Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõi hiếu trong cõi thiền

12 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9046)
Cõi hiếu trong cõi thiền

CÕI HIẾU TRONG CÕI THIỀN

Thích Phước Đạt

“Lên chùa thấy Phật muốn tu

Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền”.

Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết. Thế nên, đã là người đệ tử Phật thì suy cho cùng, bạn phải phát tâm thực thi sống theo hạnh của Phật. Mà hạnh Phật được thiết lập khởi đầu bằng tâm hiếu hạnh như Đức Phật từng dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”.

Huống chi, trong kinh Tương ưng, Phật còn bảo:“Vô thỉ luân hồi, tất cả chúng sinh từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị, là bà con quyến thuộc trong các nẻo đường sinh tử”. Chính từ Phật ngôn này mà con người hướng tâm đến giải thoát khổ đau cho nhau. Bởi vì trên cõi đời ai cũng được sinh ra và lớn lên, trưởng thành cho đến việc xuất gia, tu hành thành đạo đều bắt đầu từ tâm hiếu hạnh. Và như vậy, từ cõi đời trần tục, mọi người có thể chuyển hóa thực thi tâm hiếu hạnh để chuyển hóa thành cõi Thiền thanh tịnh.

Lễ hội Vu lan - rằm tháng Bảy hàng năm là dịp con người có cơ hội và điều kiện làm hóa hiện tâm hiếu hạnh. Bất kể là ai, dù ở vị trí nào, sinh sống ở đâu cũng có thể làm cho dòng suối yêu thương được tuôn chảy trong dòng sống vốn luôn nhiệm mầu. Nó có thể kết nối yêu thương từ trong quá khứ, tiếp diễn trong hiện tại và định hướng cho tương lai để thiết lập một đời sống an lạc, hạnh phúc mang tính vững bền cho tất cả ai hiện hữu trên cõi đời này.

Chính lẽ đó, mà Đức Phật đã xuất gia, tu hành, tự thân chứng ngộ, thuyết pháp độ sinh không chỉ để báo hiếu cho cha mẹ của Ngài mà còn muốn khuyến cáo mọi người hãy vì ân sinh thành của cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp mà chuyển hóa thân tâm, tu hànhbáo hiếu một cách trọn vẹn, ý nghĩa cao quý nhất. Nếu không làm như thế thì mỗi cá nhân hiện hữu ở cõi đời không bao giờ báo hiếu được cha mẹ.

Ta chẳng ngạc nhiên gì, Bản kinh Tăng nhất A hàm ghi lại lời dạy của Phật về công ơn sâu dày của cha mẹ thật cao hơn trời, sâu hơn biển cả, đồng thời khuyên con người phải biết tri ânbáo ân với cha mẹ: “Này các thầy Tỳ kheo, nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa nghìn dặm, cung phụng đầy đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn đệm và thuốc thang, thậm chí cho cha mẹtiểu tiện trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu. Các thầy phải hiểu rằng ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế mà biết ân khó trả. Này các thầy Tỳ kheo, có hai việc làm cho phàm phu được công đức lớn, được quả báo lớn, đó là phụng sự cha và phụng sự mẹ”.

Trong cõi đời đầy biến động vô thường, khi mà con người còn phải đối diện biết bao nhiêu vấn đề từ cơm áo gạo tiền, cho đến các vấn đề phức tạp khác, vấn đề phụng sự mẹ cha lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Thực tế minh chứng như thế, con người mỗi khi giáp mặt khổ đau thì mới có cơ hội biết kết nối yêu thương để mong cầu sống trong sự bình an nội tại. Vì suy cho cùng, báo hiếu cho cha mẹ chính là báo hiếu cho mọi người, cho quốc gia, cho đồng bào, cho quê hương xứ sở. Lý Duyên khởi xưa kia Phật chứng ngộ đã minh thuyết cho sự thật này như là một chân lý, bởi vì không ai có thể sống một mìnhtồn tại và phát triển, con người cần nương tựa vào nhau, trong ý niệm ai cũng từng làm cha, làm mẹ, làm anh, làm chị trong dòng sống tương tục.

Cho nên, bạn đừng bao giờ có ý nghĩ chỉ khi mình trở thành người giàu có mới có điều kiện phụng sự cha mẹ của mình. Cửa Thiềncửa Không, ngay cả khi bạn không có gì vẫn có thể báo đáp ân đức cha mẹ, vấn đề là bạn có chuyển hóa tâm thức hay không trong giai trình đi về miền đất an lạc. Xưa kia, Phật từng lễ lạy đống xương khô bên đường mà cũng chuyển hóa đại bi tâm biết bao nhiêu con người trở về suối nguồn thực thi hiếu hạnh. Các vị thiền sư, sống một đời sống không gia đình, không tài sản, thế mà các ngài vẫn báo hiếu cho cha mẹ một cách thiết thực và hữu hiệu mang các giá trị rất nhân văn nhưng trên hết là đem lại giá trị giải thoát tự thân cho cha mẹ của các ngài.

Chắc bạn còn nhớ câu chuyên ngài Lục tổ Huệ Năng (638 - 713) trong kinh Pháp Bảo đàn ghi nhận. Ngài vốn xuất thân là một người nghèo khổ, khi còn ấu thơ đã sớm mồ côi cha, lớn lên chỉ còn mẹ già. Do đó, hàng ngày, Tổ phải lên núi đốn củi rồi gánh ra chợ bán, đổi lấy gạo đem về nuôi mẹ. Một hôm, nghe người ta tụng kinh Kim cương, đến câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” mà Tổ bừng tỉnh. Vì vậy, Tổ nghĩ rằng, chỉ về xin phép mẹ xuất gia tại núi Hoàng Mai, thọ giáo với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn mới may ra có cơ duyên báo hiếu cho mẹ cha rốt ráo được. Nhưng Tổ chợt nghĩ, mình còn mẹ già thì ai phụng dưỡng đây, nên lòng còn chần chừ, chưa nỡ xuất gia hành đạo. Bỗng dưng, có người hiểu được tâm nguyện của Tổ, liền trợ giúp 10 lượng bạc và hứa thay mặt Tổ trông nom phụng dưỡng mẹ già cho đến mãn phần. Nhờ thế, Tổ an tâm tu học, về sau chứng đạo trở thành bậc Long tượng của rừng Thiền, không chỉ độ cho mẹ cha của mình mà còn chuyển hóa tâm thức biết bao nhiêu người khác trong cuộc đời sinh tử trầm luân này.

Từ câu chuyện này, có thể hiểu rằng, khi bạn khởi tâm hiếu hạnh đến với mẹ cha thì bạn sẽ thọ nhận sự an lành đến với chính mình, có khi nó còn quyết định được một đời sống tốt đẹp hơn cho cả người thân của bạn sau này. Chỉ cần một nén hương lòng với tâm thành kính hướng nghĩ về mẹ cha là bạn cũng có khả năng thực thi được một công đức lớn, một lợi ích lớn trong cõi đời này.

Đó là công đức hiếu hạnh mà Tổ sư Thiền Trung Hoa thành tựu. Còn ở Việt Nam, xưa kia cũng có ngài Liễu Quán nhờ công hạnh báo hiếu mà chứng đạt sở nguyện của mình. Ngài Liễu Quán mồ côi mẹ lúc còn 6 tuổi, thân phụ liền gởi ngài vào chùa Hội Tôn, cho thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên. Sau 7 năm sống tu hànhcửa Thiền thì Hòa thượng bổn sư viên tịch. Sư đành lòng khăn gói, băng rừng lội suối ra Thuận Hóa (Huế) để thọ học với ngài Giác Phong thiền sư chùa Báo Quốc. Năm sau, nghe tin cha già lâm bệnh, không có người săn sóc, sư liền trở về nhà, hàng ngày lên rừng đốn củi, dành dụm tiền nong để đổi gạo nuôi cha già, nguyện cầu cho cha yên lành, thể hiện chí nguyện hiếu tâm là hiếu Phật.

Rõ ràng, phụng dưỡng mẹ cha hiện tiền chính là phụng thờ Phật sống ở đời. Cho nên, sư quyết tâm hầu hạ thân phụ cho đến khi qua đời mới trở về sơn lâm. Chính nhân duyên này, đã trợ duyên cho thành tựu công đức hiếu hạnh, tức là thành tựu hạnh nguyện tu tập giải thoát. Về sau, sư Liễu Quán trở thành Tổ sư của một dòng Thiền, có ảnh hưởng rất lớn trong giới Thiền và cả trong giới hoàng tộc trong việc phò vua giúp nước, và phát triển đạo Thiền.

Ngoài ra, còn nhiều gương hiếu hạnh nữa trong cửa Thiền ở nước ta. Thiền sư Huyền Quang đời Trần là một minh chứng cụ thể. Khi chưa xuất gia, sư là một vị trạng nguyên xuất chúng, làm quan, nhưng lại chán ngấy chốn quan trường đầy nhiễu nhương, phức tạp của bụi trần. Lòng sư luôn tự hỏi, cuộc đời sao mà lắm sự chua cay nghiệt ngã, sao có người xem phú quý vinh hoa như mục đích tối thượngtranh chấp không hướng nghĩ đến tình thân cha mẹ, anh em, bà con ruột thịt, dẫn đến khổ đau hệ lụy mãi hoài…

Một hôm, sư Huyền Quang theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm tham dự pháp hội, thấy Quốc sư Pháp Loa đang diễn thuyết hoằng hóa độ sinh mà nhớ lại chuyện xưa, bèn than rằng: “Làm quan lên bồng đảo, đắc đạo đến Phổ Đà; trên cõi nhân gian là Tiên, cảnh giới Tây phương là Phật. Phú quý vinh hoa nào khác chi lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, đâu nên lưu luyến mãi hoài”. Thế rồi, sư dâng biểu xin vua từ quan, xuất gia hành đạo.

Cho đến khi, bỗng nghe tiếng chim khách kêu vang trên cành ở trước sân, sư chạnh lòng nhớ nghĩ đến cha mẹ hiện đang già yếu, nhất là công ơn sinh thành cao như núi, sâu như biển khơi, liền sửa soạn hành trang về cố hương hầu thăm cha mẹ. Đến nơi, sư nhìn thấy cha mẹ còn khỏe mạnh và biết thêm cha mẹ của mình rất tín tâm với Tam bảo nên lòng rất hoan hỷ. Nhân đó, ngôi chùa có tên là Đại Bi được hình thành từ nơi mảnh đất gần nhà của song thân, trong ý nghĩa tiếng kinh cầu vang lên “Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát cứu độ cha mẹ hướng về Phật đạo”. Từ đó, không chỉ có cha mẹ của sư được diễm phúc hàng ngày được tụng kinh, niệm Phật, làm các việc công đức cho bá tánh mà dân làng còn được nghe thuyết giảng của các sư, thực hành Chánh pháp, sống có ích cho đời, làm hưng thịnh Phật pháp.

Rõ ràng, nơi nào có tâm hiếu được hóa hiện, nơi đó được đâm chồi kết trái của tình người tình đạo trong cuộc hành trình hướng về miền giải thoát khổ đau. Nơi đó chính là mảnh đất để cho giới đức, tâm đức, trí đức hóa hiện, mục đích là nhằm kết nối giai điệu yêu thương giữa người còn kẻ mất. Nó cũng góp phần bảo lưu mọi giá trị cao quý nhất trong dòng chảy văn hóa tình người được xuất phát từ trong văn hóa ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với cộng đồng xã hội; giữa con người với thiên nhiên môi trường sống. Thế nên, bổn phận của mỗi cá nhân phải thực thi hiếu hạnh với mẹ cha, với mọi người như là một đạo lý sống giữa đời mà kinh Thi ca la việt ghi, bao gồm 5 điều:

1. Cung kínhvâng lời cha mẹ.

2. Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu.

3. Giữ gìn thanh danhtruyền thống gia đình.

4. Bảo quản tài sản do cha mẹ để lại.

5. Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời.

Ngoài ra, Đức Phật còn đề cập bốn trách nhiệm để hướng dẫn cha mẹ sống đúng theo Chánh pháp:

1. Nếu cha mẹ không có niềm tin, khuyến khích cha mẹ phát tâm tin tưởng Tam bảo.

2. Nếu cha mẹ xan tham, khuyên cha mẹ phát tâm bố thí.

3. Nếu cha mẹ làm ác thì khuyên cha mẹ hướng tâm làm việc thiện.

4. Nếu cha mẹ theo tà kiến thì khuyên cha mẹ theo chánh kiến.

Và như thế, bạn đang hướng vọng về ngày hội Vu lan, ngày hội của văn hóa hiếu hạnh, chứa chan tình, đầy hương vị của giải thoát. Nếu xưa kia Mục Kiền Liên từng vì cha mẹ đọa lạc tam đồ, rồi cất lên tiếng kinh cầu nhờ oai lực của chư Tăng chú nguyện để giải thoát cho mẹ cha thì ngay từ bây giờ cõi Thiền lại mời gọi mọi người hãy khởi tâm thực thi hiếu hạnh tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mình mà báo hiếu cho hai đấng sinh thành dưỡng dục.

Có một điều đơn giản hết sức, nhưng giá trị yêu thương thì vô cùng tận, bạn cũng như tôi hãy để thì giờ ngắm kỹ dung nhan của mẹ cha thật lâu, rồi cất lên tiếng nói con yêu cha mẹ thật nhiều, nhất là nhiệt tâm tinh cần làm các thiện lành. Tại đây, mẹ cha hạnh phúc biết chừng nào! Còn như nếu ai mất mẹ hoặc cha thì xin hãy thắp nén hương lòng tưởng niệm về họ mà nguyện cầu Phật từ bi tiếp độ về miền đất an lành. Làm được như thế, Vu lan trở thành ngày đánh dấu sự trở về cội nguồn sống đúng Chính phápđức Phật từng chỉ dạy cho mỗi người chúng ta hiện hữu ở cõi đời này. Cõi hiếu hóa thành cõi Phật ở đời.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15561)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 23008)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14037)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện giữa cõi đời không ngoài mục đích giải thoát khổ đau cho nhân loại. Từ địa vị thái tử cao quý, Ngài đã giã từ lạc thú trần gian...
(Xem: 12956)
Các phương cách đản sanh của chư Phật đều giống nhau như sự xuất hiện của các ngài giữa thế gian này đã cảm ứng đến thế giới chư thiên và các loài khác...
(Xem: 55085)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 9143)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14421)
Tem bưu chính mừng Đại lễ Phật Đản - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14150)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
(Xem: 14192)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 13873)
Bên tàng cây Vô ưu (aśoka) rợp mát, nền trời xanh bao la, hương muôn hoa tỏa ngát, Hoàng hậu đã hạ sanh Thái tử. Khi ấy, cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ...
(Xem: 36299)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 19869)
Ta có thể chuyển nghiệp nặng thành nhẹ bằng cách ăn năn sám hối những nghiệp đã tạo và nỗ lực tu tập, tạo các nhân duyên lành làm trở ngại sự hình thành nghiệp quả.
(Xem: 18159)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 19192)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19117)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 20276)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 17627)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
(Xem: 31516)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15914)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 14994)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 14666)
Thể tánh của đức Phật A Di Đàvô lượng thọ, vô lượng quang, là Phật Pháp thân. Giáo lý đại thừa đều chấp nhận rằng Pháp thân bao trùm tất cả thế giới.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35911)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 21030)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
(Xem: 21585)
Có một ngày nào đó, Nhớ nhà không nói ra, Bấm đốt tay, ừ nhỉ, Xuân này nữa là ba... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 23380)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34365)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19470)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18938)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22916)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20162)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
(Xem: 18345)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19829)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19518)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33396)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34467)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54499)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37705)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21125)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17867)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63630)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17374)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49642)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 27414)
Nhâm Thìn năm mới ước mơ Xin dùng tâm khảm họa thơ tặng đời Cầu cho thế giới, muôn loài Sống trong hạnh phúc, vui say hòa bình
(Xem: 20268)
Khi nói đến bố thí, thì chúng ta phải nhận ra ba yếu tố tạo ra nó: người cho (năng thí), món đồ (vật thí) và người nhận (sở thí). Ba yếu tố này rất quan trọng.
(Xem: 23012)
Với người con Phật vào những ngày đầu xuân ta thường có thói quen đến chùa lễ Phật, hái lộc, gặp Thầy. Khi đến cổng chùa ta sẽ dễ dàng bắt gặp câu Phật ngôn “Mừng Xuân Di Lặc”...
(Xem: 18882)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
(Xem: 16315)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
(Xem: 17906)
Trong nhiều năm tôi đã nhớ mình viết bài luận văn “Khai bút” vào đêm giao thừa. Bài đó được chấm mười một điểm rưỡi trên hai mươi. Trong khung lời phê, cô giáo ghi...
(Xem: 20931)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
(Xem: 17350)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
(Xem: 14458)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đờiảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
(Xem: 16857)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16365)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 15989)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
(Xem: 17456)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả... TS Nguyễn Trọng Đàn
(Xem: 21971)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
(Xem: 15090)
Mùa nhớ của tôi cũng bắt đầu khi gió bấc đổ về, gió mang theo chút se lạnh hanh hao và cả mùi Tết thoang thoảng, len khắp ngõ ngách phố phường nghe lòng nao nao.
(Xem: 13486)
Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
(Xem: 14356)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
(Xem: 15377)
Kinh điển Phật giáo có nhiều huyền thoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật...
(Xem: 14979)
Ngày đầu xuân nói về tục xông nhà để nhắc nhở cho nhau, đừng phó thác vận mệnh cho người xông nhà, tục xông nhà không thể quyết định vận mệnh của mình và gia đình...
(Xem: 12688)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
(Xem: 13343)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
(Xem: 27383)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
(Xem: 12496)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
(Xem: 13179)
“Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà." TS Huệ Dân
(Xem: 14479)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 16212)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 12386)
Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
(Xem: 15390)
Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng...
(Xem: 12859)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 12189)
Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
(Xem: 13193)
Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
(Xem: 21639)
Xuân pháo đỏ cúc vàng bánh tét Con thơ cười giữa tiếng trống lân Khói nghi ngút giữa nhan và pháo Chan hòa trong nắng ấm tình xuân
(Xem: 11272)
Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
(Xem: 22704)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 15061)
Đúng là Đạo bổn vô nhan sắc, nhưng ta và người thì có thể thấy được “nhất chi mai” kia là vật của đất trời, trống không, độc lập, hồn nhiên, như hữu sự mà vô sự.
(Xem: 14927)
“…Nhân diện bất tri hà xứ khứ. Đào hoa y cựu tiếu đông phong"... Thôi Hộ
(Xem: 46175)
Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã... Phan Trang Hy
(Xem: 22428)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 14563)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12614)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18890)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14724)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43848)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 56959)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13832)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 47474)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13645)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14563)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 28995)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33291)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38369)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 15393)
Không có một sự thực hành Niệm Phật chân chính, không ai có thể trung thực nhận ra tính chấp ngã vị kỷ của con người đã hình thành nên cốt lõi của sự tồn tại sinh tử.
(Xem: 31221)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 12520)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40377)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43409)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 46647)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant