Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Đản lại về - nhớ chuyện xưa, nói chuyện nay

08 Tháng Tư 201915:15(Xem: 5742)
Phật Đản lại về - nhớ chuyện xưa, nói chuyện nay

Phật Đản lại về - nhớ chuyện xưa, nói chuyện nay

Nguyên Đạo Văn Công Tuấn

[ một ]

Đản Sinh – Sao không gọi là Giáng Sinh?

Hễ cứ rộn ràng không khí Phật Đản là khúc nhạc này cứ quyện mãi trong tôi: „Vui mừng gặp ngày nay, mồng tám tháng tư. Là khánh tiết Phật Thích Ca Ngài hiện về Ca Tỳ La Vệ trong đời khổ, vận đức từ bi. Dày công đức độ chúng tam thừa, vượt vòng vô minh phiền trược chân tâm tỏ bày. Chúng con một lòng xin quy y Phật Đà”.

Chắc sẽ có người hỏi: bài hát gì lạ?  Sao lại nói mồng tám tháng tư? Vâng, bài hát thật ngắn và hơi lạ, giờ này ít còn nghe hát nhưng thời tôi còn nhỏ thì cứ nghe lặp lại hoài trong mùa Phật Đản. Đàn chim Oanh Vũ chúng tôi không cần học cũng thuộc và thường múa theo khi hát. Phải công nhận rằng điệu nhạc du dương kiểu này thì ít thích hợp lúc hát sinh hoạt, nhưng để hát và múa theo thì tuyệt diệu. Bởi thế lúc đoàn chim Oanh Vũ lên sân khấu mà tay chân làm động tác theo thì thật dễ thương. Bài hát lại ngắn nên rất dễ thuộc. Bài hát này đã có từ thời rất xưa, do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (thân phụ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương) soạn lời theo điệu nhạc cung đình cổ có tên là Đăng Đàn Cungvào năm 1937 nhân dịp „Ban Đồng Ấu“ thành lập tại cố đô Huế để múa hát chào mừng đại lễ Phật Đản. Ban Đồng Ấu này đã được Đức Từ Cung – tức thân mẫu của Vua Bảo Đại – bảo trợ thành lập. Sau này, khi Giáo hội Phật Giáo quyết định đổi ngày Kỷ niệm Phật Đản Sanh vào ngày rằm tháng tư thì câu đầu bài hát cũng được đổi thành: „Vui mừng gặp ngày nay ngày vía Đản Sanh…“

Khi nhỏ chỉ biết vô tư múa hát. Điệu nhạc Đăng Đàn Cungnày cũng được soạn lời cho vài bài hát khác nhưng ít phổ biến hơn. Tôi còn nhớ bài khuyên học trò siêng học với câu đầu là : „ta càng học càng khôn càng tiến lên càng nhanh...“, hay có bài khuyến khích phong trào xóa nạn mù chữ mà tôi không nhớ hết. Đó là cách các cụ xưa dùng âm nhạc đưa những tư tưởng, tập quán mới vào giới bình dân ít học thời ấy.

Nói sa đà vào chuyện nhạc. Điều tôi muốn nói là, hồi nhỏ là vậy. Bây giờ nghe lại bỗng dưng thắc mắc: sao Phật Giáo mình nói „Khánh tiết Phật Thích Ca“. Sao lại nói Phật đản sanh, nói Phật đản mà không nói chữ giáng sinh, giáng thế, giáng trần v.v…

Thắc mắc thì phải tìm cho ra. Tôi lục từ điển thấy giải thích như sau.

Khánh Tiết là: Mừng, Lễ mừng; như quốc khánh: lễ lớn quốc gia (Tự điển Trần Văn Chánh); chứ không phải cái nghề mới khánh tiết là đứng làm cảnh cho đám cưới, đám tiệc mới có ở Việt Nam sau này.

Đản sinhnghĩa là: Ra đời, xuất sinh. Thường dùng cho bậc thánh nhân

Thì ra thế. Đức Phật ra đời, như một con người sinh ra. Vâng, Ngài là một con người. Nhưng Ngài lại không phải là một người thường. Một thánh nhân xuất hiện mang ý nghĩa xuất hiện trên đời của một bậc đạo sư để tìm phương thuốc cứu khổ cho muôn loài chúng sinh. Nhưng yếu tố chính, Ngài là một con người bằng xương bằng thịt – như mọi con người khác. Ngài ra đời, là một vị Thái tử con của đức vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, được sinh ra dưới cây hoa Vô Ưu tại vườn hoa Lâm Tỳ Ni, nay là nước Nepal. Đó là lịch sử, là sự thật.

Như vậy, ngay cả với một Thánh nhân được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, là thầy của cả trời và người mà cũng đã sinh ra đời này như thế. Cuối đời cũng bệnh và chết như một con người. Huống chi những con người tầm thường như chúng ta hay cả các loài chúng sanh khác.

 

[ hai ]

Đâu phải chuyện Tôn Ngộ Không!

Ngày vui là thế mà lại đọc báo nghe những tin tức giật gân, rồi đột nhiên đâm ra lo lắng

Tháng 11 năm 2018 cả thế giới hoảng hốt lo ngại vì một nhà sinh vật và vật lý tên là He Jiankui (Hạ Kiến Khuê; sinh năm 1984) công bố tại một hội nghị khoa học và rộng rãi trên các phương tiện truyền thông một đoạn phim đăng tải việc sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISP-Case 9 thay đổi gen cho hai phôi thai người để có khả năng miễn nhiễm virus HIV. Ông He Jiankui lúc ấy đang giảng dạy và nghiên cứu ở Phân khoa Sinh Học (Biologie) thuộc Đại học Khoa học và Kỷ Thuật Nam Trung Quốc. Ngay lập tức sau đó, các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng phản đối và gọi đây là "thử nghiệm nhân loại vô lại". Rồi bỗng dưng người ta không còn nghe gì đến nhà „khoa học trí tuệ“ này của cả. Có thể trước phẫn nộ của tất cả khoa học gia trên thế giới chính quyền Trung quốc đã ém nhẹm một công trình nghiên cứu phi nhân bản này. Rồi yên lặng như tờ không thấy tăm hơi gì thêm.

Vấn đề để ta suy ngẫm là, không lẽ chính quyền hay giới nghiên cứu cấp đại họcTrung quốc trước đây không hề biết gì về việc nghiên cứu điên rồ của ông He Jiankui chăng? Không, không thể nào như vậy được. Một công trình nghiên cứuđại học thường phải qua nhiều bước thực hiện các dự án khác nhau, kể cả việc xin các ngân khoản tài trợ. Còn nếu như thật sự không ai biết gì đến trước đó thì thật tội nghiệp, đáng thương cho ông He Jiankui, một con người trẻ tuổi thông minh lại rơi vào cái mà ta gọi là tà kiến. Nghĩ thương cho những kẻ khờ dại kia dám cả gan chơi trò "thay đấng hóa công" để rồi sinh sản những vật chẳng phải người mà cũng chẳng phải ngợm. 

Nhớ lại, trước đấy chưa đầy một năm, tháng 1/2018, cũng tại đại quốc ấy ông tiến sĩ Mu-ming Poo, giám đốc Học Viện Nghiên cứu Thần kinh học thuộc Chinese Academy of Sciences ở Thượng Hải công bố họ đã „sản xuất“ được hai chú khỉ sống, tức loài động vật nhiều đặc tính gần giống loài người. Wikipedia giải thíchtrong các bộ động vật thì khỉ thuộc vào Bộ Linh Trưởng (từ khoa học gọi là Primates) là một bộ thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống, lớp Thú (hay động vật có vú) (Mammalia).Loài người chúng ta cũng thuộc về bộ này. 

Do vậy, khi họ đã tạo ra được những chú khỉ thì họ cũng có thể có khả năng tạo ra những cái „thằng người“. Không biết sao tôi cứ lo cho cái yên lặng đầy khả nghi của mấy ông khoa học gia này quá. Mấy ổng không nói thì có thể vẫn đang âm thầm làm tiếp. Cả lúc nói không mà cũng cứ làm huống chi không nói! Chỉ có điều, mấy ông có thể có khả năng tạo ra những sinh vật trong phòng thí nghiệm được, nhưng chắc chắn chỉ là những hình sáp hay những ông phỗng đá biết đi, hoặc mấy lão bù nhìn đội mũ đứng đuổi chim ngoài ruộng. Khá hơn nữa thì tạo ra những sinh vật được nhào nặn theo một công thức có sẵn, việc làm vô cùng nguy hiểm tạo ra tai họa cho nhân loại. Những kết quả nắn ra được ấy không bao giờ có thể là những con người với đầy đủ nhân tính được.

Xưa có chuyện ông Tề Thiên Đại Thánh theo Đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh mà ai cũng biết. Nhân vật Tôn Ngộ Không Tề Thiên Đại Thánh này cũng là một con khỉ. Khỉ này còn có tên là Thạch Hầu vì nó được sinh bởi một hòn đá ở biển Hoa Đông nứt ra. Nhưng Thạch Hầu đâu có thật. Thạch Hầu chỉ là nhân vật hư cấu dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân vào thế kỷ 16 thôi. Học Viện Thần Kinh Học của ông Mu-ming Poo này hãnh diện đặt tên cho hai chú khỉ mới chào đời „nhân tạo“ này là Zhong Zhong & Hua Hua (Trung Trung & Hoa Hoa). Lùi thêm lại ít bước nữa, trước đây 20 năm cũng có một cô cừu mang tên Dolly được cấy thành công tại Viện Roslin ở Edinburgh nước Tô Cách Lan đã gây ra không biết bao nhiêu tranh luận, vì cừu là một loài động vật có vú. Nhưng lần này, trường hợp hai chú khỉ Zhong Zhong & Hua Hua là trường hợp đáng lo ngại vì lần đầu tiên phòng thí nghiệm có thể (hay dám cả gan) tạo ra một động vật trong bộ động vật Linh Trưởng từ một tế bào gốc trưởng thành.

Hãnh diện khoa học hay hãnh diện dân tộc đây? Khỉ hay người?

Vậy, trước hiện tượng này Phật tử mình nghĩ sao đây? Nghĩ sao chuyện những sinh vật không cha không mẹ được chào đời trong các phòng thí nghiệm bởi những máy móc vô tri và những cái đầu vô … duyên (tôi tránh không dám dùng chữ vô lại như các phản ứng của những nhà khoa học Tây phương)? Từ câu chuyện Thạch Hầu cho đến các câu chuyện hôm nay, ta thử suy nghiệm về sự kiện, bởi duyên cớ gì mà một con người hay vật – một chúng sinh – có mặt trên cõi đời này. Không lẽ chỉ đơn giản xuất hiện khơi khơi, nói hello rồi good bye biến mất thôi ư? Đâu là nghiệp chướng, đâu là nhân duyên?

Đầu óc miên man cố đi tìm giải đáp cho mình, tai tôi nghe như có ai nhắc lại lời kinh của Pháp Hội trì tụng Đại Bảo Tích Kinh tại Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ năm 2018 vừa qua, mà cá nhân tôi đã duyên may được tham gia gần hai tuần lễ (trong ba tuần của Pháp Hội). Còn nhớ mãi đoạn kinh ngắn chiều hôm ấy, nó đã làm tôi giật mình. Tối về phòng trọ phải lật kinh chép ngay vào sổ tay. Đoạn đức Phật dạy ngài Bửu Tràng Đồng Tử:

 (Trước tiên quán trung ấm nơi cha mẹ sanh tâm tham ái). Do ái nhơn duyên nên tứ đại hoà hiệp hai giọt tinh huyết hiệp thành một giọt bằng hột đậu gọi là ca la laCa la la ấy có ba sự là mạng căn, thức và hơi nóng. Nghiệp duyên quả báo trong đời quá khứ không có tác giảthọ giả. Sơ tức xuất nhập gọi là vô minh ca la la. Lúc ấy hơi thở ra vào có hai đường đó là theo hơi thở lên xuống của bà mẹ cứ bảy ngày thì một lần biến đổi. Hơi thở ra vào gọi là thọ mạng đây gọi là phong đạo. Chẳng thúi chẳng rã đây gọi là noãn nóng. Tâm ý trong ấy gọi là thức.

(Kinh Đại Bảo Tích, Quyển 9: Pháp Hội Hư Không Mục thứ năm mươi chín. Bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh)

Như thế, tôi hiểu ngay rằng. Khi một thai nhi được tượng hình thì cái cơ sở vật chất căn bản đầu tiên phải cần có là tinh cha huyết mẹ. Giống như khi ta làm cái bánh thì phải có phần bột, đường… Chưa đủ, thêm vào tinh cha huyết mẹ cần phải có một „Thức“ tham dự vào thì mới thành hình được. Lại cần thêm vào đó môi trường hơi ấm nuôi dưỡng một đời sống tương lai. Tất cả những quá trình hình thành ấy thường được gọi gọn bằng hai chữ nhân duyên. Hai từ này Phật tử chúng ta vẫn nói trong sinh hoạt thường nhật mà ít lưu tâm đến. Như khi hai người gặp nhau trong chùa, trò chuyện giây lát rồi khi chia tay nhau thường nói một câu đầy đạo vị„Chào nhé, anh/chị đi nhé, nếu còn nhân duyên thì còn gặp lại“.Câu nói tuyệt vời, đầy triết lý. Nghĩa là, dù họ muốn ngày mai hay ngày mốt gặp nhau nhưng nhân duyên chưa đủ thì đâu gặp được. Nhân duyên đã đủ rồi thì không hẹn cũng thấy nhau. Sao mà hay quá, có nhân ấy thì mới có duyên ấy. Đi xa hơn chút nữa, nhân duyên có thể ở ngay đời này mà cũng có thể ở cả những kiếp sau. Nhân duyên chính là căn bản cho cuộc vận hành của nghiệp lực bao đời trong suốt mười hai tiến trình. Mười hai tiến trình đó là: "Do vô minh, có hành sinh. Do hành, có thức sinh. Do thức, có danh sắc sinh. Do danh sắc, có lục nhập sinh. Do lục nhập, có xúc sinh. Do xúc, có ái sinh. Do ái, có thủ sinh. Do thủ, có hữu sinh. Do hữu, có sinh sinh. Do sinh sinh, có lão tử, sầu, bi, khỗ, ưu, não sinh, hay toàn bộ khỗ uẩn sinh. Đây gọi là Duyên khởi". (Theo Tương Ưng Bộ Kinh, bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu).

Vậy, một em bé ra đời không thể chỉ đơn giản là kết hay hậu quả của hành vi dục tính từ hai con người nam nữ. Ứng dụng cho mọi loài chúng sinh. Lại càng không thể là do một thần linh, một tảng đá… hay cả một nhóm người nào đó tự ý tạo nên - dù bằng quyền phép hay máy móc y cụ trong phòng thí nghiệm. Từ nhận thức này giúp ta hiểu được các hiện tượng, tại sao có những bậc cha mẹ xuất thân là những nông dân nghèo, ít học mà lại có khi sinh ra những người con nhân tài trí tuệ. Ngược lại có những người khỏe mạnh, thông minh, học giỏi mà sinh ra những người con tật nguyền, ngu dại hay có khi bị điên khùng. Cũng có khi cũng chính từ cha mẹ ấy, cũng môi trường lớn lên ấy mà anh chị em có người thế này có kẻ thế kia. Loài người chúng ta bằng  những phương tiện khoa học có thể chế tạo hàng loạt những vật dụng giống nhau, như sản xuất hàng triệu cái máy SmartPhone, hàng vạn chiếc xe hơi, xây hàng ngàn ngôi building…  gần như 100% y hệt nhau, nhưng với sinh vật (chúng sinh) thì mỗi đơn vị là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai. Bên những yếu tố vật chất còn có yếu tố khác như Thức, như tứ đại hòa hợp... Không thể nào lấy chúng sinh này đem clone ra chúng sinh khác được. 

Lấp biển vá trời có khi con làm được chứ chuyện này thì bất khả thi! 

 

[ ba ]

Đã ngắm hoa sao lại nỡ lòng nào đạp hoa đau.

Rồi thêm chuyện của hãng điện tử này nữa. Tờ tuần báo của Hiệp Hội Kỹ Sư Đức ngày 8/2/19 đưa tin là hãng điện tử Huawei (âm Hán Việt đọc là Hoa Vi) công bố sẽ dùng chương trình điện toán để máy Computer viết nốt 2 chương cuối của bản giao hưởng“Unvollendete – Dở Dang” của nhạc sĩ tài danh Franz Schubert. 

Phat Dan

Franz Schubert chỉ phác thảo mấy dòng nhạc cho chương ba của tác phẩm 200 năm trước đây

Nguồn: VDI Nachrichten(số 6 ra ngày 8.2.2019). 

 

Nhạc sĩ Franz Schubert gốc người Vương quốc Áo là một ngôi sao rạng ngời trong âm nhạc cổ điển Tây phương. Ông ra đời vào năm 1797 tại thành phố Wien và cũng mất tại đây vào năm 1828, lúc ông mới 31 tuổi. Tuy tuổi thọ ngắn ngủi như thế nhưng ông đã để lại cho đời 600 ca khúc các thể loại nhạc hợp xướng từ nhạc thánh ca đến sáng tác ngoài đời, 7 tác phẩm lớn và 5 tác phẩm còn „dở dang“. Đó là những bản nhạc Giao hưởng, nhạc Khởi đầu - Ouvertüren([1]), và rất nhiều tác phẩm trình diễn sân khấu, âm nhạc cho dương cầm và nhạc thính phòng.

Bản giao hưởng số 7 ([2])  Sinfonie h-Moll D 759 „Unvollendete“này viết vào năm 1822 chỉ có 2 chương (thay vì 4) nên được mang tên như vậy. Chính Schubert cũng đã khởi đầu viết vài dòng nhạc cho chương thứ ba (như hình phía trước) nhưng ông lại bỏ ngang và sáng tác tiếp bản giao hưởng số 8 Sinfonie C-Dur D 944 „Große Sinfonie C-Dur – Đại Giao Hưởng C-Dur “  vào năm 1825 (sau này in ra thì ghi là năm 1828). Rồi lại viết thêm bản giao hưởng Sinfonie-Entwurf D-Dur, D 936A (1828) chođến khi ông mất đi vào ba năm sau.Điều đó nói lên rằng, sau bản Giao hưởng số 7 Sinfonie h-Moll D 759 „Unvollendeteendete“này, Schubert còn có đủ thì giờsức lực trong 3 năm cuối đời để viết thêm 2 giao hưởng nữa, bên cạnh nhiều ca khúc khác. Tuy tác phẩm này mangtên Giao hưởng "Dở Dang" nhưng đây vẫn là một kiệt tác. Giao hưởng "Dở Dang" của Franz Schubert là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất ở khắp mọi nơi trong các chương trình âm nhạc biểu diễn giao hưởng. 

Lịch sử văn học nghệ thuật cũng có ghi lại nhiều trường hợp tác giả có những tác phẩm cuối đời và không thể hoàn thành được vì bệnh hoạn hay mất đi. Nhưng ở đây, Sinfonie h-Moll D 759 „Unvollendeteendete“ không phải là tác phẩm cuối cùng của Schubert. Phải chăng việc để bỏ dở không viết tiếp hai chương còn lại cho bản số bảy này là ý muốn của danh tài âm nhạc Schubert? Mắc mớ gì mà hãng điện tử Huawei lại phải viết tiếp cho „chu toàn“. Khi tự ghép đuôi thằn lằn cho bản nhạc này Huawei muốn gì đây? Hay cũng là một kiểu lắp ráp, ghép thêm theo kiểu „đầu Ngô mình Sở“. Ai say mê âm nhạc cổ điển Tây phương mà không từng cảm nhận rằng, cũng những khung nhạc y như vậy, cũng bao nhiêu nhạc công ấy, chỉ cần một lần thay nhạc trưởng là đã âm nhạc sẽ nghe khác xa. Thậm chí có khi chỉ thay người đàn solo là đã khác. Hay giàn nhạc giao hưởng ấy dời sang biểu diễn ở sảnh đường khác là đã nghe ra khác. Ghép làm sao được đây? Franz Schubert từng trải qua một cuộc sống rất nghèo khổ, có khi phải „bán“ nhạc mình với giá rẻ mạt để sống, từng hết lòng yêu người mà chẳng được người yêu, vì nghèo quá. Chàng lại quá … yểu tử. Sau 31 năm lăn lộn trong cuộc đời giờ này nhạc sĩ đã nằm yên dưới lòng đất lạnh ở Nghĩa trang Trung ương thành Wien (Der Wiener Zentralfriedhof). Xin để nhạc sĩ tài danh của nhân loại ấy yên nghỉ dưới nấm mồ. Đừng đem lòng cuồng tín vào khoa học mà khuấy động ồn ào nữa. Thiệt hết chỗ bàn. Bó tay! 

Nói thế không phải tôi không ưa khoa học. Không, tôi thừa biết khoa học đã mang lại cho cuộc đời này nhiều bước tiến đáng kể. Khoa học đã tạo ra nhiều phương tiện hữu hiệu cải thiện nếp sinh hoạt của con người. Tôi lại đang làm việc tại một cơ sở có nhiều dự án nghiên cứu và cơ sở này cũng đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu y học đáng kể. Vì thế  tôi cũng liên quan trách nhiệm ít nhiều cho các công việc ấy – gián tiếp hay trực tiếp. Nhưng, giống như việc sử dụng một con dao bén tốt, một người đầu bếp dùng nó để cắt gọt nấu ra những món ăn ngon, còn tên sát nhân có thể dùng nó để hại người. Tựu chung cũng ở ba chữ: tham sân si!

Do vậy, lòng này cũng xin có ít lời tâm sự cùng quý ông quý bà của Hoa Vi (Huawei) chút. Khi đặt tên cho hãng mình vậy với cái Logo là một đóa hoa tám cánh màu đỏ, chắc mấy ông bà đã tự cảm nhận mình là hoa, hay ít nhất mình yêu quý hoa. Một đóa hoa đẹp không phải lúc nào mọi cánh hoa cũng phải trơn tru bằng phẳng, phải màu sắc giống hệt như nhau. Hoa đẹp vì mỗi đóa, mỗi cánh hoa có một vẻ cá biệt, một sắc màu riêng. Thiên nhiên là thế, thưa các ông các bà của hãng Hoa Vi (Huawei) kia ơi, xin nhớ lại giùm cho.

 

[ bốn ]

Trí tuệNiềm tin

Xin kể thêm câu chuyện vui này nữa.

Trong một chuyến xe lửa chạy về thủ đô Paris của Pháp. Toa xe nhỏ chỉ có hai người đàn ông, một già một trẻ. Chàng trẻ có dáng dấp như là một sinh viên còn người già thì có vẻ như một người trí thức. Họ ngồi yên lặng, thỉnh thoảng người này liếc mắt quan sát người kia. Khi xe vừa chuyển bánh, người lớn tuổi móc túi lấy ra một chiếc tràng hạt và miệng lâm râm cầu nguyện. Người trẻ tuổi chợt cất tiếng hỏi:

- Ồ thưa cụ, thời đại này mà cụ còn có thể tin vào những chuyện cầu nguyện mê tín lỗi thời này ư?

- Vâng! Tôi vẫn tin chứ. Còn cậu?

- Lúc còn nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ thì khoa học đã mở mắt cho tôi khám phá ra những chân trời mới. 

- Ồ thật vậy sao! Vậy cậu có thể cho tôi biết chân trời mới ấy là thế nào không? 

Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

- Xin cụ vui lòng cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi cho cụ một số tài liệu khoa học giải thích vấn đề này. Khi đọc xong tôi tin chắc cụ sẽ bỏ ngay những niềm tin vớ vẩn ấy. 

Cụ già lục bên trong túi áo khoác của mình lấy ra một danh thiếp trao cho người sinh viên trẻ. Lướt mắt nhanh qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng tái mặt đi rồi lặng lẽ dời chỗ sang toa khác. Trên tấm danh thiếp ấy, những dòng đầu ghi tên: Louis Pasteur, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học Paris.  ([3])

Quay lại chuyện khỉ quá ư là khỉ một lần nữa. Phim truyện Tây Du Ký thường để ông khỉ Tôn Ngộ Không luôn đi đầu của đoàn thỉnh kinh vì ông được xem là biểu tượng của cái „trí“. Lúc buồn vui hay lúc khó khăn, hoạn nạn ông đều là người đi đầu và hiến kế. Nhưng cũng có nhiều phen hoạn nạn xảy đến là do cái khỉ của ông khỉ này gây ra, làm thầy trò Đường Tăng tưởng chừng sắp mất mạng. Cái trí này của Ngộ Không là cái trí thường tình, có khi mang tính chất khôn vặt.

Nhà Phật gọi cái trí đích thực, cái hiểu biết chân chính tột cùng là cái hiểu biết thấy mọi hiện tượng „như thật“. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trong một bài viết trên nhà của anh đã gọi bằng mấy từ thật hay, là cái-biết-trước-cái-biết.Anh giải thích thêm, cái biết ấy chính là cái biết theo trí tuệ Bát Nhã (Prajna). Vì trong chữ Prajna, nghĩa của từ Pra là trước, Jna là trí thức. Đây chính là cái thấy biết hiện tiền, thấy tròn đầy sự vận hành của pháp, không có sự can thiệp của cái ta tích cóp, cái ta học tập, cái ta thành kiến, cái ta tham lam sân hận ngu si.

Những ngày đầu tháng hai 2019 này, bà Angelia Merkel đã đến thăm Nhật Bản. Nhân chuyến công du này, trong tư cách là một chính trị gia với vai trò Thủ Tướng nước Đức, đồng thời cũng là một nhà vật lý, bà đã phát biểu một câu nói để đời, được tờ tuần báo củaHiệp Hội Kỹ Sư Đức - VDI Nachrichtenđăng tải lại như sau: “ Wenn ich aber einen Chip in mein Gehirn bekomme, damit ich schneller denken oder besser denken kann – bin ich dann auch noch derselbe Mensch? Wo endet mein Menschensein - Khi bộ óc của tôi được cấy vào đó một linh kiện Chip (linh kiện điện tử) để có thể suy nghĩ nhanh hơn hay suy nghĩ tốt hơn - liệu tôi có còn là tôi nữa không? Nhân loại của tôi đi về đâu?“. Một câu tuyên bố tuyệt diệu của một lãnh đạo quốc gia mà cũng đồng thời là nhà khoa học, từng là chuyên viên vật lý của Học viện Vật lý và Hóa học ZIPC thời Đông Đức. Bà lại phát biểu ngay tại Nhật Bản, đất nước hàng đầu trong kỹ thuật điện tử. Tôi quá tâm đắc về những nhận định này của bà Thủ Tướng nước Đức. Lại hãnh diện là mình được sống trên một xứ sở mà lãnh đạo chính phủ biết chỗ nào là lằn mức của hiểm nguy để kịp thời đạp thắng dừng lại – trước khi chiếc xe lao vào vực thẳm

Lòng ôm ấp những băn khoăn cùng tư duy ấy, tôi hân hoan đón mừng ngày Phật Đản, ngày ra đời của một con người trí tuệ, bậc Thầy của muôn loài chúng sinh

Xin cung kính chắp tay đón chào một bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

 

--

Đức Quốc, Phật Đản 2563 (Tây lịch 2019)



([1])Chữ Ouvertüren tiếng Đức lấy từ chữ gốc tiếng Pháp là ouverture nghĩa là Khai mạc. Đây là phần hòa tấu nhạc cụ, gọi là Khúc Nhạc Khởi Đầu cho các chương trình sân khấu lớn như các vở nhạc kịch (Oper), múa Ballet hay khiêu vũ.

([2])Việc đánh số thứ tự các bản Giao Hưởng này có khi khác nhau. Chúng tôi dựa theo tài liệu Wikipedia bản tiếng Đức.

([3])Thuật lại theo Wikipedia tiếng Việt. Các giai thoại về Louis Pasteur.

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Tư 201922:40
Khách
Cảm ơn bạn. ... MÔ Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9928)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9914)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20489)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10313)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9934)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10315)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9916)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 34372)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 9605)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8705)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9268)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11064)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8510)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9774)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9163)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20402)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19170)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8706)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8844)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12076)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9581)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22979)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8974)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9245)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9946)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9860)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10582)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10908)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12451)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9310)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9165)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9291)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10434)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21974)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22199)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16576)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9514)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10140)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8372)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8270)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9429)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8825)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8606)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12240)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9113)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9593)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8597)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9427)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8594)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8338)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8437)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10158)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 23593)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 9553)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9361)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 8982)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8318)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8501)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7855)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7939)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8772)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8895)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10031)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8628)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8600)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 30358)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30031)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 24127)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 9236)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9606)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9484)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9475)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7831)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9044)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 28159)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 23652)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12216)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 8853)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 14231)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14086)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 9639)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9312)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9623)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 30856)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27082)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 32663)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33965)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27713)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 10559)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 12452)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 58610)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 10630)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9371)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9528)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 13922)
Đạo Phật như một biển khơi, dẫu có nổi sóng ba đào trong một thời điểm biến động thì cuối cùng vẫn trở lại thể tánh an tịnh ban đầu.
(Xem: 14177)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 10752)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 28094)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23244)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 10114)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant