Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Solukhumbu du ký

16 Tháng Hai 201300:00(Xem: 15092)
Solukhumbu du ký

Khởi hành

Trong đoàn có cả người Thái Nguyên, Thanh Hóa, Đà Lạt, người Hoa, một kịch tác gia, một NSƯT điện ảnh, một diễn viên hải ngoại là người công giáo nhưng ngưỡng mộ đất Phật nên hành hương cùng đoàn, có nhiều nhóm là cả gia đình, còn lại là dân Sài Gòn và Hà Nội, đủ cỡ tuổi tác, ngành nghề, đẳng cấp khác nhau. Người có kinh nghiệm nhiều nhất về lãnh thổ Nepal là thầy Thích Trí Không nên “ưu tiên” được làm “hoa tiêu”. 

Khoảng 18 giờ ngày 15/8/2012, hơn 2 chục người chúng tôi lần lượt có mặt tại ga hàng không Tân Sơn Nhất làm thủ tục bay. Khi quá cảnh một đêm tại sân bay Thái Lan thì có thêm hơn 20 người nữa ở Hà Nội vào trong đó có một tốp vừa đi Tây Tạng về đã cùng chúng tôi bay tới Nepal, tổng cộng đoàn có 55 người.

Tới Katmandu sau khi nghỉ ngơi, ngay chiều hôm đó chúng tôi đi nhiễu Đại bảo tháp Bouddhanath. Sáng hôm sau, thầy Trí Không đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà của Thánh Trulshik và Tu viện của Ngài Dudjom Rinpoche ở Tusal, đến trưa thì được diện kiến Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche và Ngài Jigme Khyentse Rinpoche ở khách sạn Hyatt, buổi chiều cùng ngày đến thăm Ngài Sodnam Jorphel Rinpoche tại nhà riêng có tên là Dharmaraja Foundation. Nhờ công đức tu học của thầy Trí Không mà ngày đầu ở Nepal thầy đã kết nối chúng tôi được diện kiến 3 vị Rinpoche tại Katmandu.

Sáng 18/8, khởi hành đến vùng núi Solukhumbu, đoàn 55 người phải chia ra 2 đợt mới bay hết. Đặc biệt tại sân bay này có các hãng Hàng không: Buddha, Tara, Mandala… dù khách là tôn giáo nào đến sân bay này đều bay trên các Hãng mang danh hiệu của Phật. Chúng tôi bay trên chiếc 9N – AEV của hãng Tara Air, cưỡi trên mây nhìn xuống “hạ giới” thấy ruộng xanh, suối uốn ngoằn ngoèo, những ruộng bậc thang như vân tay người, vạn vật đẹp lộng lẫy như gấm. Khi hạ cánh xuống Phaplu là mặt trời đứng bóng, đồi núi xanh ngát gối đầu nhau bao quanh sân bay, núi sát mây, mây liền trời. Giữa trưa ngày đầu mùa thuánh nắng vàng đặc sánh như mật ong tô rõ nét các triền núi xanh đậm hơn. Phaplu nằm trong vùng núi Solukhumbu, phía nam của đỉnh Enverest gần biên giới Tây Tạng, lần đầu tiên đứng giữa không khí loãng trên độ cao gần 4 ngàn mét của dẫy Hy Mã Lạp Sơn này cảm giác người hỗng nhẹ khiến ai nấy yên lặng để cảm nhận không gian kỳ lạ. Tuy nắng dịu nhưng tia cực tím rất mạnh, nếu không che nắng kỹ thì sẽ nám da, mấy ngày sau sẽ tróc da từng mảng. Trong khi chờ trực thăng để bay tiếp lên Tu viện Thubten Choling, chúng tôi ới nhau ra chụp hình, với những ai lần đầu tới đây thì coi là giây phút, là hình ảnh cần phải lưu lại suốt cuộc đời. Nếu tới Katmandu được coi là đất Phật thì đến được Phaplu coi như đã chạm được vào cánh cửa cõi Chư Thiên.

Từ Phaplu nếu lội bộ lên Tu viện khoảng 10 tiếng đồng hồ lại cồng kềnh hành lý nên cả đoàn rủ nhau… bay. Phải 10 chuyến trực thăng mới tải hết 55 người, đám thanh niên phải bay trước để đón các “ama” bay lên sau. Tới sân bay của Tu viện Thubten đã có thầy Thắng đang tu học trên đây, một thầy tu người Châu Âu và vài tu sĩ cùng nhóm Phật tử trai tráng khuôn vác hành lý của những phụ nữ liễu yếu và của các “bô lão” chân mềm vai gầy. Tốp người thứ hai chúng tôi gặp là các Ni vừa đi chợ về, mỗi người gửi đến vài chục ký rau, củ, quả, các Ni chào chúng tôi với nụ cười hiền như thánh nữ.

Mặc dù thầy Trí Không dặn mang chăn hoặc túi ngủ, áo ấm, nhưng trong phòng nghỉ đã có sẵn chăn len xù của Hàn Quốc ấm ơi là ấm. Phòng nam riêng, phòng nữ riêng, nhưng bên nam thỉnh thoảng vẫn nhảy dù sang bên nữ “tán dóc”. Trong đoàn có 3 tuổi teen đều có tên là “Anh”: Nam Anh, Phan Anh, Quang Anh, “nhóc” Nam Anh là “chuyên gia” chụp ảnh trộm những ai ngủ gật ở sân bay kể cả trong phòng ngủ ở trên núi. Người thì nằm co hình chữ S trên ghế, ông thì nằm hình chữ Y trong phòng, người thì ngủ giơ 2 tay kiểu “tôi xin hàng”, có người cổ ngoẹo một bên miệng há như chờ sung rụng, ai xem cũng cười ngặt nghẽo, thầy Trí Không cười thành tiếng. Cái trò “siêu quậy” của cậu bé ai nấy vui quá là vui.

Buổi tối, cả 2 phòng trước khi ngủ từng nhóm nằm cạnh nhau là “15 phút thời sự” chuyện trên trời dưới đất, từng chuỗi cười râm ran tới khuya, khi chìm sâu vào giấc ngủ là dàn giao hưởng được xướng lên bằng mũi đủ bè trầm bổng tràn ngập căn phòng. Sáng dậy người này nói nghe tiếng ngáy của người kia nhưng lại không biết chính mình cũng ngáy không thua ai. 

Ăn trên Tu viện Thubten Choling

Bếp ở dưới tầng hầm của Tu viện, có đến trên 20 tu sĩ phục vụ trong bếp. Nơi ăn ở cái sân rộng trước cổng Tu viện được che bạt, đĩa cơm chay đầu tiên đã nhập vào trong cơ thể mỗi người nhiều thi vị từ thực phẩm đến tình cảm của nhà bếp dành cho Phật tử Việt Nam như đón những người con cưng từ xa trở về. Các Tăng, các Ni làm bếp thông qua thầy Thắng và cô Bảo Hương (đang học tại Tu viện) cũng ra phụ bếp biết được khẩu vị của chúng tôi nên bữa ăn hợp khẩu vị hơn. Những món ăn được nấu từ những thực phẩm giá trị dinh dưỡng của vùng núi Solukhumbu giàu chất vitamin A cung cấp folate, chất xơ, canxi, lutin, kẽm như khoai tây, cà rốt, rau cải xanh có khả năng giúp sáng mắt. Ngoài ra còn có bột đại mạch (bột tsampa) chứa rất nhiều canxi, phot pho và magiê cần thiết cho sự phát triển xương. Bữa nào cũng vậy, khi chúng tôi ăn gần xong lại được các Tăng – Ni mang giỏ táo, lê, bánh, kẹo ra mời, loại táo của vùng núi Solukhumbu nhỏ nhưng ngọt đậm, và những loại trái cây có chứa chất cacbonhydrat, vitamin C, kẽm, folate, chất xơ, có khả năng bảo vệ tế bào cùng với nụ cười luôn tươi trên gương mặt vất vả bếp núc của các Tăng, các Ni. Người viết bài này nói nhỏ với thầy Thắng “văn hóa phục vụ hơn cả nhà hàng 5 sao”. “5 sao” không phải phương tiện phục vụ mà ở tâm từ bi của các vị tu sĩ làm bếp đã tạo thêm tình cảm mật thiếttăng trưởng các giá trị văn hóa về tâm linh trong chúng tôi.

Đàn Quạ

Tháng 8 ở Việt Nam là mùa mưa, ở đây cũng vậy. Mây mưa xà thấp ngay trên đầu, cảm giác như mình sẽ hòa lẫn trong mây. Khi mưa tạnh mây quang, gió mọng nước mát lạnh phả vào mặt, dưới thung lũng hiện lên những làn hơi nước uốn khúc ôm ngang sườn đồi như rồng mây. Mây ở vùng núi này thật kỳ lạ, từng giải mây nhỏ như rồng bay từng đàn, có lúc giống các Chư Thiên cưỡi sư tử hoặc cưỡi rồng trên không, khiến chân tôi nhiều lần dừng chân lưu rất lâu hình ảnh này vào ký ức.

Chưa bao giờ thấy ở đâu nhiều quạ như trên vùng núi này, nơi không ai sát hại, không làm tổn thương hoặc làm chúng hoảng sợ bao giờ. Được sống yên ổn trên vùng đất Thánh nên tháng tháng, năm năm trôi qua, quạ cứ nhân số lên. Ánh nắng đầu tiên trong ngày đã nghe tiếng khàn khàn “quà quà” như giọng ngái ngủ của chúng gọi gia đình, họ hàng của chúng ngóc đầu dạy đón mặt trời. Những tán cây, những cành cao, trên các mái nhà đều có quạ, chúng nghếch cái đầu thách thức với cái lạnh 12oC của ban mai. Không biết tự bao giờ, quanh Tu viện đã trở thành “vương quốc” chủng tộc quạ, suốt ngày bầy đàn từ thế hệ này đến thế hệ khác chỉ một chuỗi giọng đơn điệu “quà quạ” như điệp khúc tẻ nhạt tồn tại trên cao xanh, những âm giọng này lại chính là thông điệp an bình, thông điệp hạnh phúc của sự sống, là được nương tựa lòng từ ái mà những vùng đất của người phàm chỉ biết tiêu diệt mà không đủ lòng từ để bảo vệ chúng. Do vậy, tiếng quạ người ta gọi là “kêu”, nhưng riêng chúng là tiếng hót, hàng ngày hót, kiếm mồi và nghe tụng kinh. Nhớ câu chuyện nói về “sự nghe” của một con sáo trong kinh điển Phật Pháp. Có con sáo hàng ngày nghe được sư thầy tụng kinh, trước khi thọ mãn nó báo mộng cho sư thầy, nói: “Thầy ơi, con tái sanh trong một gia đình ở dưới chân núi thầy hãy tìm con, nhận con theo tu học với thầy”. Sau đó thầy được biết con sáo thường đậu trên cây bên ngoài nghe thầy tụng kinh, nhờ đó mà con sáo có được năng lực và được phước báo. Cho nên với họ hàng nhà quạ cuộc sống ở đây trở thành vô giá với chúng.

Lễ giỗ 

Thánh Kyabje Trulshik Rinpoche đã dạy rất nhiều vị thầy, trong đó có Dalai Latma 14. Ngài là một trong số các đạo sư của Đức Sakya Trizin, Ngài đã truyền bộ pháp Rinchen Terdzo cho đức Pháp vương Gyalwang Drukpa ở tu viện Thubten Chöling và truyền các tập giáo lý quan trọng cho Dilgo Khyentse Yangsi Rinpoche, Dudjom Yangsi Rinpoche và nhiều bậc trì giữ các dòng truyền thừa khác của Tây Tạngtu viện Shechen ở Nepal, bao gồm Damngak Dzö, kinh điển của dòng Nyingma và Nyingtik Yabzhi. Song song với việc xây dựng Tu viện mới Dzarong Mindrol Thubten Dongak Choling ở trên Sitapaila, ngoại ô thủ đô Kathmandu.

Lễ cầu nguyện giỗ 1 năm Thánh Kyabje Trulshik Rinpoche mỗi ngày 3 thời liên tục nhiều ngày tại Tu viện Thubten Chöling. Khi chúng tôi có mặt tại Tu viện thấy lễ cầu nguyện đã diễn ra trước đó không rõ là mấy ngày. Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành, quỳ trước linh ảnh của Thánh lòng con không thổn thức nhưng nước mắt vẫn tuôn trào, con muốn quỳ mãi trước Ngài như người con bị lưu lạc nhiều năm chốn vô minh nay mới biết tìm về đất tổ. Gần một đời người nặng vì đạo niệm cao khiết, nay quỳ trước bậc đức hạnh của Thánh, xin Ngài hãy gia trì cho chúng con được nương thuyền trí tuệ để tu tập, chú tâm vào chánh Pháp và đi mãi trên con đường lành của Đức Phật”.

Hôm sau Tu viện đón thêm 4 vị Thánh Tăng cao cấp, trong đó có Ngài Dudjom Yangsi Rinpoche, Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche, Ngài Jigme Khyentse Rinpoche… Để báo tin các Ngài đã xuống sân bay của Tu viện, trực thăng lượn 1 vòng, các tu sĩ đứng dọc hai hàng dài trên tay nâng khăn khata chờ các Ngài đi ngang qua ban phước. Trên nóc Tu viện hai vị Larma với 2 cây kèn Tongqin dài 5 mét dóng lên những tiếng âm thanh kỳ vĩ nhân lên cảm xúc của gần một ngàn tu sĩPhật tử trong và ngoài nước có mặt tại đây. Nhiều người không nén được cảm xúc mừng Thánh ân như đón những người cha trở về mái nhà thiêng khóc sướt mướt. Chiều hôm đó, hào quang cầu vồng rực rỡ ngự trên sườn núi sát Tu việnthời lượng khoảng 20 phút, mọi người đều mang máy ảnh, điện thoại ra lưu giữ ánh hào quang báo thân của Thánh.

Trong những buổi lễ, qua từng bài kinh trì niệm trỗi dậy âm thanh hùng mạnh nhạc lễ Phật giáo hoành tráng, tôn nghiêm thỉnh mời hoặc tiễn đưa các Chư Phật, Chư vị Bồ Tát. Không phải tiếng gió thổi từ biển, không phải âm vực tâm linh vọng về, những chủng âm từ kèn Tongqin trung (loại kèn không có lỗ bấm điều tiết giai điệu, âm thanh lớn hơn kèn tây tompet), ốc loa, trống Chod, trống damaru, tiếng xập xõa cổ xưa… tiết tấu lúc nhanh, lúc đều đều như nhịp đập trái tim của thần núi, rền vang như sấm từ trên cao dội xuống khắp 10 phương trời đánh thức núi rừng, như thác từ nguồn dội về, như gió thiêng từ bốn bề vũ trụ, hòa tan rồi nhập lại thấm sâu vào lòng đất. Tiếng cầu nguyện trầm hùng như phát ra từ gió, nước và lửa, vùi đi những trầm luân của trần ai, chuyển tải nhiều tầng ngôn ngữ của thân – khẩu – ý được hợp nhất từ âm nhạc diễn tả năng lực từ bi tạc vào cao sơn từng chuỗi ngôn ngữ âm thanh chánh giác của giáo lý Phật giáo, là thông điệp chiến thắng trầm luân giữa vùng Solukhumbu linh thiêng và hùng vĩ.

Suốt 5 ngày dự lễ có nhiều Phật tử địa phương cúng dường Chư Phật và cho Pháp hội, các vị Thánh Tăng cao cấp, Phật tử các nước và Phật tử Việt Nam đều được hưởng lộc này và kinh Pháp dòng Mindroling bình đẳng như nhau. Ngày lễ cuối, hàng ngàn Phật tử vùng của Solukhumbu, Katmandu và các vùng lân cận lên xếp hàng rồng rắn ngoằn ngoèo đảnh lễ linh ảnh của Thánh Trulshik và đảnh lễ các vị Rinpoche suốt buổi chiều mới hết rồi họ lại lặng lẽ ra xuống núi. Tuy là những người dân chân chất nhưng không ồn ào, không chen lấn, thể hiện lực tu tiến rất văn hóa, dường như tham – sân – si đã được tịnh hoá khỏi thân tâm họ. Đó là điều đáng làm cho Phật tử Việt Nam phải học hỏi từ họ. Tối cùng ngày, Ngài Tulku Pema Wangyal Rinpoche đã có bài giảng Pháptruyền khẩu thần chú 12 vị Phật cho các Tu sĩPhật tử nước ngoài và Việt Nam.

Tối 19/8, Ngài Jigme Khyentse Rinpoche đã giảng Pháp cho các tu sĩPhật tử: “Trong 48 vạn Pháp môn của Đức PhậtPháp môn Tứ Diệu Đế nói đầu tiên cách tu về cái khổ. Chẳng ai làm cho mình khổ cả, mình tham – sân – si tưởng rằng mình sẽ được hạnh phúc thực ra là hàng ngày mình đối diện với nó là đối diện với cái khổ. Vì vậy, làm sao tu cho bớt khổ?…” Đúng vậy, đời người vấp bao nhiêu chướng ngại là bấy nhiêu thất vọng, nhờ con thuyền trở đầy tình thương của Đức Phật để mà biết tu, mà buông xả, mà biết phát tâm từ bi với chúng sanh, đó là cách tốt nhất báo đáp Thánh Ân của các Ngài. Hôm sau Ngài Jigme Khyentse Rinpoche còn cho chúng tôi xem 10 báu vật của Đức Phật và nghe Ngài giảng chi tiết lai lịch từng phần một. Nhưng tôi không được phép tiết lộ trên bài viết này.

Sáng 20/8 chúng tôi được lên thăm Thánh tích của Ngài Trulshick Rinpoche nhập thất trên một ngọn núi cao chót vót sát với Tu viện. Ngài là bậc thầy của Dalai Latma và của nhiều vị bậc thầy khác. Ngài đã dành cả cuộc đời không chỉ tu hành mà còn nghiên cứuthực hành tất cả các giáo huấn và trao truyền các Pháp tu quan trọng cho các đệ tử cao cấp của mình. Ngài đã giành khoảng 60 năm trong cuộc đời để nhập thất. Việc leo núi lên thăm Thánh tích là không thể thiếu trong chuyến hành hương này. Các bô lão có cặp giò “èo uột” đi trước, có người hỏi thầy Trí Không “đi có xa không?” Thầy nói “chỉ chút xíu là tới nơi”, ai dè leo đường núi dốc quanh co, chênh vênh, hun hút cả tiếng đồng hồ, miệng mũi tranh nhau thở, tôi còn bị vắt hỏi thăm “gầm” lên inh ỏi. Bù lại, dọc 2 bên đường rất nhiều hoa núi, đám “teen” thỉnh thoảng dừng chân nheo mắt chĩa ông nhòm không bỏ lỡ nét đẹp hoang dã của vùng núi Solukhumbu. Lên tới nơi mới thấy mình có phước lớn được đến nơi Thánh đã nhập thất ở căn nhà nhỏ này. Cách đó không xa là ngọn núi đá có những vỉa nhô ra như ô văng mái hiên, chắc Ngài thường tọa thiền tại đây, trên mặt vách đá còn in dấu tay của Ngài, các Phật tử đã dâng khăn khata và đặt tay lên dấu Thánh tích. Đây chính là chốn vắng anh linh này Thánh Trulshik đã chọn là nơi tu hànhxây dựng Tu viện Thubten Chöling. Lối mòn sườn núi này đã in dấu chân Thánh biết bao lần qua nơi đây. Khi xuống núi, đi giữa thinh không, tôi nhớ đến lời của Ngài Jigme Khyentse Rinpoche hôm giảng Pháp: “… Các con không phải đang ngồi trong Tu viện mà đang ở cõi Chư Thiên rồi”. Tôi hiểu cõi Chư Thiên chẳng ở đâu xa hay trong quán tưởng. Các Chư Phật, các vị Bồ tát trước kia cũng là con người, do trình độ giác ngộ thực hành Thập thiện mà được phước báo đạt quả vị. Còn chúng tôi chỉ tu tại gia giữ được 5 giới còn khó, hôm nay có phước duyên lên đất Thánh thì đây là cõi Chư Thiên quả là không sai”. Trulshik Rinpoche không những là một vị Thánh, Ngài còn là một nhà thám hiểm tài ba dày công phát hiện ra vùng núi Sulokhumlu này, nhiều năm tu hành nơi đây Ngài phải trải qua không ít trắc trở, khó khăn về ăn, ở, sinh hoạt, để rồi ngày nay cùng các đệ tử tạo nên cõi Chư Thiên này.

Tối 22/8 trước khi về Katmandu, thầy Trí Không đưa chúng tôi lên thăm Ngài thị giả của Thánh Trulshik, được Ngài ban phước, khăn khata, thuốc Thánh và Linh phù Cát tường. Sáng hôm sau, hai Ngài thị giả của Thánh Trulshik xuống tận sân bay trực thăng của Tu viện để chia tay Phật tử Việt Nam. Con ngựa bạch của Thánh Trulshick cũng lẳng lặng xuống tận đây ngó theo lưu luyến, cảm giác như hình bóng Ngài vẫn trên yên ngựa dõi ánh mắt thánh hiền với chúng sinh. Ngài đã linh ứng bảo vệ cho chúng tôi trong các chuyến bay trong mùa mưa to, gió lớn này được an toàn. Nhớ hôm trước giờ bay từ Katmandu lên đây trời mưa ào ào, khi chúng tôi chuẩn bị ra sân bay trời lại quang, gió lại ngừng. Trong suốt mấy ngày lễ mưa ròng rã, trước ngày về mưa suốt đêm, ai nấy nghĩ rằng có thể trực thăng không thể bay trong điều kiện mưa như thác đổ như vậy, nhưng đến 7 giờ thì nắng như dát vàng trải đều trên Tu viện Thubten Chöling cả vùng núi Solukhumbu khô ráo như chưa từng có trận mưa nào, bừng sáng như ánh hào quang của cõi Chư Thiên nguy nga. Có lẽ đây chính là quyền năng vô song ý nghĩa tâm linh huyền bí sâu xa này đã khiến cả thế giới muốn tìm hiểu.

Katmandu

Hầu hết các khách sạn ở đây sự dụng điện từ năng lượng mặt trời. Bước ra khỏi nơi nghỉ của chúng tôi chừng chục mét là đã trực diện với đôi mắt đầy minh triết Uy – Bi – Trí của Đức Văn Thù trên bảo tháp Boudhanath, bốn phía Bảo tháp đều có mắt Phật và mắt thứ 3 tượng trưng thông nhãn siêu việt. Đây chính là công trình văn hoá Phật giáo giá trị nhất của Nepal, ai đã đến bảo tháp việc đầu tiên là nhiễu quanh Tháp. Ngày đầu những người mới nhiễu tháp 3 vòng là mỏi gối, ngày sau quen dần tăng số vòng nhiễu tháp lên 7, 9 rồi 13. Mấy cô gái Hà Nội cùng đoàn chúng tôi còn đã phi thường nhiễu tháp từ 19 giờ đến 23 giờ được 100 vòng. Cái lần nhiễu tháp được 13 vòng, lúc ấy mệt muốn hụt hơi chỉ cần ai dí ngón tay ẩy nhẹ một cái là tôi loạng choạng lăn ra. 

Thầy Thích Trí Không lại đưa chúng tôi lên Tu viện Drikung Rinchen của Ngài Sodnam Jorphel Rinpoche ở Palri. Ngài rất vui, mang trái cây, bánh kẹo, nước hoa quả, pha trà cho chúng tôi. Sau khi ban phước, Ngài lại cho thuốc Pháp. Mấy ngày kế đó thầy Trí Không đã đưa chúng tôi đi thăm tiếp nhiều Thánh tích Phật giáo khác. Mỗi điểm đến, như được tiếp thu thêm năng lực của các Chư Bồ Tát, hiểu thêm về văn hóa tu của người bản địa. Những kiến trúc cổ từ đền đài đến nhà ở tại các địa phương đều mang dấu ấn kiến trúc của Tây tạng, khắc sâu trong tâm thức hơn cả là những nơi có tượng của Phật, như lên đỉnh núi Phamthings và thăm động Asura, động này có từ thế kỷ thứ VIII, trong động Asura có tượng của Đức Liên Hoa Sanh, bên ngoài có dấu tay của Ngài để lại trên vách đá. Theo sử chép lại, Đức Liên Hoa Sanh trên đường từ Ấn Độ qua Tây Tạng đã dừng lại tu tập nơi đây và thành tựu pháp tu Kim Cương Tát Đỏa. Cũng trong khu Phamthings có tượng Đức Quan Âm Tara tự sanh, đền Yanglesho là nơi Đức Liên Hoa Sanh thành tựu pháp Dorje Phurba. Thăm một tuyệt tác điêu khắc trên đá mà dân địa phương vẫn coi là bức tượng Đức Quan Âm tự hiện được 9 thần rắn nâng đỡ nổi trên mặt nước.

Chúng tôi may mắn hành hương cùng một vị Tăng trẻ là thầy Trí Không, thầy đã dành nhiều thời gian trong tuổi trẻ của mình để tu học và là một vị Tăng đầu tiên của Việt Nam tu học Mật giáo ở Nepal và Tây Tạng. Cho nên những người trong đoàn nói nhỏ với nhau được hành hương cùng thầy là một sự may mắn, đó là lý do đoàn đi đông người như vậy. Thầy như con thoi không nề hà việc gì, lăn xả vào tất cả những việc từ nhẹ đến nặng, việc khó, luôn vui vẻ, thông minh cởi mở và chân tình. Trong đoàn ai cũng đánh giá cao lòng từ, giới nguyện, giới đức của thầy, lớp trẻ thì kính quý, lớp bô lão thì quý trọng. Đành rằng là một vị Tăng thì ai cũng có tâm Bồ Tát, nhưng thầy Trí Không có một lực tu học uyên thâm đã tác động mạnh đến Phật tử không phân biệt tuổi tác học hỏi theo. Nhiều năm thầy học ở Tây Tạng và ở Nepal, tiếng Anh, tiếng Phạn thầy đều thông thạo, thầy đã mang những kiến thức thâu nạp được từ kinh điển giáo Pháp sâu rộng của các bậc Sư phụ tôn quý về Việt Nam không tiếc thời gian hướng dẫn Phật tử tu học. Học được ở thầy rất nhiều về bản lĩnh và phương pháp tu học, cách ứng xử với đạo hữu, đó chính là nền tảng từ biđức hạnh căn bản của người tu hành.


solukhumbuduky-01

solukhumbuduky-02

solukhumbuduky-03

solukhumbuduky-04

solukhumbuduky-05

solukhumbuduky-06

Bức tường tại cửa đền Vajrayogini

solukhumbuduky-07

Các chú Tiểu đang học ở Tu viện Drikung Rinchen ở Palri

solukhumbuduky-08

Cụm tháp nhỏ trong di tích Swayambu

solukhumbuduky-09

Ngài Jigme Khyentse Rinpoche

solukhumbuduky-10

Tu viện Dzarong minling Thubten Choling của Ngài Trulshik tại Sitapaila

solukhumbuduky-11

Tu viện Thubten Choling tại Solukhumbu

solukhumbuduky-12

Tượng Quan âm và 9 thần rắn Nalantha trên mặt nước

solukhumbuduky-13

Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Mười Một 201406:39
Khách
Bài viết này link lại, sao không có tên tác giả?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11719)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11250)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11959)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10286)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29285)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11970)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11974)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10976)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 19648)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7364)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
(Xem: 11401)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 35361)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 12886)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12234)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 17375)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11498)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 22138)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 11860)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 15955)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12142)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14137)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 12630)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13235)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 13687)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 20035)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14432)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13574)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 12381)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 11915)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34772)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 13427)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13749)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 32019)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13232)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13090)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13457)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13324)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 18068)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 14948)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15765)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14902)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15879)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20835)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21353)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 35202)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 27569)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 44004)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37942)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 15162)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15085)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13014)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12674)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 15647)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27789)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 15003)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 11430)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 53232)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 16564)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 13209)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 20731)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 12659)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15641)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15550)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14825)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15637)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 13079)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 11803)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12330)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 12600)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13510)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12505)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 25019)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 12017)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12789)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11633)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13785)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14136)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12942)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12774)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13037)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13956)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 13025)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13643)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12489)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14478)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13331)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13809)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14659)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 11908)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 12746)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28325)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11822)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12679)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15110)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12040)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11798)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12905)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 12020)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11549)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10315)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant