Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Điều Quan Ngại Khi Đọc Kinh Kim Quang Minh

04 Tháng Tư 201803:52(Xem: 5572)
Vài Điều Quan Ngại Khi Đọc Kinh Kim Quang Minh

Vài Điều Quan Ngại Khi Đọc Kinh Kim Quang Minh

Chúc Phú

Vài Điều Quan Ngại Khi Đọc Kinh Kim Quang Minh


Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].Bản kinh này cũng được đại sư Trí Giả (智者: 538-597)[3] thuyết giảng cho các bậc danh sư và được học trò Quán Đảnh (灌頂) ghi chép thành nhữngcông trình chú, sớ[4].Kinh Kim Quang Minh (金光明經) là một bản kinhthuộc văn hệ Phật giáo Bắc truyền, được các triều đại phong kiến ở Trung QuốcNhật Bản cũng nhưViệt Nam xem là một trong những bản kinh hộ quốc (護國)[1].

Không những vậy, kinh Kim Quang Minh còn được các bậc quân vương như Lương Võ Đế (464-549), Tùy Văn Đế (541-604), Võ Tắc Thiên (624-705)…cung thỉnh các bậc cao tăng thuyết giảng. Chính tự thân hoàng đế Võ Tắc Thiên viết lời tựa cho bản kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương do ngàiNghĩa Tịnh (635-713) dịch.

Từ những cơ sở đó đã góp phần bảo chứng về nguồn gốc của bản kinh, làm sơ khởi nhân duyênđể bản kinh này được lưu truyền sâu rộng và được các bậc long tượng thiền môn khuyến khích trì tụng, sao chép, ấn hành.

Chính bản thân người viết, do nhân duyên trùng kiến một ngôi Phật điện nên được các bậc trưởng bối khuyên trì tụng kinh Kim Quang Minh. Sau nhiều tháng gia tâm hành trì, người viết đã khởi lên một vài ưu tư về một số nội dung đặc dị trong bản kinh này. Chuyên khảo sau sẽ lần lượt biện giải những dấu hiệuquan ngại, được phát hiện trong kinh Kim Quang Minh.

1.   Các truyền bản và vấn đề san tập.

1.1 Các truyền bản.

Tính theo niên đại, kinh Kim Quang Minh có các truyền bản sau:

  1. Kinh Kim Quang Minh do ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖: 385-433) dịch vào thời Bắc Lương, gồm bốn quyển, 19 phẩm, kể cả phẩm tựa, vào niên hiệu Huyền Thủy (玄始:412-428)[5].
  2. Kinh Kim Quang Minh Đế Vương. Phiên âm theo Phạn ngữ là: Tu-bạt-noa-bà-phả-bà-uất-đa-ma-nhân-đà-la-già-duyệt-na-tu-đa-la (修跋拏婆頗婆欝多摩因陀羅遮閱那修多羅: Suvarṇaprabhāottamendrarājāsutra). Bản kinh này do ngài Chân Đế (真諦) dịch vào niên hiệu Thái Thanh nguyên niên (547), gồm bảy quyển[6].
  3. Kinh Kim Quang Minh Tiện Quảng Thọ Lượng Đại Biện Đà La Ni do ngài Da-xá-quật-đa (耶舍崛多) cùng với ngài Xà-na-quật-da (闍那崛多) dịch ở thời Bắc Chu (北周: 557-581), gồm năm quyển. Theo ngài Trí Thăng (智昇) trong Khai nguyên thích giáo lục, quyển bảy cho rằng, bản kinh này vốn kế thừa bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm, chỉ gia thêm hai phẩm Thọ lượng và Đại biện[7].
  4. Hiệp bộ kinh Kim Quang MinhBản kinh này do ngài Bảo Quý (寶貴), tổng hợp lại từ ba bản dịch kinhKim Quang Minh do ngài Đàm-vô-sấm, Chân-đế và Xà-na-quật-da vào niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 17 (597)[8]
  5. Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh do ngài Nghĩa Tịnh ( dịch vào niên hiệu Trường An năm thứ ba (703) gồm 31 phẩm chia đều thành 10 quyển, được Võ Tắc Thiên viết tựa[9].

Trong năm truyền bản này, thực chất chỉ có ba bản dịch, gồm bản của ngài Đàm-vô-sấm, ngài Chân-đế và ngài Nghĩa Tịnh. Bản của hai ngài Da-xá-quật-đa và Xà-na-quật-đa chỉ là hai phẩm rời. Bản của ngài Bảo Quý là sự tổng hợp ba bản dịch theo quan điểm của cá nhân. Ở đây, sở dĩ ngài Bảo Quý mạnh dạn sự tổng hợp ba bản dịch do căn cứ vào truyền thống tổng hợp kinh điển của các bậc tiền nhân đi trước, và ngay cả chính nội dung của bản kinh Kim Quang Minh[10]. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi điểm qua vài nét về những dấu hiệu thu nạp và san tập của bản kinh này.

1.2 Vấn đề thu nạp và san tập.

Khảo về nội dung kinh Kim Quang Minh, đã cho thấy bản kinh này dung nạp nhiều thể tàitư tưởng. Từ những câu chuyện tiền thân theo văn hệ Avadāna sống động, đến triết lý tánh không và kể cả nguyên bản mật chú Vệ-đà của Ấn giáo. Một bản kinh mà ngay ở những dòng đầu tiên của phẩm Tựa, được tôn vinh làVua của các kinh (諸經之王), như kinh Pháp Hoa,[11] nhưng nội dung lại tổng hòa nhiều điều đặc dị, cũng là một vấn đề đáng quan ngại.

Điều này sẽ rõ ràng hơn khi xét riêng về nguồn gốc của phẩm Xả Thân (捨身) thứ mười bảy trong bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm, hoặc thứ hai mươi sáu trong bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh.

Phẩm Xả Thân chuyển tải một câu chuyện sinh động liên quan đến tiền thân của Đức Phật, vốn là một vị vương tử tên là Ma-ha-tát-thùy (摩訶薩埵: Mahāsattva). Nhân chuyến vào rừng dạo chơi, ngài thấy cọp mẹ đói lã bên bầy con non mới sinh. Sợ cọp mẹ phải ăn thịt chính con của mình,  khởi lòng thương cảm lớn, ngài đã tự mình trích huyết, lóc thịt và bố thí thân mạng để cứu đàn hổ đói.

Niên đại sớm nhất ghi nhận về sự kiện này xuất hiện trong bản kinh Lục độ tập[12] và luận Đại trí độ[13] ở thế kỷ thứ hai. Đặc biệtsự kiện này còn được ghi lại trong kinh Phật thuyết Bồ-tát đầu thân di ngạ hổ khởi tháp nhân duyên[14] do Sa-môn Pháp Thạnh (沙門法盛) dịch ở thời Bắc Lương (北涼:397-439). Theo ngàiTrí Thăng trong Khai nguyên thích giáo lục, quyển 4, thì Sa-môn Pháp Thạnh đã tự mình đi Tây Vức, đãchiêm bái ngôi tháp này và nhận thấy sự linh hiển tại đây (百病皆愈)[15]. Theo ghi nhận của ngài Huyền Tráng trong tác phẩm Đại Đường Tây-vức ký, ngôi tháp này do vua A-dục xây dựng và vẫn còn linh hiển, nếu ai có bệnh, chỉ cần nhiễu quanh thì bệnh tình phần lớn sẽ thuyên giảm (其有疾病旋繞多愈)[16]. Ngành khảo cổ học ngày nay đã tìm thấy ngôi tháp này tại phía bắc Pakistan, giữa Islamabad và Lahore với tên gọi là tháp Mankiala[17]. Chúng tôi sẽ trình bày các khía cạnh liên quan về ngôi tháp này trong một chuyên khảo khác.

Về nguyên tác, đây là câu chuyện xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm Bổn-sanh-man (本生鬘: Jātakamālā) của ngài Thánh-dũng (聖勇: Āryaśūra).  Thể tài Bổn-sanh là một trong những bài học vỡ lòng theo ghi nhậntrong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp Truyện[18]và đồng thời là khuôn mẫu để tác tạo nên nhiều công trìnhkiến trúc Phật giáo nổi tiếng còn lưu lại đến ngày nay. Đó là công trình điêu khắc ở đại tháp Sanchi, đến những bức bích họa trong hang động Ajanta ở Ấn Độ, và cả nhiều công trình điêu khắc ở Gandhāra nhiềuthời kỳ …

 Mặc dù toàn văn của tác phẩm Bổn-sanh-man (本生鬘: Jātakamālā) hiện còn lưu lại trong Đại tạng kinh có niên đại vào thời Bắc Tống (北宋:960-1167); thế nhưng, căn cứ vào ngôi tháp do vua A-dục dựng để kỷ niệm câu chuyện thái tử xả thâncăn cứ vào nội dung được chuyển tải trong kinh Lục độ tập và luận Đại tríđộ, căn cứ niên đại của tác giả Bổn-sanh-man (本生鬘)[19], căn cứ vào bích họa thái tử xả thân trong hang động Mạc Cao số 428, ở thời Bắc Chu[20]; đã chứng tỏcâu chuyện thái tử xả thân cứu hổ đói đã xuất hiện trước kinh Kim Quang Minh.

Về phương diện san định kết cấu, ngay ở thời nhà Tùy, ngài Thiên Thai Trí Giả (538-597) đã phản ánh sự bất cập trong chủ trương san tập kinh Kim Quang Minh:

Các vị đại sư ở Giang Bắc[21] dùng Sơ phẩm làm tựa, lấy phẩm Thọ Lượng cho đến phẩm  Xả Thân làm phần chính, phẩm Tán Phật làm phần lưu thông. Chánh văn lại chia làm ba. Từ phẩm Thọ Lượng trở đi là chánh thuyết, từ phẩm Tứ Vương về sau là phần nguyện lớn hộ trì kinh, phẩm Trừ Bệnh và các phẩm về sau thể hiện lòng đại bi, tiếp vật.

Các vị đại sư ở Giang Nam[22] dùng Sơ phẩm làm tựa, lấy phẩm Thọ Lượng và các phẩm về sau làm chánh, từ phẩm Tứ Vương cho đến phẩm thứ mười ba làm phần lưu thông. Ngài Tam tạng Chân-đế phân chia bản dịch mới thành hai mươi hai phẩm. Lấy Sơ phẩm làm tựa, từ phẩm Thọ Lượng đến phẩm Xả Thânthứ mười chín làm phần chánh, hai phẩm sau cùng làm phần lưu thông[23].

Nếu xét thêm hai bản dịch của ngài Bảo Quý và ngài Nghĩa Tịnh, thì sự bất đồng trong phân chia các phẩm lại càng lớn hơn. Điều này góp phần cho thấy tính phức hợp, tùy biến, không nguyên bản của bản kinhnày.

Từ những bất đồng trong trật tự sắp sếp kết cấu bản kinh, từ thâu nạp và tổng hợp nhiều nguồn thư tịch, làđiều kiện thuận lợi dẫn đến sự xuất hiện những cứ liệu ngoài Phật giáo trong bản kinh này.

2.   Những cứ liệu ngoài Phật giáo.

2.1   Khẩn lụy thần tài Lakṣmī

Trong kinh Ban-chu-Tam-muộiĐức Phật dạy rằng, một người cư sĩ giữ năm giới thì không được cúng tếthần linh và lễ bái miếu trời[24]. Có thể tìm thấy quan điểm này trong kinh tạng Nikāya[25] và nhiều kinh văn ở Hán tạng[26].

Tuy nhiên, trong kinh Kim Quang Minh, đã xuất hiện nhiều trường hợp cầu khẩnlễ lạy các vị thần linh, từthần tài लक्ष्मी (Lakṣmī) của Ấn giáo và các vị thần đặc hữu của tín niệm Bà-la-môn.

Trong kinh Kim Quang Minh, bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm, thiên nữ Công đức Thiên (功德天) đã phát nguyện rằng:Thần tài Lakṣmī còn có tên là Śrī[27]là phối ngẫu của thần Vishu[28], được gọi thành nhiều tên trong Hán tạng như: Lạc-khất-sử-mính (洛乞史茗 = Lakṣmī)[29], Thất-lợi (室唎 = Śrī)[30], Ma-ha-thất-lợi (摩訶室利[31] = Mahā Śrī), Cát-tường thiên nữ (吉祥天女)[32], Đại cát tường thiên nữ (大吉祥天女)[33], Công đức thiên (功德天)[34]…

Nếu tại tư gia, hoặc nơi A-lan-nhã, dùng hương thơm quyện bùn đất làm đàn, đốt các loại hương vi diệu, bày một tòa sạch đẹp[35], dùng các thứ hoa thơm rải trên mặt đất để cung nghinh ta. Ngay khi ấy chừng khoảng một niệm, ta sẽ quang lâm trú xứ đó và an tọa trên bảo tòa kia suốt đêm ngày, khiến cho gia chủ ở nơi thôn ấp, hoặc chốn Tăng phường, hoặc nơi đồng trống luôn luôn đầy đủ. Muốn tiền bạc, kim ngântrân bảo, muốn trâu, dê lúa gạo hoặc mọi thứ cần dùng thì tức khắc được đầy đủ và an lạc thọ dụng[36].

Theo kinh, muốn được tất cả điều đó, ngoài việc đảnh lễ nhiều vị Phật thì phải niệm danh hiệu Công đức Thiên ba lần rồi thiêu hương cúng dường (三稱我名燒香供養)[37] và đặc biệt lòng phải chí thành lễ kính. Trong câu đầu tiên ở bài thần chú của vị Thiên nữ này theo bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh, là: 南謨室唎莫訶天女[38] nguyên tác Phạn ngữ chính là namo śri-mahā-devīya[39]. Nghĩa là, Kính lạy đại thiên nữ Śri.

Có thể nói, nội dung chính của bài thần chú thiên nữ Lakṣmī vốn dùng để tăng trưởng tài vật (增長財物)[40]như tên gọi của một phẩm trong kinh Kim Quang MinhCần phải thấy, vì một chút tài vật mà phải đảnh lễ, khẩn lụy một vị Thiên nữ, là điều đáng quan ngại theo quan điểm của Phật giáo.

2.2   Đảnh lễ các vị thần đặc hữu của Ấn giáo.

Tương tự như việc khẩn lụy nữ thần Lakṣmī, trong kinh Kim Quang Minh còn đề cập đến nhiều vị thần đặc hữu của Ấn giáo, mà ở đây là Biện tài thiên nữ (辯才天女 = Sarasvatī) là phối ngẫu của Phạm thiên(Brahma)[41].

Trong bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh,  phẩm Đại biện tài thiên nữ, vị nữ thần chủ về thông minhđại trí tuệ,ngôn từ mỹ diệu, tài năng đảm lược, luận nghị văn chương[42]. Trong huyền thoại và tuyền thuyết Ấn Độ,biện tài thiên (Sarasvatī) chủ về kiến thứcâm nhạc, nghệ thuật, trí tuệ và việc học hành[43].  Theo kinh, muốn được thiên nữ này gia hộ thì không những phải đảnh lễ nữ thần Đại biện thiên nữ: Nam-mô-tát-la-toan-để-mạc-ha-đề-tỉ-duệ-sa-ha (南謨薩囉酸底莫訶提鼻裔莎訶: namo Sarasvati mahā devye svāhā)[44]mà còn phải chí tâm quy mạng (至心歸命) vô số các vị thần sau:

Thần Ô-ma (烏摩: Uma)[45]; thần Tắc-kiến-đà (塞建陀: Skanda)[46]; thần Ma-na-tư (摩那斯: Manasi)[47];Thông minh dạ thiên (聰明夜天: Rātridevata)[48]; thần Phệ-suất-nộ (吠率怒: Viṣṇu)[49]; thiên nữ Tỳ-ma (毘摩天女: Bhīmā)[50]; nữ thần Ha-lý-để-mẫu (訶哩底: Harītī)[51]; thần Mãn tài (滿財: Pūrṇa-bhadra, có khi viết 富那跋陀)[52].

Cũng ở bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh, ở phẩm Tăng-thận-nhĩ-da-dược-xoa đại tướng (僧慎爾耶藥叉大將), trong bài thần chú của vị Dược xoa này, ngoài phần đảnh lễ Tam bảo, lại thêm vào việc đảnh lễ các vị thần đặc hữu của Bà-la-môn như:

Kính lạy Phạm-thiên (南謨跋囉蚶摩也: namo Brahmāya ).

Kính lạy Đế-thích (南謨因達囉也: namo Indrāya).

Kính lạy Tứ đại thiên vương (南謨折咄喃莫喝囉闍喃: namo caturnāṃ mahārājānāṃ)[53]

Việc kính lạy vô số các vị thần đặc hữu của Ấn giáo nhằm đem đến sức khỏe, tiền tài, bình anthông minhtrí tuệ…là điều khác xa so với những quan điểm cơ bản của Phật giáo.

2.3. Quan điểm chọn ngày tốt dựa trên trăng sao.

Truyền thống lựa chọn ngày tốt vốn là truyền thống của Bà-la-môn giáo khi chuẩn bị thực hiện những việc quan trọng như tế tự trời đất[54], sắc lập vương vị[55], buôn bán xa quê[56]…Ngược lại với quan điểm đó,Đức Phật không chủ trương lựa chọn ngày tốt. Vấn đề này được ghi nhận trong kinh Trường Bộ.

Trong khi một số Sa-môn, Bà-la-môn, dầu đã dùng các món ăn tín thí cúng dường, vẫn còn tự nuôi sống bằng những tà mạng. Như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải, lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ, lựa ngày giờ tốt để mượn hay tiêu tiền…. Còn Sa-môn Gotama tránh xa các tà mạng kể trên[57].

Thế nhưng, trong kinh Kim Quang Minh, bản dịch của ngài Xà-na-quật-đa, ở phẩm Đại biện thiên (大辯天品) thứ 12, ở bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh hoặc ở phẩm Đại biện tài thiên nữ thứ 15 (大辯才天女品), thì phải lựa chọn ngày có sao Quỷ (鬼星日) hoặc sao Bố-sái (布灑星日) để hòa hợp các loại hương dược (香藥). Kinh ghi lời phát nguyện của Đại biện thiên nữ như sau:

Bạch đức Thế tôn, con sẽ nói cho vị pháp sư thọ trì quảng bá kinh này, và những ai ưa thích lắng nghe kinh này, về cách tắm rửa nước thuốc, để những người ấy nếu có tai biến sao dữ (惡星災變 - người viết chú), nếu lúc mới sinh có sự xung khắc với ngôi sao sở thuộc (初生時星屬相違- người viết chú), nếu có cái khổ của những bịnh truyền nhiễm, của chiến tranh, của ác mộngác thần, sâu cổ, quỉ mị, ác chú, quỉ khởi thi, có những điều dữ như vậy làm chướng nạn thì được loại trừ cả. Cách ấy là những người có trí hãy tắm rửa như thế này. Hãy dùng ba mươi hai loại hương dược sau đây, cân lượng bằng nhau:

(1) xương bồ, (2) ngưu hoàng, (3) mục túc hương, (4) xạ hương, (5) hùng hoàng, (6) hợp hôn thọ, (7) bạch cập, (8) khung cùng, (9) câu kỷ căn, (10) tùng chi, (11) quế bì, (12) hương phụ tử, (13) trầm hương, (14)chiên đàn, (15) linh lăng hương, (16) đinh tử, (17) uất kim, (18) bà luật cao, (19) vi hương, (20) trúc hoàng, (21) tế đậu khấu, (22) cam tùng, (23) hoắc hương, (24) mao căn hương, (25) sất chi, (26) ngải nạp, (27) an tức hương, (28) giới tử, (29) mã cân, (30) long hoa tu, (31) bạch giao, (32) thanh mộc

Lấy ngày sao Bố sái mà giã, rây lấy bột, và chú nguyện bằng một trăm lẻ tám biến minh chú này: Tát da tha, su kri ti, kri ti, kri ti, ka ma ta lê, jăn ka ra ti, u ka ra ti, in dra ja li ni, sát a ran tê, va cha chi lê, a ban ti, ka si kê na, ku đu, ku đu, kha ka vi lê, ka pi lê, ka pi lê, ka pi la ma ti, si la ma ti, săn đi đu ra ma ti, pa ba, ka, bam chi lê, Si rê, Si lê, sa ti dát thi tê, soa ha. (Tadyatha sukrti krti krti kamatale jankarati ukarati indrajanili sakarante vacacile abanti kasikena kudu kudu khakavile kapile kapile kapilamati silamati sandhiduramati paba ka bhamcile Sire Sile satyasthite svaha)[58].

Có nhiều vấn đề cần bàn đến ở đoạn kinh trên, tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm là vấn đề chọn ngày có sao tốt mà hòa hợp thuốc thang.

Cần phải thấy, sao Quỷ (鬼星), hay Sao Bố-sái (布灑星) và cũng được gọi là sao Phất-sa (弗沙), Phú-sa (富沙), Bột-sa (勃沙), Để-sa (底沙)… vốn được phiên âm từ Phạn ngữ là Puṣya (पुष्य)[59]. Trong hai mươi tám (hoặc 27) vì sao, thì sao Puṣya, hoặc Pushya đứng ở vị trí, thứ sáu, hoặc thứ tám, tùy theo cách phân loại. Theo tư liệu Hán tạng, thuộc bộ Mật giáongôi sao này là tối thượng cát tinh. Mọi việc mong cầu đều mau thành tựu (此是最上吉星.求一切事皆得成就)[60]. Quan điểm này thực sự rất lạ lùng so với truyền thống kinh điển của Phật giáo.

Khảo sát kinh điển y văn cổ đại của Ấn giáo, chúng tôi phát hiện ra rằng, theo quan điểm của Āyurveda (आयुर्वेद), ngày có sao Bố-sái xuất hiện là ngày tốt nhất cho việc hòa hợp thuốc thang[61].

Như vậy, quan điểm hòa hợp thuốc thang phải lựa ngày sao Bố-sái mà đâm nghiền hòa hợp (擣篩) là quan điểm có cội nguồn từ Ấn giáo.

Ngoài những cứ liệu liên quan đến Ấn giáo kể trên, trong kinh Kim Quang Minh còn bảo lưu những phương cách tu tạo mang dấu ấn của Bà-la-môn giáo như dùng phân bò làm đàn (牛屎塗地[62] hoặc 瞿摩塗地: gomaya (गोमय) ), hoặc dùng bùa chú để phòng hộ rắn độc, thuốc độc, hộ thân (呪蛇,呪毒,護身呪)[63]… Với khảo sát bước đầu cho thấy, trong Atharvaveda (VI.56) đều có thần chú với tên gọi tương đương và chỉ khác vài từ về nội dung chuyển tải[64].

3.   Nhận định.

Khảo nghiệm quá trình lịch sử cho thấy, bản kinh này đem đến những hiệu năng nhất định cho người thực hành, mặc dù nguồn cội của hiệu năng phát xuất từ những tín niệm tôn giáo khác nhau. Ở đây, từ nhữnghiệu quả thực tế trong khi trì tụng và thực hành kinh này, là một trong những lý do để kinh Kim Quang Minhđược nhiều giai tầng ủng hộ, từ số đông dân chúng cho đến hàng nhân sĩ, vương quan.

Mặc dù kinh Kim Quang Minh nói chung có một kết cấu không chặt chẽ, các phẩm, đoạn rời rạc và đôi khi không ăn khớp với nhau, nhưng xét về tổng thể, bản kinh mang dấu ấn của nhiều truyền thống Phật giáo, từ thể tài Avadāna sống động của Phật giáo bộ phái, đến triết lý tánh khôngtam thânbình đẳng … củaPhật giáo đại thừa và mang nhiều âm hưởng của mật thừa ở thời kỳ sơ khởi. Xét về phương diện tư liệu,bản kinh là một kho tàng quý để tìm hiểu lịch sử Phật giáo ở thời kỳ đầu.

Tuy nhiên, với những khảo biện đã chứng minh ở trên, kinh Kim Quang Minh đã chuyên chở nhiều chất liệu phi Phật giáo. Đây là sự thật không thể phủ nhận và cần có một thái độ ứng xử phù hợp với bản kinh này. Việc phổ biến, quảng diễn bản kinh ở một nghĩa nào đó là gián tiếp góp phần pha trộn tạp điển vào kinh vănPhật giáo


[1] 大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第六, 四天王護國品第十二. Ngài Tuân Thứcpháp hiệu làTừ Vân (慈雲) đã biên soạn Kim Quang Minh Hộ Quốc Nghi (金光明護國儀). Xem tại, 大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第二十五

[2]大正藏第 50 冊 No. 2059 高僧傳, 卷第一. Nguyên văn: 攝摩騰.本中天竺人.善風儀.解大小乘經.常遊化為任.昔經往天竺附庸小國講金光明經.

[3]大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第二十三 .

[4]大正藏第 39 冊 No. 1783 金光明經玄義; 大正藏第 39 冊 No. 1785 金光明經文句

[5]卍新續藏第 20 冊 No. 0361 金光明經照解, 卷上

[6] 大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀, 卷第三十七. Tuy nhiên, theo Khai nguyên thích giáo lục, quyển sáu và Lịch đại Tam bảo ký quyển bảy, thì bản kinh này ngài Chân Đế dịch vào niên hiệu Thừa Thánh nguyên niên (承聖元年), tức năm 552.

[7] 大正藏第 55 冊 No. 2154 開元釋教錄, 卷第七. Nguyên văn: 金光明經更廣壽量大辯陀羅尼經五卷(於歸聖寺譯智僊筆受此五卷金光明經非是今譯但於曇無讖四卷經中續壽量大辯二品今在刪繁錄)

[8]大正藏第 55 冊 No. 2154 開元釋教錄, 卷第七

[9]大正藏第 49 冊 No. 2037 釋氏稽古略, 卷三. Nguyên văn: 長安三年譯金光明最勝王等經百一羯磨等. Trong khi đó, theo Phật tổ thống kỷ, ngài Nghĩa Tịnh dịch bản kinh này vào tháng tư niên hiệu Cửu Thị nguyên niên (700). Xem tại,  大正藏第 49 冊 No. 2035 佛祖統紀,卷第三十九. Nguyên văn: 久視元年四月.詔斂天下僧尼日一錢.作大像於白司馬坂(音反).詔義淨三藏.於東都譯金光明最勝王經.天后製聖教序.

[10] Xem bài tựa Hiệp bộ kinh Kim Quang Minh (合部金光明經序).

[11] Cụm từ này, kinh Pháp Hoa chỉ xuất hiện một lần, riêng kinh Kim Quang Minh, bản dịch của ngài Đàm-vô-sấm đã xuất hiện tới 4 lần.

[12] 大正藏第 03 冊 No. 0152 六度集經, 卷第一, 四

[13]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論,卷第十六. Nguyên văn: 如菩薩行檀波羅蜜時,見餓虎飢急,欲食其子,菩薩是時興大悲心,即以身施.菩薩父母以失子故,憂愁懊惱,兩目失明;虎殺菩薩.亦應得罪.而不籌量父母憂苦,虎得殺罪;但欲滿檀,自得福德

[14]大正藏第 03 冊 No. 0172 菩薩投身飴餓虎起塔因緣經

[15]大正藏第 55 冊 No. 2154 開元釋教錄,卷第四. Nguyên văn: 有人癩病及癲狂聾盲手脚躄跛. 及種種疾病悉來就此塔. 燒香燃燈香泥塗地. 修治掃灑并叩頂懺悔. 百病皆愈

[16]大正藏第 51 冊 No. 2087 大唐西域記,卷第三

[17] Richard Bernstein. Ultimate Journey: Retracing the Path of an Ancient Buddhist Monk who Crossed Asia in Search of Enlightenment. New York: Alfred A. Knopf. 2001. p.201.

[18]大正藏第 54 冊 No. 2125 南海寄歸內法傳, 卷第四. Nguyên tác ghi: 社得迦摩羅

[19] Từ điển Phật Quang do pháp sư Từ Di chủ biên (慈怡法師主編), sau khi đối khảo các nguồn tư liệu, đã cho rằng, niên đại của tác phẩm Bổn-sanh-man (本生鬘) vào khoảng thế kỷ thứ hai.

[20] Ming-Kuo Wu. 2008. The Jataka Tales of the Mogao caves, China in anthropological perspective. PhD. thesis. Washington State University Department of Anthropology. p.190-198.

[21] Chỉ cho những khu vực phía Bắc sông Dương Tử, tức sông Trường Giang ngày nay.

[22] Chỉ cho khu vực phía Nam sông Dương Tử.

[23] 大正藏第 39 冊 No. 1785 金光明經文句, 卷第一. Nguyên văn: 江北諸師以初品為序.壽量下訖捨身為正.讚佛為流通.正文又三.壽量下是正說.四王下大誓護經.除病下大悲接物.江南諸師以初品為序.壽量下為正.四王下十三品為流通.真諦三藏分新文二十二品.初品為序.壽量下至捨身十九品為正.後兩品為流通.

[24] 大正藏第 13 冊 No. 0417 般舟三昧經. Nguyên văn: 優婆夷欲學三昧,奉持五戒勿缺毀,承事善師視如佛,不得拜天祠祀神

[25] http://www.tipitaka.org/romn/ . Cf: Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

[26]大正藏第 13 冊 No. 0411 大乘大集地藏十輪經, 卷第六. Nguyên văn:具正歸依,遠離一切妄執吉凶,終不歸依邪神外道.; 大正藏第 48 冊 No. 2008 六祖大師法寶壇經, 懺悔第六. Nguyên văn: 善知識!歸依覺,兩足尊.歸依正,離欲尊.歸依淨,眾中尊.從今日去,稱覺為師,更不歸依邪魔外道.

[27] George M. Williams. Handbook of Hindu Mythology. Santa Barbara, California: ABC-CLIO, Inc. 2003. p.21

[28] Ibid. p.196-198.

[29]大正藏第 21 冊 No. 1252a 佛說大吉祥天女十二名號經

[30]大正藏第 54 冊 No. 2135 梵語雜名

[31]大正藏第 21 冊 No. 1251 吽迦陀野儀軌, 卷第三

[32]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第六

[33]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八

[34]大正藏第 16 冊 No. 0663 金光明經, 卷第二

[35] Nguyên tác: 敷淨好座. Bảo tòa này vốn gọi là Sirisayana (Bảo tọa, vương sàng) dành cho thiên nữ Siri ngồi, được đề cập đến trong tạng Nikāya qua Jātaka 382.

[36]大正藏第 16 冊 No. 0663 金光明經, 卷第二. Nguyên văn: 若自住處,若阿蘭若處,以香泥塗地,燒微妙香,敷淨好座,以種種華香布散其地以待於我,我於爾時如一念頃,入其室宅即坐其座,從此日夜令此所居,若村邑,若僧坊,若露地,無所乏少,若錢若金銀若珍寶,若牛羊若穀米,一切所須即得具足悉受快樂.

[37]大正藏第 16 冊 No. 0663 金光明經, 卷第二.

[38]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八.

[39]簡豐祺. 古梵文佛教咒语全集 (修正版). 佛陀教育差会會, 印贈. 2007. p.250.

[40]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八, 大吉祥天女增長財物品

[41] Donald Alexander Mackenzie. Indian Myth and Legend. London: The Gresham Publishing Company. 1913, p. 150-151.

[42]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八, 大辯才天女品[26]第十五之二 . Nguyên văn: 聰明大智,巧妙言詞,博綜奇才,論議文飾

[43] Kinsley, David (1988), Hindu Goddesses: Vision of the Divine Feminine in the Hindu Religious Traditions, University of California Press, pages 55-64. See also,  Donald Alexander Mackenzie. Indian Myth and Legend. London: The Gresham Publishing Company. 1913, p.379

[44]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八, 大辯才天女品第十五[29]之一

[45] Cũng chính là thần Pārvatī  (पार्वती), là người phối ngẫu thứ hai của thần Shiva. Ở Việt Nam, tượng nữ thần này còn được gọi là Ngu Ma, hiện thờ phụng tại đền Po Nagar, Nha Trang, Khánh Hòa.

[46] Phạn ngữ ghi là स्कन्द, thần chiến tranh.

[47] Gọi đủ phải là Ma-na-tư Long vương (摩那斯龍王: Manasvati)

[48] Vị thần của ban đêm. Xem thêm, M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield,VA: Nataraj Books, 2014, p.876

[49] Donald Alexander Mackenzie. Indian Myth and Legend. London: The Gresham Publishing Company. 1913, p.119-137.

[50] Thiên nữ Tỳ-ma (毘摩天女= Parvati), phối ngẫu của thần Shiva.

[51] Quỷ tử mẫu. Xem thêm, 大正藏第 21 冊 No. 1262 佛說鬼子母經

[52] Một vị thần Dược xoa với mũ Ngũ đảnh. Nguyên văn: 滿財及五頂. Xem thêm, M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield,VA: Nataraj Books, 2014, p.642

[53]大正藏第 16 冊 No. 0665 金光明最勝王經, 卷第八, 僧慎爾耶藥叉大將品第十九.

[54]大正藏第 03 冊 No. 0152 六度集經, 卷第八. Nguyên văn: 擇吉日祠天

[55] 大正藏第 24 冊 No. 1450 根本說一切有部毘奈耶破僧事, 卷第八. Nguyên văn: 選擇吉日策立為主

[56]大正藏第 03 冊 No. 0160 菩薩本生鬘論, 卷第三. Nguyên văn: 乃擇吉日聚粮積薪,集諸商人共入大海

[57] Kinh Trường Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.23

[58] Kinh Ánh sáng hoàng kim, HT. Trí Quang, dịch, NXB. Tôn giáo, tr.254-256.

[59] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield,VA: Nataraj Books, 2014, p.640.

[60]大正藏第 21 冊 No. 1418 佛說一切如來安像三昧儀軌經

[61] Vāgbhaṭa. Aṣṭāṅgahṛdayasaṃhitā (27.1). Cf: dvijān abhyarcya taiḥ puṣye kalpayed agadottamam. See also: B. K. Chaturvedi. Garuda Purana. New Delhy: Diamond Pocket Books Pvt Ltd. 2016.p.79-80. Cf: It is said that under the Pushya Nakshatra (the 8th lunar asterism), this herb should be crushed and its juice to be drunk with water.; Michael James Slouber. Gāruḍa Medicine: A History of Snakebite and Religious Healing in South Asia. PhD thesis. University of California, Berkeley. 2002. p.24.

[62]大正藏第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第三十, 八四二

[63] 大正藏第 22 冊 No. 1425 摩訶僧祇律, 卷第三十八. Nguyên văn: 授醫方者, 呪蛇, 呪毒, 乃至呪火,呪星宿日月,波夜提.

[64] The Atharva-Veda (Sanskrit text), Devi Chand M.A Trans. New Delhy: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd, Reprinted. 2014. p.307-308.

Đọc thêm các tư liệu liên hệ:
Kinh Kim Quang Minh (Thích Trí Quang)
Suvarnaprabhãsa-sũtra (Kinh Kim Quang Minh) (Thích Kiên định)
Kinh Kim Quang Minh Hiệp Bộ (Tỳ Kheo ni Như ấn)
Từ Lời Phật Dạy Trong Kinh Trường Bộ Nghĩ Về Việc Cầu, Cúng Thần Tài. (Chúc Phú)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7728)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22541)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 8936)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
(Xem: 10159)
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết.
(Xem: 16869)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 8295)
Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già.
(Xem: 19135)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 8022)
Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.
(Xem: 6975)
Nhị đếtục đếchân đế, còn gọi là chân lý tương đốichân lý tuyệt đối hay chân lý thế gianchân lý xuất thế gian.
(Xem: 8241)
Phật giáocách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn,
(Xem: 8592)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9693)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9559)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7741)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8308)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8315)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7956)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8458)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9993)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 9020)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8808)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 8051)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9982)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9878)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9375)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10274)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14593)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 9142)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8631)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9787)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15816)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8207)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 11143)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11804)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8889)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 9131)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 12053)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9453)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21786)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15326)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8704)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9408)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7861)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9436)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9486)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10468)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8888)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14925)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 8052)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8382)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8445)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8868)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 9172)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8663)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8235)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7773)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9944)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7960)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7899)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
(Xem: 7000)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant