Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 2: Những Công Cụ Tinh Thần

08 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6956)
Phần 2: Những Công Cụ Tinh Thần


VÔ NIỆM VIÊN THÔNG YẾU QUYẾT

Thích Minh Thiền
Phật Lịch 2536 - 1992

PHẦN THỨ HAI
NHỮNG CÔNG CỤ TINH THẦN


Người xưa có nói: Muốn cho công việc được khéo léo thì dụng cụ cần phải sắc bén. Trong công cuộc hạ thủ công phu để tiến về con đường vô thượng viên thông giải thoát, trên phương pháp và kỹ thuật bắt buộc phải có những công cụ tinh thần như sau:

1. BIỆN CHỨNG NGHỊCH LÝ:
 
Sao gọi là biện chứng nghịch lý: là một cách nhìn thẳng vào bề trái của cuộc đời, áp dụng một thứ biện chứng để biến tất cả những tệ bạc không còn ai muốn dùng, cho trở thành những công cụ lợi ích to tát cho việc điều tâm. Thí dụ: Cảnh nghịch là thứ thiên hạ không kham, nhưng đối với ta thì cảnh thuận nghịch dù trẻ con cũng dễ dàng thức tỉnh.

Cho nên đối với ta, cảnh nghịch là cây thương đâm trước mặt, dù có to lớn cũng dễ thấy, dễ đề phòng. Còn cảnh thuận như mũi tên bắn sau lưng, tay nhỏ nhưng khó đỡ gạt. Ở trong cảnh nghịch mặt thật của sự đời ta dễ thấy, còn cảnh thuận như mũi tên bọc nhung rất khó lường. Bồ Đề Đạt Ma có nói: “Không phiền não không lấy đâu để sanh trí tuệ, không trí tuệ không lấy đâu để diệt phiền não”. Khổng Tử nói:”Không có sự dồn ép thì không có sức nổi dậy”. Nếu ta thấy được như thế, thì ta sẽ thấy cảnh nghịch là thiện tri thức đắc lực đối với ta, và dù không có cảnh nghịch thì cảnh thuận cũng không sao. Nếu không thấy như thế, thì cảnh nghịch đã nguy mà cảnh thuận càng nguy hơn nữa.
 
Người có lưu tâm đến biện chứng nghịch lý này thì khi gặp cảnh thuận thích luôn luôn tự cảnh giác, để nhìn thấu tới bề trái của nó. Lúc gặp cảnh trái chướng, luôn luôn biết sách tấn mình để mạnh dạn tiến bước trên con đường giải thoát.
 
Lại như hiện nay, thiên hạ đều lao nhao than thở cho là thời kỳ qủy vương mạt pháp. Nhưng nếu thông qua ống kính biện chứng nghịch lý, thì đây là một cơ hội ngàn năm một thuở để cho ta giáp mặt với sự thật, thấy rõ trò đời mộng huyển không một mảy may hiện tượng vật chất nào được mãi mãi trường tồn, chứng thẳng cái vô sở đắc ngay giữa cuộc đời bằng xác thịt, bằng giác quan, bằng gia đình, bằng chính thân ta, như trong tâm kinh đã nói. Có như thế mới khỏi bị than thở rằng:

 “Tuồng huyển hóa đã bày ra đấy
 Kiếp phù du trông thấy mà đau”
 
Như Ôn Như Hầu tiên sinh đã thở ra lúc nọ. Mà trái lại tựa như chuyên gia hàng hải cưỡi thuyền buồm dạo chơi nơi biển cả, sóng dậy ba đào, mượn cảnh phong ba để điêu luyện mình càng ngày càng tinh xảo khả năng lèo lái. Được như thế thì còn gì thú vị cho bằng!

2. THÂN GIÁC:
 
Thế nào là thân giác: Sở dĩ có hai chữ này là vì phần đông đều bị một thứ thức giác nhận định sai lầm về xác thân, nên thấy xác thân là nguồn tội lỗi, bày ra những trò tự đánh tự đập, hoặc khổ hạnh đọa đầy, hoặc đốt tay đốt than, hoặc tự thiêu tự tử. Qúa hơn nữa có kẻ nhìn thân là thứ mãi mãi hằng có để trau giồi, o bế, đam mê theo dục lạc thường tình.

Thế thì đam mê theo nó hay quy tội cho nó đều đủ gì để biết nó?! Có lần đồ đệ của Phật bạch Phật rằng: Để bộ phận sinh dục nó đòi hỏi đủ thứ không thể tiến tu, xin Phật cho phép thiến đi để dễ bề điều khiển. Phật nói: Xét kỹ xem, tại nó hay tại mình? Người ấy trầm ngâm giây lát thứ: tại mình chớ đâu phải tại nó. Phật nói: thế sao không thiến mình lại thiến nó?
 
Lại nữa, một vị tăng đến trình với một vị tổ: Bạch tổ sư, xin chứng cho con đi khổ hạnh để đày đọa xác thân này cho nó không còn sức đòi hỏi thèm khát mới có thể tu trì. Tổ hỏi: con bò không chịu kéo xe, vậy ta nên đánh xe hay đánh bò?
 
Do thác giác này mới kiến lập ra danh từ thân giác, bao gồm cả 3 ý nghĩa:

Xác thân này không thể khởi niệm.
• Xác thân này không thể có vọng niệm.
• Xác thân này tuyệt đối yên lặng.
 
Nó chẳng qua chỉ là một công cụ phương tiện như radio, tivi hay máy xay lúa chẳng hạn. Nếu tách khỏi động lực thì chỉ là một khối vật chất vô tình. Hành giả phải nhận định kỹ, hiểu rõ như thế, và nhớ lấy 3 đặc điểm này để đợi đến phần kỹ thuật sẽ có cơ đắc dụng. Đây sẽ là một hóa chất để biến hóa vọng niệm cho trở lại chính thường một cách vô cùng đắc lực, là một diệu dược để chữa bệnh vọng tâm.
 
Nếu chỉ nhìn riêng phần thân giác, thì bề ngoài trông qua chẳng có chút giá trị gì, nhưng sự thực khi áp dụng rồi mới thấy quả là diệu dược.
 
Điểm này xét ra chẳng chút khó khăn gì, chỉ sợ người học thấy quá đơn giản mà hóa ra xem thường, không để ý chú trọng mà thôi. Nên thận trọng.

3. NHẬP LƯU HƯỚNG NỘI
 
Thế nào là nhập lưu hướng nội? Do đâu và tại sao có lập ra câu nói này?
 
Trong bao la này nếu nhìn suốt, vốn nó không bớt không thêm nhưng nếu để ý về cõi hiện tượng thì ta thấy khoáng và thực vốn vô tình, chỉ có hữu tình mới cựa quậy. Đành rằng vốn nó cũng nằm tròn trong cái bất tăng bất giảm, sắc không phải sắc, không có trong ngoài, nhưng khi vừa nứt mắt ra thì mỗi cái nứt mắt đều nhìn nhau, nhìn ra đến sự vật, để tạo thành ý tứ TA, NÓ, MÌNH, NGƯỜI, đây kia, được mất, hơn thua, lợi hại, ghét yêu, vui khổ … nhứt nhứt đều theo ánh sáng nhìn ra của tâm thức mà tất cả đều trở thành chi ly phân hóa rồi đồng thì yêu, khác thì ghét, thuận thì theo, nghịch thì chướng, dồn dập bốn bề, gây duyên đảo lộn. Thế là nằm trong cảnh không có trong ngoài và chính mình cũng là sắc không phải sắc, mà chúng sinh cựa quậy, tự tạo thành cái phóng vọt nhìn ra đã thành có không có sắc, có trong có ngoài, có khổ có vui, có sống có chết. Thế là vì tâm hướng ngoại mà tạo thành đà hấp dẫn theo sinh tử luân hồi.
 
Thầy thuốc là con đẻ của bệnh nhân, chúng sinh là mẹ đẻ ra ông Phật. Vì có bệnh nên mới có nghiên cứu chế ra thuốc chữa. Vì có hướng ngoại tạo thành ưu bi khổ não, trì kéo hấp dẫn, sinh tử luân hồi, và ai ai cũng rập khuôn giống hệt như nhau một kiểu, mà lại còn có người đổ cho trời khiến, hay tự nhiên, nên nhà Phật mới lập ra từ danh từ chánh điên đảo.
 
Đã có bị đau khổ hệ lụy vì hướng ngoại mà có tên là chánh điên đảo. Nay nếu muốn chữa lại bệnh khổ đau hệ lụy này, tất không thể không kiến lập phép hướng nội, mà lập thành danh từ “Chánh Biến Tri”. Cho nên tu hành chẳng qua là một thứ y đạo siêu đẳng, chỉ vì truyền nối nhiều đời mà hóa ra một việc làm không hiện thiện, không thể thực hiện.
 
Có ai ngờ khi tinh thần của chúng ta xoay theo chiều hướng ngoại thì ý niệm về Tôi càng được thắt chặt để cái Tôi trở thành trên hết. Từ đây cái Tôi trở thành một dụng cụ chứa đựng rồi theo đó tất cả những vọng niệm, những bóng dáng của trần cảnh đều được thu vào, cấu kết lẫn nhau, mắc liền với xác thân một cách vô cùng chặt chẽ, càng ngày càng thu nhập đầy nhóc.

Lại còn có cách lưu truyền từ muôn đời lũy kiếp đến bây giờ để trở thành một bài toán cộng vĩ đại, và có khả năng hoạt động ngoài ý muốn của ta. Không những thế thôi, mà còn gây thêm hệ lụy cho thân xác một cách vô cùng khít khao tế nhị mà trên đời không mấy kẻ ngờ. Chính vì nó mà tế bào trong thân này xảy ra phát triển theo chiều hướng mất chánh thường để tạo thành bịnh ung thư (nham, cancer) là cho giới Y khoa ngày nay phải bó tay kinh khiểp. Qúa quắt hơn nữa, tất cả những tôn giáo tín ngưỡng, qủy thần oai quyền, chủ nghĩa, chính sách, nó đều có thể đẻ ra được hết.
 
Vì thế nên khi xoay chiều hướng nội, tất cả 6 căn đều chú ý xoay trở vào thì trước nhất cái Tôi bắt đầu chuyển mình rạn nứt để đi đến một mức độ vỡ tung và tất cả khối vọng tâm hoạt động ồn ào cũng theo đó mà bắt đầu bị phân hóa, để lần lượt đi đến ổn định, trả cuộc sống con người về với tự nhiên một cách tự nhiên như nhiên. Do đó nên trong làng hướng nội hạ thủ công phu có những trường hợp bịnh ung thư được chữa khỏi.

Về điểm này mong rằng các nhà khoa học kỹ thuật vật chất, cũng như Y khoa ngay nay nên bình tâm mà kiểm nghiệm. Có một điều ta cần nhớ về pháp hướng ngoại chánh điên đảo của chúng sinh, nó khít khao tế nhị hệt như tự nhiên. Cho nên nói đến phép hướng nội để trở thành chánh biến tri cũng phải khít khao tế nhị như thế, thì thuốc với bệnh mới cân xứng, mới có khả năng đón đầu bịnh.

Về điểm này nếu ta có chút sơ hở là bệnh cũng the đó có thể lọt kẻ, làm cho thuốc sẽ trở thành không công hiệu. Như thế đủ biết nhập lưu hướng nội qủa là công cụ sắc bén nhưng cũng phải biết áp dụng mới hẳn là món thuốc hay. Nếu không thì khi một niệm không sanh sẽ là chìm vào nước chết, chớ không phải là toàn thể hiện, và nước cực lạc ta xây dựng chẳng qua chỉ là một thứ sự nghiệp nương nhờ đất đai của ông hỗn độn vô ký mà thôi. Không gian nay không khỏi có nhiều mây mù tuyết phủ!

4. DÙNG NHIỆM NHIẾP NIỆM:
 
Thế nào là dùng niệm nhiếp niệm?
 
Như đã nói từ trước, khối vọng tâm trong mỗi người có vô số chủng loại, vô số hình thức nếu ta không có cách biến hóa và thanh lọc nó thì tâm ta không bao giờ trở về với thanh tịnh sáng sạch. Nhưng đặc tính của nó đã là vọng nên khi gặp vọng nó sẽ ráp vào. Do đó ta có thể chế tạo một hình thức niệm bền bỉ cố định, cho chúng nó làm trụ cốt, bâu rúc vào thành một khối, rồi ta sẽ hóa nó chứ không chỏi ngược với chúng nó. Vì thế nên ta phải tạo ra một thứ niệm thuần nhất hơn, tươi đẹp hơn, êm ả hơn.
 
Thí dụ như: dùng câu A DI ĐÀ PHẬT hoặc DƯỢC SƯ NHƯ LAI hay QUAN ÂM NHƯ LAI hay 1, 2, 3, 4 gì cũng được. Nhưng câu có ý nghĩa như câu A DI ĐÀ PHẬT vẫn có giá trị sâu xa hơn. Trong khi áp dụng công cụ này là phải theo hình thức tĩnh tọa đóng hết 6 căn, không dùng chuỗi, mắt không mở, miệng không động, chỉ ghi nhớ mặc niệm một câu như A DI ĐÀ PHẬT chẳng hạn. Cứ mặc niệm đều đều không gấp không hưỡn, đồng thời soi trở vào trong thân một cách tỉnh táo tìm lấy tướng của làn sóng động niệm.

Nếu tìm chưa thấy thì phải tìm cho kỳ được cho đến bao giờ thấy. Đến đó thì tất cả đám lao xao trong thân đều qui tụ về một niệm. Như thế là ta đã biết dùng công cụ này rồi đó. Công cụ này là một pháp vô cùng đắc lực, là vua của tất cả pháp tham thoại đầu khác. Độc giả nên tỉ mỉ nhận định hầu áp dụng được hết khả năng, để đạt đến mức thẳng tắc chính xác.

5. DÙNG NIỆM HÓA NIỆM
 
Thế nào là dùng niệm hóa niệm?
 
Trước kia đã kiến lập khái niệm về thân giác, giờ đây dùng thân giác để tạo thành một ý niệm “nghi tình” hầu đối lập giao lưu với vọng niệm đã phân hóa và giải tán tựa như dùng chất hóa học để phân hóa các vật chất. Hai chữ “nghi tình” không có nghĩa là hoài nghi hay nghi ngờ, mà có nghĩa tình bị nhưng hóa trong đó bao hàm tác dụng thú vị, thanh lương an lạctrí tuệ, như màn mây được vén, như tối gặp sáng ra.

Nó có khả không tài nào gỡ được. Do đó ta có thể dùng nó để biến hóa cái nhứt niệm trước kia, ta dùng quy tụ muôn niệm, cho cùng với nước tâm được hòa đồng trong suốt tựa như biển lặng sóng yên, chỉ có một màu trời nước, mặt biển lắng trông không còn lờ mờ vẫn đục nữa. Áp dụng công cụ này trong việc thanh lọc vọng tâm, nó cũng tựa như đánh phèn để lóng nước, không bắt buộc nhứt luật phải dừng liền theo với công cụ dùng niệm nhiếp niệm mà ta có thể dùng nó đơn độc trong những trường hợp vọng niệm chưa đến nỗi như sóng dậy ba đào, cứ áp dụng thẳng vào là có kết qủa. Sau này đến phần kỹ thuật sẽ giải thích tường tận hơn.

6. DÙNG GIÁC CHIẾU PHÁ VI TẾ VỌNG:
 
Thế nào là dùng giác chiếu phá vi tế vọng? 
 
Nếu khi ta tịnh tọa đã đến mức tương đối thuần thục, khối vọng niệm trong thân không còn hùng dũng ba đào nữa, thì phép dùng niệm để nhiếp niệm hết cần. Tiến xa chút nữa nếu khối vọng niệm không còn hết đoàn lao xao thì phép dùng thân giác nghi tình, lấy niệm hóa niệm cũng không còn cần nữa. Nên chỉ khi vọng niệm chỉ còn thỉnh thoảng lẻ tẻ, chi li, nho nhặt chớp nhoáng lơ tơ mơ, không còn rõ là thứ hình thức gì, chỉ như cụm sương mù thưa thớt, thì ta chỉ cần tịnh tọa, nhắm khít con mắt thịt lại mà con mắt tâm phải mở bét thật tỉnh táorõ ràng để hồi quang phản chiếu đến tận đáy của vọng niệm vi tế, thì đám sương mù lập tức tan đi. Thế gọi là dùng giác chiếu phá vi tế vọng.

HẾT PHẦN HAI
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8683)
Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác.
(Xem: 9126)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 10047)
pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha.
(Xem: 10231)
Sau khi thành đạo, Đức Phật Thích Ca đã thấu suốt cội nguồn pháp giới trong vũ trụ. Ngài đã nhìn thấy rõ mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì mê muội mà chưa nhận được.
(Xem: 11084)
A Di Đà Phật, danh hiệu này là vạn đức hồng danh, tại sao vậy? Danh hiệu này là danh hiệu của tự tánh, là danh hiệu của tánh đức.
(Xem: 9056)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng ThọKinh Đại Tập là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này.
(Xem: 9523)
Pháp môn niệm Phật từ trước đến nay được phổ biến rộng rãi, hàng Phật tử đều có thể ứng dụng thực hành và đã chứng nghiệman lạc, lợi ích từ câu Phật hiệu.
(Xem: 8050)
Một trong những duyên khởi đưa tôi tới sự học hỏi pháp môn Tịnh Độ là lần đi cúng thất đầu tiên của bác tôi
(Xem: 9326)
Trong Phật giáo, niệm là một thuộc tính của tâm, gọi là tâm sở pháp
(Xem: 11337)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8720)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9090)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 17517)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 12209)
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký, Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện, Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(Xem: 26148)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 9564)
Pháp môn Tịnh Độcon đường chính yếu dẫn chúng sanh thời nay thoát sanh tử, là chiếc thuyền vững chắc đưa mọi người vượt thẳng qua năm đường.
(Xem: 9436)
Quả thật là có một cõi như thế, gọi là cõi Tịnh Độ Hiện Tiền. Cõi ấy không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian...
(Xem: 10002)
Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dể tu, dể chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng...
(Xem: 11388)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 9732)
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát giảng; Bồ Tát giới đệ tử Thường Nhiếp kết tập; Cư Sĩ Như Hòa dịch Việt
(Xem: 10273)
Quyển sách này là một phần trong bộ sách Niệm Phật Pháp Yếu do Cư sĩ Mao Dịch Viên tuyển tập... Thích Minh Thành dịch
(Xem: 13705)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 16011)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15640)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18677)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19111)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18937)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 13872)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19225)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 11739)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23210)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19285)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 18352)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 8735)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 27118)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 20002)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15329)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15530)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26858)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 16419)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19453)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19820)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19971)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18660)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 32544)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 20306)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 45983)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 6892)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22773)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 24412)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39302)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 20572)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19925)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 40830)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 18669)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 18493)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
(Xem: 9216)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm
(Xem: 14237)
Không thể không phản tỉnh, không thể không kiểm thảo, hay nói cách khác, nhất định phải tìm lỗi lầm của chính mình, phải tìm tâm bệnh của chính mình.
(Xem: 18214)
Vận mạng từ do đâu mà có? Do đời trước tu mà được, trên thực tế mỗi ngày vận mạng của chúng ta cũng đang có sự tăng giảm, thêm bớt.
(Xem: 17699)
Thân thểảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant