Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tịnh độ trong lòng đạo Phật Việt

22 Tháng Ba 201100:00(Xem: 11897)
Tịnh độ trong lòng đạo Phật Việt

TỊNH ĐỘ TRONG LÒNG ĐẠO PHẬT VIỆT
Như Hùng

blankTừ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh đang đắm chìm trong thế giới thống khổ của hôm nay và ngày mai, tìm đến sự an lạc hạnh phúc ngay hiện tại và bây giờ. Năng lực chuyển hoá nội tại đó tạo thành sứ mạng cao cả, phụng sự giải phóng con người ra khỏi bến mê tìm về bờ giác, hoán chuyển tâm thức nhọc nhằn gian truân đau khổ trở nên an tịnh trùng khắp, hoàn thiện nhân cách và tư tưởng, không còn ngự trị bởi tham sân si, bặt hết vọng động lao xao, hướng nguyện đến chân lý cao tột của giải thoát. Từng lời kinh, niệm Phật, tiếng mõ chuông thi nhau vang dội nhịp bước trên bến bờ sinh tử, thấm sâu vào lòng người đến tận hôm nay và mai sau, như một nhắc nhở thách đố giữa hai bờ mê ngộ, tỉnh thức với trôi lăn, phiền não với an lạc, và đâu điểm dừng tối thắng trong cuộc dẫn đưa với vô thường sanh tử? Con đường nào đưa ta thoát khỏi ràng buộc phủ vây, phá vỡ mông huyển tử sanh đi đến an lạc giải thoát? Sự có mặt của ta trong cuộc đời nầy, có phải gánh chịu những tác tạo từ trước, hay cuộc viễn du bất định? Một sự đẩy đưa, trước và sau ta chưa hề khám phá, phó mặc cho may cùng rủi, trong nhờ đục chịu. Ở đó có những mê lộ mà ta đi mãi miết chưa thấy đâu là bến bờ, càng đi càng cách trở, nghìn trùng xa cách, không có cơ may " quay đầu thị ngạn ". Trong sự triền miên dai dẳng nổi trôi ấy, sự kết nối với nhân quả nghiệp lực cùng với vô minh đau khổ, khiến ta đắm chìm bất tận trong luân hồi sinh tử, đẩy ta rơi từ thế giới mộng tưởng nầy đến cảnh giới mê hoặc khác, liên tục ta bị vật lộn đùa giỡn, nắm bắt với chính ta, với nổi đau sự khổ thi nhau phủ ngập tràn về, tâm thức lúc nào cũng bất an đè nặng, phá hủy hệ thần kinh, tế bào sự sống từng phút từng giây, liên tục bào mòn đục khoét khiến ta tiêu hao hết năng lực, đổ vào tâm thức ta một đống phế thải vô dụng. Ta kéo ở đầu này nó chạy qua chổ khác, cái nầy nổi lên chưa kịp mất cái khác đã đến, như sóng biển thi nhau đẩy vào bờ, đập phá tan hoang từ thể xác đến tâm hồn, khiến ta chết dần chết mòn trong sự khổ đau với tứ bề cô quạnh.

Trong khi đó, sanh tử vô thường vẫn y nguyên không hề sức mẻ, đến thời điểm nó lù lù xuất hiện, không hẹn lại lên không cần mời gọi đưa đón nó sẵn sàng hiện hữu. Ngày hôm nay, dù sự phát triển vượt bực của khoa học, đến tận cung trăng thăm chị Hằng, đến được những vì sao xa xôi, cách hàng tỷ năm ánh sáng, nhưng con ngườithế giới nầy vẫn chưa xích lại gần nhau, vẫn vô minh, tham sân si, vẫn chiến tranh, thù hận, lòng người ly tán. Nếu làm một cuộc so sánh, sự chết chóc do thiên tai tạo ra rất thấp so với con người, đồng loại giết hại đồng loại không chút tiếc thương, do vì xung đột ý thức hệ, chiến tranh, tôn giáo, chủ nghĩa, cực đoan, tàn phá môi sinh, môi trường sống ô nhiễm. Tất cả điều đó, oái ăm thay lại nhân danh con người, quốc gia, núp bóng duới mọi chiêu bài, tước đoạt ru ngũ chúng ta với muôn ngàn mỹ từ hào nhoáng, để rồi bây gìờ một lần nữa, lại nhân danh và vinh danh con người để đỗ lỗi cho nhau. Những tốn công vất vả đó, chỉ tăng trưởng lòng tham sân si, cá nhân chủ nghĩa, niềm tự hào cho quốc gia, khát ngưỡng cho dòng họ, thêm một chút tiện nghi, sự thỏa mãn tò mò, nổi tiếng, lợi lạc, là ta mang sự chết chóc khổ đau đến nhiều hơn, đẩy mình đến những cuộc phiêu lưu, tinh vi hơn và hậu quả cũng nguy hại hơn. Chỉ khi nào ta quay đầu, nhận chân ra được sự có mặt của ta trong cuộc đời nầy, mang đến một ý nghĩa, một nhân cách, một tâm thức ích lợi cho chính mình và tha nhân trong sự hướng nguyện với từ tâm, như thế mới mong tìm thấy sự bình yên, chấm dứt những bế tắc đổ vỡ hiện nay.

Đạo Phật có mặt ở Việt Nam, ban đầu với ngài Khương Tăng Hội (? - 280 TL) ngài là sáng tổ Thiền Tông "Ngô Tôn Quyền (229- 252 TL) thấy ngài thi thố nhiều phép lạ lấy làm tín phục, xây dựng ngôi chùa Kiến Sơ thỉnh ngài ở. Từ đây Phật Giáo thạnh hành miền Giang Tả". Dù ngài là vị tổ đầu tiên của Thiền Việt Nam, nhưng qua đó chúng ta thấy có sự liên hệ đến Mật Giáo, việc ngài " thi thố nhiều phép lạ" có lẽ mục đích nhằm tạo tín tâm ban đầu cho Ngô Tôn Quyền. Thiền Tông không xử dụng đến phép lạ, năng lực đó phần nhiều chỉ có nơi những vị có khuynh hướng tu tập theo Mật Tông. Về sau Thiền Tông còn có sự liên hệ với Mật Giáo rõ nét hơn, cùng song hành với nhau. Theo Thiền Uyển Tập Anh ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi ( ? - 602 ) đã dịch kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì tại chùa Pháp Vân, đây là cuốn kinh về Mật Giáo. Thiền sư Định Không (? - 808), Trưởng Lão La Quý An, Thiền sư Pháp Thuận (? - 990) Thiền sư Ma Ha, Thiền sư Sùng Phạm (1004- 1087) Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Đạo Hạnh (? - 1117) v.v...đều có khuynh hướng tu tập theo Mật Tông, và đây cũng là điểm đặc biệt của thiền phái nầy. Qua đó chúng ta thấy có sự kết hợp Thiền Mật trong tu tập từ trước, đây là điều hẳn nhiên, bởi lẽ giác ngộ đến từ nhiều nguồn khác nhau, ta không thể xác quyết những vị thiền sư có khuynh hướng tu theo Mật Giáo đạt được sự giác ngộ từ nơi Thiền hay Mật? Phụ thuộc vào sự nhận định của chúng ta, có muốn kéo họ về phía của ta hay không. Sự kết hợp đó còn tạo nên sức bật liên tục, mạnh, nhanh và thù thắng, nhờ vào tha lực quật tung nội lực của chính mình trong sự hoà nhập, rộng mở của tâm thức. Hơn nữa còn cho ta thấy sự dung hoà trong truyền thống tu tập đến từ rất sớm, cũng vì thế trong lịch sữ truyền bá của Đạo Phật Việt, không duy nhất một tông phái nào độc quyền trong việc tự độ, độ tha. Đến đời nhà Lý, Trần còn có thêm Tịnh Độ, đồng hành với nhau. Đời nhà Trần tổng hợp Thiền Mật Tịnh thành một, tạo thành phương pháp tu tập đặc thù của Đạo Phật Việt, thời nhà Trần còn gọi Phật Giáo Nhất Tông. Trong quá trình có mặt và truyền bá, Thiền Tông vượt trội hơn Tịnh và Mật, cả hai chưa đủ lớn mạnh để tạo thành tông phái riêng biệt, chỉ có sự xen kẻ trong những vị thiền sư có khuynh hướng về Mật hay Tịnh. Dù vậy Tịnh Độ lại là pháp môn dễ tiếp cận với đại đa số quần chúng nhanh và hiệu quả nhất, nhẹ nhàng không bị gò bó và dễ tu tập, thích nghi cho cá nhân, gia đình, xã hội, phù hợp cho từng tâm cảnh. Từ đời nhà Trần và về sau đó, Tịnh Độ mới có vị trí rõ rệt, chính thức đi vào trong lòng Đạo Phật Việt cho đến tận hôm nay. Phải chăng sơ tổ Tịnh Độ Tông của Việt Nam là vua Trần Thái Tông? Đừng vì vai trò cư sỹ của ngài mà ta quên đi công lao ban đầu ấy.

Con đường đi đến giác ngộ giải thoát không dành độc quyền cho một ai, tông phái, pháp môn, trào lưu nào, tất cả hài hoà, khế lý khế cơ, phù hợp với môi trường xã hội, hoàn cảnh tâm thức của mỗi chúng ta. Trong đó không có sự nặng nhẹ cao thấp, pháp môn nào hơn pháp môn nào, chỉ có tâm của chúng ta, chất chứa tham sân si, vô minh nhiều hay ít. Điều đó thuộc về công năng tu tập, sự tàng chứa trong mỗi chúng ta, chứ không do pháp môn ấy vươt trội, rồi kéo ta tới đích nhanh hơn. Tâm lý thông thường là hễ quy y theo một vị thầy nổi tiếng nào đó, được nhiều người biết đến, thì mình cũng sẽ được nổi tiếng theo, với niềm tự hào tôi đã quy y với vị thầy nổi tiếng, đạo cao đức trọng. Trong sự tu tập cũng thế, ta ưa chạy theo những pháp môn ồn ào, đông người qua kẻ lại, không biết có phải nhờ đó mà kéo mình tu theo không? Kéo thì có kéo đó nhưng để được giác ngộ thì tự mình nỗ lực đi đến mà thôi. Có điều chúng ta tự hỏi, trước khi có những phong trào rầm rộ đó, thầy tổ và những bậc tiền bối của ta tu ra làm sao để đi đến giải thoát? Thầy Tổ của ta bỏ tất cả lại sau lưng lên núi rừng tỉnh lặng, tu hành liên tục chứng đạo. Còn chúng ta lúc nào cũng ồn ào náo động, chạy hụt hơi theo bản ngã, đánh mõ thật mạnh, tụng kinh thật nhanh,niệm Phật thật mau, lạy Phật thật lẹ, mà vẫn không thấy đây là bến bờ, cứ nhập nhằng lẫn lộn loanh quanh đi mãi vẫn chưa thấy đâu là đường về. Có phải chúng ta chạy theo tướng, theo cảnh, theo phong trào, theo tâm thức lăng xăng của mình nặng tính trình diển hơn là hành trì tu tập một cách trọn vẹn, bằng sư quán chiếu soi thấu ở bên trong, buông bỏ trần cảnh đạt đến an tịnh. Ta không nên thúc ép mình chạy theo huyễn tướng một cách hụt hơi khổ nhọc như thế. Ta phải bình đẳng trong tu tập, trong tâm thức, trong suy nghĩ và hành xử, có như thế con đường đi đến giác ngộ mới thong dong rộng mở, lối vào mới đong đầy hoa thơm cỏ lạ.

"Trong câu chuyện về Không Lộ, ta nghe nói đến việc thiền sư tạo nên tượng Phật A Di Ðà của chùa Quỳnh Lâm. Không Lộ mất vào năm 1141 nhưng trước đó 100 năm, vào năm 1057, một tượng Phật A Di Ðà bằng đá cao hai thước rưỡi tây đã được lang tướng của vua Lý Thánh Tông thực hiện tại núi Lạng Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tượng Di Ðà này vẫn còn ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Bia đá chùa Phật tích có nói về chuyện này. Vậy thì sự có mặt của giáo lý Tịnh Ðộ ở Việt Nam được đánh dấu chậm lắm vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một."

Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 trang 184

Thiền sư Tịnh Lực (1112-1175) thuộc thế hệ thứ 10 dòng Vô Ngôn Thông, chứng được phép niệm Phật Tam Muội " Sư bèn đến núi Tỉnh Cương chụm lều tranh mà trụ, sáng sớm đến đêm khuya lễ Phật sám hối, chứng được phép niệm Phật tam muội, tiếng sư tụng kinh niệm Phật sang sảng như âm thanh ở chốn Phạm thiên." Thiền Uyển Tập Anh trang 124

Tịnh Độ đã phát triển trước đó, nhưng đến vua Trần Thái Tông (1218-1277) tư tưởng tịnh độ mới được đề cập đến một cách rõ ràng bằng văn bản. Trong sách Khoá Hư Lục, ngài viết về Niệm Phật Luận (Bàn về Niệm Phật ) và Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi (Nghi thức sám hối sáu căn ) ngài kết hợp Thiền Mật Tịnh trở thành phưong pháp tu tập, ngài chuyên ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám.

" Niệm Phật là điều khởi dậy do tâm. Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì thiện nghiệp báo lại. Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì ác nghiệp ứng theo. Như gương hiện ảnh, như bóng theo hình. Cho nên thiền sư Vĩnh Gia nói rằng: "Ai chẳng có điều nghĩ, ai chẳng có điều nảy sinh" là nói về việc đó.

Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắc ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy. Niệm Phật dập tắc được ba nghiệp là cớ sao?

Vì rằng trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắc được nghiệp thân. Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý. Nhưng kẻ trí có ba hạng. Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩbụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói " Như như không động tức là thân Phật". Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường. Tồn tại mà không biết đó là Phật sống."

Đổ Văn Hỷ dịch, Thơ Văn Lý Trần tập 2 quyển thượng, trang 85.

Tuệ Trung Thượng Sỹ với bài kệ: Thị Tu Tây Phương Bối, đề cập đến pháp thân, tự tánh của Phật A Di Đà, vốn ẩn hiện trong ta, khi nào mọi sự ở trong ta trở nên lắng đọng thuần khiết, thì thân báu Di Đà sẽ bùng lên toả chiếu khắp muôn phương.

" Thân báu Di Đà ẩn đáy lòng
Bốn phương thân pháp toả mênh mông
Bầu trời chỉ thấy vừng trăng quạnh
Đêm lắng vào thu, biển Phật trong."

Huệc Chi dịch, Thơ Văn Lý Trần Tập 2 Quyển thượng trang 242

Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông trong tác phẩm Cư Trần Lạc Độ Phú (Phú Ở Cõi Trần Vui Đạo) "Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương. Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc."

Huệ Chi dịch, Thơ Văn Lý Trần tập 2 quyển thượng trang 506.

"Vua Anh Tông nhân ngày lên làm thái thượng hoàng đã cho đúc tượng đồng ba vị Phật Di Đà, Thích CaDi Lặc, mỗi tượng cao 17 thước ta."

Nguyễn Lang Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 trang 342

Tổ thứ ba của Giáo Hội Trúc Lâm ngài Huyền Quang đã dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa "Huyền Quang đã đi thăm nhiều chùa trong đó có chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp; tại đây ông cũng đã dựng một đài "cửu phẩm liên hoa" và cho khắc in nhiều kinh điển. Toà Cửu Phẩm ở chùa Ninh Phúc là một cái tháp có thể xoay tròn được. Trong những ngày lễ lớn, tín đồ tới chùa tay xoay đài, miệng trì chú hay niệm Phật. Tháp xoay có chín tầng tám mặt. Mỗi mặt của tầng dưới hết có chạm nổi hình ảnh sự tích Phật, trong đó có hình Cực Lạc Thế GiớiĐức Phật A Di Đà."

Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 trang 364

Thiền sư Hương Hải (1628 - 1715) trong số những tác phẩm ngài có: Giải A Di Đà Kinh, Giải Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh Quốc Ngữ v.v...

Chân Nguyên thiền sư (1647 - 1726) có công phục hưng môn phái Trúc Lâm, một trong những cây đuốc rực sáng và là nhà tư tưởng lớn của Phật Giáo ở thế kỷ thứ 17. Vào năm 1684 đã xây dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Quỳnh Lâm. Trong Thiền Tông Bản Hạnh của Chân Nguyên, bài Thiền Tịch Phú có đoan:

..." Quả bồ đề ăn ngọt sớt, muôn kiếp hằng no;
Hoa ưu bát ngửi thơm tho,ngàn đời chẳng dịch.
Sang Tây Phương bệ ngọc đứng chơi,
Về Đông Độ tòa vàng ngồi trịch.
Từ Bi thênh thênh rộng rãi, mặc sức chở người;
Thuyền Bát Nhã thăm thẳm bao la, giàu lòng độ khách..."

Thiền sư Thích Thanh Từ, dịch và giảng giải, Thiền Tông Bản Hạnh, trang 340

Thiền Tịnh Mật đã trở thành bản chất thù thắng, trong dòng luân lưu của Đạo Phật Việt, là nền tảng kiên định trong việc hoá độ chúng sanh, khai đường dẫn lối cho sự tu tập giác ngộ của mỗi cá nhân, hòa cùng máu da xương thịt, thấm sâu vào tâm thức, huyết quản. Cùng hứng chịu sự nghiệt ngã theo vận mạng hưng thịnh của quốc gia, hay theo từng bước chân quật cường thịnh vượng, vươn lên đi tới của Dân Tộc. Ta đổi thay biến chất, chọn lựa đẩy xô, chối bỏ cội nguồn, chạy theo trào lưu thời đại, tự mình rời xa cái hiện thực đã được thầy tổ cha ông, tốn bao công sức trãi nghiệm chứng đắc để lại, ta có thể chọn lựa khước từ, nhưng không đủ thẩm quyền đóng khung, hoá trang thay đổi truyền thống đó được. Liệu ta có đủ năng lực, tạo nên một sự đổi thay mà không bị thời gian đào thải? Nếu có cơ hội làm một cuộc cách mạng, thì ta đổi thay điều gì, cái gì, mà cái đó không bị khởi động, làm chủ bởi tham sân si? Ta tìm cách để khoác vào chiếc áo mới ngoại nhập, củ người nhưng mới ta, chưa từng đi qua chặng đường thẩm tra của lịch sử, chưa có cơ may đi vào tâm thức, có phù hợp với bản chất của Dân Tộc, vốn có truyền thống chống lại sự áp đặt mang tính đô hộ, đồng hoá nô lệ? Dù đó là sự viện dẫn đến giáo lý tôn giáo, những gì không được trưởng thành, không vươn lên từ trong lòng Dân Tộc, chắc chắn không sớm thì muộn sẽ bị thời gian đào thải. Mấy ngàn năm có mặt ấy, thầy tổ cha ông để lại biết bao trãi nghiệm và sự chứng ngộ, ta chưa cho là đủ vẫn tìm mọi cách để du nhập thêm điều mới vào, vậy thì với ta điều gì và thế nào mới gọi là đủ? Đây là sự tra vấn cũng chỉ để dành cho ta và chính ta mới có câu trả lời. Có phải điều đó, tư duy đó, tự nó nói lên tính chủ quan áp đặt miễng cưỡng nhiều hơn sự cần thiết? Tại sao ta cứ mãi chạy theo sự náo động ở bên ngoài, trong khi nội lực tu tập mấy ngàn năm của Đạo Phật Việt có đầy đủ và dư thừa, ta chỉ việc khơi dậy làm mạnh phong phú, sáng tỏ thêm, nhưng không rời xa truyền thống cao đẹp, để còn cơ may ăn nói với người xưa người nay và với lịch sử.

 Con đường đi đến giải thoát là phải trở về khám phá soi thấu ở bên trong ta, kiểm soát sự hưng khởi đi lại của tâm thức, bởi lẽ tâm của ta vốn lăng xăng dao động, nó liên tục lừa dối ru ngũ ta trong thế giới muôn màu lắm sắc, nhưng khổ một nỗi, ta dùng chính sự biến động ấy, để tạo nên để thẩm tra, để khoác vào đó những định chế, ta quên mất bản sắc đặc thù đầy ý nghĩa, sự tự hào về dân tộc tính, bản chất vốn sẵn có của Đạo Phật Việt. Người ta tìm đến với Phật Giáo Việt Nam, không phải được xây trên nền tảng hiện đại, chùa to Phật lớn, độc nhất vô nhị không đâu sánh bằng. Điều người ta cần đến, biết đến, muốn đến, để theo bước, đó là nội lực thật sự của Đao Phật Việt, và đâu là bản sắc hiện hữu thật sự đã đuợc thấm sâu vào tận khối óc con tim của những người con Phật Việt? Từ những bước chân đầu tiên, và cho đến tận hôm nay, đạo Phật Việt đã đem đến những gì, làm được điều gì cho Dân Tộc, cho sự thay đổi chuyển hoá giải phóng nỗi thống khổ của chúng sanh? Đó mới là điều tối cần, mới là điều ta cần biết đến.

Có hay không và đâu là bản chất riêng biệt của giáo lý Tịnh Độ trong lòng Đạo Phật Việt? Một sự dung hoà không lẫn lộn, mang đậm nét Việt tính đã được thầy tổ cha ông trao lại từ ngàn xưa. Quá trình hình thành vươn lên đi tới đã thấm thật sâu, thật rộng vào tận cùng tâm thức, trở thành sức mạnh tâm linh, mang hạnh nguyện cao cả đến cùng khắp, chiếu rọi trên từng bước đi. Như cây đại thụ hiên ngang sừng sững với phong ba bảo tố với năng gió mưa phùn, tỏa bóng che mát bầu trời Phật Việt. Gốc rễ ấy đã len lõi qua từng ngõ ngách, bám thật sâu vào lòng đất mẹ, khơi nguồn mở lối trưỡng dưỡng nuôi sống tâm linh cho chúng ta đến tận hôm nay, vang dội trên từng bước đi trong cõi tử sinh, trong nỗi đau nhọc nhằn hay trong từng bước đi về an lạc, ta không thể nào tìm đâu ra được đầu mối. Tịnh Độ Tông đã nhập vào dòng chảy của Đạo Phật Việt, có một vị trí rõ rệt, đã in đậm bám sâu vào sinh hoạt tâm linh, thành dòng suối vi diệu, tưới mát lửa phiền, làm vơi đi biết bao nỗi đau sự khổ cho chúng sinh, đọng lại trong tận cùng suy tư, trở thành hơi thở, máu xương da thịt của mình.

Tịnh Độ có mặt trong tất cả sinh hoạt, từ cá nhân đến xã hội, từ văn hoá, tư duy, đến nghệ thuật điêu khắc, nơi đâu cũng có hình ảnh của Phật A Di Đà, với hai vị Bồ Tát Quan Thế ÂmĐại Thế Chí đứng ở hai bên, với bốn mươi tám lời nguyện cứu độ chúng sinh của Phật A Di Đà. Nhĩ căn Viên Thông, dòng nước cam lộ của Bồ Tát Quan Thế Âm, lắng nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh, hoá thân thị hiện ra tay cứu độ, làm tan đi lửa phiền, nổi đau sự khổ. Với cành hoa sen của Bồ Tát Đại Thế Chí sẵn sàng cứu vớt chúng sanh đang lặn hụp trong sông mê bể ái, đưa đường chỉ lối để đến cảnh giới an lạc. Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, như một năng lực vô biên diệu kỳ, chuyển hoá mọi bế tắc khổ đau, mở ra phương trời an lạc rạng ngời nơi tâm thức. Ở đó không có sự dẫn đưa khiến ta đi vào mê lộ, không cần bắt tâm thức ta tra vấn mãi một điều gì, khiến đầu óc sắp nổ tung ra, lại càng không đẩy ta truy tìm kinh viện nầy đến lý luận khác, thúc ép lý trí của ta không ngừng đạp đổ, xây cho mình một luận cứ đúng và sai, một thách đố mà ta ra công tìm mãi nhưng sẽ chẳng bao giờ có được. Ở đâu và bất cứ quốc gia nào theo Phật Giáo, đều căn cứ vào lời Phật dạy, vào tam tạng kinh điển vào kinh nghiệm thực chứng của những bậc cổ đức để lại, họ không cần thiết chạy theo nơi khác hình thức khác, theo thời đại mới gọi là tu. Mà tu là phải trở về, tìm về phải gột rửa thân tâm, cho ánh hào quang của Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức của Phật A Di Đà toả chiếu. Làm sao để chúng ta được nhẹ nhàng an tịnh, lâng lâng siêu thoát, mênh mang bao phủ trên từng lối đi lại, một sự an lạc toả chiếu thường hằng, dẫn từ sát na quá khứ hiện tại đến tương lai, một sự bùng vỡ tự tánh Di Đà đến độ rạng ngời, nhẹ tênh trong sự mĩm cười hoan hỹ an lạc, bây giờ và ở đây? 

Đến thời cận đạihiện đại, giáo lý Tịnh Độ càng nở rộ hơn, lớn lên theo từng bước chân hoằng hoá của chư Tăng Ni và Phật tử, mỗi khi chúng ta gặp nhau mở đầu đều chấp tay vái chào bằng câu A Di Đà Phật, Mô Phật, điều đó cho thấy sự lớn mạnh của tịnh độ trong lòng Đạo Phật Việt. Trong chúng ta ai cũng mang dòng máu của thiền phái Lâm Tế năm xưa tuôn chảy trong người, nhưng không vì thế mà ta không niệm Phật, không tụng kinh không nồi thiền, không trì chú, thời khoá tu tập của ta vang dội lời kinh tiếng kệ. Thiền Tịnh Mật, cả ba đã nằm trong tâm thức, nằm trong dòng chảy, nằm trong tận cùng, đã hợp nhất không làm sao ngăn cách phân định được. Tùy theo căn cơ ta chọn, có thể chuyên về một, hoặc hai, hoặc cả ba, dù chọn lựa như thế nào cũng đều giống nhau, cũng từ trong truyền thống trong lòng của Phật Việt. Vì lẽ do ta đặt ra, phân chia như thế, chứ thật ra tự bản chất nó đã là dòng chảy thuần khiết, thì chỉ duy nhất một hương vị giải thoát. Chỉ khi nào ta phân tích ta lý luân thì mới có khác biệt, và sự khác biệt đó chỉ có trong phương pháp, diện mạo, tướng trạng, con đường, có tính cách bên ngoài, chứ không có trong bản chất thật sự ở bên trong, vì hương vị thì chỉ có một. Con đường nào cũng có muôn lối, muôn ngã, lối nào ngã nào, nếu đi đúng hướng đều dẫn đưa ta đến đích, đến nơi an lạc, như muôn sông đều đổ về biển khơi. Nhưng để được như biển khơi, trong ta phải bao dung, phải dung chứa tất cả với một tâm nguyện duy nhất chỉ nhận và cho.

Ta quên, ta mãi tìm cầu nên bỏ qua một bên, mượn ở nơi khác một ít tư tưởng, một ít phương pháp, một ít hình tướng, rồi ra công gắng sức phù phép cho nó thật hay thật kêu, lớn nhanh lớn mạnh theo chủ quan của riêng ta, không cần biết như thế nào. Ta sính ngoại nhập đến mức độ thấm vào người lúc nào chẳng hay, chạy theo trào lưu, bám chặt nơi náo động, theo bản năng cố hữu, nên mãi chạy hụt hơi mà không đến đích, không chịu ngồi yên tư duy niệm Phật, quán chiếu tận bên trong, không dùng trí tuệ tư duy tham tường thấu rõ. Cuối cùng ta cũng như bao người khác, sống theo cái tâm thức lẫn quẫn, thường xuyên bị khuấy nhiễu, ta tận diệt vô minh tham sân si hay ôm mộng hải hồ, để đạt danh hiệu đệ nhất, đệ nhị? Chúng ta cần chấm dứt sự điều khiển của vô minh, vượt ra ngoài lôi kéo xúi dục của tam độc, kiểm soát những hưng khởi tác động đến đi của tâm thức, hằng trú ngụ trong sự rộng mở linh hiện của an tịnh. Muốn đạt được giác ngộ, ta phải chuyển đổi cái tâm ấy, khai thông ở bên trong, chứ không phải chạy theo thay đổi hoàn cảnh ở bên ngoài. Tự mình cầm đuốc lên soi đường để đi, chứ không một ai có đủ năng lực đưa ta đi về thế giới cực lạc mà không do ta tìm thấy ngay từ bây giờ. Ta niệm Phật, lạy Phật, ta sống với Phật thường xuyên thì đến đâu làm gì, lúc nào Phật cũng ở trong ta, cùng ta.

Trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phẩm Duyên Khởi, Đức Phật dạy: "Muốn hàng phụcchuyển biến cái sát na tâm sinh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn pháp Niệm Phật.

 Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.

Diệu-Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết-bàn tại thế, thành Phật trong một đời.

Đây là môn tu Đại oai lực, Đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu, mà thâm nhập cảnh giới Chơn-thường.

Đây là môn tu Đại bát-nhã, Đại thiền-định, mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không còn sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.

Đây là môn tu Đại trang-nghiêm, đại thanh-tịnh, mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.

Đây là một môn tu Đại nhu-hòa, Đại nhẫn-nhục, mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thườngthành tựu Tri Kiến Phật.

Đây là môn tu Đại Bồ-đề, Đại siêu-việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.

Đây là môn tu Đại từ-bi, Đại dũng-mãnh, mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái Tâm bằng Tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng Nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phutự chứng Pháp thân từng phần."

Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch, Kinh Niệm Phật Ba La Mật, trang 13, 14.

Trong những cuốn kinh căn bản của hành giả tu Tịnh Độ, có Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Kinh Niệm Phật Ba La Mật chứa đựng toàn bộ tinh túy của Thiền,Tịnh, Mật. Về Thiền, nội ba chử Ba La Mật đã mang một ý nghĩa vi diệu rồi, có nghĩa là định, là nhất niệm, thể tánh tam muội. Phẩm thứ hai, Mười Tâm Thù Thắng, từ trang 16-46 dung chứa một cách rốt ráo. Về Mật, ngài Phổ Hiền thuyết thần chú (Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đa Ra Ni) hay còn gọi (Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn). Ngài Quan Thế Âm Bồ tát thuyết thần chú (Vô Lượng Thọ Như Lai Chân Ngôn) để hộ trìtuyên dương người Niệm Phật. "Đây là Tạng Pháp Bí Mật của Phật A Di Đà, ẩn chứa vô biên thần lực tự tại bất tư nghị". "Ngài Quán Thế Âm vừa đọc xong bài Chân Ngôn ấy, bổng vô lượng vô biên vô số thế giới đều chấn động sáu cách, quang minh chiếu rực cả mười phương. Đức Thích Ca cùng chư Phật khắp thế giới hư không giới, đồng thanh khen ngợi: Lành thay! Lành thay."

Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ Hán sang Việt văn, Kinh Niệm Phật Ba la mật (Pháp Tu Đốn Ngộ Vãng Sanh) phẩm thứ bảy, trang 89.

Về Tịnh, Phật đã thuyết một cách trọn vẹn đầy đủ, trong phẩm thứ tư Xưng Tán Danh Hiệu, từ trang 47-58, niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật thì năng lực vô cùng nhiệm mầu, lợi lạc:

"Này Vi Đề Hy, bất cứ chúng sanh nào, hễ nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, dù chỉ một câu duy nhất, thì sẽ xuất sinh những món năng lực bất tư nghị. như là:

Năng lực bất tư nghị nhận biết rốt ráo Tự Tánh của tất cả các pháp.

Năng lực bất tư nghị thấy rõ tánh chất huyễn hóa của tất cả pháp hữu vi.

Năng lực bất tư nghị thấu triệt tất cả các pháp đều là Phật pháp, ở nơi ý nghĩa liễu giải không vướng mắc.

Năng lực bất tư nghị tôn trọngthừa sự hết thảy chư vị Thiện Tri Thức.

Năng lực bất tư nghị phân biệt tất cả các pháp mà tự tại vô ngại.

Năng lực bất tư nghị tùy thuận tất cả căn lành dẫn dắt tới Vô Thượng Giác.

Năng lực bất tư nghị luôn thâm tín điều nhu tất cả Phật Pháp.

Năng lực bất tư nghị đại từ bi khoan dung, không chê bai khinh rẻ những môn phi pháp.

Năng lực bất tư nghị không bao giờ thối thất Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Nguyện.

Năng lực bất tư nghị không hề quên sót danh hiệu Phật.

Năng lực bất tư nghị mãi mãi tùy thuận Bản Nguyện của chư Phật, chư Bồ-Tát.

Năng lực bất tư nghị đưa hết thảy chúng sanh an trụ vào biển cả Đại Nguyện vô lượng công đức của A Di Đà Phật.

Năng lực bất tư nghị cải biến Ta Bà thành Tịnh Độ vi diệu trang nghiêm, đồng cõi Cực Lạc không khác. "

Hoà Thượng Thích Thiền Tâm dịch, Kinh Niệm Phật Ba La Mật, phẩm thứ sáu Năng Lực Bất Tư Nghị của Danh Hiệu Phật, trang 69 - 70.

Niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật, đạt đến chổ bất tư nghị, đến chổ không thể nghĩ bàn, không còn gì để so sánh, không có nhân ngã sở tri, người niệm cùng cảnh giới để đến, một sự tối thắng phủ ngập không ngăn ngại, Bồ Đề Tâm cùng hạnh nguyện tuôn chảy trên từng cứu độ. Cứu mình và độ người, không còn là lý tưởng để kêu gào để phụng sư, mà tự nó mang một ý nghĩa tùy thuận đưa đến giác ngộ. Nếu dùng tâm thức bình thường của mình để cố công gắng sức đi vào biển trí tuệ vô tận của chư Phật, rồi dùng chính cái ý thức lăng xăng để viện dẫn giải thích những lời dạy của chư Phật, không khéo ta dùng chính cái lăng xăng của tâm thức, núp bóng kinh điển, nương vào lời dạy của bậc cổ đức, để trang phết cho ngôn từ suy luận thật diễm lệ, như thế chỉ khiến cho ta rời xa giác ngộ hơn, Vì lẽ nó không phát xuất từ tâm năng thể nghiệm, từ sự nhận biết thực tại do chính mình ra công ra sức nỗ lực tu tập đem lại. Giác ngộ không có nghĩa một bước nhảy lên tận trời cao, thoát ra ngoài sanh tử liền được, từ giây phút ngộ ấy, liên tục gìn giữ không để gián đoạn, không để thứ khác xen vào. Đứng về bản chất, mọi sự giác ngộ đều giống nhau, nhưng giai tầng tâm thức để có giác ngộ thì khác nhau, chỉ khi nào công phu tu tập của mình thâm hậu, công năng dư thừa, ta mới vượt thoát. Điều cần nhất quan trọng nhất phải hiểu lời Phật dạy, từng bước nung nấu thấm sâu vào trong tận cùng, đến một lúc nào đó lời kinh, tiếng niệm Phật cứ liên tục vang vọng, thôi thúc rộn rã trong tâm ta, bỗng nhiên ta bùng lên giác ngộ.

Ta cố làm sao rời xa sự níu kéo ràng buộc, từ tâm đến cảnh, từ gia đình đến xã hội, từ thân thể réo gọi bởi vô thưòng sanh tử, đến tâm thức tàng chứa nghiệp quả, một sự xả ly hoàn toàn rốt ráo, vì đó chỉ là sự đến đi của sanh diệt, chi phối bởi nghiệp quả cùng số phận. Sự bun nhiểm nơi tâm thức, sự tàng chứa của vô minh, không thể dùng thời gian con số ý niệm mà tính được, ta dùng thời gian để mà tính mà chạy biết chừng nào mới đếm đủ số, chắc kiếp nầy đếm không xong ta chờ kiếp sau vậy. Tâm thức của ta liên tục chạy nhảy, trông chừng quán chiếu nó đã hụt hơi rồi, đừng biến những điều đó trở thành sự đếm đo đong lường. Ta cần phải thường xuyên huân tập vào chủng tử sự an lạc cho thật lớn mạnh, sự vô sinh diệt thường hằng, vượt thoát trên từng hiện hữu. Một khi ta chung sống thường xuyên với vô minh tham sân si, cái tâm ấy cứ thế càng lớn mạnh, dù có kiên định cách mấy thỉnh thoảng ta cũng phải chạy theo cảnh theo người. Môi trường sống và tu tập rất quan trọng, từng phút giây sát na đọng lại ở trong chủng tử mãi. Thật ra tu ở chổ phố thị đông người mà tâm không động mới là tu, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn mới qúy, nhưng trong ta mấy ai đủ năng lực thỏng tay vào chợ, mấy ai cư trần mà bất nhiễm trần? Làm được như thế, quật khai được tự tánh Di Đà thì cực lạc hiện tiền không đợi khi ta nhắm mắt xuôi tay, không cần phải sống trong sự đợi chờ ngày về bên kia thế giới. Một sự an tịnh đến ngay từ bây giờ, chiếu rọi cả thời gian lẫn không gian, sáng tỏ trên từng bước đi về.

Trong sự tu tập cần phải nỗ lực liên tục, nhưng không có nghĩa ta dồn tất cả năng lực chạy theo một cách tối tăm hụt hẫng, đến khi mỏi mệt chán chường đầu hàng số phận, từ lúc nào mà mình chẳng hề hay biết. Do vì thúc ép mình quá, khiến tâm ta thay vì sáng suốt tươi mát, nó trở nên rã rời khô héo, nhất định bắt nó theo ta bằng mọi giá không khoan nhượng. Phần nhiều ta bị phản ứng ngược lại, thay vì ta dẫn nó, nó dắt lại ta, ta quên mất một điều vì ngăn bờ bế lối, nên khi nó vỡ ra hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng. Ta chỉ việc quan sát dõi theo, hướng nó đi đến đích, bởi lẽ bản chất cố hữu của Tâm vốn chạy nhảy, như con ngựa hoang, con khỉ ở trong rừng, làm sao ta có thể cột xích nó lại khi chưa được thuần phục. Ta thừa biết mức độ hung hăng, phản ứng tức thì theo bản năng của nó. Giống như khi ta quán sát, trông coi đứa bé đang chơi trong một căn phòng, với đủ thứ đồ vật chung quanh, chỉ cần trong một tích tắc phân tâm, lơ đảng vô tình nào đó, đứa bé ấy sẽ bốc bỏ vào miệng nó bất cứ một vật gì trong tầm tay của nó, gây nguy hại đến tính mạng. Ta theo dõi kiểm soát tâm của mình một cách kiên định, nhận biết thường xuyên, liên tục quán chiếu tỉnh thức, mới thấy được sự đi lại biến đổi của nó, chỉ cần một sát na phóng ý nó sẽ nổi dậy quật ta chệch hướng ngay. Dĩ nhiện trên đường thực tập, làm sao ta tránh khỏi những phút giây lơ là huyễn mộng, vấn đềthường xuyên nhận biết phát hiện ra ngay, khi phát hiện ra ta tiếp tục làm lại. Khi nào ta kịp trở về với sự nhận biết thường hằng, mới là điều quan trọng? Chặng đường trở về đó tính bằng phút bằng giây, bằng tốc độ của ánh sáng, hay sự trở về ấy cả năm cả tháng có khi cả một đời? Đó là câu hỏi lớn mà ta cần phải chiêm nghiệm, và chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền trả lời

Luật nhân quảchân lý bất di bất dịch, nó có mặt trong vô cùng không tận của thời gian lẫn không gian, chi phối muôn loài chúng sanh. Chúng ta làm được thân con người, không có nghĩa mai sau ta cũng được làm thân con người, vì khi đang làm thân con người, ta sống như thế nào, huân tập như thế nào? Nếu không biết tu tập, không niệm Phật tụng kinh, hành thiện tích đức, phước huệ song tu, đi dến chổ rốt ráo, hoặc làm thân người nhưng tâm thức đang ở nơi khác. Cái mà để đến để đi để luân hồi sinh tử ấy là do cái tâm tích chứa của mình, sự hẹn hò chờ đợi cho kiếp sau, để trả ơn đền ơn, đó là điều không tưởng. Trong khi ta không hề có bất cứ một sự chuẩn bị nào cả, chỉ trừ khi ta đạt được giác ngộ giải thoát nhưng vì lòng bi nguyện độ sanh, nên mới trở lại làm thân người. Còn ngoài ra đều do nghiệp lực tích chứa, theo đó đưa đẩy dẫn dắt. Vì thế muốn tu, muốn chuyển hoá, phải tu ngay từ bây giờ, lúc ta còn nhận biết còn đủ bình tâm, chứ hẹn lần khất mãi một khi vô thường bệnh tật ập đến, lúc ấy không còn cơ hội để mà hẹn mà chờ mà đợi.

Tu là sửa đổi, sống trong bản thể thường hằng của giác ngộ. Chuyển hoáchuyển hoá cái bản năng do vô minh điều khiển, trở về với cái tự tánh chân như sáng suốt thường chiếu. Ngộ từ chính cái tâm nầy, cái tâm của riêng ta thuộc về ta, cái tâm nhiều lần đẩy đưa ta trôi lăn trong sinh tử, không chịu dừng. Giải thoát là sự vươn cao vượt ra khỏi triền phược đang nhốt kín ta trong vô lượng kiếp số. Khi tu tập là hướng tâm ta đến sự tỉnh thức, thường xuyên duy trì mức độ sáng suốt một cách liên tục, không phát sinh động niệm, hoặc bất cứ ý nghĩ nào, dù chỉ thoáng qua một lần rồi biến mất, hoàn toàn lặng yên như mặt nước hồ không dậy sóng. Điều gì cũng vậy nếu không thường xuyên gắn bó nổ lực, nó sẽ xa cách phai nhạt dần rồi hoàn toàn mất lối.

Ta không đàn áp thân tứ đại nhưng cũng không cưỡng cầu, ta cần nương vào nó để tu tập soi tỏ, nhận biết những gì được sinh ra thì phải hội đủ nhân duyên mới sinh, khi diệt cũng phải hội đủ nhân duyên mới diệt. Thân bệnh còn dễ, vì còn hiện ra tướng đau, chứ tâm bệnh rất khó chửa trị, liên quan đến tâm sinh lý biến đổi, đòi hỏi thời gian cùng với năng lực tinh thần rất lớn. Phần nhiều do sợ hãi lo lắng phiền muộn, đau khổ, sợ bệnh, sợ chết, có đủ thứ để mà sợ. Nổi lo sự sợ ấy khi đủ duyên nó sẽ đánh ta gục ngã, nếu không tự mình tìm mọi cách để tự vượt qua. Sự hổ trợ về thuốc men chỉ có tác dụng ban đầu, nhưng không có linh dược nào, thuốc nào khiến ta hết được bệnh hoàn toàn. Nếu ta không tự mình tu tập, gạt bỏ mọi sự lo lắng ra ngoài. Nếu ta nhận biết đó là điều tự nhiên của tứ đại, có thân thì phải thọ khổ, như thế phần nào ta loại ra ngoài một đối thủ. Còn lại ta phải dùng đến tâm dược, dùng tuệ giác để quán chiếu, nhất tâm niệm Phật, Tụng kinh, Bái Sám thường xuyên và liện tục sống trong sự quán chiếu ấy là phần nào ta đã bớt được. Khi thân tứ đại nầy nhỏng nhẽo một chút, nóng lạnh một chút, là ta khủng hoảng làm như chết đến nơi. Ta còn phải sống dài dài để mà trả nghệp, chứ không dễ chết đâu, và nếu được chết cũng có nghĩa phần nào ta trã nghiệp xong. Lúc ấy ta vui mới đúng chứ sao lại lo lại buồn? Tất cả là do chính ta tìm cách vượt qua, thuận theo lẽ vô thường tự nhiên đến đi của cuộc đời, của nghiệp quả, cái gì đến thì nó sẽ đến, cái gì chưa đến thì chưa đến, một ngày nào đó ta sẽ về với cát bụi, chặng đường mà tất cả chúng sanh đều phải đi qua, những gì của tứ đại sẽ trả về cho tứ đại. Vấn đề là ta đã chuẩn bị thích nghi với sự đến đi ấy chưa, với hành trang cùng tâm thức như thế nào trên cõi hành trình kế tiếp ấy. Ta biết chuẩn bị, nỗ lực tu tập tỉnh thức ngay từ bây giờ thì đến lúc ấy ta không còn lo sợ hụt hẩng. Nếu không sẽ giống như một đứa bé lần đầu đẩy ra khỏi vòng tay của mẹ, cái cảm giác lo sợ mất mát hụt hẩng ấy to lớn đến dường nào, liệu ta còn đủ thời gian kêu gào than khóc tìm lại được mẹ một lần nữa hay không? Đi với hành trang và tâm trạng như thế nào đều do ta định đoạt.

Sự tích chứa vô minh nghiệp quả trong ta rất sâu rất dày, nếu không nương vào năng lực niệm Phật cùng sự gia bị của chư Phật chư Bồ Tát, thì khó mà phá vỡ mà hoán chuyển để có được sự an lạc giác ngộ. Bởi lẽ ta tích chứa từ trong vô lượng kiếp số, thì hiện tại kiếp nầy làm sao một mình ta có đủ năng lực để tự mình quật khai được nội tại ấy? Năng lực niệm Phật thâm diệu vô cùng, vấn đề làm sao nối kết được tự lực cùng tha lực, kết nối tự tánh, bản thể Di Đà toả chiếu ở trong ta. Nếu ta không biết hướng dến, xử dụng không đúng cách sai mục tiêu, không phù hợp với chánh pháp, thì vẫn không mang lại kết quả. Chúng ta đang sống trong thời hiện đại hoá, phần nhiều xử dùng đến tâm trí. Khác với người xưa, những thế hệ trước, chỉ xử dụng đến chân tay để kiếm sống qua ngày, nên đầu óc thảnh thơi hơn. Còn chúng ta quá dư thừa, đầy đủ tiện nghi, vì thế sự tích chứa trong tâm thức của ta càng đa dạng phong phúvi tế. Đầy đủ và dư thừa bao nhiêu, thì sự phá vỡ càng khó bấy nhiêu. Vậy phương pháp tu tập nào mới đủ công năng sâu dày, hội đủ yếu tố thời gian lẫn không gian, phù hợp môi trường sống mà ta đang hiện hữu? Niệm Phậtnuôi dưỡng hạt giống Phật (Phật tính) vốn có sẵn ở trong ta cho thật lớn mạnh, vươn cao, toả chiếu, để tâm Phật chất Phật rạng ngời mãi, niệm Phật để đạt được nhất niệm, đạt được Ba La Mậtđiều kỳ diệutuyệt vời, trên tất cả mọi đỉnh cao, niệm Phật đạt được đại định là đỉnh cao thù thắng.

Chúng ta quen sống trong sự đẩy đưa của vô minh, trong sự ỷ lại của nghiệp quả số phận, cứ thế mà bằng lòng trôi nổi, điều gì đi ngược lại tâm sinh lý là ta dị ứng, phản đối tức thì theo bản năng cố hữu, khi bị xô đẩy vào tình huống nghịch lý, là ta vùng vẩy than trách, tìm cách đổ lỗi cho người khác. Vì thường xuyên như thế nên trở thành cách sống, lối sống, tập quán, lề lối suy nghĩ có sẵn ở trong ta, một thứ tập khí vô cùng nguy hại, giết ta chết dần chết mòn trong sự phủ vây, phát nát tâm cang mà ta không hề hay biết, đẩy ta mãi miết trôi lăn trong ba cõi sáu đường. Nhưng nếu biết quán chiếu thật sâu, niệm Phật hành Thiền cho thật kỷ, tự mình tìm phương trãi nghiệm, thì khi vô thường sinh diệt đến, ta không còn hải sợ kinh hoàng, mà ngược lại biết đối đầu trực diện, một cách hiên ngang rõ ràng minh bạch. Những gì huân tập vào tâm thức, chủng tử, nó sẽ sống ngũ cùng ta, theo ta đến mọi chân trời góc bể, từ bây giờ và đến cả vô lượng kiếp mai sau. Ta được an tịnh trong hiện tại, thì mai sau bước chân đi về đâu cũng đong đầy an lạc, tất cả đều phải khởi sự từ bước chân bây giờ, nếu không thức tỉnh dù cố chạy đến đích hụt hơi cũng chỉ nhọc nhằn cho thân tâm nầy mà thôi, đàng trước đang còn chập chùng muôn nẽo, ta bước về đâu đêm nay với gió mưa đong đầy ngập lối?

Từng bước ta tập làm quen, tập đối diện với chình mình, tập gạt bỏ vô minh tham sân si, thói quen ỷ lại phó mặc buông xuôi, tự mình vươn lên, thay vì cứ mãi miết sống trong sự bảo bọc sẵn có của mẹ cha chồng vợ, trong sự gần gũi mãi với người thân con cái bè bạn, ta phải tập đối diện với nổi cô đơn trống vắng trong tâm hồn, tự đẩy lùi thoái hư tật xấu, tàng chứa tích lũy vô minh, đặt mình vào cảnh khổ thật sự của nhân sinh, tập trãi lòng mình ra đem dâng hiến đến cho đời những đoá từ tâm, hương thơm của giác ngộ. Tự đặt mình vào những hoàn cảnh như thế để chiêm nghiệm, khi nó đến đi ta không còn hoảng sợ đau buồn than khóc. Để mặc thong dong cho nó đến đi trong sự quán chiếu minh mẫn mới là điều tuyệt diệu, ta bằng lòng hoan hỷ chấp nhận mới là điều an lạc.

Tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, bái sám trở thành phương pháp tu tập vi diệuĐạo Phật Việt đã ứng dụng từ ngàn năm trước. Đó là con đường tích cực để cứu độ chúng sanh, truyền thống tu tập đó trở thành trãi nghiệm, thực chứng, qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử vẫn hiên ngang tồn tại. Từ vận nước vận dân nổi trôi, đến chuyển biến tâm thức, nó vẫn hùng dũng vươn cao tỏa sáng bầu trời Dân Việt đến tận hôm nay và mai sau.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9785)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9945)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9927)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20503)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10332)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9948)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10333)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9923)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 34402)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 9628)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8710)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9277)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11089)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8519)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9789)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9173)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20425)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19184)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8744)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8857)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12100)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9588)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22993)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8992)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9257)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9966)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9888)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10605)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10918)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12470)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9329)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9182)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9308)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10452)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21990)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22236)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16601)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9532)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10172)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8387)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8287)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9445)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8829)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8620)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12272)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9131)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9602)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8603)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9441)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8614)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8345)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8460)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10171)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 23613)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 9570)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9384)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 9000)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8332)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8515)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7880)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7966)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8792)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8928)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10052)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8638)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8616)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 30398)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30049)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 24155)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 9265)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9626)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9504)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9497)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7853)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9065)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 28194)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 23684)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12238)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 8878)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 14237)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14104)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 9653)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9338)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9632)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 30880)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27109)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 32690)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33992)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27741)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 10573)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 12462)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 58653)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 10649)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9386)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9548)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 13935)
Đạo Phật như một biển khơi, dẫu có nổi sóng ba đào trong một thời điểm biến động thì cuối cùng vẫn trở lại thể tánh an tịnh ban đầu.
(Xem: 14204)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 10759)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 28137)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23268)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant