Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời tác giả

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 15388)
Lời tác giả


Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

Lời tác giả

Về giáo lýtư tưởng, những kinh điển được trích dẫn trong sách này hầu hết đều là những kinh điển thuộc văn hệ Nikaya (tạng Pali) và văn hệ A hàm (tạng Hán). Tác giả đã có chủ ý không sử dụng nhiều các kinh Đại Thừa, với mục đích chứng minh rằng những tư tưởng lớn của các kinh Đại Thừa đều đã có mặt đầy đủ trong các kinh Nikaya và A hàm, và chỉ cần đọc các kinh này với một thái độ cởi mở là có thể nhận ra được các tư tưởng lớn kia trong ấy. Kinh điển nào cũng là kinh điển của đạo Bụt, dù là kinh Bắc tông hay Nam tông.

Kinh điển Đại Thừa cho ta một cái nhìn phóng khoáng hơn về giáo lý căn bản của đạo Bụt, có thể giúp ta phòng ngừa sự co rút lại của giáo lý và của những phương pháp hành trì giáo lý. Giáo lý Đại Thừa giúp ta khám phá được chiều sâu của các nền văn học Nikaya và A hàm, giống như ánh sáng chiếu vào đối tượng quán sát của kính hiển vi, một đối tượng quán sát đã hơi biến hình và méo mó vì những thủ thuật cất giữ nhân tạo. Cố nhiên là các kinh điển Nikaya và A hàm gần với đạo Bụt nghuyên thỉ hơn, nhưng các kinh điển này đã bị sửa chữabiến hình ít nhiều vì cách hiểu và cách hành trì của những truyền thống đã có công truyền thừa và cất giữ những kinh điển ấy. Các thế hệ học giảhành giả tương lai cần căn cứ trên kinh điển của cả hai truyền thống Bắc tôngNam tông để có thể khôi phục lại tinh thần nguyên thỉ của đạo Bụt. Chúng ta phải sử dụng tất cả các kinh điển của cả hai truyền thống.

Tác giả đã cố ý không nhắc tới những phép thần thông mà kinh sách thường hay sử dụng để tô điểm cho cuộc đời của Bụt, những phép thần thông mà chính Bụt đã khuyên môn đệ không nên để thì giờtâm lực vào việc luyện tập và sử dụng. Tác giả lại không ngần ngại nói tới những khó khăn mà Bụt thường gặp phải trong đời sống hàng ngày, ngoài xã hội cũng như trong giới môn đệ của chính người. Nếu trong sách này Bụt được hiện ra như một con người khá gần gũi với chúng ta, một phần đó là cũng do các nguyên cơ đã kể.

Tên người và tên xứ bằng tiếng Pali được sử dụng trong sách này bởi vì tiếng Pali dễ đọc hơn. Cuối sách có bản đối chiếu những tên người và tên xứ bằng tiếng Pali, Phạn và Hán Việt để bạn đọc tham khảo.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16750)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21422)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18840)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23142)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20098)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9525)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant