Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Giai đoạn chuyên tu giải thoát

30 Tháng Tư 201100:00(Xem: 9066)
3. Giai đoạn chuyên tu giải thoát

CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG
Tịnh Sĩ biên soạn

CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG

III. Giai đoạn chuyên tu giải thoát

Đây là giai đoạn cuối cùng của con đường Tịnh độ. Hành giả có thể chứng nghiệm Tây phương ngay nơi tâm hồn mình, Tịnh độ trong cuộc sống của mình.

Đã tôi luyện vững chắc tâm giải thoát về Tây phương không còn luyến tiếc thế gian, bây giờ hành giả có thể buông các duyên bên ngoài thôi quán sát, chỉ chuyên tâm niệm Phật không gián đoạn.

Đi niệm Phật, ngồi niệm Phật, đứng niệm Phật, làm việc cũng niệm Phật, nói năng cũng niệm Phật, …Tất cả đều niệm Phật, chỉ có niệm Phật, không cần nghĩ biết mình, người, vui, khổ, hơn kém, thân sơ… Ta bà, Tây phương gì cũng mặc, cứ A Di Đà Phật. Một cành cây một ngọn cỏ đều A Di Đà Phật. Chẳng xét nghĩ mà cứ như ngây như khờ với A Di Đà Phật.

Ban đầu hành giả niệm ra tiếng, nghe tiếng rành rõ, niệm liên tục không cần đếm mấy câu, chỉ có biết âm thanh A Di Đà Phật, vọng tưởng có sinh cũng đừng quan tâm, chỉ chú ý vào câu A Di Đà Phật. Bên ngoài ồn náo hay yên tịnh gì cũng mặc, cứ lo niệm A Di Đà Phật, niệm đến khi thuần thục, nghe rõ ràng, không bỏ sót một Phật hiệu nào, không duyên theo cảnh ngoài, tâm thích thú với danh hiệu đơn độc A Di Đà Phật do mình khởi phát.

Bây giờ hành giả tập lặng lẽ niệm Phật nơi tâm, nghe rõ từng âm thanh do tâm khởi niệm. Lúc khởi, lúc ngưng, lúc có tiếng, lúc yên lặng đều nhận biết. Dù nghe thấy biết sự vật chung quanh tâm cũng vẫn khởi niệm luôn luôn không cho gián đoạn, mới còn gắng công, dần dần về sau không gắng công khởi niệm nữa chỉ lắng nghe câu A Di Đà Phật do tâm tự phát ra, khi tâm không phát ra được nữa thì hành giả dụng công niệm trở lại, có thể niệm ra tiếng huân tập Phật hiệu vào tâm. Sau đó lại thả cho tâm tự niệm và chỉ lắng nghe. Cứ như vậy thực hành cho đến khi sự lắng nghe thuần thục, luôn luôn rõ biết không sót các Phật hiệu nơi tâm và đối trước tất cả cảnh duyên, trong tâm vẫn đều đặn tuôn trào Phật hiệu một cách tự nhiên. Khi khởi khi ngưng cũng đều biết rõ. Tâm bên trong và cảnh bên ngoài, hành giả không gì không nhận biết.

Lúc ấy, hành giả có thể cảm thấy tròng mắt mình như đứng lại nhưng mát mẻ, tâm thức trở nên trong sáng bình lặng giống như tấm gương trong suốt cả hai mặt, trong ngoài đều rõ bóng. Tâm tuy trong sáng nhưng hồng danh Phật vẫn hiển hiện đều đặn tự nhiên. Trong ngần tĩnh lặng, không khởi niệm mà câu niệm vẫn thường hằng, đây là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”.

An trú trạng thái này, hành giả sẽ cảm thấy an lạc vô cùng, không cần biết gì là ưu khổ. Thế gian dường như là thánh cảnh trang nghiêm. Nhìn ra ngoài, trước mặt mọi vật đều sáng đẹp lạ thường, tất cả dường như đồng nhất với nhau, đều là hình ảnh của một bức tranh tuyệt mỹ sống động. Cái gì cũng đẹp, cây khô cũng đẹp, cây tươi cũng đẹp, đống rác cũng đẹp, cái khăn cũng đẹp, miếng giẻ lau cũng đẹp… tất cả đều là hoạt cảnh vĩ đại. Tất cả đến một cách rõ ràng trước mắt và đi qua không lưu lại giấu vết gì nơi tâm thức lặng trong, an bình của hành giả. Soi lại mình, hành giả có thể trực nhận bằng chính ánh mắt mình, mình đang trong cảnh mộng. Xác thân này là một bóng hình sinh động trong hoạt cảnh trang nghiêm mộng mị. Chú ý mọi hành động, cử chỉ, lời nói của nó, hành giả cảm thấy như mình đang xem cuốn phim hiện thực, trong đó mình là kẻ đóng tuồng với hình thức con người. Nếu đã từng suy cứu về bản ngã, ngay tâm trạng này, hành giả có thể thực chứng “ngũ uẩn này không phải là mình, mình chẳng thật là nam, là nữ, chẳng thật là người, là vật, chẳng thật là gì cả mà cũng là tất cả”. Hành giả không còn chấp ngã, không dừng trụ ở cảnh trạng ấy, hành giả tiếp tục dụng công. Hành giả phản văn sâu xa hơn, lắng nghe câu Phật hiệu trong tâm chuyên chú hơn. Từ chỗ còn nghe biết âm thanh bên ngoài, cuối cùng không nghe gì bên ngoài nữa, tâm thức hoàn toàn chuyên chú vào hồng danh Phật trong tâm. Lúc niệm Phật, mọi âm thanh bên ngoài dường như không có đối với hành giảnhĩ thức đã quay vào trong, ý thức cũng tập trung mạnh mẽ vào âm thanh của tâm. Thường xuyên thuần thục công phu như thế, hành giả đạt đến chỗ quên cảnh, quên thân. Tâm thức trở thành một chuỗi Phật hiệu không đầu mối, không cùng tận, là một dòng niệm A Di Đà Phật không gián đoạn. Sắc, thinh, hương, vị, xúc bên ngoài không còn hiện hữu đối với hành giả, thời gian, không gian như tiêu mất đối với hành giả. Chìm đắm hoàn toàn với ý niệm A Di Đà Phật, không một tâm niệm nào khác. Đây là nhất tâm bất loạn, trạng thái nhất tâm này, hành giả chỉ đạt được khi thân tâm ở trong tư thế bình tịnh bất động tĩnh tọa niệm Phật, hoặc đứng yên, hoặc nằm lặng lẽ đều có thể thành tựu trạng thái này. Đạt được mức độ này, ngũ quan nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân của hành giả tinh tế lạ thường, tâm niệm tư tưởng hành giả trở nên rất mạnh mẽ và có sức cảm ứng kỳ diệu. Hành giả tự chủ được những xao động của thân tâm khi đối diện với ngoại cảnh. Một ý nghĩ thoáng sinh sẽ có sức tác động đến chư Thiên, quỷ thần. Ở đây, hành giả đã đủ khả năng vãng sinh với ý niệm và tâm thuần tịnh A Di Đà Phật của mình.

Tuy vậy, hành giả hãy tiếp tục dụng công để đạt đến chỗ trọn vẹn. Bấy giờ, hành giả chuyển từ tâm niệm thô A Di Đà trở thành vi tế nhiệm nhặt và luôn luôn phản chiếu nơi tâm. Tâm niệm vi tế A Di Đà dần dần nhưng không còn âm thanh và lan tỏa hoàn toàn vào tâm thức theo sự trong sáng bình tĩnh.Vận dụng miên mật sự phản chiếu, trí giác của hành giả cũng dần dần trở nên vi tế bình tịnh và hướng vào tâm một cách trọn vẹn. Hành giả công phu tinh tiến, tâm niệm vi tế A Di Đà Phật sẽ hòa hợp với sự phản chiếu vi tế bình tịnh ấy. Hành giả dần dần đi vào trạng thái thuần tịnh trong sáng thanh thoát kỳ diệu, ngoại cảnh thân tâm, thời gian không gian đều bặt dứt, mọi cảm thọ tư tưởng đều diệt tận. Đây là niệm Phật tam muội.

An trú chánh định này, tâm sinh lý của hành giả được cải đổi toàn bộ hoàn toàn thanh khiết, đồng thời khai thác các năng lực trí tuệ siêu phàm. Vận dụng trí lực này để quan sát, hành giả sẽ đạt các biện tài vô ngại, thần thông thấu suốt tất cả các pháp; gột rửa hoàn toàn các chấp trước nhiễm ô. Từ đây, hành giả có thể thành tựu thánh đạo giải thoátđộ sinh một cách tự tại. Hành giả sẵn sàng trở về với thánh cảnh Tây phương bất cứ lúc nào hoặc khi báo thân này mãn hạn. Hành giả sẽ hóa sinh thượng phẩm về Thường Tịch Quang Tịnh Độ.

Nên biết trong quá trình từ động sang tịnh, từ thô vào tế, thân tâm hành giả cũng phải được vận dụng hòa hợp. Khi công phu hành giả có thể gặp những hiện tượng lạ. Những hiện tượng xuất hiện ở trong tâm, nơi xác thân hoặc ở ngoài cảnh, tốt hoặc xấu, đây là do tâm sinh lý của hành giả biến đổi mà ra hoặc do hành giả khởi vọng hay dụng công bất hòa mà có. Hành giả không nên quan tâm chấp trước hoặc vui theo hoặc sợ hãi, chỉ nên nhiếp tâm vào A Di Đà Phật, mặc kệ tất cả, có thể điều chỉnh sự dụng tâm cho điều hòa, khởi niệm đều đặn thong thả, lắng nghe hay quan sát một cách tự nhiên không cố sức. Bình thản dụng công với chí khí buông xả thân mạng, mọi thứ đều sẽ an lành.

Trên đây là sơ lược ba giai đoạn chính trong tiến tình tu tập, đưa hành giả từ phàm nhân đầy nhiễm ô phiền não trở thành thánh nhân thuần tịnh thoát trần. Nếu y theo đây mà thực hiện công phu tu tập thì hành giả ít gặp chướng duyên trong lúc dụng công, dễ dàng vượt qua khi có chướng ngại và nhanh chóng đi đến đỉnh giải thoát, không luống uổng một đời người.

Ba giai đoạn với những việc làm tuy đơn giản nhưng rất quan trọng và thực tế áp dụng không phải là dễ dàng, hành giả cần phải sáng suốt biết rõ tường tận và khéo léo thực hành.

Đối với các nghiệp chướng trong tâm khởi phát, các gió nghiệp báo bên ngoài thổi tới, hành giả cũng phải thông suốtvượt qua. Tùy mỗi người, mỗi thời điểm mà có các nghiệp chướng khác nhau thô hoặc tế. Nghiệp chướng nào cũng có thể làm đạo tâm hành giả lay chuyển. Do đó, hành giả phải có một niềm tin kiên cốthâm sâu vào pháp môn mình đang tu tập này, nó sẽ đủ năng lực giúp hành giả vượt qua tất cả. Từ đó, tinh tiến công phu không thay đổi, không lo sợ. Xác định mình đang tu trong giai đoạn nào, hành giả có thể căn cứ theo đó mà tùy tiện uyển chuyển đối tiếp các duyên để tu tập. Tùy duyên mà không đổi chí. Giai đoạn tu thiện thì phải chấp nhận điều gì, phải dứt khoát việc gì. Giai đoạn tu giải thoát thì xả bỏ việc gì, phải thành tựu điều gì. Biết rõ như thế mà thủ xả thì không còn lo ngại. Bằng không rõ thủ xả lộn lạo sẽ làm chướng ngại cho việc tu tiến, không đến được mục đích cứu cánh. Đây là chỗ nói bắt chước vẽ cọp, vẽ không ra cọp mà thành ra chó; bắt chước làm thánh, không trở thành thánh mà trở thành quỷ… Hành giả cần phải lưu ý kinh điển, là kim chỉ nam dẫn lối, nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ giúp hành giả rất nhiều trên đường tu tập. Nhưng cần phải biết ý nghĩa và đối tượng của mỗi lời dạy. Đừng thấy tán dương Bồ tát rồi bắt chước làm theo các việc của Bồ tát. Đừng thấy ca ngợi cư sĩ rồi ham cầu làm các việc của cư sĩ. Phải biết chỗ đứng của mình, mình đang ở mức độ nào, hạnh nào cần tu, hạnh nào chưa thể làm, hạnh nào không cần thiết phải làm… Rõ như thế thì không uổng phí tâm sức và không bị thất bại.

Hành giả nên biết đường đời nẻo đạo đều có rất nhiều thăng trầm. Đạo tâm tu hành cũng vẫn thường như thế, có lúc hứng khởi tu, có lúc lại lơ là buông trôi không gắng sức. Đó cũng là biểu hiện nhân duyên thiện căn phước báo của hành giả. Hành giả cần tỉnh giác biết rõ từng chặn đường tâm hồn ấy của mình, đồng thời nương vào duyên mà hành đạo. Không nên cố chấp một hình thức nào, miễn là làm sao giữ được đạo tâm luôn luôn mạnh mẽ, không biến đổi nhạt phai. Lúc đó, thể hiện thì hiện, khi cần ẩn thì ẩn, nương vào duyên nào mới dễ tu thì nương vào duyên ấy, gần duyên gì bất lợi thì đừng gần, gặp phải chướng duyên tránh được thì tránh, tránh không được thì bình thản chấp nhận, thường nghĩ đến đạo phápmục đích tu hành để duy trì đạo tâm. Như thấy có học mới ham tu thì hãy học, nếu buông các duyên tu mới tiến thì buông các duyên. Gần huynh đệ mới tinh tấn thì cứ gần huynh đệ, ở một mình tâm mới thanh tịnh thì hãy sống một mình.

Tuy vậy, dù sống trong môi trường làm đạo tâm suy thoái mà không thể thoát ra được, hành giả cần nên thường xuyên tưởng niệm mục đích tu hành của mình, các gương giải thoát của người xưa và nhất là giữ vững chánh kiến chờ đợi duyên lành thuận đạo. Giống như đi đường, con đường có đoạn khô sạch, có đoạn bùn lầy, có đoạn đá sỏi … liên tiếp nối nhau hết đoạn này đến đoạn khác không đồng nhất. Người đi lúc nào cũng theo chỗ khô sạch mà đi, nhưng bất đắc dĩ phải lội bùn thì cứ lội qua bùn để tiến tới, không ngại sợ, có thể tiến mãi đến mục tiêu cuối cùng. Nên nhớ, tất cả đều có lúc phải hết. Do đó, gặp vui không ham, gặp khổ không sợ. Hành giả hãy vượt qua, vượt qua tất cả để đến bờ giải thoát. Tất cả chung cùng đều giải thoát về cõi Tây phương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21727)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20426)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22337)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18764)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 27025)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 18728)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 19950)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 38068)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 20150)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 28325)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 46331)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 15452)
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 10, 2010, Đại Lễ Thỉnh “Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới” đã được cử hành long trọng bằng xe hoa rước Phật và đoàn xe cung nghinh từ Tổ Đình Minh Đăng Quang...
(Xem: 65679)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 13733)
Đại Lễ Khai Mạc Cung Nghinh Phật Ngọc Tại San Jose
(Xem: 18637)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 15546)
Chân Nguyên chủ trương then chốt của việc đạt được giác ngộ là thắp sáng liên tục ý thức của mình về sự hiện hữu của tự tính “trạm viên” đó là nguồn gốc chân thật của mình.
(Xem: 14574)
Chùa Bát Nhã long trọng tổ chức lễ khai mạc chiêm bái Phật Ngọc từ 9 giờ 30 sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 10 năm 2010 tại khuôn viên chùa.
(Xem: 18730)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 12640)
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ CUNG NGHINH VÀ CHIÊM BÁI PHẬT NGỌC CHO HOÀ BÌNH THẾ GIỚI TỪ THỨ BẢY, NGÀY 6 ĐẾN THỨ HAI NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2010
(Xem: 17659)
Trong đời sống văn minh hiện đại, đạo tràng An cư kiết hạ là môi trường lý tưởng để chư Tăng, Ni tập trung thành một hội chúng hòa hợp, học pháp, hành trì pháp.
(Xem: 25485)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 38732)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 17712)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 11249)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 18607)
Thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn gia hộ cho Đạo pháp được trường tồn. Thế giới được hòa bình. Chúng sanh được an lạc.
(Xem: 17415)
Lịch Trình Phật Ngọc 2010 - 2011
(Xem: 13219)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 13318)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp mônmục đíchphương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
(Xem: 17547)
Về hình thức, Tranh Chăn Trâu Mục Ngưu Đồ có trên mười bộ khác nhau, có bộ chỉ 5 tranh, có bộ 12 tranh, nhưng phổ biến nhất là những bộ 10 tranh.
(Xem: 24313)
Hầu hết tranh Thangka đều có dạng hình chữ nhật. Tranh Thangka được dùng như một công cụ thuyết pháp, thể hiện cuộc đời của Đức Phật, các vị Lạt ma danh tiếng...
(Xem: 12381)
Trong khi các luận sư của Hoa nghiêm tông vận dụng những lối trực chỉ của Thiền theo cách riêng của họ, các Thiền sư được lôi cuốn đến nền triết học tương tức tương nhập...
(Xem: 13802)
Xem qua lịch sử phát triển của tông Tịnh độ, ta thấy vào thời Ðông Tấn, khoảng cuối thế kỷ thứ V, có Ngài Tuệ Viễn lập ra Bạch Liên Xã để xiển dương Tông Tịnh độ;...
(Xem: 12998)
tâm hồn thanh thảnh, tấm lòng bình yên sống bằng những giây phút hiện tại, tĩnh giác để nhìn sự vật diễn tiến một cách khách quan, mà không khen, chẳng chê...
(Xem: 12891)
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(Xem: 14170)
Bản thân sự đau đớn nơi thân không là yếu tố quyết định duy nhất cho việc có sức khỏe hay không, thậm chí kinh nghiệm vui sướng, do bản chất vô thường...
(Xem: 14632)
Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràngthông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
(Xem: 21109)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước.
(Xem: 22633)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 29983)
Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
(Xem: 13872)
Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một cốc đầy và vẫn tiếp tục rót.
(Xem: 18241)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 17058)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay.
(Xem: 12633)
Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
(Xem: 30730)
Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá.
(Xem: 22808)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 14649)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 13004)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12741)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 12519)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
(Xem: 13063)
Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
(Xem: 16310)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 15211)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 23851)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
(Xem: 16185)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 29004)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 20294)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
(Xem: 15567)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
(Xem: 37251)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 45045)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
(Xem: 36904)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant