Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Quyển Thứ 18

05 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4115)
Quyển Thứ 18

THÀNH THẬT LUẬN 
Ngài HA-LÊ BẠT-MA tạo
Đời Diêu Tần Ngài TAM TẠNG CỰU MA LA THẬP dịch sang Hán Văn
Dịch giả: Tỳ-kheo THÍCH TRÍ-NGHIÊM

 

QUYỂN THỨ 18 

 

PHẨM THIỆN-GIÁC THỨ 183

Xuất-giác: Là tâm ưa xa lìa, như lìa ngũ-dục và hai cõi sắc, vô-sắc. Ưa vui xa lìa nên gọi Xuất-giác. Vì ưa vui Xa lìa nầy là không khổ mà tùy theo tham đắm mới có các khổ, không tham đắm thời vui. Với trong các giác, hai món giác vui là: Vô-sân-giác và vô-não-giác. Tại vì sao? Vì hai giác nầy gọi là an-ẩn giác. Như trong phẩm Như-Lai nói: “Đức Như-Lai thường có hai món giác hiện-tiền là an-ẩn-giác và viễn-ly-giác”. An-ẩn-giác tức món giác bất sân não. Viễn-ly-giác tức là giác xuất. Lại nghĩ ba giác nầy thời phước tăng-trưởng; cũng năng thành Định tâm, và tâm được thanh-tịnh. Lại nghĩ ba giác nầy có thể ngăn các trói buộc, vì dứt các trói nên mau chứng được Đoạn Diệt. Lại hành-giả vì ưa xa lìa với nhóm họp được nhiều pháp lành, nên có thể mau được giải thoát. Tám bực đại nhân giác: Trong Phật-Pháp, nếu kẻ thiểu dục mới năng được lợi ích, chứ chẳng phải kẻ đa-dục: Kẻ tri-túc, kẻ xa lìa, kẻ tinh tiến, kẻ chính nhớ, kẻ định tâm, kẻ trí-huệ, và kẻ không hí-luận. Đấy gọi là tám. Thiểu dục mà gọi là hạnh vì muốn tu Đạo nên phải muốn vật cần dùng, nhưng chẳng nên cầu nhiều vật thừa không dùng, gọi là thiểu dục. Tri túc: Có người hoặc vì nhân-duyên, hoặc vì trì-giới, hoặc muốn người khiến người khác tâm chẳng cho là đủ. Nếu có người lấy ít tâm cho là đủ, đấy gọi là tri-túc. Có người tuy lấy ít vật mà tìm thứ tốt, đấy là thiểu dục mà chẳng phải là tri túc vậy. Nếu lấy vừa được ít vật, gọi là tri túc.

Hỏi: Nếu lấy vật cần dùng gọi là thiểu dục, thời tất cả chúng-sinh đều được gọi thiểu dục. Vì nó đều lấy vật cần dùng cho nó vậy?

Đáp: Hành-giả chẳng đem lòng tham đắm mà lấy, chỉ vì dùng mới lấy nên chẳng lấy nhiều chẳng như người đời vì trang điểm, tiếng khen, thường lấy mà lấy nhiều.

Hỏi: Hành-giả vì sao phải thiểu dục và tri túc?

Đáp: Với trong việc giữ-gìn thảy thấy có tội lỗi. Lại chứa mà không dùng tướng ngu si. Lại người xuất gia chẳng nên chứa đống đồng như người thế gian. Vì các lỗi ấy nên phải thiểu dục tri túc. Lại hành-giả, nếu chẳng thiểu dục tri túc thời lòng tham tăng dần; rồi vì của cải mà tìm cầu những vật chẳng đáng tìm cầu. Lại tham vui tài lợi trọn không yên ổn, vì quá tham đắm vậy. Lại người xuất gia nầy ưa tu hạnh xa lìa, mà vì tham lợi nên quên mất điều nên tu. Lại chẳng hay bỏ các phiền não được. Tại vì sao? Vì ngoại vật còn chẳng bỏ được huống là nội pháp ư? Lại thấy lợi dưỡng là nhân suy não, như mưa đá hại lúa mạ. Vậy nên tu tập thiểu dục tri túc. Lại thấy nhận của tín thí khó đền ơn, như mắc nợ chẳng hoàn vốn, về sau phải chịu khổ não. Lại thấy lợi dưỡng là vật bỏ của Đức Phật và người lành. Như Phật nói: Ta chẳng gần lợi dưỡng, lợi dưỡng đừng gần ta. Lại hành giả đầy đủ pháp lành, nên bỏ lợi dưỡng. Như Đức Phật nói: “Chư Thiên hãy chẳng năng được vui xuất, vui ly, vui tịch diệt và vui chân trí như Ta đã được”. Vậy nên bỏ lợi dưỡng. Lại như ngài Xá-Lợi-Phất nói: “Tôi khéo tu vô tướng, trì không tam muội quán tất cả muôn vật bên ngoài, coi như đồ đàm mũi khạc ra”. Lại hành-giả chẳng thấy kẻ nào thọ dục có nhàm đủ như uống nước mặn không trừ khát được. Vậy nên siêng cầu trí-huệ mới là đầy đủ. Lại thấy những kẻ đa dục thường phát nguyện cầu, muốn cầu nhiều mà được ít, nên thường bị khổ. Lại thấy những kẻ hành khất, bị người khinh hèn chẳng chút cung kính như người thiểu dục. Lại người xuất gia mà đa cầu là việc rất chẳng nên làm, mà người ta cho chẳng lấy mới là đúng lẽ phải. Vậy nên cần phải tu hạnh thiểu dục tri túc.

Viễn ly: Như đối với những người tại-gia xuất-gia tu thân xa lìa; với các phiền não tu tâm xa lìa. Đấy gọi là viễn-ly.

Hỏi: Hành-giả tại sao phải xa-lìa?

Đáp: Các người xuất-gia tuy chưa đắc-Đạo lấy xa lìa làm vui. Ở trong các chỗ người thế-gian, nơi nữ-sắc, chỗ ồn ào quyết không thể an vui được. Lại nếu xa lìa thời tâm dễ vắng lặng, như nước chẳng bị quậy, tự-nhiên lắng trong. Nên tu xa-lìa; Lại pháp xa lìa nầy đã được các Đức Phật nhiều như cát sông Hằng ngợi khen. Tại sao biết được? là Phật thấy Tỳ-kheo ngồi thiền-định gần nơi xóm làng thời lòng Ngài chẳng vui; mà thấy Tỳ-kheo nằm ngủ ở chỗ trống vắng thời Ngài lại mừng. Tại vì sao? Vì ngồi Thiền gần xóm bị nhiều các nhân-duyên làm tán-loạn Định tâm, khiến cho nên được chẳng loạn, đáng chứng chẳng chứng; Chứ nằm ngủ chỗ vắng tuy có chút biếng-nhác, nhưng nếu thức dậy cầu vào Định thời thu nhiếp được tâm tán-loạn. Nhiếp tâm là năng được giải thoát. Lại bởi chấp lấy tướng nên mới khởi tham thảy các phiền não; chứ chỗ trống vắng không có sắc thảy các tướng là phiền não dễ dứt, như lửa không củi, thời tự nhiên tắt mất. Lại trong kinh nói: “Nếu Tỳ-kheo ưa ở với chúng đông; ưa nói những lời xen tạp; chẳng rời chúng thời hãy chẳng giải thoát được duyên ân-ái, huống là năng được bất-hoại giải thoát”. Mà kẻ tu hạnh xa lìa thời chắc chứng được cả hai. Lại như đèn lìa gió thời năng soi sáng. Hành-giả cũng như vậy, nhờ tu hạnh xa lìa nên năng mau được chân-trí.

Tinh-tiến: Hành-giả, nếu tu chính cần, dứt pháp bất-thiện, tu nhóm thiện pháp. Trong ấy siêng năng tu nên gọi là tinh-tiến. Như vậy thời năng được lợi Phật-Pháp. Tại vì sao? Vì nhóm họp pháp lành ngày ngày tăng trưởng như hoa sen đỏ sen trắng thảy tùy theo nước mà tăng trưởng dần lên. Còn kẻ hành giả biếng nhác như khúc chầy gỗ từ khi thành đến nay, ngày ngày mòn mõi dần đến hết. Lại kẻ tinh tiến, vì được lợi ích nên tâm thường vui mừng; còn người biếng khác bị ác che tâm hằng ôm khổ não. Lại kẻ tinh tiến với trong từng niệm pháp lành tăng trưởng thường xuyên không có giảm bớt. Lại thâm tu tinh-tiến được chỗ hơn hết là Đạo của các Đức Phật. Như trong kinh Phật bảo A-Nan rằng thâm tu tinh-tiến năng đến Phật Đạo. Lại kẻ tinh-tiến dễ được định tâm. Lại kể độn căn mà tinh-tiến tuy tuy còn ở trong sinh tử mà mau được giải thoát; còn người lợi cănbiếng nhác thời chẳng hay được. Lại có bao nhiêu lợi ích đời nay, đời sau, thế-gian, xuất thế-gian đều nhờ tinh-tiến. Trái lại tất cả thế-gian có bao nhiêu sự suy não đều bởi biếng nhác. Như vậy thấy lỗi biếng nhác, lợi ích tinh tiến, nên phải nghĩ nhớ tinh tiến.

Chính nhớ: Thường đối trong: thân, thọ, tâm và pháp tu chính an nhớ.

Hỏi: Nhớ bốn pháp nầy được những lợi ích gì?

Đáp: Pháp ác bất thiện chẳng đến chun vào tâm, như khép giữ đề phòng thời đứa khác chẳng vào được. Lại như bình đầy thời nước chẳng vào nữa được. Như vậy người nầy pháp lành đầy nhẫy nên chẳng dung các điều ác. Lại nếu tu chính nhớ nầy thời tất cả pháp lành nghiệp vào trong phần giải thoát như uống nước biển là uống đủ các nguồn, vì tất cả nguồn đều chảy vào biển cả. Lại tu chính nhớ nầy gọi là an trụ chỗ hành xứ tự tại; phiền não ma dân không thể phá hoại được, như ví dụ chim ưng chim đát. Lại người này tâm đã an trụ khó động như động như chiếc bình tròn đã để vào đai. Lại người nầy chẳng bao lâu sẽ được lợi ích, như trong kinh Tỳ-kheo-ni nói: “Các Tỳ-kheo-ni hỏi Ngài A-Nan rằng: Thưa Đại Đức! Bọn chúng tôi khéo tu niệm xứ, biết khác hơn trước kia? A-Nan bảo: Khéo tu pháp ấy lẽ là vậy”. Định tâm: Nếu tu tập định tâm được lợi ích mầu nhiệm. Như trong kinh nói: “Kẻ tu định tâm năng như thật biết”. Lại vì người nầy thân được pháp hơn người nghĩa là thân mình phun ra nước lửa, bay đi tự do thảy. Lại người nầy được vui, cho đến Chư ThiênPhạm Vương thảy không thể nào bằng được. Lại người nầy là kẻ làm việc đáng làm, việc chẳng nên làm thời chẳng cần làm vậy. Lại khéo tu tập Định thiện pháp thường tăng. Lại kẻ tu tập Định, về sau tâm chẳng ăn năn; người nầy gọi là được quả xuất-gia. Cũng gọi là kẻ thuận theo lời Phật dạy, chứ chẳng như những người lương lãnh của tín thí cúng dường. Người nầy năng trả ơn cho kẻ thí phước, người khác chẳng năng trả được. Lại pháp định tâm nầy được các Đức Phật và Hiền-Thánh đều gần gũi; lại năng kham thọ tất cả pháp lành. Lại nếu Định tâm được thành tựu thời chứng Thánh Đạo, mà chẳng thành thời sinh về Tịnh thiên là hai cõi Sắc và Vô-sắc. Tại vì sao? Vì tu bố thí thảy chẳng thể được. Việc như vầy là năng rốt ráo chẳng gây ác. Như trong kinh nói: “ Nếu đứa nít tu tập lòng Từ từ lúc còn nhỏ bé, về sau có thể khởi lòng ác nghĩ việc ác chăng? Bạch Đức Thế Tôn! Không thể vậy”. Đấy đều là Định-lực. Lại Định tâm gọi là nhân chân trí-huệ mới có thể diệt hết các hành nghiệp. Các hành hết nên các khổ não cũng diệt hết. Lại hành-giả nầy đối với việc tất cả thế-gian và xuất thế-gian khởi nghĩ tức làm xong chẳng nhọc gia công; còn các người khác hãy chẳng năng phát tâm lường chỗ sở đắc của kẻ kia nên mới nói Định tâm năng được lợi ích.

Trí-huệ: Kẻ trí giả trong tâm chẳng sinh phiền não, nếu sinh liền diệt, như một giọt nước rơi trên tấm sắt nóng. Lại tâm kẻ tréi chẳng khởi các tướng; nếu khởi liền diệt, như sương trên cành liễu, gặp ánh nắng liền khô. Lại nếu có trí nhãn năng xem Phật-Pháp, như người có mắt ban ngày dùng được. Lại kẻ trí gọi là được phần Phật-Pháp, như chính là con thời được hưởng phần của cha mẹ. Lại trí huệ nói là có mạng sống kỳ dư là kẻ chết. Lại kẻ trí huệ gọi chân đạo nhân, vì năng biết Đạo vậy. Lại kẻ trí biết ý vị Phật Pháp, như căn lưỡi chẳng hư có thể phân biệt năm vị. Lại kẻ trí-huệ với trong Phật-Pháp tâm Định chẳng động, in như núi đá gió chẳng động được. Lại kẻ trí-huệ gọi là Tín, vì tự được bốn pháp tin mà chẳng theo kẻ khác mới được. Lại được Thánh huệ căn gọi đệ-tử Phật, kỳ dư là ngoại phàm phu. Nên mới nói trí-năng được lợi ích. Vô hí luận: như lối nghị luận nhất, dị goi là hí-luận. Như A-Nan hỏi Xá-Lợi-Phất rằng: “Nếu lục-xúc-nhập, ly dục diệt hết, lai có còn thừa ư? Xá-Lợi-Phất.

Đáp: Nếu lục-xúc nhập ly dục diệt hết rồi mà nếu có thừa là điều bất khả luận mà người luận ư?” Hoặc luận: Không có, cũng có, cũng không, chẳng phải có, chẳng phải không hỏi đáp cũng như vậy.

Hỏi: Việc áy vì sao bất khả luận?

Đáp: Hỏi nầy là hỏi pháp thật ngã, hoặc nhất hoặc dị, vậy nên chẳng đáp, vì ngã không quyết định. Chỉ trong ngũ ấm giả thi thiết danh tự mà nói đó thôi. Nếu lấy có, không mà đáp, tức là đọa về đoạn, thường. Nếu đem pháp nhân-duyên mà luận nói ngã thời chẳng phải là hí luận. Lại nếu người nhận thấy chúng-sinh trống không, pháp trống không, thời không hí luận. Nên nói kẻ không hí luận mới được lợi ích Phật-Pháp. Đấy gọi là đầy đủ thiện giác.


PHẨM SAU NĂM ĐỊNH-CỤ THỨ 184

7- ĐẦY ĐỦ THIỆN-TÍN-GIẢI: Nghĩa là như kẻ hành-giả có thể ưa thích Nê-Hoàn mà ghét ớn sinh tử gọi là “Thiện-tín-giải”. Tín-giải như thế chóng được giải thoát. Lại kẻ vui Nê-Hoàn tâm không đắm gì cả. Lại vui Nê-Hoàn thời không sợ hãi. Tại vì sao? Vì nếu là phàm phu mà tâm nghĩ Nê-Hoàn liền sinh kinh sợ “ngã” sẽ mất hẳn.

Hỏi: Do nhân-duyên gì mà tín-giải Nê-Hoàn?

Đáp: Hành-giả nhận thấy thế-gian vô thường, khổ, không, vô-ngã thời đối với Nê-Hoàn sinh tưởng tịch-diệt. Lại người nầy bản tính phiền não nhẹ yếu, nghe nói Nê-Hoàn thời lòng tin vui mừng. Lại hoặc theo vị thiện-sư, hoặc đọc kinh sách, nghe sinh tử tội lỗi. Như vô-thủy kinh và ngũ-thiên sứ-giả thảy các kinh nói thời nhàm lìa sinh tử tin vui Nê-Hoàn.

8- ĐỦ HÀNH-GIẢ PHẦN: Như trong kinh nói có năm hành-giả phần: một có tin, hai tâm chẳng dua dọc, ba ít bệnh, bốn tinh-tiến và năm trí-huệ. Có tin: là tâm đối với Tam-bảo và tứ-đế không nghi hối. Không nghi hối nên mau được thành Định. Lại kẻ có lòng tin nhiều vui vẻ nên chóng được thành Định. Lại kẻ có tin, tâm điều hòa dễ thu nhiếp nên chóng được Định.

Hỏi: Nếu do Định sinh huệ sau năng dứt nghi. Nay sao trước Định rồi mới nói không nghi?

Đáp: Vì nhờ đa-văn nên mới dứt nghi chứ chẳng phải được Định. Lại sinh vào nhà rất có lòng tin; hoặc cùng làm việc với những kẻ có lòng tin nên thường tu lòng tin, tuy chưa được Định, nhưng chẳng sinh nghi. Những kẻ như thế thảy. Chẳng dua dọc: là đem tâm chất-trực, không điều che giấu, thế là dễ độ, như người thầy thuốc nói thật đủ bệnh trạng thời dễ cứu chữa, ít bệnh: Có thể đầu đêm cuối đêm tinh-tiến chẳng dứt. Nếu người tật bệnh thời trở ngại sự hành-đạo. Tinh-Tiến: Vì cầu đạo nên thường siêng-năng tinh-tiến, như dùi cây để lấy lửa mà chẳng nghỉ thời chóng được lửa. Trí-huệ: Nhờ có trí-huệ nên được quả tứ-sự chỗ gọi Thánh-Đạo.

Hỏi: Pháp niệm-xứ thảy cũng là hành-giả-phần, tại sao chỉ nói năm pháp nầy?

Đáp: Tuy đều là phần, mà pháp nầy rất hơn, nên hành-giả phải cần dùng, vậy nên nói riêng. Cũng lìa tất cả ác, nhóm tất cả thiện, nên gọi hành-giả-phần, như trong kinh cù-ni-sa nói.

9- ĐỦ CHỖ GIẢI THOÁT: Là năm chỗ giải-thoát-xứ: một là như Phật và những vị Tỳ-kheo tôn thắng vị đó nói pháp, theo kia được nghe; riêng có năng tính thông đạt ngôn ngữ nghĩa-lý. Nhờ thông đạt ấy nên sinh tâm vui mừng. Vui mừng thời thân khoái; khoan khoái thời thọ vui. Mà thọ vui là tâm được thu nhiếp. Đấy là chỗ giải thoát đầu tiên. Hành-giả an trụ chỗ giải thoát nầy nên nhớ nghĩ mạnh mẽ thời tâm nhiếp định, các lậu được diệt hết, chắc chứng được Nê-Hoàn. Hai là siêng đọc tụng kinh điển. Ba là vì kẻ khác nói pháp. Bốn là ngồi riêng một chỗ suy nghĩ các pháp. Năm là lấy Định tướng là chín tướng thảy đều như trên đã nói.

Hỏi: Phật và Tỳ-kheo tôn thắng vì sao nói pháp cho hành-giả nầy?

Đáp: Vì kham thọ pháp năng được đại lợi, vậy nên vì nói. Lại Tỳ-kheo nầy nhờ Phật xuất gia các căn thuần thục, nên vì nói pháp. Còn tôn thắng Tỳ-kheo vì chỗ đồng nghiệp nên nói cho nhau. Lại kẻ hành giả nầy cần phải nghe pháp, vậy nên vì nói. Lại người nầy có các công-đức tịnh giới thảy đã thành tựu in như bát lành kham đựng đầy tràn, nên vì nói pháp. Đấy gọi ba huệ: thông đạt ngôn ngữ là đa-văn huệ; thông đạt nghĩa lýtư duy huệ. Do đạt hai huệ trên năng sinh tâm mừng, cho đến nhiếp tâm sinh như thật trí, đấy gọi là tu huệ. Ba huệ nầy có ba món quả là chán, lìa là giải thoát. Lại nữa, nghe pháp, đọc tụng, vì người nói pháp là đa-văn huệ; nghĩ lường các pháp là tư duy huệ; khéo lấy định tướngtu huệ.

Hỏi: Tâm giải thoát và hết lậu hai pháp ấy có sai khác chi không?

Đáp: Dùng định ngăn phiền não nên nói tâm giải thoát; dứt hẳn phiền não mới nói lậu hết.

Hỏi: Như tu pháp trì-giới thảy cũng là chỗ giải thoát như nói trì-giới thời tâm chẳng hối; tâm chẳng hối thời vui thảy. Hoặc nhờ thí thảy cũng được giải thoát. Mà tại sao chỉ nói năm pháp nầy ư?

Đáp: Vì thắng nên được nói riêng.

Hỏi: Pháp nầy có gì mà không thắng?

Đáp: Là cận-nhân giải thoát; giới thảy vì viễn-nhân nên chẳng nói.

Hỏi: Làm sao biết được là cận nhân?

Đáp: Hành-giả nghe pháp biết ấm, giới, nhập thảy chỉ các pháp hòa hợp, trong ấy vì không ngã, là đã phá giả-danh. Phá giả-danh là phá giải thoát, nên mới gọi đấy là cận nhân. Lại trong kinh nói: “Công đức đa văn là chẳng theo kẻ khác cầu nghe Pháp, tâm dễ thu nhiếp thảy”. Cũng do đấy nên biết là cận. Lại Phật Pháp có đại công-đức năng diệt phiền não, đến Nê-Hoàn thảy. Với trong pháp tịch-diệt nầy, hoặc nghe hoặc tụng hoặc tự suy nghĩ thời chóng được giải thoát. Nên gọi cận nhân. Lại thí được đại phú, trì giới được tôn quý, đa văn được trí. .Nhờ trí-huệ nên được diệt hết các lậu, chứ chẳng nhờ phú quí. Nên biết cận nhân. Lại Xá-Lợi-Phất thảy được tôn xưng là bực đại-trí, đều do đa văn.

Hỏi: Nếu nhờ đa văn tâm dễ nhiếp ấy. Tại sao A-Nan cả đêm đều chẳng được giải thoát?

Đáp: Chiếc đầu A-Nan chưa đến gối đã được giải thoát. Vậy nên thường ở trong pháp hiếm có, nói sao chẳng chóng? Lại A-Nan ở trong đêm ấy tinh tiến có chút lỗi, vì quá mõi mệt nên chẳng được giải thoát. Lại A-Nan tự thề: Tôi với trong đêm nay quyết được hết lậu. Cũng như Đức Bồ-Tát tự thề ở chốn đạo tràng. Thử hỏi ai có sức nầy? Kẻ mà như A-Nan đều là nhờ sức đa-văn.

10- KHÔNG BỊ CHƯỚNG NGẠI: Chỗ gọi ba chướng: nghiệp chướng, báo chướng, và phiền não chướng. Nếu không có ba món ngăn che nầy thời chẳng đọa chỗ nạn. Nếu lìa được các nạn là kham thọ đạo pháp. Lại người ấy gọi là đầy đủ tứ luân là: cõi nước tốt đẹp, nương ở người lành, tự phát chính nguyện và phước đức đời trước. Lại năng thành tựu bốn phần Tu-Đà-Hoàn là phần gần gũi người lành, ưa nghe chính pháp, chính tự nghĩ nhớ và năng hành theo pháp. Lại năng rồi bỏ tham thảy ba pháp, như trong kinh nói: “Chẳng dứt ba pháp thời chẳng qua được già, đau và chết”.

11- CHẲNG CHẤP MẮC: Là chẳng mắc bờ bên này, chẳng mắc bờ bên kia, chẳng chìm giữa dòng, chẳng vọt lên đất bằng chẳng bị người vớt lấy, và kẻ phi-nhân bắt lấy, chẳng vào giữa dòng nước xoáy, chẳng tự mục nát. Bờ bên này là nội lục nhập; bờ bên kia là ngoại lục nhập; giữa dòng là tham mừng; đất bằng là ngã mạn; người lấy là hòa h ợp với kẻ tại-gia xuất-gia; phi nhân bắt lấy là trì giới được sinh lên trời; dòng xoáy là phá giới; mục nát là phá trọng cấm. Nếu người đối với nội nhập chấp ngã, tức với ngoại nhập sinh tâm ngã sở. Do nội nhập kia sinh tham mừng nên mới chìm đắm trong ấy. Cũng do đấy sinh ngã mạn. Tại vì sao. Nếu người đắm chấp thân thọ lãnh có vui, nên người đến khinh hủy thời sinh kiêu mạn. Như vậy vì ngã và ngã sở tham mừng, ngã-mạn loạn tâm, nên mới gây thành các việc khác.

Hỏi: Trong dụ này lấy gì làm nước, nếu lấy bát Thánh Đạo làm nước, thời chẳng nên lấy nội ngoại lục nhập làm bờ, tham mừng thảy làm giữa dòng cũng chẳng nên có dòng xoáy, mục nát. Nếu lấy tham ái làm nước, lẽ đâu theo đấy được đến Nê-Hoàn?

Đáp: Lấy bát-thánh-đạo làm nước. Thí dụ bất tất khiến cho giống hệt nhau hết. Như cây này lìa tám nạn quyết trôi đến biển cả. Tỳ-kheo cũng vậy, lìa các dòng, nạn, thời theo nước bát-thánh-đạo trôi vào Nê-Hoàn. Như nói sữa trắng như vỏ sò, chỉ lấy sắc của sò mà chẳng lấy cứng mềm; cũng như nói mặt như mặt trăng, chỉ lấy đầy đặn mà chẳng lấy hình vậy. Lại hành-giả ra khỏi thánh đạo rồi, lại mắt nội ngoại nhập, thời chẳng bằng cây này ở giữa dòng nước mắc bờ bên này bờ bên kiamục nát thảy. Lại có ông Luận sư nói: “Như nước sông Hằng quyết chảy đến đại hải. Như vậy bát-thánh-đạo chắc đến Nê-Hoàn”. Nên mới lấy làm dụ.

Như vậy lược nói mười một Định-Cụ. Nếu có pháp này tự nhiên được Định.


PHẨM XUẤT NHẬP TỨC THỨ 185

A-Na-Ba-Na tức hơi thở, có mười sáu hạnh tất cả: là nghĩ nhớ ra vào hoặc dài hoặc ngắn. Nghĩ thở khắp thân: trừ các thân hành, giác hỷ, giác lạc, giác tâm hành, trừ tâm hành. Nghĩ thở ra vào: giác tâm, khiến tâm mừng, khiến tâm nhiếp, khiến tâm giải thoát. Nghĩ thở ra vào: tùy vô thường, quán tùy đoạn, quán ly diệt. Cũng nghĩ thở ra vào hoặc dài hoặc ngắn.

Hỏi: Thở dài ngắn là thế nào?

Đáp: Như người trèo lên núi; hoặc gánh nặng bị mệt đừ nên hơi thở ngắn. Hành-giả cũng như vậy, còn ở trong thô-tâm bấy giờ là ngắn. Thô-tâm ấy chỗ gọi là tâm vội vả tán-loạn vậy. Thở dài là nếu hành-giả đã ở trong tế-tâm thời hơi thở dài. Tại vì sao? Vì tâm dịu nên nên hơi thở cũng tùy theo đấy mà dịu dàng dần; như tức người ấy quá mệt nghỉ nên thở cũng tùy mà dịu, bấy giờ thời hơi thở dài. Khắp thân Hành-giả vì tin và hiểu thân trống không nên thấy tất cả lỗ chân lông gió bay ra vào. Trừ-thân-hành: Hành-giả được lực cảnh giới, vì tâm yên ổn nên hơi thở thô diệt, bấy giờ hành-giả mới nhớ đủ chỗ trong thân. Giác hỷ: Là người ấy từ Định pháp nầy tâm rất sinh mừng, trước kia tuy có mừng nhưng chẳng bằng như giờ, bấy giờ gọi là giác hỷ. Giác lạc: Từ mừng sinh vui. Tại vì sao? Vì nếu tâm được mừng thời thân điều hòa thỏa thích; thân điều-thích là được vui khoái. Như trong kinh nói: tâm mừng nên thân khoái; thân khoái thời thọ vui..

Giác tâm hành: Hành-giả thấy tội lỗi của mừng, vì năng sinh tham. Tham là chỗ tâm đi, vì do tâm khởi thọ, nên trong thọ sinh tham, nên thấy thọ là chỗ tâm đi. Trừ-tâm-hành: Hành-giả thấy do thọ sinh lỗi tham, trừ diệt nên tâm yên ổn cũng trừ diệt thô thọ nữa, nên nói trừ tâm hành. Giác tâm: Hành-giả trừ thọ vị nên thấy tâm tịch diệt chẳng chìm chẳng động. Tâm này hoặc khi lặn chìm, bây giờ lại sinh mừng. Nếu tâm lại nổi động tức thì khiến nhiếp. Nếu lìa được hai pháp nầy, bấy giờ nên xả bình thường, nên mới nói khiến tâm giải thoát. Hành-giả như vậy tâm tịch định nên sinh vô thường hành. Nhờ vô thường hành mới dứt các phiền não, gọi là đoạn hành. Dứt phiền não nên tâm nhàm lìa gọi là ly hành. Vì tâm lìa nên được được tất cả diệt gọi là diệt-hành. Như vậy thứ lớp được giải thoát, nên mới gọi là mười sáu hạnh nhớ hơi thở ra vào.

Hỏi: Vì sao nhớ thở ra vào mà gọi là Thánh hạnh, Thiên hạnh, Phạm hanh, học hanh, vô học hạnh?

Đáp: Gió bay trong hư-không, tướng hư-không hay mau mở đem đường hoại-tướng; hoại-tướng tức là trống không không tức là Thánh-hạnh, nên gọi Thánh-hạnh. Vì muốn sinh về cõi tịch-thiên nên gọi Thiên-hạnh. Vì muốn đến tịch-diệt, nên gọi Phạm-hạnh. Vì muốn học pháp nên gọi là học-hạnh. Vì đã đến bực vô-học, nên gọi là vô-học-hạnh.

Hỏi: Như quán bất-tịnh rất nhàm lìa thân, chóng được giải thoát, chứ cần tu mười sáu pháp hạnh nầy làm chi ư?

Đáp: Tu bất-tịnh quán mà chưa làm dục tự ghét nhàm tâm thời sinh mê-muội, như uống thuốc quá phép thời lại gây thêm bệnh. Như vậy bất-tịnh ưa ghét nhàm. Như các Tỳ-kheo tu bất-tịnh quán bên bìa sông bạt-cầu-mạt, nên rất sinh ghét nhàm, bởi đó mà gây ra các việc như uống thuốc độc, nhào đầu xuống bực cao và tự sát thảy. Hạnh nầy chẳng có như vậy, năng được lìa dục mà chẳng sinh nhàm ghét, nên gọi là thắng. Lại hạnh nầy dễ được duyên tự thân, chứ bất-tịnh dễ mất. Lại hạnh nầy nhỏ nhiệm, vì năng tự hoại thân vậy, bất-tịnh-hạnh thô-kịch hoại cốt tướng khó. Lại hạnh nầy năng phá tất cả phiền não, bất-tịnh chỉ phá dâm-dục thôi. Tại vì sao? Vì tất cả phiền não vì vì bởi giác mà sinh; nhớ hơi thở ra vào vì dứt các giác vậy.

Hỏi: Thở ra vào là thuộc thân hay thuộc tâm?

Đáp: Cũng thuộc thân, cũng thuộc tâm. Tại vì sao? Vì ở trong thai không có, nên biết do thân, như đệ-tứ-thiền thảy, và những kẻ vô tâm không có nên biết do tâm.

Hỏi: Thở chẳng cố ý khởi, như nghĩ các việc khác. Hơi thởi thường ra vào, như món ăn vào bụng tự tiêu, như bóng tự di chuyển, chẳng phải người làm?

Đáp: Thở chẳng do cố ý khởi, chỉ do nhiều duyên hòa hợp mà khởi. Nếu có tâm thời có, mà không tâm là không, nên biết do tâm. Lại tùy theo tâm mà có sai khác: thô tâm thời ngắn, tế-tâm là dài. Lại thở ra vào còn do cõi do tâm: như còn tại cõi thở ra vào, cũng có cõi tâm thở ra vào, bấy giờ thời có thở ra vào. Cõi chỗ gọi cõi Dục và tam thiền. Nếu tại cõi thở ra vào, mà không cõi tâm thở ra vào và tại vô-tâm, bây giờ thời không có. Nếu tại cõi không thở ra vào bấy giờ cũng không có.

Hỏi: Khi khởi thở trước ra hay trước vào?

Đáp: Khi sinh trước ra, khi chết sau vào. Ra vào đệ-tứ-thiền cũng như vậy.

Hỏi: Nghĩ nhớ thở ra vào mà gọi đầy đủ là sao?

Đáp: Kẻ hành-giả nào, nếu được mười sáu hạnh nầy, bấy giờ gọi là đầy đủ. Có ông Luận sư nói: “Nhờ lấy sáu nhân-duyên nên gọi đầy đủ”. Chỗ gọi SỔ, TÙY, CHỈ, QUÁN, CHUYỂN và DUYÊN, THANH-TỊNH. SỔ: là đếm hơi thở ra vào từ một đếm mười. Đếm có ba lối: hoặc thường chừng, hoặc quá hơn, hoặc giảm bớt. Thường chừng: là mười thời đếm là mười. Quá hơn: là một đếm cho là mười. Giảm bớt: là đếm chín cho là mười. TÙY: là hành-giả theo dõi hơi thở ra vào. QUÁN: là hành-giả thấy hơi thở chạy luôn trong thân như chỉ luồn hạt châu. CHỈ: là khiến tâm đình trụ theo hơi thở ra vào. CHUYỂN: là chuyển thân. DUYÊN: tâm khiến thọ duyên tâm hiện tiền. Tâm pháp cũng như vậy.

THANH TỊNH: là hành-giả lìa tất cả phiền não và các nạn, tâm được thanh-tịnh. Đây bất-tất nhất-định. Tại vì sao? Vì trong các hạnh nầy bất tất phải cần dùng hai pháp SỔ-TÙY; hành-giả chỉ khiến tâm trụ theo trong hơi thở để dứt các giác vậy. Nếu năng tu mười sáu pháp nầy gọi là đầy đủ. Lại tướng đầy đủ nầy cũng chẳng quyết định, vì chỗ sở hành của kẻ độn-căn mà đối với kẻ lợi căn chẳng đầy đủ.

Hỏi: Thở ra vào nầy, tại sao trong kinh nói gọi là ăn?

Đáp: Nếu thở ra vào ngừng thảy, thân được khoái lạc như được ăn món ngon, lợi ích hòa thích cho thân thể nên gọi là ăn.

Hỏi: Trong mười sáu hành nầy, đều phải nhớ thở ra vào luôn sao?

Đáp: Người nầy dùng phương tiện xé rách ngũ ấm, từ giả-danh rồi, đâu còn dùng nghĩ nhớ hơi thở làm chi nữa? Đấy gọi là thân nhớ. Có bốn pháp nhớ thân nên gọi thân nhớ.

Hỏi: Nhớ là duyên về quá-khứ, thở là hiện tại mà sao gọi là nhớ?

Đáp: Đấy là trí phá giả-danh, vì nhớ nên mới nói. Các tâm số pháp thay nhau mà gọi như thập tưởng thảy, cũng nhớ chỗ sở hành trước sau, nên gọi là nhớ.

Hỏi: Trong thở dài ngắn thảy chẳng nói Thánh hành, tại sao vô hành lại gọi chỗ nhớ? Trong kinh nói: “Nếu hành-giả học thở ra vào, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc khắp thân, hoặc trừ thân-hành. Bấy giờ gọi là chỗ nhớ thân?”.

Đáp: Đấy là phương tiện đạo đầu tiên. Vì muốn tâm thanh-tịnh nên về sau gọi là Đoạn đạo. Lại trong đây có vô thường thảy các hạnh. Chỉ kinh ấy chẳng nói, các kinh khác có nói. Hành-giả ở trong thở ra vào quán thân: sinh tướng, diệt tướng, và sinh diệt tướng. Lại nói quán thân vô thường thảy. Chỉ trong đệ tứ vô thường thảy các hành đầy đủ nên mới nói.



PHẨM ĐỊNH-NẠN THỨ 186

Định nầy, nếu lìa ngăn ngại và các nạn là thành-tựu được đại-lợi. Định-nạn: Chỗ gọi mừng thô-kịch. Như trong kinh nói: “Ta sinh mừng thô là pháp tâm nạn”. Hành-giả chẳng nên sinh mừng thô ấy, vì sẽ có các lỗi tham đắm làm loạn Định-tâm vậy.

Hỏi: Do pháp sinh mừng, làm sao chẳng cho sinh được? 

Đáp: Hành-giả nhớ trống không thời chẳng sinh mừng. Vì tưởng có chúng-sinh nên mới sinh mừng, chứ ngũ-ấm trống-rỗng không có chúng-sinh thời sinh mừng làm chi? Lại hành-giả nên khởi nghĩ như vầy: Vì nhân-duyên nên các pháp mới sinh nghĩa là ánh sáng thảy; trong ấy có gì đáng mừng ư? Lại hành-giả thấy pháp được mừng đều liền bại hoại, thời diệt thô mừng. Lại hành-giả lại còn cầu đại-sư, chẳng dùng ánh sáng thảy các pháp làm gì, vậy nên chẳng sinh mừng. Lại hành-giả vì thấy diệt tướng là lợi, nên chẳng cho ánh sáng thảy các tướng là đáng mừng. Lại hành-giả nầy tu tập tịch-diệt để muốn dứt hết phiền não, nên chẳng sinh mừng, nhờ các điều kiện nầy nên mới năng diệt được mừng thô. Lại có Định-nạn sợ hãi: Hành-giả thấy duyên đáng sợ nên sinh sợ-hãi. Thế-gian có bao nhiêu điều đáng sợ-hãi hành-giả đều thấy hết. Đối với trong những việc ấy đều phải nghĩ kỹ vô thường bại hoại, chẳng nên tùy theo nó vậy. Tại vì sao? Vì trong pháp tọa-Thiền có thấy những nhân-duyên nầy là việc khá sợ, chẳng nên vì đó mà sinh sợ hãi, vì việc ấy đều hư-vọng trống-không, như huyễn-thuật có thể gạt phàm phu chứ chẳng phải chân thật vậy. Suy nghĩ như vây là lìa được sợ-hãi. Lại nương không pháp thời không sợ-hãi. Lại khởi nghĩ như vầy: Do sức ta tu nên mới cảm hiện tướng lạ nầy, chẳng nên sợ hãi. Và tự nghĩ thân có các công-đức trì-giới đa-văn đầy đủ, không nhân-duyên nào có thể gia hại ta được, nên chẳng sợ hãi. Lại hành-giả nầy vì vui Đạo-vị, nên chẳng tiếc thân mạng nào còn sợ gì nữa? Lại tâm người nầy thường ở trong chánh-niệm, vậy nên việc sợ hãi chẳng thể chen vào được. Lại nghĩ tướng mạnh mẽ nên chẳng sợ-hãi. Sợ hãi là tướng khiếp-nhược. Dùng những pháp như vậy để diệt trừ sợ-hãi.

Lại có Định-nạn chẳng điều thích; Là hành-giả có bệnh nóng lạnh thảy; hoặc các nhân-duyên mệt mỏi mất ngủ khiến thân chẳng điều thích. Hoặc có các phiền não tham buồn ganh-ghét thảy khiến tâm chẳng điều thích, nên mất thiền-định. Vậy nên hành-giả phải tự lo hộ-vệ thân tâm cho được điều hòa thỏa-thích. Lại có Định-nạn dị-tướng: Chỗ gọi tướng nhớp và tướng chẳng nhớp hay làm loạn thiền-định, như tướng bố-thí thảy. Lại có Định-nạn chẳng bình đẳng: chỗ gọi tinh tiến, hoặc mau hoặc chậm. Mau thời thân tâm mỏi mệt; chậm thời chẳng lấy được Định-tướng, đều trụt lui mất Định, như bắt chim, mau thời mỏi mệt, chậm thời bay mất. Lại như điều hòa giây đàn, hoặc thẳng hoặc dùng thời chẳng thành tiếng. Lại tinh tiến nếu mau thời mỏi khó rốt ráo. Như Phật bảo ông A-Na-Luật rằng: “Ngươi tinh tiến thời việc chẳng thành trở lại biếng nhác”. Tại vì sao? Vì nếu quá tinh tiến thời việc chẳng thành trở lại biếng nhác, tinh-tiến nếu chậm việc cũng chẳng xong. Vậy nên chẳng bình-đẳng cũng gọi là Định-nạn. Lại có Định-nạn vô-niệm: là chẳng nghĩ pháp lành; dù có nghĩ pháp lành lại chẳng phải chỗ sở thọ. Lại chẳng nghĩ Định-tướng mà nghĩ ngoại sắc. Đấy gọi là chẳng nghĩ. Hành-giả nên nhất tâm tinh-tiến nghĩ pháp sở-thọ như tay bưng bát dầu đầy. Lại có Định-nạn điên đảo: Là người nhiều tâm dục chịu tu pháp từ-tâm; người nhiều giận dữ tu tập pháp bất tịnh. Hai mạng người trên quán mười hai nhân-duyên. Lại trong tâm chìm mà tu CHỈ., trong tâm động mà tu Tinh-tiến. Trong hai tâm này lại tu XẢ. Đấy gọi là điên đảo. Lại có Định-nạn nhiều lời: Là nhiều giác-quán. Giác-quán là nhân của lời nói vậy. Lại vì tâm chẳng vui bắt buộc ở tại cảnh duyên. Lại có Định-nạn chẳng lấy tướng: Tướng có ba thứ, chỗ gọi: Chỉ tướng, tiến tướng và xả-tướng. Lại có ba tướng nữa: Là định tướng, trụ tướng và khởi tướng. Hành-giả chẳng rành phân biệt những tướng như thế, nên mất thiền-định. Lại có định nạn: như nói ta đây vào Định được, mà kẻ kia chẳng vào được, gọi là kiêu mạn. Hoặc nói kia năng mà đây bất năng, gọi là bất như mạn. Hoặc chưa được Định mà tự bảo là đã được, là tăng thượng mạn.đối với Định bất diệu mà sinh tưởng diệu, gọi là tà-mạn. Lại pháp tham thảy cũng gọi định nạn. Như trong kinh nói: “Nếu hành-giả một pháp thành-tựu thời chẳng năng quán mắt vô thường”. Chỗ gọi tham đó vậy .

Hỏi: Tất cả những người chưa ly dục, đều chẳng năng quán mắt vô thường sao?

Đáp: Lời ấy có chút lỗi. Nên nói hiện tại khởi tham chẳng năng quán mắt vô thường. Lại trong thành tựu mà có sai khác: Có người tham thảy dày nặng thường đến ở tâm, thời hay chướng Định; hoặc mỏng mà chẳng thường, thời chẳng lấy làm khó. Lại trong kinh nói mười ba ác pháp đều gọi Định-nạn. Mười ba bạch pháp đều là thuận-Định. Chỗ gọi Phật nói: “Nếu chẳng dứt ba pháp thời độ già, đau, chết chẳng được”. Là tham, nhuế, si. Nếu chẳng dứt ba pháp ấy thời chẳng năng dứt tham, nhuế, si là thân kiến, giới thủ, nghi. Lại có ba pháp là tà-niệm, tà –hành, tâm chìm lại có ba pháp nhớ quấy chẳng an huệ loạn tâm. Lại có ba pháp là điệu hý, chẳng giữ các căn, phá giới. Lại có ba pháp là bất tín, tà giới, biếng nhác. Lại có ba pháp là chẳng mừng người lành, ghét nghe chính-pháp, ưa xoi lỗi người. Lại có ba pháp là chẳng cung kính, khó cho lời phải, quen ác tri thức. Nếu chẳng dứt ba pháp thời chẳng dứt được chẳng cung kính, khó cho lời ác tri thức, nghĩa là không hổ, không trẽn, buông lung, nếu dứt được không hổ, không trẽn, buông lung thời dứt được chẳng cung kính khó cho lời phải quen ác tri thức, cho dến dứt được thân kiến, giới thủ, nghi thời dứt được tham, nhuế, si độ già, đau, chết. Trong đây độ già, đau chết là vô dư Niết-Bàn; dứt tham, nhuế, si là quả A-La-Hán. Hữu-dư Nê-Hoàn. Dứt thân kiến, giới thủ, nghi là ba quả Sa-môn. Dứt tà-niệm, tà-hành, tâm chìm là ở trong Noãn thảy dạt phần thiện căn. Dứt nghĩ nhớ quấy, chẳng an huệ, loạn tâm là tu tứ-ức-niệm-xứ. Dứt diệu hý, chẳng giữ các căn, phá giớithọ giới xuất-gia. Dứt chẳng mừng người lành, ghét nghe chính pháp, ưa xoi lỗi người, chẳng tin tà-giới, biếng nhác, chẳng cung kinh, khó cho lời phải, quen ác tri thức, không hổ, không trẽn, buông lung tại là tại gia thanh-tịnh.

Tại vì sao? Vì nếu người ở chỗ riêng làm ác mà chẳng biết xấu hổ, gọi là không hổ, người nầy về sau ác tâm càng tăng ở giữa chúng mà làm các cũng không chút trẽn trùa, gọi là không trẽn. Mất gốc pháp lành của hai bạch-pháp nầy nên thường đuổi theo ác-pháp gọi là buông lung. Bởi thành tựu ba ác pháp nầy nên chẳng chịu vâng lãnh những lời giáo-huấn của các bậc Sư-trưởng Tôn-quí, gọi là không cung kính. Chống trả lời Thầy dạy, gọi là khó cho lời. Như thế xa lìa Sư-trưởng, gần gũi ác-nhân gọi là quen ác-tri-thức. Với trong ấy từ không hổ sinh không cung kính: từ không trẽn sinh khó cho lời; từ buông lung sinh quen ác-tri-thức, nên sinh bất-tín, mà thọ pháp tà giới, thường quen người ác, rồi họ mới dạy cho điều bất tín rằng: “làm ác là quả báo”. Hoặc nghe nói làm ác bị quả-báo, liền chịu thọ hành giới pháp gà chó thảy, mong chóng hết tội. Thọ hành giới pháp nầy chẳng ngờ có chút lợi lại sinh biếng nhác, vì biếng nhác nên chẳng ưa người lành, cho rằng không phải kẻ hành-giả chân-thật hành chính. Cũng ghét nghe chính pháp, cho rằng tu chính-pháp đều như tà-pháp không được lợi ích. Bởi tâm vẩn đục nên ưa xoi lỗi người, cho rằng pháp mà kẻ kia tu đều như pháp mình trọn không được gì cả. Như vậy chẳng uốn dẹp được phiền não nên tâm hý-điệu. Vì hý-điệu nên chẳng nhiếp các căn thời có thể phá-giới, vì phá giới nên sinh nghĩ nhớ bậy, mà hành chẳng an huệ tâm chí tán loạn liền sinh tà niệm, nên liền tu tà-đạo. Khi tu tà-đạo chẳng được lợi ích, nên tâm mê-mờ. Tâm chẳng sáng suốt, nên chẳng dứt được ba gút. Chẳng dứt ba gút, nên chẳng dứt được tham thảy các phiền não, bệnh thảy các suy kém. Cùng với những thứ vừa kể trên trái lại nhau, thời gọi là bạch pháp tức là pháp trắng sạch.

Lại có Định nạn buồn rầu: Hành-giả sinh ý nghĩ: Ta đã duyên tâm cũng chẳng vui. Lại tham thảy các phiền não che, cũng đều gọi Định nạn. Tóm tắt mà nói: cho đến áo mặc, ăn uống, hết thảy các pháp nó làm giảm bớt thiện căn, tăng-trưởng bất-thiện đều gọi là Định nạn tức khó khăn tu Định. Nên cần phải giác sát tìm biết siêng năng cầu mong bỏ lìa.


PHẨM CHỈ-QUÁN THỨ 187

Hỏi: Nhiều chỗ trong kinh Phật thường bảo các Tỳ-kheo: “Hoặc ở chỗ vắng vẻ, hoặc ở chỗ dưới cây, hoặc ở trong nhà trống vắng, nên nghĩ hai pháp là CHỈ và QUÁN.” Nếu tất cả các pháp thiền-định đều nên nghĩ nhớ, tại sao chỉ nói CHỈ-QUÁN thôi?

Đáp: CHỈ là ĐỊNH, QUÁN là HUỆ. Tất cả pháp lành nào do tu mới sinh thì đều nhiếp thuộc trong hai pháp ấy. Và còn ở tản tâm mà có các tuệ nghe nghĩ cũng nhiếp trong pháp nầy, vì hai pháp nầy năng thành xong đạo pháp. Tại vì sao? Vì quả có thể ngăn gút; QUÁN có thể dứt, CHỈ như nắm cỏ, QUÁN như liềm cắt, CHỈ như quét đất; QUÁN như trừ phấn. CHỈ như cào nhớp; QUÁN như nước rửa. CHỈ như nước làm thấm; QUÁN như lửa làm chín. CHỈ như mụt phụ ung; QUÁN như dao khoét, CHỈ như khơi mạch; QUÁN như chích máu. CHỈ là ngăn tâm động; QUÁN như khơi tâm chìm, CHỈ như vẩy nước vàng; QUÁN như đem lửa nướng, CHỈ như giây buộc dắt; QUÁN như dùng dao nạo. CHỈ như lấy nhiếp nhổ gai; QUÁN như kéo dao cắt tóc. CHỈ như áo giáp; QUÁN như gậy binh. CHỈ như đứng bằng; QUÁN như lảy tên. CHỈ như uống dầu; QUÁN; như uống thuốc. CHỈ như nhồi đất; QUÁN như ấn in; CHỈ như rèn vàng; QUÁN như đúc đồ. Lại chúng-sinh thế-gian đều đọa hai bên hoặc khổ hoặc vui. CHỈ năng bỏ vui; QUÁN năng lìa khổ. Lại trong bảy Tịnh: Giới-tịnh, tâm tịnh là CHỈ; còn năm pháp kia là QUÁN trong tám đại nhân giác: sáu giác là CHỈ; hai giác là QUÁN. Trong bốn ức-xứ, ba ức-xứ là CHỈ; ức-xứ thứ tư là QUÁN, Bốn như-ý-túc là CHỈ; bốn chính cần là QUÁN. Trong năm căn: bốn căn là CHỈ; huệ căn là QUÁN. Năm lực cũng vậy. Trong bảy giác phần: ba giác phần là CHỈ; ba giác phần là QUÁN; còn niệm-giác-phần chung cả hai. Trong tám chính đạo phần: ba phần là giới; hai phần là CHỈ, ba phần là QUÁN. Giới cũng thuộc CHỈ. Lại CHỈ năng dứt tham; QUÁN trừ vô-minh. Như trong kinh nói: “Tu CHỈ là tu tâm; tu tâm là dứt tham thọ. Tu QUÁNtu huệ: Tu huệ thời vô-minh dứt”. Lại vì lìa tham nên tâm được giải thoát; Vì lìa vô-minh huệ được giải thoát. Giải thoát được hai món ấy lại không còn việc gì nữa nên chỉ nói hai pháp ấy.

Hỏi: Nếu CHỈ-QUÁN năng tu tâm tu huệ; vì tu tâm huệ nên dứt tham và vô-minh. Mà sao Định nói CHỈ năng tu tâm, năng dứt tham ái; QUÁN năng tu huệ năng dứt vô-minh?

Đáp: Kẻ tản-tâm các tâm nối nhau đi trong sắc thảy. Tâm nối nhau nầy được pháp CHỈ thời dứt, nên nói CHỈ năng tu tâm. Do dứt tâm sinh trí nên nói QUÁN năng tu huệ. Vì sinh QUÁN rồi sau mới có tu, nên đều gọi tu huệ. Sơ huệ gọi là QUÁN, sau mới gọi là huệ. Như trong kinh nói: “Tu CHỈ năng dứt tham”. Là nói ngăn dứt. Tại vì sao? Vì với trong sắc thảy ngoại-dục sinh tham, nếu được thuốc CHỈ thời chẳng năng sinh lại. Như trong kinh nói: “Hành-giả khi được tịnh-hỷ, la bỏ bất-tịnh-hỷ”. Nếu nói vô-minh dứt là dứt rốt ráo. Tại sao biết được? Vì vô-minh dứt nên tham thảy phiền não dứt hẳn không còn. Trong kinh cũng nói lìa tham nên tâm được giải thoát gọi là ngăn-dứt. Lìa vô-minh nên huệ được giải thoát, gọi là rốt ráo dứt. Có hai món giải thoát: thời gian giải thoátbất hoại giải thoát. Thời gian giải thoát là ngăn dứt; bất hoại giải thoát là rốt-ráo dứt.

Hỏi: Thời giải thoát là ngũ-chủng A-La-Hán vô lậu giải thoát bất hoại giải thoát là bất-hoại pháp A-La-Hán vô-lậu giải thoát. Mà tại sao chỉ nói ngăn dứt ư?

Đáp: Đấy chẳng phải vô-lậu giải thoát. Tại vì sao? Vì thời-giải thoát là chỉ nhờ thượng lực chút thời ngăn gút mà chưa năng dứt hẳn được, về sau phát sinh lại, nên chẳng phải vô-lậu. Lại giải thoát nầy gọi là thời, là ái giải thoát, chứ lậu-tận A-La-Hán không còn chỗ khả ái.

Hỏi: Nếu vậylà không có Thánh sở-ái-giới?

Đáp: Vì các học-nhân chưa hết lậu nên ngã-tâm thỉnh-thoảng phát khởi, vậy nên đối với giới sinh ái, chứ chẳng phải A-La-Hán ngã tâm đã diệt hẳn mà sinh ái lại vậy.

Hỏi: Cù-Đề A-La-Hán với thời giải thoát sáu phen trụt lui mất; lo sợ lui lần thứ bảy nên lấy dao tự sát. Nếu mất hữu-lậu chẳng đến nỗi tự sát. Nên biết thời giải thoát chẳng gọi hữu-lậu?

Đáp: Người nầy lui mất sở-dụng dứt gút thiền-định ở trong định ấy sáu phen lui mất, đến phen thứ bảy lại được Định ấy lại, mới bèn muốn tự sát. Bấy giờ liền chứng được Đạo A-La-Hán. Vậy nên ma-vương bảo nhau rằng kẻ học nhân chết đi quanh bốn phía thây để tìm Thức nó chạy ra. Rồi đến thưa Phật rằng: Bạch Thế-Tôn! Đệ-tử của Ngài tại sao lậu chưa hết mà chết? Đức Phật nói: Người ấy đã nhổ gốc ái, được vào Nê-Hoàn.

Hỏi: Nếu dứt tham gọi ngăn dứt ấy. Trong kinh nói: Từ tham tâm được giải thoát; từ nhuế si huệ được giải thoát.” Lại nói: “Từ dục lậu tâm được giải thoát”. Như vậy đều nên gọi là năm giải thoát, chứ chẳng phải thật giải thoát?

Đáp: Trong ấy cũng có nói dứt vô-minh, nên mới biết là rốt ráo giải thoát. Như nói dứt tham: hoặc là ngăn dứt, hoặc rốt ráo dứt. Nếu chẳng sinh chân trí thời là ngăn dứt; tùy sinh chân trírốt ráo dứt. Chứ không có dùng pháp CHỈ mà dứt rốt ráo dứt tham được. Nếu như vậy ngoại đạo cũng có thể rốt ráo dứt tham? Mà thật chẳng phải vậy. Nên chẳng phải vậy. Nên biết vẫn là ngăn dứt.

Hỏi: Trong kinh nói: “Dùng CHỈ tu tâm nương QUÁN được giải thoát; dùng QUÁN tu tâm nương CHỈ được giải thoát”. Việc ấy thế nào?

Đáp: Hành-giả, hoặc nhờ thiền-định sinh duyên diệt trí, đấy là dùng CHỈ tu tâm nương QUÁN được giải thoát. Hoặc dùng tản tâm phân-biệt ấm, giới, nhập thảy, nhờ đấy được duyên diệt dứt; đấy là dùng QUÁN tu tâm nương CHỈ được giải thoát. Nếu được niệm xứ thảy đạt phần nhiếp tâm thời đều tu CHỈ QUÁN. Lại tất cả hành-giả đều nương hai pháp nầy được diệt tâm giải thoát.


PHẨM TU-ĐỊNH THỨ 188

Hỏi: Ông nói tu tập Định. Định-tâm nầy là niệm niệm sinh diệt làm sao tu được?

Đáp: Hiện thấy thân nghiệp tu niệm niệm diệt, nhờ tu tập nên có tài-năng khác thường, tùy tu tập lâu dần tăng tiến điều lợi kiên-cố dễ nhớ, như đọc tụng thảy. Nên phải biết ý nghiệp tuy niệm niệm diệt nhưng có thể tu tập, như lửa năng biến sống thành chín; nước năng xoi đá; gió năng thổi vật. Như vậy những pháp niệm niệm diệt đều có sức nhóm họp. Lại tùy-tập phiền não thời tùy đó mà hừng thịnh, như người đời lung quen dâm-dục thời tâm thành đa-dục. Nhuế si cũng vậy. Như trong kinh nói: “Nếu người tùy nghĩ việc gì, thời tâm hướng theo việc đó, như thường tùy dục-giác, thời tâm hướng theo dục”. Hai giác kia cũng vậy. Nên biết tâm nầy tuy niệm niệm diệt mà cũng có thể tu tập. Lại tư gọi là tăng-trưởng. Hiện thấy các pháp đều có tăng-trưởng. Như trong kinh nói:: “Hành-giả bởi tà niệm nên dục thảy các lậu chưa sinh thời sinh; đã sinh tăng trưởng nghĩa là từ hạ sinh trung, từ trung sinh thượng, như hột giống, mộng cộng nhánh lá hoa trái và hột”. Hiện thấy đều từ nhân lần-lữa tăng-trưởng; pháp định-huệ thảy cũng nên như vậy. Lại hiện thấy ướp mè, hương nó càng tăng: hương ấy và mè niệm niệm chẳng mà có sức ướp. Nên biết pháp niệm niệm cũng có thể tu tập.

Hỏi: Mè là pháp trụ hoa hương không có tâm trụ đến xông ướp. Đem tứ niệm niệm diệt mà đến tu tập, thì làm sao ví dụ được?

Đáp: Không có trụ pháp. Tất cả các pháp đều niệm niệm diệt. Điều nầy trước đã thành lập nên chẳng còn đem nạn được. Lại nếu pháp chẳng niệm niệm diệt., thời không tu tập được, tức thể thường trụ tu tập ích gì? Nếu pháp niệm niệm sinh diệt do hạ, trung, thượng nên mới có tu tập.;

Hỏi: Các hoa đến mè năng ướp; trí chẳng đến tâm nên không tu tập?

Đáp: Trong ví dụ trên nghiệp đã nói rõ việc nầy. Chỗ gọi hậu nghiệp chẳng đến tiên nghiệp. Lời nói trước chẳng đợi lời nói sau; mà thân-khẩu-nghiệp cũng vẫn có tướng tu. Vậy nên ngươi nói chẳng đến chẳng tu, chẳng gọi là nạn vấn được. Lại hiện thấy nhiều quả tuy chẳng đồng thời, nhưng cũng được do nhân có quả. Như vậy tâm pháp tuy niệm niệm diệt, mà vẫn có tu tập được. Lại như giống được có nước tuy chẳng đến mộng thảy, nhưng cũng vẫn khiến mộng thảy thấm nhuần tươi tốt. Như vậy tu tập trí-huệ trước tâm sau tăng trưởng lẫn nhau.

Hỏi: Nếu mè niệm niệm diệt thời sinh mè khác; mè nầy là ướp mà sinh hay chẳng ướp sinh? Nếu chẳng ướp sinh, trọn không có ướp. Nếu ướp mà sinh ấy lại cần gì ướp cho lâu?

Đáp: Vì nhân ướp vậy. Như giống được nước thời mộng thấm nhuần tốt tươi. Như nhân hoa trước hiệp lại mà sinh mè khác, vậy thời do ướp sinh. Ngươi nói cần gì ướp lâu: như trong kinh của ngươi nói: “Bởi lửa hiệp lại phát diệt tướng đen vi trần sinh tướng đỏ”. Nếu lửa đầu mới hiệp pháp diệt tướng đen ấy, lẽ chẳng nên sinh lại tướng đen. Nếu lửa đầu mới hiệp pháp sinh tướng đỏ ấy, lại cần gì lửa sau phải hiệp nữa? Nếu khi lửa đầu hiệp tướng đen sinh, tướng đỏ lẽ trọn chẳng sinh; hoặc khi thứ hai tướng đỏ sinh, lại cần gì lâu hiệp với lửa? Nếu ý ngươi bảo tướng đỏ sinh dần. Tâm cũng như thế, đâu có lỗi gì ư? Hư hoại thảy cũng như vậy. Lại các pháp tuy có nhân-duyên nhưng cũng thứ lớp sinh, như thọ thai thảy dần dần thành thân; như giống rễ thảy cũng lần lửa mà sinh. Như vậy các pháp định huệ thảy tuy niệm niệm diệt, nhưng cũng do pháp hạ trung thượng thứ lớp mà sinh. Lại tu pháp mầu nhiệm dị tâm nối nhau, như mầu nhiệm của móng lông tóc làm cho trứng biến dần; như vì nóng của da tay nên cán búa mòn dần đến hết.

Tâm cũng như vậy, định huệ mầu nhiệm nên lần nữa tu tập. Lại pháp tu đến thời mới biết. Như lời kệ nói: một phần theo Thầy lành; một phần nhờ Bạn được; một phần tự suy nghĩ; một pần đợi thời chín. Nếu có người tuy đọc tụng suốt ngày chẳng minh liệu được, như thời chín ấy, như đem nhiều hoa một thời xông ướp mè, chẳng bằng ít hoa dần dần ướp lâu. Dầu nước thấm nhuần vào tường vách dày thảy cũng đều như thế. Hiện thấy giống rễ mộng thảy tăng trưởng mầu nhiệm hãy chẳng thấy được, lớn lên từng ngày chừng bằng đầu sợi lông. Thân trẻ nít thảy; bơ sữa thảy chín mùi cũng lại như thế. Nên biết pháp tu hành màu nhiệm khó mà hiểu biết được.

Hỏi: Hoặc có pháp nhất thời gấp nhóm: Như có người xưa nay chẳng thấy săc, mà thấy sắc là đắm nhiễm ngay. Cũng có kẻ chút thời nhiều điều thông đạt. Mà tại sao chỉ nói lần nữa tu tập?

Đáp: Đấy đều là quá-khứ từng tu tập nên biết chứa nhóm sự tu tập lần nữa. Việc nầy đã nói rõ. Lại chẳng chỉ phát tâm mà có được thành xong sự nghiệp. Như trong kinh nói: “Nếu đối với pháp lành chẳng năng siêng tu tập mà chỉ mong muốn chẳng thọ các pháp, với trong các lậu tâm muốn được giải thoát, thời ý nghĩ người nầy trọn chẳng mãn nguyện, vì chẳng năng siêng tu pháp lành vậy”. Hành-giả, nếu năng siêng tu-pháp lành dù chẳng phát nguyện, tâm cũng được giải thoát các lậu vì do từ nhân sinh quả chẳng cầu nguyện vậy, in như chim sẻ cần lo ấp trứng, chẳng cần nguyện cầu chim con từ trứng vợ mà ra. Lại chẳng vì nguyện nên đèn sáng trong trẻo, mà cần đầy đủ đều trong tim sạch, không vật gì xúc động sáng mới trong trẻo. Lại chẳng những nguyện nên năng được lúa tốt, mà quyết phải ruộng mầu, giống tốt thời tiết thuận hòa, nông thôn đầy đủ mới có thu hoạch.

Lại chẳng những nguyện suông nên thân được sức mạnh, mà cần phải uống thuốc bổ, ăn những thức ngon bổ thảy các duyên mới được đầy đủ sức lực. Như vậy chẳng những nguyện suông nên năng được hết lậu, mà cần phải trân-trí mới được giải thoát. Có đâu kẻ trí nhận biết do nhân sinh quả, mà bỏ nhân để chạy theo viễn vông để cầu quả. Lại pháp tập hiện thấy được quả-báo. Như trong kinh Phật nói: “Không cần bảy ngày, Ta dạy Đệ-tử cho đến tu tập pháp lành chừng giây lát rồi ở trong nhiều đời thường được hưởng vui”. Lại các Tỳ-kheo-ni thưa A-Nan rằng: “Bạch Đại Đức! Chị em chúng tôi khéo tu-niệm-xứ nghiệm biết khác hơn lúc ban sơ”. Lại trong kinh Phật bảo các Tỳ-kheo: “nếu người không tâm dua dọc về đây với Ta, Ta vì nói pháp ban mai, khiến cho ban chiều được lợi; nói pháp ban chiều khiến cho sáng được lợi”. Lại nếu người được Đạo A-La-Hán, thời không cùng kẻ khác, cũng chẳng cùng với phi-nhân. Chỉ riêng tu chính-nhân nên được lợi ấy. Lại vô-thượng Phật-Đạo còn phải cần chứa nhóm tu tập pháp lành mới chứng được, huống là những việc khác! Như trong kinh Phật bảo các Tỳ-kheo: “Ta nương nhờ hai pháp mới được Đạo vô-thượng: một là vui tu hành không chán; hai là tu Đạo chẳng mỏi”. Đức Phật đối với pháp lành trọn không hạn lượng. Lại các vị Bồ-Tát dù chẳng được Định cũng chẳng biếng mỏi. Tại vì sao? Vì nếu chẳng làm lành thời không được gì hết. Làm lành cũng chẳng khoe nhau. Kẻ chẳng làm lành quyết không yên-ổn. Suy nghĩ đấy rồi, thời siêng năng tinh-tiến tu tập pháp lành. Nếu phát tâm tinh-tiến hoặc đắc hoặc thất; kẻ chẳng tinh-tiến hẳn không có hy-vọng. Vậy nên phải siêng năng tu tập, đừng sinh biếng-nhác.

Lại kẻ trí cuối cùng phải được giải thoát. Nếu bỏ pháp tu tập không còn phương-tiện nào khác. Vậy nên kẻ trí phải siêng tu tập đừng sinh biếng nhác. Lại hành-giả nghĩ tu chính-hành chắc có quả-báo, tuy chưa được liền chẳng lấy làm lo. Lại hành-giả nên nghĩ: Ta đừng được quả-báo tu tập, vì chúng-sinh xưa nay đều được tất cả thiền-định, nay ta chính tu cũng chắc sẽ được. Nên chẳng biếng nhác. Lại chính-hành ấy, lấy Phật làm chứng-minh: Ta nay chính-hành, nên biết chắc được. Lại ta được đầy đủ nhân duyên đắc Đạo là: được làm thân người, các căn đầy đủ, rõ biết tội phước, cũng tin giải thoát, gặp thiện-tri-thức. Đủ những duyên may nầy, làm sao tu tập chẳng được quả? Lại chính hành tinh-tiến trọn chẳng luống bỏ, nên chẳng nhàm mỏi. Lại phiền não mòn mỏi dứt khó biết như cán búa lần mòn đến hết; các phiền não ta cũng phải dứt mòn, nhưng vì nhỏ nhiệm nên không thể biết hết được. Nên biết tu thiện tinh-tiến là hơn hết. Lại chút trí còn có thể trừ tối. Như vậy chỉ được chút trí thời là xong việc, nên chẳng nhàm mỏi. Lại lâu mà khó thành chỗ gọi đắc Định. Nếu đắc Định rồi thời các công phu khác chẳng bao lâu. Vậy nên tuy chẳng mau đắc, quyết chẳng nhàm mỏi. Lại hành giả nên nghĩ đắc Định rất khó, như Bồ-Tát xưa phước huệ sâu dày mà phải tinh-cần đến sáu năm mới chứng được! Còn các Tỳ-kheo đắc Định cũng khó, huống là chúng ta phàm phu bạc-phước độn-căn thiển-trí mà năng mau được ư? Nghĩ như vậy rồi chẳng sinh nhàm mỏi. Lại điều tất yếu của các hành-giả phải là tu Định, lại không còn nghiệp khác hơn, nên dù được cùng chẳng được vẫn cần phải tu tập. Lại kẻ tu tập dù chẳng được Định, nhưng cũng gọi thân được xa lìa. Thân xa lìa rồi thời dễ được Định. Lại nếu Định thời chẳng bỏ ơn Phật. Mà cũng vì tu hạnh xa lìa mới được mang tên hành-giả.

Lại tu tập thiện-pháp đã lâu thời thành thiện-tính, cho đến chuyển mang thân khác thiện-pháp ấy vẫn thường đeo theo, nên được thường cùng thiên-nhân gặp nhau, đấy là đại lợi. Lại kẻ thường tu thiện hoặc ngay thân nầy chắc được hết lậu; hoặc chính khi lâm-chung được hết; hoặc sau khi mạng chung hóa sinh về thiên-xứ ở trong ấy được hết như trong văn-pháp-lợi đã nói. Lại trong tâm hành-giả phát khởi tướng dũng-mãnh nghĩ như vầy: Nếu ta chẳng phá nổi trận giặc phiền não nầy quyết chẳng trở về không. Lại hành-giả nương tâm kiêu-mạn mà sinh ý nghĩ nầy: Kẻ khác có tín thảy các căn-lành nên năng được Đinh, ta nay tại sao lại có cái chẳng được? Như Bồ-Tát xưa từ khi làm tiên-nhân A-La-Lạ thảy nghe pháp khởi nghĩ như vầy: Người nầy có tín thảy các căn lành, nên năng được Pháp nầy; Ta nay cũng có, mà tại sao lại chẳng được? Lại hành-giả biết thế phiền não yếu ớt, sức trí-huệ mạnh mẽ, diệt nó đâu khó gì? Như nói Tỳ-kheo thành-tựu sáu pháp, có thể đem gió miệng thổi tan núi Tuyết, huống là thứ vô-minh chết. Lại hành-giả sinh nghĩ: Do đời trước ta chẳng tu Định, nên nay chẳng thể được; nay nếu chẳng siêng tu sau lại chẳng được luôn, nên phải siêng tu tập. Lại vì thường tu Định nên tâm được trụ-xứ như chiếc bình lăn chẳng dừng chắc phải có chỗ trụ. Lại hành-giả sinh nghĩ: Nếu ta thường sinh tinh-tiến, hoặc được chẳng được, sau khởi ăn-năn. Vậy nên phải nhất tâm siêng năng tu tập các Định.

Thành Thật luận hết quyển 18

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM