Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Tam giáo đều hướng đến giáo hóa cho người cuộc sống tốt đẹp

21 Tháng Chín 201100:00(Xem: 21765)
01. Tam giáo đều hướng đến giáo hóa cho người cuộc sống tốt đẹp

QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ

Đại sư Tông Bổn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải,

Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn

QUYỂN TRUNG

1. Tam giáo đều hướng đến giáo hóa cho người cuộc sống tốt đẹp

Trong thế gian hiện có Tam giáo lưu hành. Tam giáo đó là: Nho giáo, Phật giáoĐạo giáo. Những lời dạy của Tam giáo thảy đều hướng đến việc khiến người nghe bỏ ác làm lành, bỏ tà theo chánh.

Người đời không hiểu thấu cội nguồn, sai lầm phân chia theo cành nhánh, cho rằng: “Xét về lý lẽ cai trị thiên hạ, không chi bằng Nho giáo; xét về tâm tánh siêu thoát sanh tử, không chi bằng Phật giáo; xét về việc thuận theo tự nhiênchế ngự cả trời đất, con người thì không chi bằng Đạo giáo.” Lại cũng cho rằng: “Thuyết tịch diệt của Phật giáo xa cách tình người, thuyết hư vô của Đạo giáo chẳng đủ dùng để trị thiên hạ, còn thuyết danh nghĩa của Nho giáo chẳng vượt ra khỏi luân hồi.” Những cách hiểu ấy đều chỉ là sai lệch, do thiên kiến mà chê bai hết thảy. Chi bằng mặc áo nhà Nho, đọc sách Nho, thực hành đạo Nho, chỉ nên biết mình là nhà Nho mà thôi; như đắp y nhà Phật, tụng kinh Phật, thực hành lời Phật dạy, chỉ nên biết mình là người tu Phật, vậy thôi!

Có kẻ ngờ vực nói rằng: “Giáo lý đạo Phật vốn là dị đoan, chẳng đủ để tin.”

Nhất Nguyên hỏi lại rằng: “Ông biết giáo lý ấy là dị đoan, vậy có thể nói ra giáo lý ấy được chăng?”

Đáp: “Tôi không có thời gian rảnh rỗi mà đọc kinh sách của họ.”

Tông Bổn nói: “Ông chưa hề đọc kinh sách của họ, làm sao biết trong đó có chỗ dị đoan? Nay ông chỉ đọc sách Khổng tử, liền nghi ngờ đạo Phật là sai quấy, chỉ như con chó của vua Thuấn! Nghe người ta nói là quấy, liền theo đó mà chê bai, chỉ là hẹp hòi thiển cận thôi!

Người kia nghe vậy nổi giận, lớn tiếng rằng: “Giáo lý nhà Phật không có nghĩa vua tôi, không có tình cha con, chẳng phải là dị đoan đó sao?”

Tông Bổn đáp: “Người mù sờ voi, cho đó là dị đoan, chỉ vì không thấy được toàn thân con voi, việc ấy cũng chẳng có gì là lạ. Đạo Phật đối với kẻ làm tôi ắt sẽ dạy nương theo đạo trung; đối với kẻ làm con ắt sẽ dạy nương theo đạo hiếu. Kinh Pháp Hoa có nói: “Cầu cho ta và tất cả chúng sanh đều cùng thành Phật đạo.” Đối với tất cả chúng sanh còn có tình, huống chi lại không có tình cha con, nghĩa vua tôi?”

Người kia lại hỏi: “Tội bất hiếu có ba điều, không con nối dõi là tội nặng nhất. Đạo Phật dạy người tu không lập gia đình, như vậy không phải là dị đoan sao?”

Ngài Tông Bổn đáp rằng: “Ông nói vậy là sai rồi. Khổng Mạnh dựa theo nghĩa lý chứ chẳng dựa theo biểu hiện bên ngoài. Thuở xưa, hai ông Bá Di, Thúc Tề đều không con nối dõi, hai ông Sào Phủ với Hứa Do cũng chẳng lưu lại giống dòng, thế mà đức Khổng tử khen là những bậc thánh có đức thanh khiết chứ không chê là bất hiếu. Huống chi đạo Phật mở rộng pháp mầu, lợi ích chúng sanh, cứu mình, cứu người. Cái đạo hiếu xuất thế đó, công đức chẳng phải lớn lắm sao? Nay ông chỉ biết cách sanh ra từ bào thai của người đời, chẳng biết rằng ở nước Phật còn có cách hóa sanh! Huống chi giáo lý nhà Phật có phương tiện linh hoạt, có quyền biến, có thật đích, có pháp đốn ngộ, có pháp tiệm tu. Người xuất gia thì hàng phục thân tâm, dứt hẳn việc dâm dục; còn người thế tục thì vợ chồng chung thủy, chẳng phạm việc tà dâm. Mục đích là giữ lòng trong sạch, dứt bỏ ham muốn, nào đâu có cấm việc sanh dưỡng nối dòng?”

Người kia lại nói rằng: “Một mảnh da, một sợi tóc đều là do cha mẹ sanh ra. Cha mẹ sanh ta ra toàn vẹn, phận làm con phải giữ gìn cho toàn vẹn trở về mới có thể gọi là hiếu. Nay thấy các thầy tăng đạo Phật cạo bỏ râu tóc thì hiếu ở chỗ nào?”

Tông Bổn đáp rằng: “Lời của ông thật chỉ biết lẽ gần mà chẳng biết lẽ xa, thấy việc nhỏ mà không thấy việc lớn. Xưa kia ông Thái Bá vẽ mình, ông Kinh Kha liều chết, ông Tỷ Can mổ bụng, ông Giới Tử thiêu thân, đều là những sự hủy mình quá sức, nhưng thánh hiền đều khen là chí trung chí đức. Há nên vì sự chẳng bảo toàn thân thể mà trách được sao? Huống chi các vị sa-môn chuyên trì Giới hạnh, tu tập đạo pháp, cứu người si mê, độ người khổ não, và những việc thiêu thân, mổ bụng kia cũng đã xa xôi lắm rồi, nay còn nệ gì những chuyện nhỏ nhoi như râu tóc?

Người kia hỏi rằng: “Tăng đồ nhà Phật chẳng cày cấy mà ăn, chẳng nuôi tằm dệt vải mà mặc, là nghĩa lý gì?”

Tông Bổn đáp: “Vì chưa bằng Phật nên tạm ăn nhờ người khác, còn có thể được. Nay có những kẻ chưa được như Khổng Mạnh mà cũng ăn nhờ người khác thì sao?”

Đáp: “Nhà Nho ăn nhờ người khác là vì có công với thiên hạ.”

Tông Bổn nói: “Sự giáo hóa của đạo Phật cũng là có ích cho thiên hạ. Vì sao vậy? Những điều mà đạo Phật ân cần dạy dỗ người đời, không gì khác hơn là ngăn ngừa điều ác, khuyến khích điều lành. Ông không biết là Nho giáo cũng giống như vậy sao? Nay hãy đem chuyện trước mắt mà nói, đạo Phật dạy rằng những việc giết hại, trộm cắp, tà dâmba nghiệp ác của thân, còn Khổng tử thì nói: ‘Thắng sự bạo tàn, bỏ sự giết hại.’ Vua Thuấn lại chuộng đức hiếu sanh, ghét sự giết hại. Người học Kinh Thi nói rằng: Đức độ của Văn vương bao trùm cả chim muông, sâu bọ. Đó chẳng phải đều là ngăn việc giết hại hay sao?

“Việc ngăn ngừa trộm cắp thì chẳng cần xem ở lời nói. Vào thời đức Khổng tử làm quan, ngoài đường của rơi không có người nhặt, dù một lá cây, ngọn cỏ, nếu không được người trao cho thì chẳng xâm phạm đến. Như vậy làm gì còn có trộm cắp?

“Đức Khổng tử nói rằng: ‘Ta chưa thấy ai chuộng đức hạnh như chuộng sắc đẹp.’ Kinh Thi lại chê kẻ ưa chuộng đức hạnh vui thú với sắc đẹp. Đó chẳng phải đều là ngăn ngừa việc tà dâm hay sao?

“Phật dạy rằng những lời nói sai sự thật, nói thêu dệt, nói đâm thọc, nói xấu ác là bốn nghiệp ác của miệng. Còn Khổng tử nói: ‘Người mà không thể tin được, thật chẳng biết còn làm nên việc gì.’ Đó chẳng phải là ngăn ngừa việc nói sai sự thật hay sao? Ngài nói: ‘Kẻ nào trau chuốt lời nóihình sắc hẳn là kém lòng nhân.’ Chẳng phải là ngăn ngừa lời nói thêu dệt đó sao? Kinh Thư dạy rằng: ‘Ngươi chớ hùa theo trước mặt mà có lời xấu sau lưng.’ Chẳng phải là ngăn ngừa lời nói đâm thọc đó sao?

Lời nói xấu ác là chỉ chung từ những bộc lộ sự giận dữ, hung ác, cho đến những lời nhơ nhớp, tục tĩu? Tuân tử nói rằng: ‘Lời nói tổn hại người, sâu độc hơn gươm giáo.’ Chẳng phải là ngăn ngừa lời nói xấu ác đó sao?

“Phật dạy rằng lấy tham lam, sân hận, si mêba nghiệp ác của ý. Khổng tử nói: ‘Thấy điều lợi, nhớ điều nghĩa.’ Đó chính là ngăn ngừa lòng tham. Ngài nói: ‘Bá Di, Thúc Tề chẳng nhớ đến việc xấu ngày trước của người.’ Đó chính là ngăn ngừa sân hận, chẳng để tâm giận người khác. Ngài lại nói: ‘Đã ngu si mà chẳng chịu khó học tập, đó là hạng người thấp kém vậy.’ Đó chính là ngăn ngừa si mê.

“Theo đó mà nói, Nho giáo với Phật giáo chưa hẳn là bao giờ cũng khác nhau. Nếu có chỗ khác nhau, đo là Nho giáo chỉ dừng ở pháp thế gian mà thôi, còn Phật giáo lại có thêm pháp xuất thế gian nữa. Nho giáo chỉ nói có một đời sống này và mọi việc đều quy về cho trời, còn Phật giáo thì thấu rõ được ngọn nguồn của nghiệp duyên nhiều kiếp. Đó là chỗ khác nhau vậy.

“Nếu muốn biết những chỗ sâu xa vi diệu của đạo Phật, nên tìm đọc những kinh Lăng Nghiêm, Lăng-già, Viên giác và phải hiểu thấu được giáo lý kinh Kim cang. Nếu được vậy, có thể vượt ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Còn chưa được như vậy mà đã vội bác bỏ, ắt phải rơi vào chỗ đức Khổng tử cho là: ‘Kẻ không biết mà vẫn làm.’ Há chẳng nên tự răn lấy mình sao? Nếu thật được vậy, ắt sẽ thấy đạo Phậtđáng tin theo. Như nói về Tịnh độ, lẽ nào lại không tin sao? Nói về pháp xuất thế gian thì Tịnh độ càng là pháp môn cốt yếu, không thể không gắng sức làm theo.

“Lại nữa, Năm giới của đạo Phật là không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, cũng như Ngũ thường của Nho giáo là nhân, nghĩa, lễ, tín, trí.

“Không giết hại là chỗ cao tột của nhân, không trộm cắp là sự liêm chính của nghĩa, không tà dâm là lẽ đúng của lễ, không nói dối là chỗ đạt đến của tín, không uống rượu là sự sáng suốt của trí.

“Người xưa nói: ‘Trong một làng có trăm nhà, nếu mười người giữ theo Năm giới thì có mười người thuần phác, cẩn trọng. Trong một ấp có ngàn nhà, nếu trăm người tu theo Mười điều lành thì có trăm người được hòa hợp, thuận thảo. Cho nên, làm được một điều lành thì trừ được một điều xấu, trừ được một điều xấu thì dứt được một hình phạt, mỗi nhà dứt được một hình phạt thì cả nước dứt được muôn vạn hình phạt! Như vậy thì lời dạy của đức Phật quả là rất lợi ích cho việc giáo hóa đời sống tốt đẹp.

“Ôi! Nếu như người ta ai cũng giữ theo Năm giới, tu theo Mười điều lành, thì mọi hình phạt trong nước có thể bỏ đi không dùng đến, người người đều có thể ngồi yên hưởng cảnh thái bình. Nếu được như vậy thì còn có thể cảm động đến trời xanh, khiến cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, hỏa hoạn chẳng sanh, giặc cướp tiêu tan, tai ương dứt hết. Những lợi ích như vậy chẳng những là đối với sự giáo hóa đời sống nhân dân, mà còn là có lợi cho sự tồn vong của đất nước nữa.

“Sách Liên tông bảo giám chép rằng: ‘Nếu một người có thể thực hành theo đạo Phật, đem đạo ấy mà dạy trong nhà, một nhà dạy cho một làng, một làng truyền ra một nước, truyền mãi ra khắp nơi thì người trong thiên hạ đều thấm nhuần đạo đức, tinh thần chói sáng, hình tướng chân thật, có thể thẳng đường tiến lên đến cảnh giới của chư Phật, há chỉ là làm kẻ thiện nhân, người quân tử thôi sao? Được như vậy thì còn lo gì không có những sự trung hiếu, lễ nghĩa?

“Theo đó mà xét, chẳng phải lời dạy của đức Phật với lời dạy của đức Khổng tử là trong ngoài hợp nhau để cùng giáo hóa sự tốt đẹp cho người đó sao?

“Người đời nay phần nhiều chẳng xét chỗ nguyên do, chỉ thấy kẻ hư hỏng trong đạo Phật mà giận lây tới Chánh pháp. Há nên vì một đạo sĩ hư hỏng mà khinh đức Lão tử, vì một nhà Nho thoái hóa mà khinh đức Khổng tử hay sao? Người có trí tuệ không vì sự hèn kém của một người mà chê bỏ lời nói đúng của người ấy, huống chi có thể vì một đệ tử xấu mà khinh chê cả Giáo pháp hay sao? Như vậy có khác chi vì Đan Châu, mà đổ tội cho vua Nghiêu, vì Thương Quân mà đổ lỗi cho vua Thuấn, hoặc vì uống thuốc chẳng đúng liều lại trách vua Thần Nông, vì nhóm lửa cháy nhà lại oán vua Toại Nhân đó sao?

“Kẻ ngu này chẳng có tài, chỉ học đạo Phật được mấy năm thôi, đã lãnh hội được tôn chỉ một cách thô sơ, nhưng có lòng muốn nâng đỡ kẻ vấp ngã, chẳng dám để riêng ở mình mà muốn làm của chung cho mọi người, mong cứu lấy những mối nguy hại sau này.

“Chỉ ước mong sao, người cai trị muôn dân chẳng gây sự nguy hại, Tam giáo cùng truyền bá khắp nơi không ngưng trệ. Nhờ có người cai trị nên giúp cho Tam giáo được hưng thạnh. Nhờ có Tam giáo nên giúp cho sự cai trị giáo hóa của người. Cũng như trời có Tam quang, như người có Tam cang, như cái vạc có ba chân, không thể thiếu một.

“Hơn nữa, trong hàng tăng sĩ chẳng ai được như ngài Đạo An, mà giao du với ông Tập Tạc Xỉ là vì tôn kính Nho giáo; chẳng ai được như ngài Huệ Viễn, mà ân cần tiễn ông Lục Tu Tĩnh đi quá cầu Suối Cọp là vì trân trọng Đạo giáo. Tôi ngưỡng mộ hai vị cao tăng tôn trọng Nho giáoĐạo giáo, biết đâu trong hàng Phật tử lại chẳng có người chê trách? Nhưng mình đã tôn trọng họ, lẽ nào họ lại khinh khi mình sao? Xin hãy tin vào việc làm của hai ngài Đạo AnHuệ Viễn, ấy là điều nên noi theo vậy. Kinh Thi chép rằng: ‘Muốn đẽo cán búa, phải noi theo cái cán búa cũ thì không khó.’ Mạnh tử nói: “Thuận theo thời không bằng lợi về địa thế; lợi về địa thế chẳng bằng hòa hợp lòng người.’ Thật đúng là như vậy!

8. Khuyên người phát nguyện chân chánh, quyết định vãng sanh


Ngài Từ Chiếu Tông chủ dạy rằng: “Có hạnh, không nguyện, hạnh ấy ắt là không thành. Có nguyện, không hạnh, nguyện ấy ắt là yếu ớt. Không hạnh, không nguyện, ở mãi chốn Diêm-phù vô nghĩa. Có hạnh, có nguyện, thẳng nhập vào cõi vô vi. Đó là cái căn bản tu nghiệp thanh tịnh của chư Phật Tổ.

Vì sao vậy? Lý do trí dẫn đường, hạnh do nguyện khởi lên. Hạnh và nguyện được như nhau thì lý và trí đều gồm đủ.

Nguyện tức là điều ưa thích, mong muốn. Như mong muốn được sanh về cõi Tịnh độ phương tây; ưa thích được thấy đức Phật A-di-đà. Cần phải phát nguyện, sau mới được vãng sanh. Nếu khôngtâm nguyện, căn lành rồi sẽ tiêu mất.

Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “Nếu chẳng phát nguyện lớn, ắt bị ma dắt dẫn.” Hết thảy quả Phật đều do từ nguyện lớn khởi lên, nên muốn được quả Vô thượng Bồ-đề, phải có nguyện ba-la-mật. Vì vậy, ngài Phổ Hiền khơi rộng biển nguyện vô biên, đức Di-đà mở ra bốn mươi tám cửa nguyện. Cho nên biết rằng mười phương chư Phật cho đến thánh hiền xưa nay đều do nơi nguyện lựcthành tựu Bồ-đề.

Luận Trí độ, quyển tám, có câu hỏi rằng: “Chư Bồ-đề hạnh nghiệp thanh tịnh, tự nhiên được báo phần hơn, cần gì phải lập thệ nguyện, rồi sau mới được thọ báo? Vả lại, như người làm ruộng tất có lúa, há phải đợi có nguyện hay sao?”

Đáp rằng: “Làm phước không có nguyện, không có chỗ hướng về. Nguyện là sức dẫn dắt, quy hướng, nhờ đó mà thành tựu. Như Phật có dạy rằng: Như người tu hành ít phước, ít giới, chẳng rõ biết chánh nhân giải thoát, nghe nói về sự vui sướngcõi người, cõi trời nên thường mong cầu. Sau khi thác đều sanh về những cõi ấy. Đó đều là do nguyện lực dẫn dắt đến. Bồ Tát cầu sanh Tịnh độ là nhờ ở chí nguyện bền vững mạnh mẽ, mới được vãng sanh.” Lại dạy rằng: “Tuy tu ít phước, nhưng nhờ có nguyện lực nên được thọ báo Đại thừa.”

Luận Đại trang nghiêm dạy rằng: “Sanh về cõi Phật là chuyện lớn, nếu chỉ nhờ vào công đức thì không thể thành tựu được. Cần phảinguyện lực giúp vào mới được vãng sanh, do nơi nguyện mà được thấy Phật.”

Kinh A-di-đà dạy rằng: “Như người có lòng tin, nên phát nguyện sanh về cõi ấy.”

Kinh Hoa nghiêm, phẩm Hạnh nguyện có dạy rằng: “Vào thời khắc cuối cùng trước lúc mạng chung, hết thảy các căn đều hoại mất, hết thảy thân thuộc đều lìa bỏ, hết thảy oai thế đều không còn, cho đến voi, ngựa, xe cộ, của báu, kho tàng đều không còn nữa. Duy chỉ có nguyện lớn là không lìa bỏ, luôn luôn dẫn đường phía trước, nên chỉ trong khoảnh khắc liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.”

Do đó mà suy ra, nên thường xuyên phát nguyện, mong muốn được vãng sanh, ngày ngày đều cầu mong, đừng để thối mất chí nguyện.

Cho nên nói rằng: Pháp môn dù rộng lớn, không có nguyện cũng chẳng theo. Do đó mà Phật tùy theo lòng người, giúp người được như nguyện.

Than ôi! Nhìn khắp những người đời nay có lòng tin theo về cửa Phật, hoặc vì bệnh tật khổ nãophát tâm, hoặc vì báo ơn cha mẹ mà khởi ý, hoặc vì muốn giữ lấy cửa nhà, hoặc vì sợ tai họaăn chay. Dầu cho có lòng tin, nhưng chẳng có hạnh nguyện; tuy nói là niệm Phật, nhưng không đạt đến chỗ cội gốc của chính mình.

Phàm những kẻ làm việc thiện đều là mong được thỏa sự mong cầu, hiếm hoi lắm mới có người vì luân hồi sanh tửphát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Thường khi người ta dâng hương đèn nơi đạo tràng, những lời cầu nguyện đều là hướng đến chỗ bộc bạch với thần minh để cầu cho được tai qua nạn khỏi, tuổi thọ dài lâu. Do đó mà trái ngược với ý nghĩa kinh sám, không phù hợp với bản nguyện của chư Phật. Dầu cho trọn đời tu hành tụng niệm cũng chẳng rõ lý thú, vận dụng công phu sai lầm. Cho nên mới nói là: “Suốt ngày tính đếm châu báu của người, còn tự mình chẳng được lấy nửa đồng tiền!” Đến khi lâm chung chẳng được vãng sanh Tịnh độ, đều chỉ là do chẳng có hạnh nguyện mà thôi!

Lại có những kẻ ngu si, khi về thọ giới theo Phật liền đối trước Tam bảodâng hương phát lời thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu bệnh dữ đeo đuổi nơi thân, mãi mãi đọa nơi địa ngục.” Hoặc thề rằng: “Nếu tôi phá giới, xin chịu nơi mắt trái chảy máu, mắt phải chảy mủ; tự mình cam chịu thọ báo.”

Đã từng thấy nhiều người miệng nói ra như vậy mà lòng không nhớ nghĩ, vẫn phá trai, phạm giới, rồi phải chịu tai ương hoạn họa, thọ các ác báo. Hoặc trong hiện tại chịu sự trừng trị của pháp luật, hoặc khi chết rồi phải đọa vào ba đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Than ôi! Thật chẳng biết rằng Phật Tổ khởi lòng đại từ bi, có bao giờ dạy người những chuyện như vậy? Đó đều là chỗ lầm lỗi của bọn tà sư, lẫn lộn những thuật chú phạt mà cho là phát nguyện, thật là lầm lẫn biết bao!

Nghĩ mà thương xót, xin khuyên hết thảy mọi người đồng phát chánh nguyện, cầu sanh Tịnh độ, cùng nhau thẳng đến quả Phật.

Hẳn có người nói rằng: “Tôi là phàm phu, đâu dám mong cầu sanh về Tịnh độ, được làm Phật hay sao? Nếu mong cầu như vậy, lại thành ra hoang tưởng mà thôi.”

Xin thưa rằng: “Không phải vậy. Này quý vị! Phật tức là giác, Tịnh độ là tâm. Tâm này, ai mà chẳng có? Nếu tâm giác ngộ tức tự mình là Phật, còn khi tâm mê, ấy là chúng sanh. Người đời vì trái với giác, hợp với trần, cho nên phải luân hồi trong ba cõi, sanh ra theo bốn cách trong sáu đường. Nghiệp duyên thiện ác, thọ báo tốt xấu, đều do nhận lầm bốn đại là thân, sáu trần thật có. Vì thế mà nương theo những cảnh huyễn ảo bên ngoài, ngày đêm lưu chuyển, chẳng lúc nào chịu quay lại quán chiếu, ăn chay niệm Phật.

Suốt đời từ trẻ đến già chỉ lo việc nhà chẳng xong, tiền bạc của cải chưa được như ý, nhưng càng được nhiều lại càng mong cầu, lòng tham không thỏa! Dầu cho cũng có làm lành làm phước, thờ Phật thắp hương lễ bái, nhưng chỉ mong cầu được phú quí vinh hoa, sống lâu không chết. Vừa làm được đôi chút việc tốt đã khởi tâm mong cầu nhiều việc, muốn cho lúa gạo đầy kho, con cháu hiển đạt, trâu ngựa sanh nhiều... Vừa có một điều không như ý, liền oán trách Phật chẳng phù hộ. Còn như ngày ngày được thêm của cải, gặp nhiều chuyện vui, họ mới gọi là được cảm ứng! Tính toán tham lam như vậy, quả thật là những ý tưởng sai quấy.

Còn nói ngược lại rằng niệm Phật cầu sanh Tịnh độý tưởng sai quấy, há chẳng phải là điên đảo lắm sao? Phàm những việc làm phước hằng ngày đều thuộc về pháp hữu vi, đó là cái nhân hữu lậu thế gian, chẳng phải đạo vô vi xuất thế.

Người Phật tử tu hành nên khéo suy xét. Ngày nay có duyên gặp được Phật pháp, nên tham cứu đến tận cội gốc, đừng vướng nơi những cành nhánh nhỏ nhặt. Chỉ trong một niệm quay về quán chiếu tự tâm, tu theo pháp xuất thế, phát nguyện lìa bỏ cõi Ta-bà, cầu sanh về Tịnh độ. Khác nào như người khách tha hương đã lâu, nay nhớ nghĩ muốn quay về quê cũ. Cái tâm nguyện muốn sanh về Tịnh độ, muốn thành quả Phật, sao có thể đồng với những ý tưởng sai quấy của kẻ phàm phu?

Trong bài sám Tịnh độ có nói rằng:

Nguyện khi tôi xả bỏ thân này,
Trừ được hết thảy mọi chướng ngại.
Trước mắt thấy Phật A-di-đà,
Liền được vãng sanh về Tịnh độ.

Nên có lời rằng:

Một khi thẳng bước trên đường chánh,
Mới hay từ trước dụng tâm tà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 215)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 503)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(Xem: 495)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(Xem: 464)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(Xem: 537)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(Xem: 336)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(Xem: 457)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 797)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(Xem: 1125)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(Xem: 1446)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(Xem: 1173)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(Xem: 1097)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(Xem: 2306)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(Xem: 1505)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(Xem: 1783)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(Xem: 2178)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(Xem: 1891)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(Xem: 2600)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 4736)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(Xem: 2628)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(Xem: 6312)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(Xem: 3247)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(Xem: 3048)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(Xem: 2895)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(Xem: 3673)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(Xem: 3175)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(Xem: 8068)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(Xem: 2840)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(Xem: 8488)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(Xem: 4395)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(Xem: 8115)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(Xem: 6693)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(Xem: 11181)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(Xem: 22813)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(Xem: 5242)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(Xem: 11727)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(Xem: 11363)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(Xem: 12559)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(Xem: 34583)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(Xem: 32742)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(Xem: 22147)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(Xem: 12501)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(Xem: 11845)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(Xem: 10353)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(Xem: 10831)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(Xem: 11789)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(Xem: 11687)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 10911)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(Xem: 10684)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(Xem: 11381)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(Xem: 7184)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(Xem: 6523)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(Xem: 7221)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(Xem: 5726)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(Xem: 6414)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(Xem: 6011)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(Xem: 9362)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(Xem: 5895)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
(Xem: 5873)
Hành vi đời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành vi sai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
(Xem: 5630)
Kinh Vô Lượng Thọviên giáo xứng tánh của Như Lai, là hóa nghi sẵn đủ của chúng sanh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant