Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiết 1: Minh Trị Duy Tân và Thiền

13 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11291)
Tiết 1: Minh Trị Duy Tân và Thiền

LỊCH SỬ THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân - Bản Thảo 2009

Chương 5 
Thiền Nhật Bản cận hiện đại

Tiết 1- Minh Trị Duy Tân và Thiền 

Nhật Bản mở cửa và cận đại hóa 

Năm 1853, hạm đội Mỹ do Đề đốc Perry đến Nhật yêu sách mạc phủ mở cửa thông thương. Năm sau, hòa ước Nhật Mỹ được ký kết và Nhật Bản phải mở cửa. Quan tairô (đại lão, chức quản lý chính trị mạc phủ chỉ sau shôgun) là Ii Naosuke (1815-1860), không đợi sắc chiếu của thiên hoàng, trước áp lực, lại ký một hiệp ước giao thương bất bình đẳng với Mỹ năm 1856 và đàn áp đối lập (vụ "đại ngục" năm Ansei bắt giam nhiều người, 1858-59), điều này đã làm cho phái "nhương di" (chủ trương đánh đuổi người ngoại quốc) gây ra biến cố ngoài Sakuradamon (một trong những cửa thành Edo), ám sát ông ta (1860). Sau đó giữa triều đình, mạc phủ và các phiên trấn có thế lực như Satsuma, Chôshuu và Tosa, cuộc tranh luận về vận hội đất nước giữa chính sách kôbu gattai (công vũ hợp thể = thống nhất triều đình và mạc phủ) và sonnô jôi (tôn hoàng nhương di =phò vua đuổi giặc ngoài) vẫn chưa đi đến chỗ quyết định. Thế nhưng đến năm 1867 thì mạc phủ phải trao trả quyền hành cho triều đình (sử gọi là taisei hôkan hay đại chính phụng hoàn) và sau đó lệnh phục hồi quyền lực của thiên hoàng được ban bố , chính phủ mới được thành lập

Năm 1868 bắt đầu cải niên hiệu thành Meiji (Minh Trị), thiên đô về Tôkyô, tiếp đó thi hành chính sách trung ương tập quyền với hai đạo luật hanseki hôkan (bản tịch phụng hoàn, 1869) bắt các lãnh chúa trả lại đất phong và haihan chiken (phế phiên trí huyện, 1871) bãi bỏ phiên để trấn lập những đơn vị hành chánh mới là 1 đạo (Hokkaidô), 3 phủ 72 huyện trên toàn quốc. Huyện (ken) của Nhật tương đương với tỉnh của ta. Lại đặt ra chế độ trưng binh xây dựng một quân đội cận đại (1873), lập ra ngân hàng (1872), bưu điện (1871), đường sắt (1872). Ngoài ra còn thiết lập những cơ xưởng nhà nước, đặt ra luật lệ mới và dựa trên đó mà phát triển một chính sách gọi là "phú quốc cường binh" hay nước giàu quân đội mạnh. 

Song song với việc đó, để thống nhất cơ sở tư tưởng trong nước, nhà nước nhắm vào việc giáo dục dân chúng theo tư tưởng Thần Đạo, và do đó, đưa ra hai văn bản. Một là Shinbutsu bunrirei (Thần phật phân ly lệnh) hay là lệnh phân biệt thần và Phật (1868), sau là sắc chiếu về tôn giáo mang tên Taikyô senbu (Đại giáo tuyên bố, 1870). Lại đặt ra trong chính phủ một Bộ Tôn Giáo Tín Ngưỡng (Shingishô, 1872 đổi thành Kyôbushô nhưng phế bỏ năm 1875). Tất cả nhằm mục đích thần thánh hóa người lãnh đạothiên hoàng

Để thực hiện mục đích "phú quốc cường binh", chính phủ Meiji chú trọng đến giáo dục. Năm 1871 đặt ra Bộ Giáo Dục, 1872, công bố học chế, 1890, ra sắc lệnh thi hành giáo dục cưỡng bách ở bậc cơ sở. Lại có nỗ lực xây dựng giáo dục cấp cao, mời các thầy ngoại quốc đến dạy để đưa kỹ thuật và học vấn Âu Mỹ vào trong nước cũng như đưa du học sinh ra nước ngoài học hỏi. Năm 1886, lập đế quốc đại học tại Đông Kinh (tiền thân của Đại Học Đông Kinh bây giờ) (đại học nhà nước) và sau đó, lập các đế quốc đại học ở Kyôto (1897), ở Sendai (1907) và ở các đô thị chính yếu

Mặt khác, tư nhân cũng có nhiều người đứng ra lập đại học. Fukuzawa Yuukichi (1834-1901) mở Keiô Gijuku (1868, nay là Đại học Keiô), Niijima Jô ( 1843-90) mở Đại học công giáo Dôshisha (1875), Ôkuma Shigenobu (1838-1922) mở Tôkyô Senmon Gakkô (1882, nay là Đại học Waseda), Inoue Enryô (1858-1919) mở Tetsugakukan (1887, nay là Đại học Tôyô)...Sau đó lại có các trường Thánh Paulo (nay là Đại học Rikkyô, 1874) cũng là một trường thuộc hệ Công Giáo, Josei Eigakujuku (1900, sau là Đại học Tsudajuku), trường dạy tiếng Anh cho nữ sinh do bà Tsuda Umeko (1864-1929) dựng nên. 

Hiểu biết của Nhật Bản về Âu Mỹ đã tăng thêm. Ý tưởng phải định ra hiến pháp và lập quốc hội, điều không thể thiếu được để trở thành một nhà nước có thể chen vai thích cánh với liệt cường, dần dần thành hình. Năm 1874, việc các ông như Itagaki Taisuke (1837-1919) viết kiến nghị về việc thành lập một quốc hội do dân bầu, đã làm cho cuộc vận động tự do dân quyền bùng lên. Chính phủ đành phải chấp nhận và năm 1889, bản Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến Pháp đã được công bố. Thế rồi theo đó mà quốc hội và nhà nước lập hiến đã ra đời. Thế nhưng tín ngưỡng vẫn không được hoàn toàn tự do và việc phân biệt chính trị với tôn giáo cũng không được xác nhận. Chẳng những thế mà đến năm 1890, nhà nước lại ban bố Kyôiku Chokugo (Giáo Dục Sắc Ngữ), sắc lệnh về giáo dục, bắt các nhà giáo phải dạy dỗ dân chúng biết phụng sự Thiên Hoàng, người tượng trưng cho quốc thể (thể thống quốc gia, kokutai) và đề ra nguyên tắc "chính trị với tôn giáo là một" (chính giáo nhất trí). 

Vẫn vì mục đích "phú quốc cường binh", chính phủ tăng tốc phát triển kỹ nghệ.Một hệ thống tư bản chủ nghĩa dựa trên kỹ nghệ tơ sợi đã thành hình. Thế nhưng điều kiện làm việc quá hà khắc đã làm nổi dậy những cuộc vận động thợ thuyền. Nguyên lý chỉ đạo của cuộc đấu tranh này là tư tưởng xã hội chủ nghĩa càng ngày càng lan rộng và đã đưa đến phản ứng của chính quyền qua việc buộc tội và xử hình nhà tư tưởng xã hội Kôtoku Shuusui (1871-1911) với tội danh tổ chức ám sát Thiên Hoàng trong vụ án "đại nghịch". Thêm vào đó, năm 1891, xã hội lại rúng động một lần nữa với biến cố nhiễm độc ở mỏ đồng Ashio đối lập tư bản với nông dân

Nhờ cận đại hóa, Nhật Bản trở thành hùng cường và giờ đây lại muốn dòm ngó lân bang. Họ đã đạt được nguyện vọng được chen chân vào hàng ngũ các quốc gia đế quốc thực dân. Trước tiên, sau chiến thắng trong trận Nhật Thanh (1894-95), họ chiếm Đài Loan làm thuộc địa, sau đó với chiến thắng trong trận Nhật Nga (1904-05), họ bắt Sa hoàng phải cắt nhượng phân nửa phía nam đảo Karafuto (Sakhaline).Cùng lúc, họ bắt Hàn Quốc phải thừa nhận quyền chỉ đạo, bảo hộ và giám đốc. Chuyện đó sẽ đưa tới việc thôn tính bán đảo Triều Tiên năm 1910. Thế rồi, dựa trên những thành quả đó, năm 1911, họ đã thay đổi được những điều khoản bất bình đẳng trong các hiệp ước ký với ngoại quốc trước kia. 

Chính sách haibutsu kishaku hay "phế Phật hủy Thích" và Thiền 

Năm Meiji nguyên niên (1868) chính phủ muốn thực thi chính sách xem tôn giáo với chính trị là một (chính giáo nhất trí) nên đã ban hành Shinbutsu bunrirei tức sắc lệnh "phân ly Thần Phật" tách Thần Đạo khỏi Phật Giáo nhưng đưa Thần Đạo (Shintô) lên hàng tôn giáo quốc gia. Nó đã tạo ra một cơn lốc bài báng Phật giáo trên toàn quốc. Phong trào đòi dẹp bỏ chùa chiền (phế tự) trong đó có các chùa Thiền lan tràn khắp nơi. 

Trước tình trạng khó khăn đó, giáo đoàn Thiền Tông tức khắc liên kết với các tông phái khác làm thành những tổ chức liên minh như Chư Tông Đồng Đức Hội Minh (1868), Chư Tông Đồng Đức Hội (1868) để đưa kiến nghị lên chính phủ. Sau đó Bộ Nội Vụ (Minbushô) mới đặt ra cơ quan gọi là Tự Viện Liêu (Jiinryô, 1870) để thống nhất việc quản lý các chùa chiền. Phong trào "phế Phật hũy Thích" còn gọi là "bài Phật khí Thích" từ đó mới tạm ổn. 

Thế nhưng, qua đến năm 1871, chính phủ lại ra lệnh sung công đất đai nằm ngoài khuôn viên nhà chùa làm cho kinh tế tùng lâm rơi vào cảnh khó khăn. Đặc biệt là các chùa thuộc tông Lâm Tế xưa nay vẫn sở hữu ruộng đất được mạc phủ và các phiên trấn tiến cúng theo chế độ "đất dấu son" (chu ấn địa) và đất dấu đen" (hắc ấn địa), tên gọi giữa trên con dấu đỏ (mạc phủ) hay dấu đen (phiên trấn) đóng lên trên giấy tờ chuyển nhượng. Nhiều tháp đầu (tacchuu) vì thế mà bị gộp vào chùa chính hay biến mất dạng. Trước nguy vong ấy, các giáo đoàn phải bỏ lối quản lý cũ vốn lấy các tháp đầu làm trung tâm của mọi hoạt động.Trong chế độ hành chánh mới, nhà nước chỉ cho phép giữ lại mối liên hệ của mạt tự (chùa chi nhánh) đối với bản sơn (chùa gốc) , còn như các tháp đầu thì về cơ bản từ nay chúng chỉ có địa vị ngang hàng với một mạt tự thông thường. 

Tổ chức giáo đoànđào tạo các giáo đạo chức 

Sau một thời đàn áp chính phủ lại chuyển qua chính sách lợi dụng Phật Giáo. Từ năm 1872, dưới sự hướng dẫn của Bộ Tôn Giáo, các chức thần quan (cho Thần Đạo) và tăng quan (cho Phật Giáo) gọi là kyôdôshoku (giáo đạo chức) được bổ nhiệm để thi hành một chính sách giáo dục quốc dân dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: kính thần, ái quốc, tôn quân. Lại đặt thêm chức kanchô (quản trưởng) ở mỗi tông phái để kiểm soát các những vị chức sắc này. Ban đầu Thiền Tông được coi như là một tông thôi nhưng từ năm 1874 đi thì chia ra làm hai: Lâm Tế (gồm cả Hoàng Bá) và Tào Động. Năm 1876, Hoàng Bá độc lập khỏi Lâm Tế, riêng Lâm Tế lại chia ra thành 9 chi phái. 

Để đào tạo các "giáo đạo chức", các tông phái yêu cầu nhà nước thiết lập những cơ quan cho mục đích đó. Vì thế, ở Tôkyô có đặt ra Daikyôin (Đại GiáoViện), ở địa phương có các Chuukyôin (Trung Giáo Viện), ở các chùa và đền Thần Đạo có Shôkyôin (Tiểu Giáo Viện). Thế nhưng hoạt động của những cơ sở này phải đứng trên lập trường coi Thần đạo là chính, do đó, không giải thích cặn kẻ lập trường của Phật giáo cho nên giới Phật giáo lấy làm bất mãn

Đến năm 1875 thì Bộ Tôn Giáo bị bãi bỏ. Sau đó, các tông phái phải tự mình đào tạo các "giáo đạo chức" cho nên họ phải thành lập và quản trị lấy những trường chuyên môn. Về phía các giáo đoàn Thiền Tông thì tông Lâm Tế đã mở Hannyarin (Bát Nhã Lâm, 1872, ngày nay là Đại học Hanazono ở Kyôto), tông Tào Động mở Senmon Hongakkô (Chuyên Môn Bản Học Hiệu, nay là Đại Học Komazawa ở Tôkyô). Tuy là trong việc đào tạo ở các cơ quan này, chính phủ theo dõichỉ đạo rất sát nhưng giáo đoàn cũng thông qua nó mà hoàn thành nhiệm vụ bức thiết là đào tạo được những tăng lữ biết thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới. 

Cơ sở giáo dục của Thiền Tông 

Những cơ sở này đã nối tiếp truyền thống các học liêu thời Edo. Lý do chúng được thiết lập là vì giáo dục Phật giáo nếu chỉ ở trong phạm vi tăng đường thôi thì không thể đào tạo nhân tài biết thích ứng với những đổi thay của xã hội, và nếu như thế, không làm sao chấn hưng được tông môn. Hơn nữa, tình trạng thời đó còn cho thấy: 

1) Nhiều tăng sĩ Phật giáo còn quá thiếu kiến thức phổ thông

2) Phật giáo không đủ sức đối phó với thế lực Ki-Tô giáo, lúc đó đã hết bị cấm truyền giáo vì chính phủ không muốn đụng chạm với liệt cường

3) Khuynh hướng giáo dục bằng nhà trường đã phổ biến trên toàn xã hội

Sau đây xin giới thiệu những mốc thời gian đáng nhớ trong việc thành lập và phát triển hai đại học Phật giáo tiêu biểu ở Nhật: 

1) Đại học Hanazono (Tông Lâm Tế): 

Thành lập năm 1872 dưới tên Hannyarin (Bát Nhã Lâm) trong khuôn viên chùa Myôshinji ở Kyôto. Năm 1903, đổi thành Hanazono Gakurin (Hoa Viên Học Lâm) và chuyển về trung tâm thành phố Kyôto. Năm 1911, đổi tên thành Rinzaishuu Daigaku (Đại học tông Lâm Tế). Năm 1949, lại đổi tên thành Hanazono Daigaku (Đại học Hoa Viên). Năm 1966, ngoài bộ môn Phật giáo, dạy thêm sử học, quốc văn và công tác xã hội. Năm 2000, đào tạo đến cấp bậc tiến sĩ về ngành nghiên cứu Phật giáo

2) Đại Học Komazawa (Tông Tào Động): 

Nguồn gốc xa là học lâm (gakurin) tên Sendanrin (Chiên Đàn Lâm) của tông Tào Động mở ra trong khuôn viên Kichijooji (Cát Tường Tự) ở Surugadai thuộc Edo. Năm 1875, ở Seishôji (Thanh Tùng Tự, khu Shiba, Tôkyô), thiết lập Senmon Hongakkô (Chuyên Môn Bản Học Hiệu) để đào tạo tăng sĩ Tào Động. Năm 1904, cải danh thành Sôtô-shuu Daigaku (Đại học tông Tào Động). Năm 1913, dời về khu Komazawa bây giờ. Năm 1925, được danh hiệu Komazawa Daigaku theo qui chế đại học. Dạy các môn Phật giáo, Đông phương học, khoa học nhân văn. Năm 1949, chia làm 3 khoa: Phật (Thiền học, Văn học Phật giáo) Văn (Triết, Quốc văn, Văn chương Trung Quốc, Âu Mỹ, Sử Địa, Xã hội học), Kinh Thương. Năm 1964 thêm khoa Luật. Năm 1969 lại mở khoa Kinh Doanh. 

Về sau, tông Lâm Tế chia thành 14 phái (1905), độc lập với bản sơn. Hiện nay các phái này hợp cùng 2 tông Tào ĐộngHoàng Bá trở thành nền tảng của Thiền Tông Nhật Bản

Mặt khác, tông Tào Động với nhau cũng có sự đối lập giữa Eiheiji (Vĩnh Bình Tự) và Sôjiji (Tổng Trì Tự). Năm 1872, tuy là 2 bản sơn nhưng Eiheiji được đặt vào vị trí cao hơn. Sau đó, Sôjiji vận động để độc lập nhưng không thành.Chức kanchô (quản trưởng) để kiểm soát các chùa trong tông được hai chùa thay nhau đảm nhận mỗi năm. Đến năm 1882 lại có qui chế tuyển người trụ trì cho hai chùa bằng cách công khai. Năm 1895, hai vị đứng đầu hai chùa lập được thỏa ước kết hợp với nhau làm một và dời cơ quan quản lý tông (tông vụ sảnh) về Tôkyô. Như thế giáo đoàn Tào Động với hai chùa làm bản sơn đã được thành lập. Thế nhưng chùa Sôjiji ở Noto (tỉnh Ishikawa) bị hỏa hoạn thiêu rụi vào năm 1898 nên chùa phải dời về Tsurumi (gần Yokohama, tỉnh Kanagawa). Ở Noto chỉ còn di tích một "tổ viện". 

Về Lâm Tế thập tứ tông 

Tháng 2 năm 1876, phái Hoàng Bá (bản sơn là Manfukuji tức Vạn Phúc Tự) độc lập với tông Lâm Tế. Sang đến tháng 9, Lâm Tế Tông bị chia ra làm 9 phái khác nhau: Các phái Tenryuuji (Thiên Long Tự), Shôtokuji (Tướng Quốc Tự), Nanzenji (Nam Thiền Tự), Kenninji (Kiến Nhân Tự), Tôfukuji (Đông Phúc Tự), Kenchôji (Kiến Trường Tự), Engakuji (Viên Giác Tự), Daitokuji (Đại Đức Tự), Myôshinji (Diệu Tâm Tự). Đến năm 1880 từ Tôfukuji lại đẻ ra phân nhánh là phái Eigenji (Vĩnh Nguyên Tự), năm 1903, từ Nanzenji lại chẻ ra phái Hôkôji (Phương Quảng Tự), năm 1905, Buttsuuji (Phật Thông Tự) tách khỏi Tenryuuji (Thiên Long Tự), cùng năm Kokutaiji (Quốc Thái Tự) độc lập với Shôkokuji. Năm 1908, Kôgakuji (Hướng Nhạc Tự) lại hoàn toàn tách ra khỏi Nanzenji sau khi đã nhận được phép (công hứa) từ năm 1890. Hiện nay thì con số chi phái tông Lâm Tế đã lên đến 14 phái. Các phân phái đẻ ra sau này thường là chùa địa phương, xa những trung tâm Phật giáo truyền thống như Kyôtô và Kamakura. 

Giáo đoàn được cận đại hóa 

Như đã nói, các tông phái Thiền Tông đều đặt chức kanchô (quản trưởng) để dại diện tông mình. Từ năm 1884, khi vai trò của kyôdôshoku (giáo đạo chức) bị phế bỏ thì các kanchô được ủy thác việc trông coi chế độ chư tôngpháp luật tự viện, phân chia chức vụ và danh hiệu tăng ni, phong chức và bãi chức trụ trì, chọn lựa những nhà truyền giáo và qui định những nguyên tắc về việc quản lý tài sản các chùa. Nhờ vậy mà cơ sở của chế độ giáo đoàn mà ta có ngày nay đã được thiết lập. Thế rồi từ đó họ tiến lên thành lập những thể chế và cơ cấu hành chánh cho tổ chức giáo đoàn hiện tại

Để thích ứng với thời mới, giáo đoàn dù đã có một tổ chức mới rồi còn phải xúc tiến việc thống nhất giáo lý, nghi lễ, phương pháp tu hành...những gì đến nay vẫn chưa thực hiện được. Đặc biệt đối với một việc hình thành một đại giáo đoàn vào lớn bậc nhất như tông Tào Động, đó là cả một việc làm to tát. Năm 1889, họ đã công bố Dôjô Gyôji Kihan (Động Thượng Hành Sự Qui Phạm) để qui định việc xuất gia, tu hành và những trách vụ, qua năm sau, qui chuẩn cho việc truyền đạo của người tu tại gia với tên gọi là Sôtô Kyôkai Shushôgi (Tào Động Giáo Hội Tu Chứng Nghĩa hay Tu Chứng Nghĩa) cũng đã ra đời. Trong thời gian này, từ trong phái Tào Động đã nẩy sinh ra những "tôn giáo mới" như Cứu Thế Giáo (Kuzekyô) của một người tên là Daidô Chôan (Đại Đạo Trường An, 1843-1908) vốn dựa trên tín ngưỡng Quan Âm, và Pháp Vương Giáo (Hôdôkyô) của Takada Dôken (Cao Điền Đạo Kiến, 1858-1923) nhưng cũng có thể hiểu đó là hiện tượng phải xảy ra trong quá trình tiêu chuẩn hóa một giáo đoàn

Văn bản Động Thượng Hành Sự Qui Phạm đã có những qui định như "phải ngừng các hình thức cúng tế kỳ quái" do đó việc đốt tiền giấy vàng mã (shisen), một phong tục dân gian, đã bị đình chỉ. Mặt khác, Tu Chứng Nghĩa (Shuushôgi) trình bày lại những qui tắc mà cơ sở là Shôbô Genzô (Chính Pháp Nhãn Tạng) của Dôgen, ngày nay vẫn còn được áp dụng rộng rãi. Có điều là nó đã được viết ra cho người tu tại gia trong khi đối tượng của tác phẩm do Dôgen viết lại là những kẻ xuất gia cho nên không khỏi chứa đựng một số mâu thuẫn. Có thể nói lý do căn bản đã đưa đến việc này là trong khi Keizan Shôkin (Oánh Sơn Thiệu Cẩn) đã đi đến chỗ thành lập một đại giáo đoàn có tính cách quần chúng thì Tông học Tào Động thời Edo (cơ sở cho Tông học Tào Động cận đại) lại đi theo một lập trường khác, nghĩa là trở về với tư tưởng của tông tổ Dôgen, để giữ được những nét đặc thù, căn cước (identity) của tông mình. 

Thế nhưng tông Tào Động cũng không đi đến chỗ triệt để bắt buộc những tín đồ bình thường đi theo tư tưởng của Dôgen chép trong Tu Chứng Nghĩa. Những thể đắc về mặt tư tưởng mà Dôgen đòi hỏi một người xuất gia phải có (Dôgen vốn chủ trương phải xuất gia) làm sao những kẻ tu tại gia có thể thực hiện cho được, nếu không gọi đó là một đòi hỏi phi lý. Trong Tu Chứng Nghĩa có đặt ra 4 điều kiện: 1) sám hối diệt tội, 2) thụ giới nhập vị, 3) phát nguyện lợi sinh, 4) hành trì báo ân. Thế nhưng thực tế là khi truyền giáo, chỉ cần thỏa mãn được 2 điều kiện, đó là sám hội và thụ giới. Đương thời, hình thức "thụ giới hội" rất thịnh hành. Người có nhiệm vụ đứng đầu điều hành chuyện đó là chức kanchô nhưng chính ra "thụ giới hội" chỉ là một buổi lễ nặng về phần hình thức và mang nhiều tính cách tiêu khiển

Bãi bỏ việc xuất gia 

Không những chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành của giáo đoàn Phật giáo mà nó còn thay đổi cả nếp sống và lối suy nghĩ của tăng ni là những thành viên cấu thành giáo đoàn ấy. Ngoài việc nhà nước bắt buộc mỗi một cá nhân trên toàn quốc đều phải có hộ tịch, từ năm 1872, theo lệnh của quan thái chính (tiền thân của nội các), việc các tăng lữ ăn thịt, lấy vợ, để tóc và có tên họ đều được nhìn nhận. 

Theo đó, về mặt chế độ, người đi tu và người thế tục hoàn toàn không có gì khác nhau. Không còn có một giai tầng gọi là tăng lữ nữa. Đáng lý ra đây là một vấn đề rất lớn thế mà chính phủ không xem là như không có gì quan trọng và nhanh chóng thực thi. Rồi với thời gian, trong các tự viện, chế độ thế tập đã được thực hành một cách phổ thông (duy trường hợp các thiền tăng, nếu giữ vai trò sư gia (shige) thì về sau vẫn không được có vợ). 

Lại nữa, sau khi việc lập hộ tịch đã được hoàn bị, nhà nước không còn cần áp dụng nguyên tắc terauke (mỗi đàn việt phải khai báo mình phụ thuộc vào chùa nào), do đó tự viện xem như được tách ra khỏi cơ cấu quản lý hộ khẩu. Tuy nhiên, trong bộ dân luật đem ra áp dụng vào năm 1898, chế độ về gia đình vẫn tiếp tục như cũ cho nên liên hệ giữa đàn việt và nhà chùa trên thực tế hầu như không có gì khác trước. Và cũng vì thế, ý thức của giáo đoàn Phật giáotăng lữ cũng không có thay đổi nào đáng kể

Hoạt động của các thiền tăngcư sĩ 

Trong thời kỳ này, có nhiều thiền tăng hoạt động mạnh mẽ. Hơn nữa, có lẽ là hiện tượng của thời đại hay sao mà đã thấy xuất hiện những nhân vật với tầm hoạt động rộng rãi chưa từng có. Về phía tông Lâm Tế, sau khi phái Kogetsu (của Cổ Nguyệt Thiện Tài) suy vi, phái Hakuin (của Bạch Ẩn Huệ Hạc) với nhiều thiền sư cự phách, đã thu tông môn về một mối. Phái Hakuin có những người trong đám môn đệ của Gizan Zenrai (Nghi Sơn Thiện Lai) như Okkei Shuken (Việt Khê Thủ Khiêm, 1810-1884), người đã mở lại tăng đường ở chùa Myôshinji (1878) hay Imakita Kôsen (Kim Bắc Hồng Xuyên tức Hồng Xuyên Tông Ôn, 1816-1892), người đã đem tăng đường chùa Engakuji trở lại thời hưng thịnh. Cũng phải kể đến Yuri Giboku (Do Lợi Nghi Mục, 1822-1898) đã phục hồi Tenryuuji từ những đổ nát do cơn binh lửa. Từ cửa Daisetsu Shôen (Đại Chuyết Thừa Diễn) thì có Ogino Dokuon (Địch Dã Độc Viên, cũng được biết dưới tên Dokuon Shôju, Độc Viên Thừa Chu, 1819-1895), trụ trì Shôkokuji và đảm nhận chức kanchô cai quản cả Thiền Tông. Về đệ tử của Okkei Shuken (Việt Khê) thì có những người như Kazan Genko (Hòa Sơn Huyền Cổ, 1837-1917), còn đệ tử của Imakita Kôsen (Hồng Xuyên) thì đáng chú ý nhất là Shaku Sôen (Thích Tông Diễn, tức Hồng Nhạc Tông Diễn, 1859-1919), người đầu tiên đã đem Thiền truyền qua bên Hoa Kỳ. 

Về hệ phái của Takushuu Kosen (Trác Châu) thì dưới trướng của Sozan Genkyo (Tô Sơn Huyền Kiều) có Razan Genma (La Sơn Nguyên Ma, 1815-1867). Người nhận pháp tự của Razan là Nakahara Zenchuu (Trung Nguyên Toàn Trung, tức Đặng Châu, 1839-1925) được biết nhiều với danh hiệu là Nantenbô (Nam Thiên Bổng). Nhân vì muốn kiểm tra thực lực của sư gia khắp nơi nên ông mới chủ trương lối tu thiền vượt ra ngoài phạm vi đạo trường, gọi là dôjô-yaburi (phá đạo trường). Lại nữa, từ hệ phái Myôji Sôseki (Diệu Hỷ Tông Tích, 1774-1848), lại xuất hiện Toyoda Dokutan (Phong Điền Độc Đam (Trạm), tức Độc Đam Tạp Tam, 1840-1917). Ông là người đã phục hưng Kokeizan Eihoji ( Hổ Khê Sơn Vĩnh Bảo Tự) và từng được bổ nhiệm làm kanchô chùa các phái Myôshinji và Nanzenji. 

blank
Shaku Sôen (Thích Tông Diễn, 1859-1919)

Shaku Sôen (Thích Tông Diễn), người đầu tiên truyền bá Zen sang Hoa Kỳ 

Ông người thôn Takahama tỉnh Fukui. Tên thế tục là Hitose. Năm 12 tuổi đi tu với Okkei Shuken (Việt Khê) ở Myôshinji, sau tham học ở các chùa Kenninji, Sôgenji (Tào Nguyên Tự, tỉnh Okayama). Năm 1878, nhận pháp tự của Kitaima Kôsen (Hồng Xuyên) ở Engakuji. Sau khi tốt nghiệp đại học Keiô (lúc ấy là Keiô Gijuku) năm 1887, ông được Fukuzawa Yuukichi, viện trưởng Keiô, và Yamaoka Tesshuu (Sơn Cương Thiết Chu, 1836-1888) khuyến khích, mới sang Tích LanẤn Độ du học. Khi về lại Nhật, ông trụ trì Hôrinji (Bảo Lâm Tự) ở tỉnh Kanagawa (gồm cả Yokohama bây giờ). Năm 1892, lúc 34 tuổi, ông sang trụ trì Engakuji và được bổ vào chức kanchô (quản trưởng) cho những chùa thuộc hệ phái ấy. Năm sau, Fukuzawa Yuukichi lại giúp đỡ tài chánh cho ông sang Chicago dự đại hội tôn giáo quốc tế. Ông nhân đấy chu du các nước trước khi theo đường Ấn Độ trở về quê hương. Năm 1902, lần đầu tiên ông hướng dẫn người Mỹ tham thiền ở Engakuji (Kamakura). Năm 1903, ông lại kiêm nhiệm chức kanchô của phái Kenchôji (cũng ở Kamakura). Năm 1905, ông từ chức kanchô để về trụ trì Tôkeiji (Đông Khánh Tự) cùng tỉnh. Cùng năm đó, ông lại sang Hoa Kỳ và lần này, đem theo một người thông dịch viên, không ai khác hơn là ...Suzuki Daisetsu (Linh Mộc Đại Chuyết, 1870-1966) để giúp chỉ đạo người Mỹ tu thiền. Năm 1914, ông trở thành viện trưởng Viện Đại Học Lâm Tế, qua năm 1916, lại trở về làm kanchô các chùa phái Engakuji. Tác phẩm để lại là Shaku Sôen Zenshuu (Thích Tông Diễn Toàn Tập) gồm 10 quyển. Nhà tư tưởng Tokutomi Sôhô (Đức Phú Tô Phong, 1863-1957) và các bạn có nhờ ông làm giảng sư cho nhóm nghiên cứu mang tên là Hekigankai (Bích Nham Hội) lúc hội mới thành lập. Sau này sẽ có những tên tuổi khác như văn hào Natsume Sôseki (Hạ Mục Sấu Thạch, 1867-1916) và chính trị gia Kôno Hironaka (Hà Dã Quảng Trung, 1849-1923) cùng đến tham gia giảng dạy với ông. Phải nhấn mạnh một điều là ảnh hưởng của nhóm này để lại rất là to tát. 

Mặt khác, về phía phái Tào Động, hai nhân vật đáng chú ý hơn cả là Hara Tanzan (Nguyên, Đàn Sơn, 1819-92) và Nishiari Bokuzan (Tây Hữu Mục Sơn, 1821-1910). Hara trước tiên được mời đến dạy về Phật giáoĐại Học Đế Quốc Đông Kinh, tiền thân của Đại Học Đông Kinh bây giờ. Cái đặc sắc của Hara là ông chủ trương Phật giáo mà mình dạy là một môn tâm lý học (tâm tính tâm lý học) chứ không phải là một tôn giáo, rồi giải thích nó theo "chủ tri chủ nghĩa" (intellectualism) nghĩa là phải trình bày thế nào cho hợp lý. Ông là nhân vật đã xây dựng cho một môn học mà ngày nay ta gọi là Phật giáo học. Còn Nishiari Bokuzan (Mục Sơn) thì được biết tiếng như một Genzôka (Nhãn Tạng-gia) tức học giả chuyên trị tác phẩm Shôbô Genzô (Chính Pháp Nhãn Tạng). Ông đã để lại 3 quyển hướng dẫn học Chính Pháp Nhãn Tạng (Shôbô Genzô Keiteki = Chính Pháp Nhãn Tạng Khải Địch [1], 1930). Các môn đệ của ông như Akino Kôdô (Thu Dã, Hiếu Đạo, 1858-1934), Oka Sôtan (Khâu Tông Đàm, 1860-1921) và Kishizawa Ian (Ngạn Trạch Duy An, 1865-1955) nối tiếp việc làm của ông nhưng như Yasutani Hakuun (An Cốc Bạch Vân, 1885-1973) đã phê bình khá nghiêm khắc là lời giải thích của thầy trò ông hãy còn quá hời hợt. 

Thời đại này vốn nhiều biến động xã hội, cho nên người ta muốn tìm về sự yên tĩnh trong tâm hồn. Hơn nữa, cũng có hiện tượng là các thiền sư Imakita Kôsen (Hồng Xuyên) và Yuri Giboku (Nghi Mục) đã tích cực chỉ đạo những người tu tại gia. Tất cả đưa đến việc danh sĩ các giới đua nhau tham thiềnhoạt động của các cư sĩ đã gây được sự chú ý. Những cư sĩ này đã tích cực đóng vai trò cư sĩ của mình qua những hoạt động đa dạng như lập hội, xuất bản, giáo dục...bày tỏ mối quan tâm của họ đến xã hội

Trong số những cư sĩ theo học Kôsen và Giboku phải kể đến người đã đóng vai trò trung gian giữa quan quân triều đình và mạc phủ (để giải quyết sự xung đột giữa hai bên) là kiếm khách Yamaoka Tesshu (Sơn Cương Thiết Chu, 1836-1888) và người đã lập ra Hộ Quốc Hiệp Hội (sau đổi tên thành Myôdô Kyôkai hay Minh Đạo Hiệp Hội) với mục đích truyền giáo là Torio Tokuan (Điểu Vĩ Đắc Am, 1847-1905). Nghệ sĩ rakugo (kể chuyện tếu chuyên nghiệp) tài ba San.yuutei Enchô (Tam Du Đình Viên Triều, 1839-1900) cũng từng tham thiền với Giboku và được tặng danh hiệu Muzetsu Koji (Vô Thiệt Cư Sĩ) ý nói ông là kẻ đã đạt được trình độ diễn tả bên trên cả ngôn ngữ. Về phía tông Tào Động, người có danh tiếng hơn cả là Ôuchi Seiran (Đại Nội Thanh Loan, 1845-1918), một đệ tử của Hara Tanzan (Nguyên Đàn Sơn, đã nhắc đến ở trên). Seiran đã đóng góp nhiều trong việc biên tập Tu Chứng Nghĩa (Shuushôgi) trong quá trình thành lập một đại đoàn thể có tính chất "tôn hoàng phụng Phật" (sonnô hôbutsu) để rồi triển khai nó thành phong trào "ái quốc hộ Pháp" nghĩa là kết hợp tôn giáo với chính trị. 

Trong bầu không khí đó, đã có những tạp chí lấy tư tưởng Thiền Tông làm cơ sở đã ra mắt. Tiêu biểu là Zenshuu (Thiền Tông, bắt đầu vào năm 1894), Zengaku (Thiền Học, sau đổi tên thành Thiền, từ năm 1895), Wayuushi (Hòa Dung Chí, bắt đầu từ 1897, sau đổi tên thành Thiền Học Tạp Chí rồi Đệ Nhất Nghĩa...), Zendô (Thiền Đạo, bắt đầu từ 1910). 

Thiền Tông Nhật Bản (Zen) tiến ra thế giới 

Thời đại này cũng là giai đoạn mà Phật Giáo đồ Nhật Bản bắt đầu nhìn ra thế giới. Bối cảnh của việc đó là ảnh hưởng của tư tưởng khai sáng đầu thời Meiji và sự phát triển của Nhật về mặt đối ngoại. Nó dẫn tới hai kết quả: một là Phật giáo đồ xuất dương thăm viếng các nước Âu Mỹ, hai là họ mở rộng hoạt động truyền giáo qua các thuộc địa của Nhật. 

Các tăng sĩ tông Lâm Tế như Shaku Sôen (Thích Tông Diễn) đã nhiều lần ra nước ngoài (năm 1887 sang Tích LanẤn Độ, năm 1893 và 1905 hai lần sang Mỹ). Theo lời khuyên của ông, Suzuki Daisetsu cũng đã qua Mỹ du học suốt khoảng thời gian 1897-1909. Về phần phái Tào Động thì kể từ năm 1901, họ đã gữi rất nhiều học tăng và nhà truyền giáo sang Mỹ, Âu Châu và Ấn Độ du học với danh nghĩa "Tào Động tông hải ngoại lưu học sinh". Trong số tăng sĩ du học, có những nhân vật như Ômori Zenkai (Đại Sâm Thiền Giới, 1871-1947), Nukariya Kaiten (Hốt Hoạt Cốc Khoái Thiên, 1867-1937), Ui Hakuju (Vũ Tỉnh Bá Thọ, 1882-1963). Khi về nước, du học sinh đã mang theo phương pháp luận Âu Mỹ và nhân đó, khi nghiên cứu về Thiền, họ nhìn được thế đứng của nó trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, bao gồm cả Phật giáo học, tôn giáo học, lịch sử học lẫn triết học. Ngoài ra những nhà trí thức Nhật Bản thấu đáo văn minh Tây Phương hãy còn biết vượt lên trên giới hạn này để chỉ ngưng tụ cái nhìn của họ vào Thiền mà thôi. Nếu nhìn vào tác phẩm như Mon (Cánh Cổng) của văn hào Natsume Sôseki (1867-1916) hay Zen no Kenkyuu (Nghiên cứu về điều Thiện) của triết gia Nishida Kitarô (1870-1945), ta sẽ nhận ra rằng Thiền đã vượt qua khỏi ngưỡng cửa Phật Giáo để hòa nhập vào văn họctriết học

Cùng với sự phát triển của Nhật Bản về mặt đối ngoại, cũng giống như các tông phái Phật giáo khác, Thiền Tông - chủ yếu là các đại giáo đoàn như chùa phái Myôshinji tông Lâm Tế và các chùa tông Tào Động - đã tích cực hoạt động truyền giáo ở nước ngoài. Địa bàn chủ yếu của họ là Hoa Kỳ và các thuộc địa của Nhật, nơi có nhiều người Nhật di dân đến. Dân bản xứ cũng trở thành đối tượng truyền giáo và kết quả là Thiền Tông đã tham dự một phần nào vào việc củng cố chính sách thuộc địa của Nhật. Ví dụ như vào khoảng năm 1914, tông Tào Động đã có 20 cơ sở trên đất Trung Quốc và 24 cơ sở trên đất Triều Tiên, tổng cộng 44 cơ sở truyền giáo

Việc truyền đạo cho người Mỹ đã bắt đầu từ năm 1893, nhân dịp Shaku Sôen sang Chicago tham gia Đại Hội Tôn Giáo Quốc Tế. Cho đến đầu thời Shôwa (1926), các môn đệ của Sôen (Tông Diễn) như Suzuki Daisetsu (1870-1966), Shaku Sôkatsu (Thích Tông Hoạt, 1872-1961, lưu lại Mỹ 1906-1909), Yoshikawa Gyôdô (Cát Xuyên Hiểu Đạo, 1872-1961, lưu lại Mỹ 1931-1932), Sasaki Shigetsu (Tá Tá Mộc Chỉ Nguyệt, 1882-1944, môn đệ của Sôkatsu, qua Mỹ năm 1905) ... đã nối tiếp nhau đảm nhận công việc ấy. 

Giáo đoàn Thiền Tông đứng trước chính sách của nhà nước 

Thời kỳ này cũng là lúc trong giới Phật giáo nổi lên rầm rộ một cuộc vận động để đạo Phật được công nhận. Bởi vì các tín đồ muốn nhà nước phải bảo vệ đạo Phật. Cuộc vận động này đã tạo điều kiện để một dự án luật đầu tiên về tôn giáo được đưa ra trước quốc hội Nhật vào năm 1899. Dự án luật này nhằm thay đổi những điều khoản trong những hiệp ước bất bình đẳng với ngoại quốc để từ nay Ki-Tô giáo và Phật giáo cũng như các tôn giáo bản địa khác được đối xử một cách bình đẳng. Tinh thần dự án luật này cho ta thấy người Phật tử có sự cảnh giác rất cao về Ki-Tô giáo nhưng thời nó cũng chứng tỏ rằng giáo đoàn không thoát thoát ra nổi khuôn khổ của một hình thức "Phật giáo ái quốc chủ nghĩa" đã gắn bó với nhà nước tự ngày xưa và vẫn còn tiếp tục

Tính cách của giáo đoàn Phật giáo là như thế cho nên không lạ gì mà trong hai trận chiến tranh Nhật Thanh và Nhật Nga, đã có nhiều nhà sư được gửi ra chiến trường (để cổ võ tinh thần binh sĩ và chấp hành Phật sự khi có lính tử trận). Giáo đoàn còn mỹ hóa cuộc chiến, vận động cung cấp vật tư, nói chung là tích cực hiệp lực với chính phủ, đóng vai trò người lính tiền khu cho quyền lực quốc gia. Kể từ khi "vụ án đại nghịch" [2] bùng nổ, để phòng ngừa những tư tưởng mà họ cho là nguy hiểm, Thiền Tông đã tích cực tham gia vào hoạt động của một ủy ban liên tôn tên là Sankyô Kaidô (Tam Giáo Hội Đồng, 1912) qui tụ các giáo phái Thần Đạo, Phật Giáo và Ki-Tô Giáo mong lợi dụng họ. Những hoạt động như thế này là một cơ hội tuyệt hảo để Phật giáo chứng minh rằng mình đã phục vụ cho quốc ích. 

Lý do giáo đoàn Thiền Tông hiệp lực tích cực trong Hội đồng tôn giáo nói trên vào thời điểm "vụ án đại nghịch" còn vì một số tăng sĩ Lâm TếTào Động bị vướng vào vụ án ấy. Uchiyama Kuudô (Nội Sơn Ngu Đường, 1874-1911), một vị tăng Tào Động đã bị xử cực hình vì bị kết tội là người theo xã hội chủ nghĩa. Chính ra ông chỉ hành động tự nguyện như một tăng sĩ muốn giúp đỡ người nghèo. Về điểm này thì việc làm của ông còn có tình người và tính cách tôn giáo hơn cả những vị đang giữ địa vị trung tâm trong giáo đoàn. Ngoài ra, Inoue Shuten (Tỉnh Thượng, Tú Thiên, 1880-1945), một tăng sĩ Tào Động bị tình nghi có dính trong vụ án này nhưng chính ra ông chỉ được biết là vì có lập trường chống chiến tranh và đã viết những bài trong tạp chí Tân Phật Giáo để phê phán chủ trương trung quân ái quốc mà thôi. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13426)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11713)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11213)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11940)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10263)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29249)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11957)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11947)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10957)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 19629)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7343)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
(Xem: 11371)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 35326)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 12871)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12221)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 17362)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11484)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 22113)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 11845)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 15926)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12128)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14109)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 12612)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13227)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 13665)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 20014)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14423)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13558)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 12348)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 11907)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34738)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 13411)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13734)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 31989)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13209)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13072)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13431)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13318)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 18050)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 14934)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15745)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14885)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15862)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20801)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21325)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 35162)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 27549)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 43945)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37921)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 15143)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15078)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 12996)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12669)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 15626)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27743)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 14975)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 11418)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 53200)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 16546)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 13184)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 20705)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 12631)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15607)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15509)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14781)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15626)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 13050)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 11777)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12312)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 12585)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13496)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12483)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 24998)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 11993)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12764)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11622)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13762)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14121)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12928)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12759)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13024)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13935)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 13006)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13624)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12466)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14457)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13317)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13780)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14639)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 11870)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 12731)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28304)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11804)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12654)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15070)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12010)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11788)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12887)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11996)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11532)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant