịnh Như Lai tạng, cớ sao bỗng sinh ra núi, sống, đất liền và các tướng hữu vi thứ lớp dời đổi?”[10]. Phật đã thứ lớp trả lời. Từ việc hỏi ngài Phú-lâu-na về Tánh bản nhiên thanh tịnh vốn là minh hay vô minh, cho đến việc xuất hiện thế giới. Ngài Phú-lâu-na trả lời Tánh bản nhiên thanh tịnh vốn là minh. Vì nếu không phải minh thì trong quá trình hoàn diệt, ngài không thể chứng nghiệm được cái minh ấy. Do minh đã thành đối tượng được chứng biết, nên kinh gọi là Sở minh. Phật nói: “Giác không phải là sở minh, nhân minh mà lập sở. Sở đã vọng lập liền sanh cái vọng năng nơi ông”. Tánh bản nhiên thường trụ do Vô minh bất giác phân thành năng sở. Luận thì thấy có trước sau mà thực là năng sở đồng hiện. Năng sở đã lập thì cảnh giới vọng hiện, tánh giác liền ẩn.

Tánh giác thì không đồng khác, nhưng một khi đã phân năng sở thì đồng khác thành rõ ràng. Đồng là hư không, khác là thế giới

Cái giác thì sáng suốt, hư không thì mờ tối, đối đãi thành ra dao động nên có phong luân nắm giữ thế giớiNhân hư không mà sinh ra dao động kiên cố cái sáng mà thành có ngăn ngại. Các loại kim bảo kia đều do minh giác lập ra tánh cứng chắc, nên có kim luân giữ gìn cõi nước. Phong đại và kim bảo cọ xát mà có lửa sáng làm thành tính biến hóa v.v… Nơi Sở minh, tự yêu thích cái sáng suốt của tánh minh, dòng yêu thích làm thành chủng tử, ấy là nguyên nhânthủy đại[11]Đó là cách hình thành các đại, gọi chung là khí thế gian. Phần hình thành tướng thế gian thấy có sai khác là tùy vào tâm của chúng sinh. Đai sư Hàm Thị nói: “Bốn đại chỉ là tâm. Tùy thế lực của tâm mà có nặng nhẹ. Sân hận nhiều, yêu thích ít nên ứng hiện ra ngoài có núi cao. Đập đá thì tóe lửa, nấu thì chảy ra nước. Yêu thích nặng, cố chấp nhẹ nên ngoài ứng hiện ra cỏ cây…”[12]. Quá trình này được ví dụ mắt nhặm mà thấy hoa đốm hiện ra trong hư không, hoặc như ngủ rồi mộng mà thấy mọi thứ, không thứ nào có chất thật như hiện nay đa số vẫn lầm. Mọi thứ đều là biến hiện của thức.

Ngoài tứ đại còn có không đại, kiến đại và thức đại. Vì không đại là phản ánh của chơn không. Kiến đại là chỗ lưu lộ của chân như, thuộc năm hiện lượng. Nó chính là phần Năng kiến nói trong luận Khởi Tín, là phần Kiến tinh nói trong kinh Lăng Nghiêm. Thức đại là để biết do đâu có sự phân biệt cảnh. Gồm thu, vì tất cả đều không có thật thể. Nếu có thật thể thì không thể thu về. Như pháp thân thường trụ trùm khắp, chẳng thể nói thu. Thứ có thể thu về là hóa thân, do ứng duyên hiện tướng độ sinh (kinh Địa Tạng). Thất đại cũng như vậy, thảy đều không có thật thể. Thành dù là phản ánh của chân không hay là chỗ lưu lộ của chân như thì cũng chỉ là biến hiện của tự tâm. Nếu y tướng đó mà cho là chân thì lầm chẳng phải nhỏ. Tướng ấy không có thật thể. Chính nhờ cái không thật thể ấy mà các đại trùm khắp dung chứa lẫn nhau, không có chướng ngại. Thấy ngăn ngại như hiện nay là do phân biệt mà thành. Cho nên, trong kinh, sau mỗi phần luận để thu về, Phật đều kết luận: “Thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên và tánh tự nhiên. Thật ra đều do ý thức phân biệt so đo, chỉ có lời nói suông, hoàn toàn không có nghĩa chân thật”.  

 Chân Hiền Tâm | Nguyệt san Giác Ngộ


[1] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ - Đại sư Hàm Thị - TT Thích Phước Hảo dịch.

[2] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ - Đại sư Hàm Thị - TT Thích Phước Hảo dịch.

[3] Kinh thì nói đến hư không và bít lấp, rồi nói sáng và tối cũng như vậy. Đây nói thẳng sáng tối để tiện theo dõi.

[4] 四義成就汝復應知。見見之時見非是見。見猶離見見不能及 . Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh quyển 2. Đại tạng kinh 19 số 945.     

[5] Dịch từ bản Hán cuốn Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Hàm Thị sớ.

[6] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ (Bản Hán văn).

[7] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ - TT Thích Phước Hảo dịch.

[8] Dịch từ câu “見與見緣似現前境, 元我覺明見所緣眚 ” trong cuốn Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ-tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh quyển 2. Đại tạng kinh 19 số 945.   

[9] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ (Bản Hán văn).

[10] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ – TT Thích Phước Hảo dịch.

[11]Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ – TT Thích Phước Hảo dịch.

[12] Thủ Lăng Nghiêm Trực Chỉ quyển 2 – Đại sư Hàm Thị sớ – TT Thích Phước Hảo dịch.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5001)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4386)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4676)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4721)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5880)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3312)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5286)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2950)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4166)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5311)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4280)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3339)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6373)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5363)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4650)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6267)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6122)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3912)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6047)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4650)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4814)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3402)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6299)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4967)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3561)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3495)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5706)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4263)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 6018)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5267)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3703)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3789)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3719)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3544)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5388)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4038)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4393)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5843)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3143)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3086)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3899)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4877)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3590)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3071)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4605)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4759)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3473)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 4012)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4746)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3593)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3619)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5169)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4180)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3305)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 3011)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3051)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3128)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3127)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3502)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 4023)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant