Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giác Ngộ Giải Thoát

15 Tháng Mười 202214:13(Xem: 1949)
Giác Ngộ Giải Thoát

Giác Ngộ Giải Thoát

Truyền Bình

Giác Ngộ Giải Thoát

Giác ngộ cũng tức là giải thoátGiải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồiđiên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy, hành giả biết là giấc mơ không có thật, những vui, buồn, giận ghét, hạnh phúcđau khổ trong giấc mơ chỉ là ảo tưởng, là tưởng tượng chứ không phải thật.

Làm sao để giác ngộ ? Đây là câu hỏi muôn đời của thế nhân. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 釋迦牟尼 (Shakyamuni , thế danh Siddhartha Gautama- Tất Đạt Đa Cồ Đàm 悉達多瞿曇 ) đã tạo ra hàng vạn pháp môn để giúp cho con người với hàng vạn căn cơ tâm địa rất khác nhau, được giác ngộ tỉnh thứcchấm dứt tất cả mọi đau khổ.    

A. Quá trình nhận thức

Những pháp môn cơ bản nhất mà Phật hướng dẫn là :

1/Tứ diệu đế 四妙諦 (còn gọi là Tứ thánh đế 四聖諦 catvāri āryasatyāni)

Tiếng Anh là Four Noble Truths nghĩa là 4 sự thật cơ bản) trích trong bài kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana) gồm :

Khổ đế (苦諦dukkha): thế gian cơ bản là đau khổsinh lão bệnh tử là đau khổ

Tập đế (集諦samudaya) : nguyên nhân, nguồn gốc của đau khổ là ái dục, bất cứ ham muốn nào cũng đều dẫn tới đau khổ

Diệt đế (滅諦 nirodha) : từ bỏ ái dục là cách cơ bản để chấm dứt đau khổ

Đạo đế (道諦 magga) : con đường đoạn trừ ái dục là tu đạo bao gồm bát chánh đạo)

Bát chánh đạo八正道 āryāṣṭāṅgamārga là :

-Chánh kiến正見 samyag-dṛṣṭi  là cái thấy đúng thực tế, ví dụ hạt cơ bản có sẵn đặc trưng hay không ? Einstein  trả lời Có, câu trả lời đó không phải chánh kiến mà chỉ là tà kiến, bởi vì hạt cơ bản vốn không có sẵn đặc trưng đúng như kinh điển nói : Nhất thiết pháp vô tự tính nghĩa là tất cả các pháp đều không tự có đặc trưng đặc điểm.

-Chánh tư duy 正思維samyak-saṃkalpa:  Không có chánh kiến thì không thể có chánh tư duy được bởi vì cái thấy đã lệch lạc ngay từ gốc, chẳng hạn người đời đều thấy thế gian là có thật, vật chất là có thật, không biết đó chỉ là mộng tưởng huyễn ảo nên không thể có chánh tư duy, phải hành thâm bát nhã như Quán tự tại Bồ Tát mới có chánh tư duy.

-Chánh ngữ正語 samyag-vāc : Lời nói đúng, phải thấy rằng mọi lời nói ra đều không có nghĩa thật, mọi lời nói ra đều chỉ là phương tiện, không phải chân lý nên không được cố chấpChánh ngữ là phương tiện thích hợp để dẫn dắt người mê, ví dụ ngón tay chỉ Mặt trăngkinh điển Phật giáo là lời chỉ dẫn về hướng sự thậtkinh điển chỉ là phương tiện chứ không phải là chân lý

-Chánh nghiệp正業 samyak-karmānta : Nghiệp cũng chỉ là tâm niệm nên chánh nghiệp là tùy duyên để hành xử cho phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn Đức Phật ra đời là để hướng dẫn chúng sinh con đường giải thoát chứ không phải để làm vua, nên chánh nghiệp của Đức Phật là tự giác giác tha (tự mình giác ngộ và giúp người khác giác ngộ). Còn chánh nghiệp của mỗi cá nhân thì tùy tâm nguyện của mỗi người. Chánh nghiệp của vua A Dục là thống trị thiên hạ, nhưng sau khi đã chinh phục thiên hạ thì lại hồi tâmquy y Phật pháp từ đó giúp cho Đạo Phật phát triển rộng khắp. Vậy chánh nghiệp của vua A Dục là phát triển Phật pháp. Nói chung chánh nghiệp của mỗi người mỗi khác không giống nhau.   

-Chánh mạng正命 samyag-ājīva  : tôn trọng sinh mạng của chúng sinh, không sát sinh hại vật, hại người là giữ cho đời sống của mình được an lành, đó là chánh mạng

-Chánh tinh tấn正精進 samyag-vyāyāma : Thực hành tứ niệm xứ quán thân, thọ, tâm, pháp tới mức thấy  ngũ uẩn giai không mới có thể đạt tới giác ngộ giải thoátChánh tinh tấn là phải quán cho tới thấy được tánh khôngnếu không thấy tánh không thì tinh tấn mấy cũng là thất bại không thể giác ngộ.  

-Chánh niệm正念 samyak-smṛti : Lục Tổ Huệ Năng dạy : Vô niệm niệm tức chánh, hữu niệm niệm thành tà nghĩa là cái niệm vô niệm mới là chánh. Niệm vô niệm là thấy, cảm nhận được tất cả mọi thứ nhưng không cho rằng đó là thật, không chấp thật. Còn niệm hữu niệm là thấy tất cả mọi pháp đều là thật, tin là có thật, tâm niệm chấp thật bất cứ là về việc gì đều là tà. Chính vì vậy trong Kinh Kim Cang phẩm 21 Phật nói với Tu Bồ Đề : “须菩提,汝勿谓如来作是念,我当有所说法。莫作是念。“何以故?“ 若人言如来有所说法,即为谤佛,不能解我所说故。须菩提,说法者,无法可说,是名说法。”

“Này Tu-bồ-đề! Ông chớ bảo Như Lai có làm ra niệm này, rằng  ta có thuyết pháp, đừng nghĩ thế”  “Tại sao thế” “Nếu có ai nói rằng Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Phật, là không hiểu vì sao ta thuyết pháp. Này Tu Bồ Đề, không có pháp để thuyết mới là thuyết pháp”   

-Chánh định正定 samyak-samādhi : Là nhận ra bản tâm vô sinh pháp nhẫnbất nhị bất biến. Đó là chánh địnhgiác ngộ giải thoátVô sở trụ không còn bị vướng mắc vào không gianthời gian, số lượng.

Con đường tu đạo bao gồm :

2/Tứ niệm xứ 四念處 smṛtyupasthāna còn gọi là Tứ niệm trụ 四念住

Là 4 phép quán trích từ kinh A Hàm 阿含經: Nó đề cập đến việc thiết lập nhận thức liên tục và ổn định từ bốn khía cạnh “thân thể”, “cảm giác”, “tâm trí” và “pháp”. Đó là quán sát thân (thân thể), thọ (cảm giác), tâm (tâm niệm), và pháp (vạn vật)  và cả những thành phần sau đây :

a/Ngũ cái 五蓋 (5 thứ che lấp) :

Tham dục cái 貪欲蓋(ra^ga-a^varan!a, lòng ham muốn chấp trước cảnh giới của ngũ dục từ đó che mờ bản tâm.

Sân khuể cái 瞋恚蓋(pratigha-a^varan!a)lòng thù hận do bất đồng, người khác không nghe theo mình thì tức giận.

Hôn trầm thùy miên cái 睡眠蓋惛沉(stya^na-middha-a^varan!a)sự mê mờ giống như ngủ mê khiến cho tâm trí mê muộithân thể nặng nề.

Trạo cử ác tác cái 掉舉惡作蓋(auddhatya-kaukr!tya-a^va-ran!a)lòng ham vui tiếc nuối quá khứ khiến tâm xao động bị che mờ, thiền định bị ảnh hưởng không thể tinh tiến, không có chánh kiến, bị tà kiến sai sử.

Nghi cái 疑蓋(vicikitsa^-a^varan!a)lòng nghi ngờ nhưng đây không phải chánh nghi mà chỉ là nghi ngờ xằng bậy không phân biệt được thật giả, chánh tà, nên do dự không quả quyết thực hành thiền địnhnghiêm túc.  

Năm thứ che lấp đó gọi chung là ngũ cái gây trở ngại cho sự giác ngộ khám phá bản tâm

b/Ngũ uẩn 五蘊 pañca-skandha là 5 tập hợp :

Tạo thành cái ta của chúng sinh của con ngườigồm có :

-Sắc  色 rūpa vật chất, phần hữu hình của ngũ uẩn.

-Thọ 受 vedanā cảm giác, thông tin do thân thể tiếp xúc với bên ngoài và cả bên trong cơ thể thể hiện bằng dòng điện tín hiệu.

-Tưởng 想 saṃjñā : tưởng tượng, suy nghĩ, thông tin của 5 giác quan được bộ não tiếp thu và xử lý, phân biệt thành tưởng uẩn

-Hành 行 saṃskāra : chuyển động, di chuyểnhoạt độngvật chất hiện hữu là do chuyển động, cảm giácsuy tưởng cũng đều là do hoạt động của cả 5 uẩn

-Thức 識 vijñāna phân biệtnhận thức, sự hoạt động phối hợp của 5 uẩn đem lại khả năng phân biệtnhận thức của con người về bản thân và thế giới chung quanh. Bản thân tức là ngã 我, thế giới chung quanh tức là pháp giới 法界Dharmadhātu      

c/ Mười tám giới 十八界 Astādaśa dhātavah :

Đây là 18 cảnh giới do ngũ uẩn ngã tạo ra, bao gồm :

-Lục căn 六根 Sadāyatana : 6 cơ quan cảm giác của con người gồm : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, bộ não

-Lục trần 六塵 ṣaḍbāhyāyatana (six gunas) : 6 đối tượng của 6 giác quan trên gồm : sắc (vật chất), thanh (âm thanh), hương (mùi thơm, thúi), vị (cảm giác của lưỡi : ngọt, mặn, cay, đắng, chua…), xúc (cảm giác do tiếp xúc của thân thể : trơn, nhám, êm, rát, nóng, lạnh…), pháp (nhận thứcphân biệt tổng hợp của não bao gồm tất cả mọi cảm giáctâm niệmtư tưởng)

-Lục thức 六識 ṣaḍ-vijñāna  : lục căn tiếp xúc với lục trần phát sinh ra lục thức là 6 loại nhận thức gồm : thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm giác của thân thểnhận thức tổng hợp của bộ não.

d/Thất giác chi 七覺支  (chi支āṅga là nhánh , bộ phận).

Thất giác chi là 7 thành phần của giác ngộ trong Phật pháp.

-Niệm giác chi 念覺支 là tâm niệm giác ngộloại bỏ tạp niệm, duy trì chánh niệm

– Trạch pháp giác ch i擇法覺支 là lựa chọn pháp môn để tu tập, lấy chân bỏ ngụy, lấy chánh bỏ tà

-Tinh tấn giác chi 精進覺支 sau khi đã chọn được pháp môn thích hợp thì nỗ lực tu hành để đi đến giác ngộ

-Hỉ giác chi 喜覺支 kết quả tu tập là tâm luôn được vui tươi hoan hỉ

-Khinh an giác chi 輕安覺支 tâm và thân luôn được nhẹ nhàng an lạc

-Định giác chi 定覺支 tâm thân được an thì dẫn đến tâm định không còn điên đảo mộng tưởng

-Hành xả giác chi 行捨覺支 tâm định thì sáng suốt thấu hiểu, buông bỏ chấp trướctà kiếnphiền não,khám phá bản tâm bất nhị tức là giác ngộ

 Tứ Diệu ĐếTứ Niệm XứThất Giác Chi, 18 Giới, Ngũ Uẩn Giai Không  v.v., là quá trình nhận thức để hiểu rõ sự sinh diệt , khổ, vui, ngũ uẩn ngã, đều là ảo hóavô thường, không phải chân thật. Thấu rõ bản chất của tất cả các pháp đều là không, thì biết rằng tất cả chỉ là ảo hóa, tạm bợ thì mới giải thoát tất cả mọi  khổ đau, như kinh Bát Nhã nói : Độ nhất thiết khổ ách. Vì biết rằng tất cả đều là do tâm tạo, tâm tưởng tượng ra, không phải có thật, tâm không tạo thì cái gì cũng không có : không có không gian thời gian, không có vật chất vũ trụ vạn vật, không có số lượng nhiều ít, xa gần, lớn nhỏ, không có Phật, không có chúng sinh, không có pháp, không có khổ vui v.v…   


B. Kết quả tu hành quán tưởng tham thiền

Hành giả quán tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm, pháp) có đạt tới kết quả thấy được tất cả chỉ là không (emptiness) hay không ? Nếu không thấy được tánh không của tất cả các pháp thì không có kết quả, không thể giác ngộ, không thể giải thoát. Nếu chỉ nắm được các khái niệm mà tôi đã nêu ra một lô một lốc kể trên, dù cho có thuộc nằm lòng, có thể thuyết giảng thao thao bất tuyệt nhưng không thực sự thấy được tánh không cũng chỉ là vô ích không thể giác ngộgiải thoát.

Tín đồ theo Đạo Phật trên thế giới có rất đông, có thể lên tới một tỷ người. Nhưng số người giác ngộ giải thoát khám phá được bản tâm vô sinh pháp nhẫn là bao nhiêu ? Có thể nói là cực kỳ ít, hầu như không có. Sau khi hòa thượng Nguyệt Khê ở chùa Vạn Phật Hong Kong kiến tánh để lại nhục thân bất hoại vào năm 1965, từ đó đến nay không nghe nói ai kiến tánh nữa.

Chúng ta vẫn nghe thấy các vị danh tăng viên tịch đều đều nhưng họ có kiến tánh hay không thì không ai dám chắc bởi vì không thấy những hành trạng chứng tỏ.  

Những hành trạng chứng tỏ là thế nào ? Các bậc giác ngộ thời xưa ngộ vô sở trụ đạt được sinh tử tự do. Dưới đây là những thí dụ :

Tam tổ Tăng Xán 僧璨 (529-606CN) 

Tam Tổ Tăng Xán 僧璨 thiền sư, tịch vào năm Tùy Đại Nghiệp thứ hai (606CN) trong triều đại nhà Tùy. Trước khi nhập diệtThiền sư Tăng Xán đã từng nói với đại chúng: “Mọi người đều quý ngồi mà tịch cho là chuyện lạ, ta nay đứng mà tịch, thể hiện sinh tử tự do. (Người khác ngồi mà nhập diệt xem rất nghiêm túc, chorằng ra đi như vậy là chuyện hi hữu khó được, ta thì không như thế, hôm nay ta đứng mà tịch để thị hiện cho đại chúng thấy sinh tử tự do, không câu nệ hình thức). ” Nói xong, ông dùng tay vịn vào cành cây tức thì nhập diệt. Về sau được vua Đường Huyền Tông ban Thụy hiệu  là “Giám Trí Thiền sư 鉴智禅师”

Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường)

Câu chuyện nổi tiếng về gia đình Bàng Uẩn (龐蘊 740-808 đời Đường) người ở Tương Châu 襄州 nay  là thành phố Tương Dương  襄陽 tỉnh Hồ Bắc 湖北 cũng chứng tỏ sinh tử tự do, không bị trói buộc. Sự trói buộc chỉ là thế lưu bố tưởng (thói quen tưởng tượng đã phổ biến qua nhiều đời) chứ không phải tuyệt đối chân thật

Bàng Uẩn là một người giàu có, có vợ cùng với một gái tên Linh Chiếu 靈照 và một trai tên Bàng Đại 龐大. Ông cảm thấy tài sản là trói buộc, giống như cục nợ, nên đã đem toàn bộ tài sản đổ hết xuống sông Tương, không giữ lại chút gì, hàng ngày chẻ tre đan sáo cho con gái đem ra chợ bán sống qua ngày. Suy nghĩ của ông thật khác với thói quen trọng tiền bạc, vật chất của con người thời nay. Cả gia đình bốn người đạt được sinh tử tự do, hãy nghe thầy Duy Lực kể trong link dưới đây.

Thiền sư Động Sơn Lương Giới 洞山良价(807-869 CN)

sống vào đời Đường ở tại Hội Kê Chư Tế 会稽诸暨 nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giangthọ cụ túc giới năm 21 tuổi. Sư từng gặp Nam Tuyền Phổ Nguyện 南泉普願, thiền sư lĩnh hội ý chỉ Thiền.

Thiền sư Động Sơn Lương Giới

Vào cuối năm Đại Trung (847-860 Công nguyên là niên hiệu của Đường Tuyên Tông Lý Thầm, 唐宣宗李忱) sư thực hành thiền pháp tại Nông Sơn. Ngày 21 tháng 3 năm Hàm Thông咸通thứ 10 (Hàm Thông 860-874CN là niên hiệu của Đường Ý Tông Lý Thôi 唐懿宗李漼), sư bảo đệ tử cạo tóc đắp y cho sư và đánh chuông tập họp đồ chúng. Khai thị xong, sư ngồi kiết già nhập định và lặng lẽ viên tịch

Thấy vậy các đệ tử khóc lóc không ngớt. Sư Lương Giới bỗng nhiên mở mắt ngồi dậy nói với họ : “Một người xuất gia tâm lý phải thuần tĩnh không phiền tạp, siêu nhiên không ngưng trệ ở một vật mới đúng là người tu hành chân chính. Bây giờ ta muốn đi mà các ngươi tỏ ra bi ai thảm thiết như thế, chẳng phải quá phàm tục sao ?” Nói xong ông bèn gọi vị tăng chủ sự lại, bảo ông ta chuẩn bị cơm chay. Một lát sau cơm chay được dọn ra, sư mời các đệ tử cùng dùng bữa. Rồi sư lại nói : “Ăn cơm chay xong ta lại đi các ngươi đừng có kh óc nha !”  

Nhưng tâm lý của mọi người vẫn ái mộ sư Lương Giớimọi người đồng lòng cầu xin sư một cách khổ não bi ai, xin sư sống thêm một thời gian. Sư miễn cưỡng trước sự cầu xin bi thiết đó nên ở lại bảy ngày. Sau bảy ngày sư Lương Giới lại bảo chủ sự chuẩn bị cơm chay đãi tiệc đồ chúng. Tại bàn ăn sư chỉ vào thức ăn chay nói lớn : “Bữa tiệc chay này gọi là bữa cơm chay ngu si ” Trong lời nói có ý trách đồ chúng không lo tu hành đạt tới trí bát nhã, không thâm ngộ giáo pháp của Như Lai, rằng không thật có sanh tử, không đi không đến.

Qua ngày thứ tám sư Lương Giới lại tắm rửa sạch sẽ, ngồi ngay ngắn mà tịch.

Đó là câu chuyện sinh tử tự dotùy ý sống chết của thiền sư Động Sơn Lương Giới chứng tỏ sự giác ngộ giải thoát.  

Ngộ An thiền sư 遇安禅师(924-995)

Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên 五灯会元 quyển 7 kể về Ngộ An thiền sư 遇安禅师 ở chùa Thụy Lộc 瑞鹿寺 chuyện xảy ra vào đời Bắc Tống năm 995 Công nguyên.

Ngộ An không rõ tục danh, ông là thiền sư người Phúc Châu, là một tu sĩ thuộc phái Pháp Nhãn thời Bắc Tống, là người kế thừa của Đức Thiều quốc sư 德韶国师, ông có sự khai ngộ  rất đặc biệt, rất hữu duyên với Kinh Lăng Nghiêm. Ông được xưng tụng là người “Đọc kinh Lăng Nghiêm mà giác ngộ”.

Ngộ An thiền sư trước khi lâm chung tự mình tắm rửa thật sạch sẽ, thay quần áo sạch. Sau khi tĩnh tọa một hồi bèn tự mình vào nằm trong quan tài, đậy nắp lại. Qua ba ngày, các đệ tử muốn tưởng niệm sư phụ bèn mở nắp áo quan, thấy sư phụ đã chết rồi, mọi người đau buồn khóc lên thống thiết. Lúc đó bỗng nhiên sư phụ ngồi dậy rồi thăng đường nói với đại chúng : “ Nếu lần sau mà có người nào còn lén mở nắp áo quan thì không phải là đệ tử của ta” Nói xong lại tự vào trong áo quan nằm và lần này thì viên tịch thật. Sư Ngộ An không chỉ đạt được sinh tử tự tại, tức muốn đi lúc nào thì đi, mà còn có khả năng sau khi nhập quan ba ngày, vẫn có thể tùy ý sống lại, điều đó chứng tỏ sống chết chỉ là hiện tượng giả tạo không phải có thật.

Kết luận

Phật hướng dẫn ban đầu cho những người sơ cơ chưa biết gì về thế giới về Phật pháp, họ sống trong mê muộiđiên đảo mộng tưởng, nên phải dùng lời nói để thuyết. Người đời sau ghi chép lại lời Phật thuyết thành kinh điển văn tự. Khi ghi chép như vậy thì vướng vào văn tự, ngữ nghĩa của văn tự chỉ có một chiều là xác định trong khi thực tế là bất định (vô sở trụ). Còn diễn đạt theo kiểu hai chiều, ví dụ “Thuyết pháp giảvô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp” hoặc “Chúng sanh, tức phi chúng sanhthị danh chúng sanh” người đời không thể hiểu nổi.

Còn diễn đạt theo kiểu nhiều chiều như Tứ liệu giản 四料簡 hoặc 四料揀 của Lâm Tế Nghĩa Huyền thì càng rắc rối hơn nữa. Nhưng thực tế vốn dĩ là phức tạp như vậy chứ không đơn giản như các vị sư giảng về Phật pháp cho đám đông tín đồ nghe. Đám đông đó không bao giờ có thể giác ngộ được vì rơi vào biên kiến (lệch một bên) mà biên kiến tức là nhị nguyên, là tà kiến thì làm sao giác ngộ được. Cho nên cuối cùng tín đồ phải buông giáo môn và chuyển qua thiền môn thì mới có thể giác ngộ kiến tánh.

Các nhà khoa học lượng tử ngày nay đã hiểu được thực tế là phức tạp đa đoan. Lượng tử là vô sở trụ, nó không trụ ở 0, không trụ ở 1, không phải vừa 0 vừa 1, cũng không phải phi 0 phi 1, nó là vô sở trụ giống như Tứ liệu giản của Lâm Tế. Họ sáng chế ra bit lượng tử (qubit), chế tạo máy tính lượng tử, ứng dụng tính vô sở trụ của lượng tử và đạt được ưu thế lượng tử (quantum advantage còn gọi là quantum supremacy) vô cùng ấn tượng so với máy tính điện tử.  

Tháng 10-2019 Máy tính lượng tử Sycamore của Google đạt được ưu thế lượng tử so với máy tính điện tử, nó có thể giải quyết một vấn đề toán học hóc búa trong vỏn vẹn 200 giây, bài toán khó đến mức siêu máy tính Summit nhanh nhất thế giới của IBM phải mất 10.000 năm mới giải được.

Tháng 10-2021 TQ đã công bố máy tính lượng tử Tổ Xung Chi (Zuchongzhi 祖沖之) lấy theo tên một nhà toán học TQ thời Nam Bắc Triều. Nó sở hữu hệ thống 66 qubit nếu so với 54 qubit của siêu máy tính lượng tử Sycamore của Google. Đồng thời các qubit của Zuchongzhi cũng có phần khác biệt so với của Sycamore khi nó sử dụng qubit quang tử thay vì qubit siêu dẫn (phải đặt hệ thống ở nhiệt độ âm 273 độ C), điều này giúp nó có sức mạnh và lợi thế tốt hơn. Khả năng của Tổ Xung Chi nhanh gấp 10 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 là Fugaku của Nhật.

Ngoài ra tờ South China Morning Post ngày 26-10-2021 dẫn thông tin từ nhóm nghiên cứu cho biết máy tính lượng tử Cửu Chương-2 (Jiuzhang-2 九章二号) sử dụng 113 qubit có thể thực hiện một phép tính lượng tử được gọi là lấy mẫu boson Gaussian quy mô lớn (GBS) nhanh hơn 1 triệu tỉ tỉ lần (1 septillion = 1.000.000.000.000.000.000.000.000) so với siêu máy tính nhanh nhất thế giới năm 2021 Fugaku của Nhật.

Tóm lại về mặt tâm linh thì tánh không vô sở trụ là giác ngộ giải thoát đạt được sinh tử tự do như các vị thiền sư kiến tánh đã chứng tỏ. Về mặt khoa học kỹ thuật thì tánh không vô sở trụ đem lại những hiệu ứng to lớn trong đời sống thực tế hàng ngày chẳng hạn máy tính lượng tử là niềm hy vọng để đạt tới viễn tải lượng tử (quantum teleportation) đi xa không giới hạn và không mất thời gian. Hoặc chế tạo máy in 3D lượng tử có thể in ra lương thực thực phẩm và tất cả mọi thứ hàng tiêu dùng của con ngườiPhật pháp và Khoa học cũng là bất nhị chứ không phải Phật pháp chỉ là tâm linh còn Khoa học là duy vật, hai con đường khác nhau và không thể gặp nhau như nhiều người suy nghĩSuy nghĩ như vậy là trái với nguyên lý bất nhị của Phật pháp.

Truyền Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5005)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
(Xem: 4389)
Định học là một chi phần quan trọng trong Tam vô lậu học giới, định, tuệ .
(Xem: 4688)
Trí tuệ là sự thấu hiểu, là kiến thức liên quan đến tư tưởng đạo đức giúp ta đi sâu vào đặc điểm và biểu hiện của các đạ o lộ thông qua sự nỗ lực tinh tấn.
(Xem: 4723)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau, nhưng...
(Xem: 5883)
Có một chuyện rất khoa học, tôi không bắt quý vị phải nhắm mắt tin Phật nhưng tôi cho quý vị một gợi ý.
(Xem: 3323)
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
(Xem: 5292)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn
(Xem: 2956)
Hạnh phúctrạng thái cảm xúc khi ta thỏa mãn được nhu cầu nào đó của bản thân. Hạnh phúc khi được nhận. Có một loại hạnh phúc khác mà cảm xúc mang đến cho bạn nhiều hơn nữa: Đó là hạnh phúc từ sự cho đi.
(Xem: 4174)
Kỳ thực, trên đời này không ai có thể khiến chúng ta đau khổ ngoài chính bản thân mình, và cũng không ai có thể mang lại hạnh phúc cho chúng ta ngoài bản thân mình ra…
(Xem: 5317)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.
(Xem: 4290)
Đã gần vào Hạ mà đức Thế Tôn vẫn chưa khuyên giải được mâu thuẫn giữa hai nhóm Tỳ-kheo đều là đệ tử của Ngài.
(Xem: 3343)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu.
(Xem: 6378)
Bài kinh "Thanh Tịnh" là bài kinh ngắn, Đức Phật giảng cho các vị Tỷ-kheo khi Ngài còn tại thế.
(Xem: 5365)
Sa-môn (Samana), Tỳ-kheo (Bhikkhu) hay Bí-sô (Bhiksu) là những danh xưng chỉ cho vị tu sĩ Phật giáo.
(Xem: 4653)
Kinh Trung A-Hàm được dịch sang Hán đầu tiên vào niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện.
(Xem: 6274)
Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật.
(Xem: 6126)
Tâm lý thường tình của con người là tò mò, ưa những điều lạ lùng, kỳ dị và khác thường vì họ đã quá quen với cuộc sống bình thường, nên ...
(Xem: 3918)
Chúng sinh trong cõi “Dục giới” luôn chạy theo tìm cầu để hưởng thụ năm thứ dục lạc nên gọi là ngũ dục. Ngũ dục, chính là năm thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc.
(Xem: 6054)
Tứ động tâm là bốn Thánh tích thiêng liêng của Phật giáo tại Ấn Độ, ghi dấu bốn sự kiện trọng đại trong cuộc đờisự nghiệp hoằng hóa của Đức Phật Thích Ca.
(Xem: 4654)
Về mặt ngôn từ, thì chữ “công đức” là được dịch nghĩa từ chữ “punna” trong tiếng Pali. Tiếng Anh dịch thành chữ “merit”.
(Xem: 4818)
Nguyên nhân của sanh tử được nêu rõ trong Thập nhị nhân duyên, thuộc giáo lý căn bản của Phật giáo.
(Xem: 3407)
tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiếng, lễ lạy
(Xem: 6305)
Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn.
(Xem: 4974)
Ba-la-mật (pāramī or pāramitā) là các pháp hành để hoàn thiện nhân cách được nói đến trong kinh điểnchú giải, nhất là phần Hạnh Tạng thuộc Tiểu Bộ kinh.
(Xem: 3563)
Nói đạo Phật là đạo “cứu khổ ban vui” nhưng kỳ thực chẳng có ai ‘cứu’ mà cũng không ai ‘ban’ cho cả.
(Xem: 3500)
Mọi hiện tượng và sự vật trên thế gianhoàn vũ này không bao giờ độc lậptồn tại, mà do nhân duyên hòa hợp tạo thành.
(Xem: 5713)
Quan điểm thống nhất trong kinh điển là: sát sanh vi phạm giới luật đầu tiên và chiến tranh là sai lầm ngay cả khi chiến đấu cho mục tiêu phòng thủ hay tấn công.
(Xem: 4271)
Narayan Helen Liebenson, Geshe Tenzin Wangyal Rinpoche và Blanche Hartman chia xẻ lời khuyên của họ về việc làm sao để ứng phó với các giai đoạn trầm cảm.
(Xem: 6027)
Niết-bàn là phước lạc tối thượng, một trạng thái hạnh phúc vĩnh cửu. Không thể trải nghiệm hạnh phúc của Niết-bàn bằng các giác quan mà bằng cách làm cho chúng tịch lặng.
(Xem: 5273)
Trong những bài pháp ngắn gọn, súc tích nhất để hướng dẫn tu hành khi chưa có giới bổn Patimokkha, Chư Phật đã chỉ ra con đường sống đạo,
(Xem: 3708)
Định hướng cuộc đời để đạt được mong muốn thích đángyếu tố quan trọng giúp cho ta thăng tiến trên đỉnh cao của sự giác ngộgiải thoát.
(Xem: 3797)
Hơn bao giờ hết, những bản dịch kinh điển rõ ràng dễ hiểu, được chú giải thận trọng, được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đến tay người học Phật đang là một nhu cầu hết sức cấp thiết và quan trọng.
(Xem: 3726)
Nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì?
(Xem: 3550)
Mong ước của tôi là chúng ta sẽ có dịp đồng hành cùng nhau trên hành trình tâm linh siêu việt của bạn.
(Xem: 5394)
“Tất cả những cảm thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ, người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.
(Xem: 4049)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương pháp giảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau.
(Xem: 4400)
Đất Phù Nam (Funan) bao trùm cả một phần Việt Nam, Căm Bốt (Cambodia), Mã Lai (Malaysia) và Thái Lan (Thailand).
(Xem: 5848)
Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo
(Xem: 3147)
Thế Tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta. Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta.
(Xem: 3092)
Đạo từ tâm sinh. Đi học đạo là học cho ta, để nhận chân được tự tâm, để tạo nên cái phẩm giá của ta
(Xem: 3906)
Người ngu si thiếu trí tuệ biến tự ngã của mình thành kẻ thù, lại tưởng kẻ thù của mình ở bên ngoài nhưng chính mình là kẻ thù của mình đó.
(Xem: 4889)
"Nầy các Tỳ Kheo, ta sẽ giảng dạy, và phân tích cho các ông nghe về con đường cao quý có tám phần. Khi ta nói, các ông hãy chú ý và lắng nghe."
(Xem: 3594)
Nếu tâm hồn biết thầm lặng kết “bạn đường” với thánh hiền tôn giáo, với các nhà hiền triết tâm linh, thì NĂNG LƯỢNG MẦU NHIỆM sẽ hiện hữu...
(Xem: 3074)
Có thể nói ngày nay, chiến tranh, hận thù, thương yêu, ghét bỏ, kỳ thị, náo động trên thế giới… đều do tà kiến mà ra.
(Xem: 4608)
Luật nhân quả có lẽ ai cũng biết và hầu như ít nhiều ai cũng tin. Tuy nhiên, để có được niềm tin không lay chuyển vào quy luật tự nhiêncông bằng ấy thì lại không dễ,
(Xem: 4765)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức
(Xem: 3479)
Không ai có thể nói trước được chuyện gì sẽ xảy ra ở ngày mai, mặc dù ngày mai mặt trời vẫn lên.
(Xem: 4015)
Nhà Phật thường nhắc đến đạo lý sống Trung Đạo. Cái gọi là Trung Đạo chính là không đi theo hướng cực đoan, quá mức.
(Xem: 4752)
Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.
(Xem: 3599)
Hiện nay, quý vị trẻ thường thích thể hiện mình theo nhiều cách mà mọi người vẫn thường gọi chung chung là muốn khẳng định cái tôi.
(Xem: 3624)
Sắc thanh hương vị xúc pháp cấu thành thế giới của con người chúng taduyên sanh, vô tự tánh, bất khả đắcvô sở hữu
(Xem: 5174)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 4185)
Phật giáo cho rằng, mọi việc thành bại, li hợp ở đời đều không nằm ngoài nguyên tắc "nhân duyên quả báo".
(Xem: 3308)
Buông bỏ phiền não, trước hết là để giải tỏa mọi ưu tư, khiến người ta hạnh phúc.
(Xem: 3017)
Có những nhân quảnhân tạo trong đời này nhưng quả có khi phải qua đời sau hoặc những đời sau mới trỗ.
(Xem: 3056)
Sự quán sát, quán chiếu khởi từ danh tướng - danh là hương, là vị; tướng là những tính chất đặc trưng của chúng
(Xem: 3134)
Phật tử, tôi tâm đắc phần thuyết giảng về ái ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(Xem: 3131)
Ai cũng mong trong cuộc sống có rất nhiều niềm vui và thật ít nỗi buồn.
(Xem: 3509)
Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tố thân và tâm hay thể xác và tinh thần.
(Xem: 4028)
Người khéo tu lúc nào cũng nhớ quay lại mình, nhận ra và sống được với Tâm chân thật, ngoài ra tất cả đều vô thường hư ảo, không cần chú tâm làm gì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant