Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Truyền Thừa Ni Giới Đắc Pháp Trong Lịch Sử Phật Giáo

23 Tháng Sáu 201407:41(Xem: 9930)
Sự Truyền Thừa Ni Giới Đắc Pháp Trong Lịch Sử Phật Giáo

SỰ TRUYỀN THỪA NI GIỚI ĐẮC PHÁP

TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO

Thích Nữ Giới Hương

Thứ Sáu ngày 20/6/2014 tại Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế, (LA, California), vâng lời tăng sai, Tỳ kheo ni Giới Hương, TKN Nguyên Ý và TKN Đức Huy được lên diễn đàn trường hạ để trình bày về Lịch Sử Truyền Thừa của các bậc tôn túc ni đắc pháp từ thời Phật đến nay.

Picture1

Theo nghĩa thông thường, đắc pháp có nghĩa là đắc pháp nhãn tịnh, chứng ngộ, không còn kiến thủ, giới cấm thủnghi ngờ Tam bảo, không còn trần sa hoặcphiền não vi tế, tức khắc thành Phật, thành tổ, được truyền thừa y pháp, vv… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, đắc pháp cũng có nghĩa rằng các bậc tôn túc ni có giác tỉnhthông đạt được pháp Phật và do đắc pháp như vậy, chư ni sẽ hết lòng cùng với đại tăng hoằng pháp lợi sanh. Ngược lại, nếu không đắc pháp thì sự phục vụ đó sẽ bị giới hạnvướng mắc. Cho nên, hình ảnh các bậc tôn túc ni trong bài viết này có thể là các thánh ni A la hán, các Bồ Tát nữ đã đắc pháp hay các sư bà, ni sư, sư cô đã giải ngộhết lòng tận tụy tiếp chúng độ ni.

1. Hình ảnh Ni giới đắc pháp trong thời Đức Phật còn tại thế: Ni sư Giới Hương trình bày vào thời Phật, lúc đầu chỉ có Đức Phậtchư tăng tu tậphoằng pháp. Sau đó, nhờ sự khẩn xin của Tôn giả A nanĐức Phật đã đồng ý cho Dì Mẫu Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di (Mahapajupati - Ma Ha Ba Xà Ba Đề), công chúa Da du đà la và 500 công nương dòng họ Thích Ca xuất gia với điều kiện phải giữ Bát Kính Pháp và từ đó Ni đoàn đầu tiên được thành lập.

Kinh Gotami (Tăng Chi Bộ III) và kinh Cù Đàm Di (Trung A Hàm II) dạy rằng Di mẫu Đại Ái Đạo cùng 500 công nương dòng họ Thích đã hy sinh tất cả vinh hoa phú quý của một hoàng thân để khoác lên mình mảnh y vàng thô thiển, cam chịu gian lao khổ nhọc, chân trần lội bộ khoảng 200 cây số từ kinh đô Ca tỳ la vệ đến thành Tỳ xá ly để khẩn thiết xin Đức Phật cho phép hàng nữ lưu được “từ bỏ gia đình, sống đời không nhà, theo pháp và luật của đức Như Lai tuyên thuyết”. Đức Phật đồng ý với điều kiện phải tuyệt đối giữ gìn Bát kỉnh phápĐức Phật công nhận khả năng thành tựu Thánh quả của hàng nữ giới. Sau đó, Di mẫu Đại Ái Đạo và 500 Thích nữ được thọ tỳ kheo ni giới, thành lập ni đoàn, sống đời phạm hạnhgiải thoát như chư tăng. Công nương Da Du Đà La cũng xin gia nhập ni đoàn và chứng quả A la hán với nhiều thần thông siêu vượt. Từ những sự kiện này, Di mẫu Đại Ái Đạo được xem như vị tổ ni đầu tiên đã chứng thánh quả A la hán và năm trăm tỳ kheo ni cũng lần lần gột rửa tất cả phiền nãođắc pháp thành A la hán liễu thoát sanh tử. Thật ra, Sơ tổ đã chứng quả Tu Đà Hoàn khi nghe Đức Phật thuyết bài pháp Dhammapala Jataka tại thành Ca tỳ la vệ và sau khi được xuất gia, sơ tổ đã chứng A la hán và lưu bài kệ đắc pháp của ngài như sau:

Liễu tri mọi đau khổ
Gột sạch nhân khát ái
Con đường Thánh Tám Ngành
Đoạn diệt – Ta chứng ngộ
Sanh tử đã đoạn tận,
Nay không còn tái sanh.

Từ khi có ni đoàn, ni giới thoát khỏi cảnh nô lệ của kiếp nữ nhi thường tình dưới xã hội Ấn Độ “trọng nam khinh nữ” và bắt đầu từ đó trang Phật sử Ni giới huy hoàng được mở ra cho đến ngày nay.


2. Hình ảnh Ni giới đắc pháp trong truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy: Sư cô Nguyên Ý trình bày trong Trưởng Lão Ni Kệ có 75 vị ni chứng A-la-hán, trong đó tiêu biểu như có ba thánh Ni A la hán như sau:

i) Ni sư Sukha: trong thời Đức Phật còn tại thế, nàng Sukkha được sanh vào một gia đình quyền quý ở thành Vương Xá (Rajagada) và được đặt tên là Sukha (sáng suốt). Khi đến tuổi trưởng thành, nàng phát tâm tin Phật và trở thành một tín nữ thuần thành. Về sau, khi nghe ngài Dharmamdinna thuyết pháp, nàng đã xuất gia với ngài và tu tập thiền quán, chứng được pháp tín thọ, nghĩa tín thọ và trở thành một pháp sư giỏi. Tại đây, Ni sư Sukha thuyết pháp cho toàn thể ni chúng. Tất cả đều ngồi nghe, hoàn toàn im lặng, nhiệt tâm tín thành, tăng sâu lòng tin vào Phật, pháp, tăng. Khi đó, có một vị thần cây đứng ở cuối sân đã đến nghe pháp và đã tán thán hạnh thuyết pháp tuyệt diệu của nàng với bài kệ như sau:

Chúng tôi nghĩ bậc trí

Uống được nước cam lồ

Dòng nước thật thuần tịnh

Không gì chướng ngại nổi

Chẳng khác kẻ đi đường

Đón nhận nước mưa rơi.

Khi nghe thần cây nói như vậy, dân chúng rất lấy làm phấn khởi và thường đến nghe ni sư thuyết pháp. Một thời gian sau, trước khi nhập Niết bàn, Ni sư đã để lại bài kệ như sau:

Hởi này nàng Sukha

Người con của ánh sáng

Được ly tham định tĩnh

Nhờ ánh sáng chánh pháp

Hãy mang thân cuối cùng

Sau khi thấy ma quân.

Như vậy, chúng ta thấy ni sư Sukha, nhờ tu pháp tín thọnghĩa tín thọ mà chứng được quả A-la-hán. Nhờ ánh sáng trí tuệ phát ra khi tu thiền quán và nhờ gươm trí tuệ đó, ni sư đã chặt phá tất cả ma quân phiền não, đoạn trừ tất cả lậu hoặc, chứng quả A-la-hán và trở thành một pháp sư lỗi lạc. Như vậy, nữ lưu ni giới có thể chứng quả và có thể trở thành những nhà Như Lai Sứ giả hoằng pháp độ sanh.

ii) Sư cô Abhirupa Nanda: trong thời Đức Phật còn tại thế, nàng Abhirupa Nanda được sinh ra ở Kapilavatthu, con gái của vua Khemala, dòng họ Thích Ca (Sakya). Vì nàng đẹp, nên được đặt tên là Abhirupa Nanda (Nanda đẹp). Sau khi xuất gia, sư cô vẫn tự kiêu với sắc đẹp của mình và sợ Đức Thế Tôn quở trách, nên sư cô thường tránh né ngài. Đức Thế Tôn biết hạnh sư cô Nanda đã thuần thục, nhưng chưa chứng quả vì còn tự kiêu và dính mắc về sắc đẹp của mình, nên Đức Thế Tôn bảo tổ ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề (Mahapajupati) quy tụ các vị tỳ kheo ni để ngài dạy bảo. Sư cô Nanda nhờ người khác đi thế, nhưng Đức Thế Tôn không chấp nhận và buộc lòng sư cô phải đi đến dự. Lúc đó, Đức Thế Tôn hóa thành một nữ nhân rất đẹp, đẹp hơn cả sư cô Abhirupa Nanda, nhưng dần dần bị bịnh hoạn già nua rồi chết. Khi đó, sư cô rất xúc động, tỉnh ngộ và phát ra ánh sáng trí tuệ để đoạn trừ tâm tham đắm sắc đẹp. Đức Phật liền nói bài kệ như sau:

Nàng Nanda hãy nhìn

Tấm thân chỗ quy tụ

Nhiều bịnh hoạn bất tịnh

Đầy hôi hám thối nát

Tâm nàng hãy tu tập

Quán tri, tánh bất tịnh

Đạt cho được nhất tâm

Tâm tư khéo thiền định.

Hãy tu tập vô tướng

Hãy bỏ mạn tùy miên

Do thắng tri được mạn

Sư sẽ sống an tịnh.

Sau khi nghe Đức Thế Tôn nói bài kệ này xong, sư cô Abhirupa Nanda nhận thấy được các pháp vô thường và ngộ ra rằng tấm thân này chỉ chứa toàn là đồ bất tịnh và bịnh hoạn. Vậy mà lâu nay, sư cứ tham đắm lấy nó và sinh lòng tự kiêu, tự mãn. Chính vì sự say mê đó mà sư không thể chứng được đạo quả. Nay nhờ Đức Thế Tôn chỉ bảo mà sư đã phát sanh được trí tuệ và dùng gươm trí tuệ đó chặt tan tâm tham đắm sắc đẹp, do đó mà sư đã chứng được quả A-la-hán.

iii) Sư cô Sumana: trong thời Đức Phật hiện tại, nàng sanh ở Savatthi, là quận chúa, chị của vua Kosala. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, nàng chứng được quả Bất Hoàn và xin được xuất gia dù tuổi đã lớn. Sư cô tu tập rất nghiêm mật và Đức Phật thấy được sự trưởng thành thuần thụctrí tuệ của sư cô, nên nói bài kệ như sau:

Hởi này lão ni kia

Hãy an lạc nằm nghỉ

Chính tự mình làm lấy

Lòng tham người an tĩnh

Người mắt lạnh tịch tĩnh.

Nghe xong, sư cô thấu triệt ý nghĩa bài kệchứng quả A-la-hán.

Như vậy, chúng ta thấy từ khi được Đức Từ Phụ Thế Tôn cho phép ni giới nữ lưu xuất gia gia nhập dòng họ Thích Tử thì Ni giới cũng đã nỗ lực tu tập tinh tấn, chuyển hóa phiền não để chứng quả như đại tăng.

3. Hình ảnh Ni giới đắc pháp trong truyền thống Phật Giáo Đại Thừa: Sư cô Đức Huy trình bày rằng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy có một vị nữ bồ tát đã đắc pháp chứng ngộhóa thân của Đại Thế Chí Bồ TátĐại Thế Chí vốn là một vị cổ Phật. Vì xét thấy, chúng sanh phước mỏng nghiệp dày, trầm luân sanh tử luân hồi nên ngài đã phát nguyện trở lại làm bồ tát nữ trụ trong ta bà để điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường. Bồ tát có sức tinh tấn, điều phục các phiền nãogiáo hóa chúng sanh không mệt mõi. Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật khen ngợi: “Nhân vì chúng sanh phát tâm đại từ bi, nhân lòng từ bi mà phát bồ đề tâm, nhân vì phát bồ đề tâm mà thành ngôi chánh giác.” Hình ảnh bồ tát Đại Thế Chí là vị nữ cư sĩ, cổ đeo chuỗi anh lạc, tay cầm hoa sen xanh, tâm định như gương sáng, thanh tịnh như nước lặng. Hạnh nguyện của ngài về tinh tấn, tu tâm dưỡng tánh hành bồ tát đạo là một gương sáng cho chư ni học hỏi.

Bồ tát Quan Thế Âm là một vị cổ Phật, đã đắc pháp chứng ngộ, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Vì thương chúng sanh, nên ngài phát nguyện ứng thân xuống ta bà, thực hiện từ bi, cứu độ chúng sanh. Theo Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Phổ Môn phẩm, Đức Phật Bổn Sư có dạy rõ rằng do Bồ Tát Quan Thế Âm tu pháp môn nhĩ căn viên thông, hạnh lắng nghe tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyệncứu khổ, nên Đức Phật đã đặt cho ngài danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát. Do chúng sanh còn tạo nghiệp và còn trôi lăn trong nhiều cảnh giới sanh tử, nên ngài thị hiện 32 tướng để cứu chúng sanh thoát khỏi hiểm nguy, nên được gọi là Quán Tự tại Bồ tát. Bởi lẽ ngài hiện thân là một nữ bồ tát với đức từ bi thương chúng sanh như mẹ thương con nên gọi là Từ Mẫu Quan Âm.

Hình ảnh hai vị bồ tát nữ Đại Thế ChíQuan Thế Âm và những đại nguyện vì người của các ngài đã giúp cho giáo pháp của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật xóa được tư tưởng truyền thống trọng nam khinh nữ đã dai đẳng trong lịch sử Ấn Độ. Qua đại nguyện của các ngài đã cho chúng ta thấy: từ bitrí tuệ là đôi cánh cần thiết để người con Phật đi đến giải thoát, là tấm gương để chư ni học và tu theo. Ni Giới đắc pháp trong truyền thống Đại thừa là những bậc tôn túc ni luôn ban vui và cứu khổ

4. Hình ảnh Ni giới đắc pháp từ thế kỷ thứ XI đến nay: Ni Sư Giới Hương trình bày rằng trong Sử Thiền Sư Việt Nam của Hòa Thượng Thanh Từ, có Ni sư Diệu Nhân thuộc thế kỷ XI-XII vốn là công chúa Ngọc Kiều, đời Lê, xuất gia. Do một lòng trì giới, hành thiền, đạt tam-ma-địa và thấu đáo giáo nghĩa đại thừa nên ni sư trở thành pháp sư đại thừa nổi tiếng và một bậc tôn túc ni kiệt xuất trong hàng Ni chúng Việt Nam. Ni sư để lại nhiều bài kệ thiền như có người hỏi: Sao gọi ngồi yên? Đáp: Xưa nay không đi. Hỏi: Sao gọi là không lời? Đáp: Đạo vốn không lời. Kệ thị tịch của ni sư chứng tỏ ni sư đã đắc pháp đến nơi rốt ráo

Sanh già bịnh chết

Từ xưa thường vậy

Muốn cầu thoát ly

Cởi trói thêm buộc.

Mê mới tìm Phật

Lầm mới cầu thiền

Thiền Phật chẳng tìm

Ngậm miệng không nói.

Ni sư tịch lúc 71 tuổi và thuộc thế hệ thứ 17 trong dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Đây là vị ni duy nhất chứng tổ sư thiền. Vào năm 1299, vua Trần Nhân Tông xuất gia hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, thành lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và lúc đó Hoàng hậu Khâm Từ, phu nhân của Vua Trần Nhân Tông, cũng xuất gia (Phật Giáo Tổng Quan, Trần Quang Thuận, trang 183).

Trong cuốn Am Mây Ngủ của Sư ông Nhất Hạnh đã kể rằng vào thế kỷ XIVđể giữ mối giao hảo giữa nước Champa/Chiêm (Kapuchia) và Việt, vua Trần Nhân Tông đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm để cả hai nước kết hợp mà chống giặc ngoại xâm Mông Cổ. Một năm sau khi Vua Chiêm chết, công chúa trở về Việt Nam xuất gia lúc đó chỉ mới 21 tuổi và trở thành Ni Sư Hương Đàm. Ni sư thường hành thiền trên núi Yên Tử nơi có nhiều mây nên tựa đề cuốn sách này gọi “Am Mây Ngủ” nghĩa là am thất trên đỉnh núi nên tiếp giáp với nhiều mây ngàn gió lộng. Cũng thuộc thế kỷ XIV, đời Trần có Ni Sư Từ Quán, sống ở am Thanh Lương, được vua Trần Nghệ Tông đặc hiệu là “Tuệ Thông Đại Sư” là vị ni duy nhất được ban hiệu Đại Sư. Ni sư đem thân thí cho cọp đói ăn, nhưng lòng từ của ni sư đã cảm đến loài hổ lang khiến chúng quì mọp chung quanh ni sư mà không ăn thịt ni sư. Một thời gian sau, ni sư thị tịch và để lại di chúc là: “Sau khi ta mất nên chia bớt xương ta lại đây để mài làm thuốc mà trị bịnh cho người đời. Vì đời đã khổ, ta nguyền cứu khổ.” Rõ ràng xương của ni sư đã cứu nhiều bịnh nhân.

Những thế kỷ tiếp theo chưa tìm được văn sử nói về Ni giới đắc pháp. Riêng thế kỷ XX và XXI chúng ta có rất nhiều bậc cao ni như:

1) Sư Bà Như Thanh: đã nuôi chí xuất trần giữa tuổi hoa niên tươi đẹp và thế phát xuất gia lúc 22 tuổi. Sư bà nghiêm trì giới pháp, thường dạy luật Tỳ Kheo Ni cho ni chúng ở miền tây, trung và nam bộ. Ngài là bậc lương đống cho ni giới, tiếp chúng độ ni đến hàng trăm vị, thường mở khoá an cư kiết hạ cho ni chúng từ các nơi về. Sư bà đã kêu gọi vận động ni ở các miền tây, trung và nam bộ thành một đoàn thể thống nhất Ni bộ. Sư bà đã làm đàn chủHòa thượng đàn đầu cho 16 giới đàn ni, đã khai sơntrùng tu trên 10 tự viện, mở các cơ sở tự túc, hoạt động từ thiện xã hội, mở trường dạy văn hóa và phòng thuốc. Bên cạnh đó, sư bà cũng có cống hiến rất lớn về mặt văn hóa, dịch thuật và trước tác như 12 tác phẩm, 7 dịch phẩm, 9 thi phẩm. Sư bà trụ thế 89 tuổi và 67 tuổi đạo. Một bài kệ rất thiền vị do sư bà cảm tác như sau:

“Duyên xưa định sẵn lẽ thâm huyền,

Ni bộ thành đoàn thẳng cội nguyên.

Vui đẹp cơ thiền do lặng ngắm,

Sáng soi trí Thánh bởi lưu truyền.

Nhọc chi Đông tới Tây về nữa,

Chỉ đến sông mê nẻo giác thuyên.

Năm sắc mây lành theo nguyện đến,

Niết-bàn thanh tịnh tại lòng thiền”.

2) Sư Bà Diệu Không: xuất gia năm 27 tuổi, đã thành lập ni viện Diệu ĐứcHồng Ân để tiếp chúng độ ni. Sư bà cũng trùng tu nhiều chùa ni khác như cơ sở Kiều Đàm tại Sàigòn và lập nhiều cô nhi viện cũng như tham gia từ thiện xã hội. Vốn dòng dõi quý tộc, thiên tư thông thái và rất thâm sâu về Phật pháp, nên sư bà có nhiều cống hiến cho các mặt văn hóa, giáo dục, dịch thuật, trước tác, thi phú và cộng tác với nhiều tạp chí Phật giáo. Nhiều dịch phẩm của sư bà rất có giá trị như Đại trí độ luận, kinh Di lặc hạ sinh thành Phật, Thành duy thức luận, Lăng già Tâm ấn, Du già Sư địa luận, Hiện thật luận, Trung quán luận lược giải, v.v… Sư bà là một vị tôn túc Ni đạo hạnh tiêu biểu cho tinh thần ni giới xứ Huế. Năm 1997, sư bà thị tịch, hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp. Hai câu đối liễn trong kỷ yếu đã về nói những đạo hạnh của ngài như sau:

Chiêm ngưỡng hạnh tiền đức, lòng vời vợi thương đạo thương đời, ngày tháng Hồng Ân báo ân.

Quán soi tâm hữu tình, trí miên man cứu nạn, cứu khổ, sớm chiều đại nguyện.

3) Sư Bà Đàm Lựu: xuất gia năm 16 tuổi và làm giám đốc cô nhi viện tại Sài gòn. Năm 1984, định cư tại Mỹ và thành lập Chùa Đức Viên, tại San Jose, California. Sư bà tổ chức bán cơm chay hàng tuần và lượm lon, ve chai, giấy bán… để gây quỹ xây chùa. Mở lớp dạy Việt Ngữ Đức Viên và có đài phát thanh Phật giáo hàng tuần. Sư bà luôn thể hiện tinh thần khiêm cung, hòa ái, nhẫn nhục, tận tụy như người mẹ hiền lo cho con trẻ trong sứ mệnh phụng sự chúng sanh. Dù Phật sự đa đoan nhưng lúc nào sư bà cũng niệm Phật khi đi, khi đứng, khi ngồi. Năm 1999, Sư bà viên tịch, thọ thế 67 năm, 48 hạ lạp. Theo như kỷ yếu của chùa Đức Viên cho biết sư bà đã đắc những năng lực giải thoát không thể nghĩ bàn và đã chứng pháp thân như kinh Niệm Phật Ba La Mật đã nói bởi lẽ đạo hạnh từ bitu tập của sư bà lúc sinh tiền và bởi lẽ sư bà đã để lại hàng trăm viên xá lợi nhiều màu như những chuỗi ngọc trai tuyệt đẹp.

Ai nói nữ lưu không huy quang Tam Bảo

Không đem Diệu Pháp sưởi ấm nhân hoàn?

 Sư bà là bậc tôn túc lương đống trong hàng ni giới tại Mỹ đã thành tựu sự nghiệp tiếp dẫn hậu lai báo ân Phật đức.

 4) Tôn Sư Hải Triều Âm thường viết báo với bút hiệu Cát Tường Lan. Lúc 29 tuổi, xuất gia học đạo với Hòa Thượng T Đức Nhuận. Do túc duyên Phật pháp thâm sâu và rất chân thành giữ giới định tuệ như lời Đức Phật dạy nên chúng ni về tu học rất đông. Đệ tử tại gia cả ngàn, đệ tử xuất gia khoảng 800 vị và thầy đã thành lập hơn 10 chùa ni ở Đại Ninh, Lâm Đồng và Sài Gòn để chúng ni tu học. Thầy theo tông tịnh độ tam muội, phát nguyện vãng sanh tịnh độ. Hàng năm cứ đều đặn vào mùa xuân, thầy dạy kinh Lăng Nghiêm để chúng hiểu ý nghĩa đại thừaminh tâm kiến tánh, mùa hạ dạy luật để nghiêm trì giới thân, mùa thu dạy Tứ niệm xứ, quán thân, thọ, tâm, pháp để buông xả pháp thế gian mà một lòng cầu đạo giải thoát.

Thầy toát yếu lại các bộ kinh như Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bát Nhã, luật Tỳ kheo ni, Tứ Niệm Xứ… với cách hành văn đơn giản, dễ hiểu, ví dụ xác thực trong đời sống hàng ngày để ni chúng với trình độ học vấn trung bình cũng có nắm được tinh hoa lời Phật dạythực tập tu. Thầy có gần 100 đầu sách nhưng không cuốn nào thầy ghi tên mình mà chỉ ghi tên các đệ tử của mình là tác giả hay soạn giả. Cả một đời của Thầy đã nêu cao tấm gương hết lòng vì pháp quên thân, vô ngã, vô pháp, nên thầy đã tận lực đùm bọc che chở, nuôi dưỡng thánh chủng cho hàng trăm ni chúng hậu học. Năm 2013, Tôn sư đã viên tịch, trụ thế 94 năm, 60 năm tuổi đạo

Sông núi dẫu mai có chuyển dời

Ân tình thâm trọng chẳng thể vơi

Con nguyện khắc ghi lời dạy bảo

Làm gói hành trang suốt cuộc đời.

Bên cạnh bốn sư bà Như Thanh, sư bà Diệu Không, sư bà Đàm Lựu, Tôn sư Hải Triều Âm như đã nêu trên, còn có nhiều chư tôn đức ni đắc pháp khác như Ni trưởng Trí Hải, Ni Trưởng Bảo Nguyệt, và nhiều vị khác vv… đã thể hiện những nét đẹp cao quý trong hàng ni giới của thời đại hiện nay.

Picture2

5) Những Đức Hạnh mà Chư Ni cần có

 1) Giới tính không làm rào cản cho hạnh nguyện tự giácgiác tha: trong cuốn kỷ yếu có ghi Sư bà Diệu Không đã nguyện rằng đời đời kiếp kiếp ngài luôn mang thân nữ để độ cho nữ giới và không cầu sinh Tịnh độ: “Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp, con xin lăn lóc cõi Ta Bà”. Có lẽ do hạnh nguyện ấy mà đến đâu Sư bà cũng được chư ni và Phật tử đến cầu học rất đông. Như vậy, giới tính không làm rào cản cho hạnh nguyện tự độ và độ tha của mỗi chúng ta. Quý Sư bà mang thân ni giớivẫn có thể cùng đại tăng hoằng pháp, lợi sanh.

2) Ưu thế của nữ giớimềm mỏng, nhẹ nhàng, dịu dàng, chịu đựng, đãm đang và bền bỉ nên có thể giúp ni giới dễ tiếp cận với Phật pháp, đắc pháphoằng pháp.

3) Với ý chí mạnh mẽ, tự tin và cương quyết, ni giới có thể cùng chia sớt gánh nặng với đại Tăng trong việc nâng đỡ, dìu dắt chư ni cũng như đào tạo ni tài để duy trì gia phong của Đức Từ Phụ

4) Các bậc tôn đức ni như Sư bà Như Thanh, sư bà Diệu Không, sư bà Đàm Lựu, Tôn sư Hải Triều Âm đã mạnh dạn đứng lên như những bậc xuất trần thượng sĩ phụ với chư tăng, chia sớt gánh nặng với đại tăng trong sứ mệnh “Như Lai Sứ Giả”. 

6) Sư bà Như Thanh cũng như Tôn sư Hải Triều Âm khuyên chư ni phải nhập thất tĩnh tu, hầu củng cố thêm đạo lực, đức lực, phước lực, trước khi ra phụng sự chúng sanh thì sẽ tránh nhiều lỗi lầm sơ xót và việc làm của chúng ta sẽ trở thành việc Phật.

Tóm lại, kinh A-hàm, Đức Phật đã dạy rằng: “Này Ananda, sau khi xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong pháp và luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự Lưu quả, Nhất Lai quả, Bất Lai quả và A-la-hán quả.”

Trong kinh Đại thừa, Đức Phật cũng đã nhấn mạnh: “Ai cũng có tánh Phật, ai cũng có khả năng thành Phật và đắc pháp”. Lịch sử truyền thừa của các bậc tôn túc Ni đắc pháp, chứng quả và tiếp chúng độ ni từ thời Đức Phật Thích Ca đến thế kỷ XXI hiện nay như đã nêu trên là một tiếng chuông ngân vang thức tỉnh cho chúng ta biết rằng Phật giáo rất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa tăng và ni, không có phân biệt giới tính. Ai tu cũng có thể đắc pháp. Cho nên, chư ni nhất là các ni trẻ không nên tự ti mặc cảm và phải nỗ lực phát huy những khả năng đạo hạnh mà quý sư bà của chúng ta đã đi.

Hình ảnh của chư tôn đức ni luôn là những khuôn mẫu mô phạm xuất thế độ sanh cho hàng hậu học ni giới khát ngưỡngtu học. Sự đắc pháp tựa như gỗ chiên đàn, khiến hương thơm trí tuệ, tài nănglòng từ bi của các ngài đã lan toả và đã làm rạng danh cho hàng Thích Nữ nói riêng và Phật giáo nói chung.

6) Câu hỏi và vấn đáp: Với ước mongđầy đủ hình ảnh các tổ ni trong lịch sử Phật giáo để góp thành một cuốn sách, Ni sư Giới Hương cầu thỉnh đại tăng bổ sung thêm hình ảnh của Ni giới đắc pháp mà sự hiểu biết của thuyết tri viên vẫn còn hạn hẹp chưa biết đến. Các ngài góp ý còn Thắng Man phu nhân, nàng Liên Hoa Sắc… (thuyết trình viên vẫn chờ đợi đại tăng và quý Phật tử xa gần chỉ dạy và bổ sung: huongsentemple@gmail.com). Câu hỏi vì sao Long Nữ thoạt nhiên biến thành nam tử rồi mới thành Phật mà không trực tiếp từ thân nữ? Thượng Tọa Hóa chủ trường hạ Thích Minh Chí trả lời: Kinh Niết Bàn có 2 trang nói về ái dục của người nữ rất nặng, nên phải chuyển thành nam rồi mới thành Phật. Thầy MC Thượng toạ Nhật Trí nói rằng thật ra ái dục của người nam rất nặng vì tất cả việc hiếp dâm (rape) là do nam. Hoà thượng Thắng Hoan nói rằng vì long nữ là rồng, nên phải chuyển thành người rồi từ đó thành Phật và ngài đã tặng cho các con cháu của Sơ tổ Kiều Đàm Di một bài thơ “Gương Sáng Kiều Đàm Di” như sau:

Trăng trí tuệ muôn đời tỏ rạng

Kiều Đàm Di gương sáng vẫn còn đây

Chốn cung vàng điện ngọc màn chi

Ngôi hoàng hậu ra đi phủi sạch

Quyết tìm đạo sá gì ngăn cách

Hướng nẻo Chân thử thách gian lao

Phật quần thoa mong đạt pháp mầu

Làm ngọn đuốc nghìn sau mở lối

Chị em hởi cùng nhau tiếp nối

Dấu chân xưa kết hội hoa đăng

Độ chúng sanh thế giới ba ngàn

Thuyền Bát Nhã quay sang bến mộng.

 

Nhật Ký An Cư, Phật Học Viện Quốc Tế, California, ngày 20/6/2014

Kính tường,

Thích Nữ Giới Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11713)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11213)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11940)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10261)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29248)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11956)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11947)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10957)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 19628)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7343)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
(Xem: 11370)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 35323)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 12871)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12221)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 17361)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đứcthiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
(Xem: 11484)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 22113)
Trong một số phương diện quan trọng, tiểu sử của Milarepa giống cuộc đời của đức Phật, mười hai biến cố chính của đời đức Phật tương đương với mười hai chương của cuộc đời Milarepa.
(Xem: 11845)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 15926)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12128)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14109)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 12611)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13226)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 13664)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 20014)
Cuộc sống vốn là sự hỗ tương giữa con người với thiên nhiên. Từ ngàn xưa, con người đã cảm nhận được sự cần thiết của cỏ, cây, hoa, lá theo thời gian.
(Xem: 14423)
Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu.
(Xem: 13558)
Rước một cành lộc xuân Bao niềm vui hớn hở Theo mẹ đi lễ chùa Một bài thơ vừa nở
(Xem: 12347)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 11907)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
(Xem: 34737)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 13411)
Trở về quê có nghĩa là quay về với khung cảnh chứa đựng nhiều hình ảnh thuộc về kỷ niệm, những kỷ niệm ấu thơ, hồn nhiên, vô tư và vô lo.
(Xem: 13733)
Có lẽ tuổi ấu thơ vô tư vô lự, là độ tuổi đẹp nhất đời người. Vì thế, người xưa đã ưu ái dành tên gọi mùa xuân để chỉ thị độ tuổi ấy.
(Xem: 31989)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13209)
Càng xa cách càng nhớ nhung, càng cần thiết một khung cảnh quen thuộc để an ủi tâm hồn. Một ngôi chùa, một tinh xá, thiền viện để ngày cuối tuần trở về.
(Xem: 13071)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(Xem: 13430)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(Xem: 13318)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(Xem: 18050)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 14933)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15745)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14885)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15862)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20801)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 21325)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 35161)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 27549)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 43945)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37921)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 15143)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15078)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 12996)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12669)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 15626)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27742)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 14975)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 11418)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 53200)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 16546)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 13184)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 20705)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 12631)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15607)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15509)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14781)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15626)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 13049)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 11777)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12312)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 12585)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13496)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12483)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 24998)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 11993)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12764)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11622)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13762)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14121)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12928)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12759)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13024)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 13935)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 13006)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13624)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12466)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14457)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13317)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13779)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14639)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 11870)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 12731)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28304)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11804)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12654)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15070)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 12010)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11788)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12885)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11996)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11531)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10303)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant