Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Bỏ

14 Tháng Mười Hai 202120:01(Xem: 4225)
Từ Bỏ
TỪ BỎ

Tsenshab Serkong Rinpoche
Thúy Linh

Hết Củi Thì Lửa Tắt

Tsenshab Serkong Rinpoche (1914 - 1983) sinh ra ở miền Bắc Tây Tạng. Cha ngài là một trong những đại đạo sư vĩ đại của Tây Tạng - Serkong Dorje Chang và được xem là tái sinh của Đại dịch giả Marpa; mẹ ngài được xem là tái sinh của Darmema - vợ của Marpa và ngài được xem là tái sinh của con trai Marpa - Darma Dode. Nổi tiếng là một vị thầy của cả Kinh thừa và Mật thừa, Rinpoche đã ban thuyết giảng này tại Trung tâm Thiền Định Đại Thừa Tushita vào ngày 07.12.1979. Bài giảng này được Alex Berzin chuyển ngữ và phát hành lần đầu tiên trong tác phẩm Các Giáo Lý tại Tushita, vào năm 1981. Thuý Linh dịch Việt.


---o0o---


PHÁP BẢO VỆ CHÚNG TA KHỎI NHỮNG NỖI KHỔ


Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì? Pháp nâng đỡ hay duy trì sự loại bỏ những nỗi khổ và sự thành tựu của hạnh phúc. Pháp không chỉ cho riêng chúng ta, mà còn cho những chúng sinhý thức khác.

Nỗi khổ mà chúng ta kinh nghiệm thuộc hai loại: những kiểu có thể nhìn thấy ngay lập tức như những con người và những kiểu mà chúng ta không thể nhìn thấy được nếu khôngnăng lực tâm linh. Loại đầu tiên bao gồm những sự đau đớn liên quan đến tiến trình sinh ra, cảm giác khó chịu vào những lúc thỉnh thoảng trở bệnh, sự đau khổ được kinh nghiệm của tiến trình lão hóa, tuổi già và việc sợ hãi cái chết.

Nỗi khổ đến sau cái chết thì không thể nhìn thấy được với một người bình thường. Chúng ta có thể nghĩ rằng sau khi chết, chúng ta sẽ có thể tái sinh là một con người. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tất yếu như vậy. Không có lý do hợp lý để chúng ta giả định rằng sự tiến triển đó sẽ xuất hiện. Cũng như giả định rằng sau khi chết ta sẽ không nhận được bất kỳ sự tái sinh nào cũng không hợp lý.

Bởi vì rất khó để nói trước về một sự tái sinh cụ thể mà ta sẽ có nên nó không nằm trong tầm hiểu biết hiện tại của chúng ta. Nếu tạo ra nghiệp tích cực trong suốt kiếp sống này, chúng ta sẽ tự nhiên đi đến những hình thức tái sinh vui vẻ trong tương lai. Ngược lại, nếu tạo ra hầu hết nghiệp tiêu cực, chúng ta sẽ không có sự tái sinh vui vẻ nhưng lại kinh nghiệm khó khăn tột đột ở những trạng thái hiện hữu thấp hơn. Điều này là tất nhiên. Đây là cách hoạt động của chu trình tái sinh. Nếu con trồng hạt giống lúa mì, cây lúa mì phát triển; nếu con trồng hạt gạo, cây lúa gạo sẽ được sản xuất. Tương tự như vậy, nếu con tạo ra nghiệp tiêu cực, con đang gieo trồng hạt giống tái sinh ở một trong ba trạng thái thấp hơn: địa ngục, quỷ đói, súc sanh.

Mặc dù chúng ta không thể thấy nỗi khổ ở địa ngục và quỷ đói, nhưng có thể thấy nỗi khổ của súc sinh bằng đôi mắt của chính mình. Nếu tự hỏi chính chúng ta sẽ như thế nào nếu tái sinh thành con vật, chúng ta có thể nhìn thấy xung quanh mình và tưởng tượng chúng ta sẽ như thế nào nếu ở trong tình trạng của chúng. Pháp là để nâng đỡ chúng ta lên và bảo vệ ta khỏi bị kinh nghiệm của những nỗi khổ ở ba cảnh giới thấp hơn.

Tuy nhiên, toàn bộ vòng xoay của tái sinh, toàn bộ sự hiện hữu tuần hoàn nằm trong bản tính của nỗi khổ. Pháp bảo vệ chúng ta khỏi tất cả chúng. Hơn nữa, Phật Giáo Đại Thừa, là giáo lý của phương tiện vĩ đại, bảo vệ không chỉ chúng ta mà còn cho tất cả các chúng sinh khác.

Trong Phật Giáo, chúng ta nghe rất nhiều về Ba Ngôi Nương Tựa Quý Báu: Phât bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Ngôi đầu tiên trong ba ngôi này bao gồm tất cả những chúng sinh giác ngộ hoàn toàn, là người truyền dạy Pháp. Với chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đầu tiên chuyển bánh xe Pháp tại vườn Lộc Uyển bằng những lời dạy về bốn sự thật cao quý, là vị có ý nghĩa nhất. Điều cuối cùng của bốn sự thật này- sự thật về con đường - là Pháp là điều mà chúng ta phải thực hành để thành tựu giải thoát. Đây là đối tượng nương tựa được gọi là Pháp bảo.


NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ


Thực hành Pháp kéo theo hai thứ: nhận diệnloại bỏ gốc rễ của những nỗi khổ luân hồi. Cái gì là gốc rễ của sinh tử luân hồi?. Nó là việc nắm giữ vào sự hiện hữu thực sự của bản ngã và các hiện tượng. Vì vậy chúng ta cần phát triển tâm chối bỏ đối với việc nắm giữ này, cái mà mang đến cho chúng ta tất cả những nỗi khổ và một sự hiểu biết về phương pháp đối trị với nó. Phương pháp đối trị cho sự nắm bắt vào sự hiện hữu thực sự của bản ngãtrí huệ vô ngã, một sự hiểu biết sâu sắc về vô ngã sẽ giải thoát chúng ta khỏi khổ đau.


Những nỗi khổ mà chúng ta kinh nghiệm trong sinh tử luân hồi gây ra bởi nghiệp. Nghiệp  này được tạo thành bởi hành động của ta dưới sự ảnh hưởng của những ảo tưởng. Khi đã hiểu như vậy, chúng ta sẽ khao khát đạt được  phương thuốc đối trị cho việc chấp ngã. Tại sao chúng ta chưa phát triển phương thuốc đối trị trong dòng tâm của mình? Một lý do là ta không có sự rõ biết đầy đủ về vô thường và cái chết.


SUY NGẪM VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT.

Kết quả khả thi duy nhất của sự ra đời là cái chết. Chúng ta tất yếu sẽ chết. Không có chúng sinh hữu tình nào mà đời sống họ không kết thúc với cái chết. Con người thử rất nhiều phương pháp để ngăn chặn cái chết xuất hiện, nhưng điều đó không thể. Không có thuốc nào chữa chúng ta khỏi cái chết.

Nhưng chỉ nghĩ “tôi sẽ chết” không phải là một cách thực sự đúng đắn để suy ngẫm về cái chết. Tất nhiên, mọi người sẽ chết, nhưng chỉ đơn thuần gọi lại tên điều này thì không có nhiều sức mạnh lắm. Nó không phải là phương pháp thích hợp. Tương tự như vậy, chỉ nghĩ về việc thân thể này không ngừng hư hoại , xấu đi và cuối cùng sẽ tan rã thì cũng chưa đủ. Điều mà chúng ta cần phải nghĩ là làm thế nào để ngăn chặn tất cả những điều này khỏi xảy ra.

Nếu nghĩ về nỗi sợ rằng chúng ta sẽ kinh nghiệm tại thời điểm cái chết đến, và làm thế nào để loại bỏ nó, thiền định về sự chết sẽ hiệu quả đấy. Người mà chất chứa nhiều nghiệp tiêu cực trong suốt thời gian sống sẽ trở nên rất sợ hãi vào giây phút sắp chết. Họ khóc lóc, nói lầm bẩm, bài tiết trong quần áo và hoàn toàn bị choáng ngợp - dấu hiệu rõ ràng của sợ hãithống khổ xuất hiện vào lúc hấp hối bởi vì những hành động tiêu cực đã tạo ra trong suốt thời gian sống.

Thay vào đó, nếu trong quãng đời của mình, chúng ta ngưng làm những hành động tiêu cực, thì chúng ta dễ dàng đối mặt với cái chết. Cái chết là một kinh nghiệm vui vẻ, như việc một đứa trẻ trở về nhà. Nếu chúng ta tịnh hoá bản thân mình, chúng ta có thể chết một cách vui vẻ. Bằng cách ngưng gây ra mười hành động không đức hạnhtrưởng dưỡng mười hành động đức hạnh, cái chết sẽ rất dễ dàng và kết quả là, chúng ta sẽ không kinh nghiệm sự tái sinh trong những hoàn cảnh khổ sở. Chúng ta sẽ đảm bảo tái sinh ở những trạng thái may mắn hơn.

Nếu chúng ta trồng hạt giống của cây thuốc, chúng ta sẽ có cây với năng lực chữa bệnh; nếu chúng ta gieo trồng hạt  giống của cây độc hại, chúng ta sẽ có quả độc. Tương tự như vậy, nếu chúng ta trồng hạt giống của những hành động đức hạnh vào ý thức, chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự  vui vẻ của việc tái sinh trong tương lai, chúng ta sẽ kinh nghiệm được thời vận tốt cả về tinh thầnthể chất. Những lời dạy về Pháp cơ bản này trong việc tránh khỏi mười hành động không đức hạnhtu luyện mười hành động đức hạnh không chỉ được đặt ra trong Phật Giáo mà còn trong cả những tôn giáo khác.

Nếu chỉ đơn giản nghĩ “tôi sẽ chết” thì không có lợi ích lắm, làm thế nào để suy ngẫm về cái chết và sự vô thường? Chúng ta nên nghĩ rằng: “Nếu ta gây ra bất cứ hành động không đức hạnh nào, khi ta chết ta sẽ đối diện với những sự sợ hãi, nỗi khổ to lớn và được sinh ra trong tình trạng khổ sở không thể tưởng tượng được. Nếu, mặt khác, nếu ta tạo ra mười hành động đức hạnh, khi ta chết ta sẽ không kinh nghiệm nhiều sợ hãi và nỗi khổ và sẽ được sinh ra ở những trạng thái quý báu”. Đó là cách đúng khi nghĩ về cái chết”.

Thiền định này không phải là những suy nghĩ buồn phiềnbi quan, “tôi sẽ chết và không có gì mà tôi có thể làm với sự thật này”, nhưng cũng có suy ngẫm thông minh hơn là “Tôi sẽ đi đâu sau khi chết? Tôi nên tạo ra nhân gì? Tôi có thể tạo ra cái chết hạnh phúc không? Làm thế nào? Tôi có thể tạo ra sự tái sinh vui vẻ không? Làm thế nào?”

Trong khi suy ngẫm về tái sinh trong tương lai chúng ta nên nhớ rằng, không có nơi nào trong sinh tử luân hồiđáng tin cậy. Bất cứ thân thể nào mà chúng ta có được, cuối cùng cũng phải bỏ đi. Chúng ta biết được câu chuyện của những người sống trăm năm hoặc thậm chí hàng ngàn năm, nhưng cho dù câu chuyện của họ tuyệt vời như thế nào, tất cả họ đều phải chết. Tất cả những thân thể thuộc về sinh tử luân hồi đều không tránh khỏi cái chết.

Hơn nữa, không có nơi nào mà chúng ta có thể chạy đến để trốn thoát cái chết. Bất kể ở đâu, khi đến lúc, chúng ta đều phải chết. Vào lúc đó, không thuốc nào, thần chú nào hay sự thực hành nào sẽ giúp được. Phẫu thuật có thể chữa những bệnh cụ thể, nhưng không thể ngăn cản cái chết.

Bất kể loại tái sinh nào mà chúng ta có được, nó sẽ chắc chắn đi đến cái chết.

Tiến trình vẫn đang tiếp diễn. Suy ngẫm về những ảnh hưởng sâu xa của hành động và sự tiếp nối của quá trình ra đời - sống - chết và tái sinh tạo ra nhiều nghiệp tích cực.

Thậm chí thi thoảng chúng ta dự định thực hành Pháp, chúng ta thường định thực hành vào ngày mai hoặc ngày hôm sau. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói khi nào mình chết. Nếu chúng ta đảm bảo sống được một trăm năm, chúng ta có thể lên kế hoạch thực hành trong dài hạn, nhưng chúng ta không có một sự chắc chắn nhỏ nhất nào về việc bao giờ mình sẽ chết. Vì vậy, thật là ngu ngốc khi bỏ qua thực hành của mình. Một số người chết trong tử cung trước khi được sinh ra đời, một số người khác chết khi còn là một em bé nhỏ trước khi thậm chí tập đi. Thật là không hợp lý khi nghĩ chúng ta sẽ sống lâu.

Hơn nữa, cơ thể của chúng ta rất mong manh. Nếu nó được tạo ra từ đá hoặc sắt, chúng ta sẽ có thể biện minh cho ý nghĩ rằng nó rất bền vững, nhưng có thể dễ dàng thấy nó rất yếu ớt, và có thể bị trục trặc bất cứ lúc nào. Nó giống như một cái đồng hồ đeo tay mong manh được làm từ nhiều bộ phận nhỏ xíu và dễ vỡ. Cơ thể chúng ta không thể tin tưởng được. Hơn nữa có rất nhiều nguyên nhân để gây ra cái chết: thức ăn trở nên bị nhiễm độc, vết cắn của côn trùng nhỏ, vết chích của cái gai nhỏ. Những điều kiện dường như tầm thường cũng có thể giết chết ta. Thậm chí thức ăn và nước uống mà chúng ta dùng để kéo dài cuộc sống cũng có thể trở thành nguyên nhân để kết thúc nó. Không có sự chắc chắn nào cho việc chúng ta sẽ chết vào lúc nào và do nguyên nhân gì.

Thậm chí, chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng ta sẽ sống hàng trăm năm, và rất nhiều năm trong đó đã trôi qua mà ta chưa hoàn thành gì nhiều. Chúng ta đến gần cái chết như một người ngủ gục trên đoàn tàu, đột nhiên gần hơn và gần hơn với đích đến, nhưng không nhận thức được tiến trình này. Tất nhiên, không có cách gì để ta có thể ngăn nó lại. Chúng ta chỉ liên tục tiến đến gần hơn với cái chết.

Bất kể bao nhiêu tiền của, trang sức, nhà cửa hoặc quần áo mà chúng ta đã tích lũy trong đời mình, nó cũng không tạo sự khác biệt gì vào lúc chết. Khi ta chết, ta đi đến đời tiếp theo với hai bàn tay trắng, chúng ta không thể mang theo dù vật nhỏ nhất bên mình. Thậm chí thân thể này cũng phải để lại, tâm và thân tách rời, và rồi tâm đi một mình.

Nếu tại lúc chết, chúng ta phải rời bỏ thân thể, các bạn bè của ta và những thứ sở hữu, thì bấy giờ, cái gì đồng hành với ý thức của chúng ta? Có cái gì đi với nó tới đời sau không? Vâng, có. Khi chúng ta chết, dấu ấn nghiệp mà ta tích lũy trong đời sống đồng hành với ý thức của chúng ta.


TẠO RA NGHIỆP TÍCH CỰCTIÊU CỰC

Nếu chúng ta tạo ra bất kỳ nghiệp nào trong mười hành động không đức hạnh, một món nợ nghiệp tiêu cực đã đồng hành với dòng tâm bởi nó liên quan đến sự tái sinh trong tương lai. Giết hại chúng sinh khác, lấy cắp những thứ là sở hữu của người khác, phóng túng trong hành vi tình dục sai trái, chúng ta đã để lại dấu ấn nghiệp tiêu cực, được tạo ra những hành động thể chất, lên ý thức. Với việc nói dối, vu khống người khác, gây ra sự chia rẽ giữa họ, nói chuyện phiếm hoặc nói những lời khắc nghiệt, làm hại người khác, chúng ta đã để lại những dấu ấn nghiệp của những hành động liên quan đến khẩu nghiệp trong tiềm thức. Với việc chất chứa những suy nghĩ tham lam, mong muốn có đồ sở hữu từ người khác, tạo ý xấu với người khác, mong muốn họ bị tổn hại, có những tầm nhìn sai lạc, chẳng hạn “không có đời sống quá khứ và tương lai”, “không có những chuyện như là nguyên nhânảnh hưởng của nó”, “không có những việc như là nơi nương tựa”, chúng ta đã để lại dấu ấn nghiệp của những hành động tiêu cực về tinh thần trong tâm. Tất cả những món nợ nghiệp tiêu cực này đi cùng và trực tiếp đưa tâm của chúng ta đến sự tái sinh trong tương lai.

Mặt ngược lại cũng đúng. Nếu chúng ta quay ngược lại với những điều tiêu cực và tạo ra những hành động đức hạnh của việc làm, lời nói, suy nghĩ, những hạt giống nghiệp của những hành động tích cực này cũng đi trong dòng chảy của tâm và tạo ra những điều kiện tốt hơn ở những kiếp sống tương lai.

Nếu chúng ta thực sự nghĩ về tình huống mà chúng ta sẽ ở trong đó, ta sẽ xử lý lại để cố gắng tạo ra nghiệp tích cựcloại bỏ mặt tiêu cực bằng bất cứ cách nào có thể. Nói một cách khác, chúng ta nên tạo ra điều tiêu cực càng ít càng tốt, và tịnh hoá những hạt giống tiêu cực trong quá khứ và thậm chí không có món nợ nghiệp dù nhỏ nhất còn lại phải trả ở những kiếp sống tương lai.

Chúng ta cũng cần phải nhìn vào những loại kết quả có thể xảy ra theo luật nhân quả. Chẳng hạn, có một câu chuyện của một người có rất nhiều những phẩm chất tốt, nhưng cay nghiệt trong lời nói. Một lần nọ, anh ấy trừng phạt người khác bằng cách nói: “Bạn nói giống như một con chó”. Và kết quả là, anh ấy tái sinh làm chó 500 lần. Có vẻ như là một hành động tiêu cực nhỏ xíu cũng có thể đưa đến những tác động thảm khốc nặng nề. 

Tương tự như vậy, tuy nhiên, một hành động tích cực dù nhỏ xíu cũng có thể tạo ra kết quả to lớn. Chẳng hạn có một câu chuyện của cậu bé cúng dường một món khiêm tốn lên Đức Phật và kết quả tái sinh thành đức vua  vĩ đại, người xây dựng hàng ngàn bảo thápthực hiện rất nhiều hành động tuyệt vời khác.

PHÁT TRIỂN LÒNG TỪ BỎ

Suy ngẫm những điều không đức hạnh khác nhau mà chúng ta sẽ từ bỏhậu quả của chúng là một cách hữu hiệu để đảm bảo phúc lợihạnh phúc cho ta.Khi chúng ta nghĩ về những nỗi khổ, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho kết quả của những sự tiêu cực trong chính mình, ta sẽ tạo ra với mong ước mạnh mẽ, không thể phá hủy là không phải kinh nghiệm tất cả những nỗi khổ này và phát triển cái gọi là lòng từ bỏ chúng.

Chính việc chúng ta làm quen với kiểu suy nghĩ này là một hình thức thiền - thiền phân tích. Đầu tiên chúng ta phát triển sự tỉnh thức vào nỗi khổ của chính mình và sau đó chúng ta mở rộng sự tỉnh thức với nỗi khổ của tất cả những chúng sinh hữu tình khác. Suy nghĩ sâu sắc về việc rằng tất cả chúng sinh đều mong muốn hoàn toàn thoát khỏi những nỗi khổ nhưng họ lại bị mắc kẹt vào tấm lưới của những khổ đau ấy, cái mà họ không thể thoát khỏi. Suy nghĩ như vậy đưa đến lòng bi mẫn.

Nếu chúng ta không phát triển mong ước thoát khỏi những khổ đau của chính mình, làm sao chúng ta có thể phát triển mong ước cho người khác thoát khỏi những khổ đau của họ? Chúng ta có thể kết thúc tất cả những nỗi khổ của chính mình, nhưng bản thân việc nàykhông phải là lợi ích tối thượng. Chúng ta cần mở rộng mong ước này đến tất cả những chúng sinh đang sống khác, những đối tượng cũng có mong muốn được hạnh phúc. Chúng ta có thể rèn luyện tâm để phát triển mong ước cho tất cả những chúng sinh hữu tình khác hoàn toàn tách khỏi những nỗi khổ của họ. Đó là cách nghĩ rộng lớn hơn và hữu ích hơn.

Tại sao chúng ta nên quan tâm tới nỗi khổ của các chúng sinh đang sống khác? Bởi vì chúng ta nhận được rất nhiều từ người khác: sữa chúng ta uống đến từ lòng tốt của những người khác, quần áo ấm bảo vệ chúng ta khỏi gió và lạnh, nhà  chúng ta ở, tiền chúng ta nhận, thân thể con người quý giá của chúng ta - tất cả đều đến từ lòng tốt của người khác, danh sách này không thể kết thúc. Tuy nhiên, chỉ một vài ví dụ là đủ để thấy tại sao chúng ta nên cố gắng tìm một phương pháp có thể loại bỏ những nỗi khổ của tất cả những chúng sinh vốn là mẹ hiền của mình.

Bất cứ loại thực hành nào mà chúng ta làm - trì niệm minh chú, bất cứ cách thiền định nào, bất cứ là cái gì - chúng ta nên làm với suy nghĩ, “Nguyện việc này có lợi cho tất cả chúng sinh đang sống.”. Việc này không chỉ giúp đỡ mọi người, nó còn có lợi ích cho chính chúng ta một cách tự nhiên nữa. Những tình huống của cuộc sống thường ngày có thể cho chúng ta một sự trân trọng về điều này: nếu ai đó vô cùng vị kỷ và luôn luôn làm việc cho sự tích lũy của chính mình thì không bao giờ được người khác yêu thích, trong khi những ai tốt bụngthường xuyên giúp đỡ người khác thì thông thường rất nổi tiếng.

Suy nghĩ chúng ta phải phát triển trong dòng tâm của mình là “ nguyện tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc, và không ai phải lo buồn”. Chúng ta nên cố gắng kết hợp ý nghĩ này trong việc suy nghĩ của chính mình bằng cách gợi nhớ nó hết lần này đến lần khác. Điều này cực kỳ lợi ích. Những vị đã từng phát triển ý nghĩ này trong quá khứ, hiện tại là các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị Thánh vĩ đại. Tất cả những người thật sự vĩ đại của thế giới, đời sống của họ đều dựa trên điều này. Thật tuyệt vời biết mấy nếu chúng ta có thể cố gắng tạo ra ý nghĩ này trong chính bản thân mình.

Câu hỏi: Con có nên bảo vệ chính mình khi ai đó cố hãm hại con?

Serkong Rinpoche: Câu hỏi đưa ra một vấn đề thật rộng lớn, nếu ai đó đánh vào đầu con với một cái cây, hồi đáp tốt nhất là thiền định rằng con đã kinh nghiệm điều này là bởi vì những hành động tiêu cực trong quá khứ của chính mình. Nghĩ rằng thật tốt biết mấy vì người này đã cho phép nghiệp được ra quả bây giờ thay vì ở tương lai. Con nên cảm thấy biết ơn vì người này đã loại bỏ món nợ nghiệp tiêu cực khỏi dòng tâm của con.

Câu hỏi: Nếu ai đó tấn công vợ hay con con, những người mà con bảo hộ? Liệu con có nên đánh trả họ không? Liệu việc này có phải là việc không tốt không?

Serkong Rinpoche: Vì bổn phận của con là bảo vệ vợ và con mình, con cố gắng hành động càng khéo léo càng tốt. Con cần phải thật khéo léo. Cách tốt nhất là bảo vệ họ nhưng không làm hại người tấn công. Nói một cách khác, con phải tìm một phương pháp bảo vệ họ nhưng với cách đó con không gây ra bất kỳ sự tổn hại nào.

Câu hỏi: Anh ta có thể làm hại con của con, nhưng con không thể làm tổn thương anh ta? Có phải trách nhiệm của con là không bảo vệ con của mình khỏi những hành động tàn ác và hung tợn? Chúng con nên chỉ đặt cuộc đời của mình xuống thôi sao?

Serkong Rinpoche: Để xử lý tình huống này một cách khéo léo, con cần rất nhiều sự can đảm. Có một câu chuyện về tiền thân của Đức Phật khi Ngài là một hoa tiêu đi biển cùng một nhóm năm trăm người để tìm kiếm kho báu bị chôn vùi. Một trong những người này có suy nghĩ tham lam là giết hại hết mọi người để cướp kho báu cho riêng mình. Hoa tiêu bồ tát đã nhận thấy ý định của người này và nghĩ sẽ là không đúng nếu để tình huống này tiến triển để người đàn ông này giết hại năm trăm người. Vì vậy, Ngài phát triển suy nghĩ can đảm để bảo vệ năm trăm người này bằng cách giết người đàn ông đó, sẵn sàng chấp nhận tất cả trách nhiệm của việc giết hại này. Nếu con sẵn sàng tái sinh trong địa ngục để cứu những người khác, con đã có suy nghĩ rất can đảm và có thể dấn thân vào những hành động này, như chính Đức Phật đã làm.

Câu hỏi: Trong tình huống như vậy giết hại có được xem như là hành động tiêu cực không?

Serkong Rinpoche: Ngài Long Thọ nói trong Lá Thư Gửi Bạn rằng nếu ai đó phạm vào điều tiêu cực nhân danh việc bảo vệ mẹ, con, Phật Pháp, hoặc Ba Ngôi Báu (Tam Bảo), người ấy sẽ phải kinh nghiệm các kết quả. Sự khác nhau ở chỗ  dù có ý thức được kết quả hay không nhưng con vẫn sẵn lòng đem bản thân mình để bảo vệ vợ con một cách không vị kỷ. Nếu con làm hại kẻ thù, con sẽ kinh nghiệm sự tái sinh đau khổ. Tuy nhiên con nên đối mặt với điều này bằng suy nghĩ: “Con sẽ nhận nỗi khổ về phía mình, để vợ con mình không phải chịu đau khổ.”


Câu hỏi: Như vậy thì theo Phật Giáo, việc này sẽ có được xem là hành động không đức hạnh?

Serkong Rinpoche: Bảo vệ vợ và con là hành động đức hạnh, nhưng làm hại kẻ thù thì không. Con phải sẵn lòng chấp nhận kết quả của tất cả các hành động.

Câu hỏi: Thầy nói những ai tạo nghiệp xấu sẽ chịu đau khổ trong tương lai, nhưng những ai làm điều tốt sẽ kinh nghiệm được hạnh phúc. Có thể những hành động tốt sẽ dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn, có nghĩa là không phải kinh nghiệm sự tái sinh.

Serkoong Rinpoche: Nếu con muốn đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi, con phải đi theo lời dạy của Đức Phật một cách trọn vẹncụ thể. Nếu con thực hành một cách đúng đắn, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi chắc chắn có thể xảy ra.


- Trích từ “NHỮNG GIÁO LÝ TỪ TÂY TẠNG - Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại”
Nicholas Ribush biên tập bản tiếng Anh. NXB. Lama Yeshe Wisdom Archive, 2005.
Thuý Linh  dịch sang tiếng Việt, 2021

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14644)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14629)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14064)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14948)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16564)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29904)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16223)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15541)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14891)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14879)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17887)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15576)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38677)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26729)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39664)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50767)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38750)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35051)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18309)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16473)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42408)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39247)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35619)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17464)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46537)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17156)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28500)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19001)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17596)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17115)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17556)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16536)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16889)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30847)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16943)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18504)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18459)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17388)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18170)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17078)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23497)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 16991)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17465)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17673)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17066)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15740)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18040)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17438)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17214)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29534)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27730)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18182)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16118)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15373)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23040)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14838)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55124)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14207)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13256)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14189)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant