- Mục Lục
- 01– Luận Về Sự Cảm Ứng
- 02– Sự Thiết Yếu Của Niệm Phật Cùng Tham Thiền
- 03– Khai Thị Đại Chúng
- 04– Khai Thị Về Những Điểm Thiết Yếu Khi Niệm Phật
- 05– Khai Thị Về Tịnh Độ
- 06– Pháp Môn Tịnh Độ
- 07– Khai Thị Cho Thị Giả Đẳng Ngu
- 08– Khai Thị Cho Thiền Nhân Huệ Cảnh
- 09– Khai Thị Cho Nhân Trung Tiên Trì Chú Chuẩn Đề
- 10– Khai Thị Cho Từ Tịnh Chi
- 11– Khai Thị Cho Ngô Khải Cao
- 12– Bài Tựa Về Tịnh Độ Chỉ Quy
- 13- Quy Chế Niệm Phật Trong Mười Hai Thời Tại Chùa Hồ Tâm
- 14– Thư Đáp Đức Vương
- 15– Khai Thị Tham Thiền Thiết Yếu
- 16– Khai Thị Cho Tiêu Huyền Đoàn
- 17– Khai Thị Cho Cư Sĩ Vương Hiển Ngung
- 18– Đáp Quan Trung Thừa Trịnh Côn Nham
- 19– Khai Thị Phùng Sanh Văn Phụ
- 20– Khai Thị Thiền Nhân Trí Vân
- 21– Khai Thị Thiền Sư Thừa Mật
- 22– Khai Thị Cho Sa Di Tại Tịnh
- 23– Khai Thị Cho Thầy Đại Tịnh
- 24– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Lang
- 25– Khai Thị Cho Thiền Nhân Thạch Ngọc
- 26– Khai Thị Cho Thiền Sư Như Thường
- 27– Khai Thị Cho Thiền Nhân Khánh Vân
- 28– Khai Thị Cho Thiền Nhân Vô Sanh
- 29– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Tông
- 30– Khai Thị Cho Thiền Nhân Tự Giác
- 31– Khai Thị Đại Chúng
- 32– Khai Thị Cho Thiền Nhân Bảo Quý Bổn Tịnh
- 33– Khai Thị Cho Thiền Nhân Chân Ngộ
- 34– Khai Thị Cho Thiền Nhân Pháp Cẩm
- 35- Khắc Bài Tựa Về Phật Sự Du Già
NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA ĐẠI SƯ HÁM SƠN
(Trích : Đường Mây Trong Cõi Mộng
Thích Hằng Đạt & Nguyên Phong Phóng tác)
NHỮNG ĐIẾM THIẾT YẾU KHI NIỆM PHẬT
Pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh cõi Tây phương Cực Lạc, vốn là đại sự cắt đứt dòng sanh tử. Vì vậy bảo rằng chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là có thể cắt đứt sanh tử. Do đó, ngày nay mới phát tâm niệm Phật.
Song, nếu không biết cội gốc của sanh tử, mà cứ niệm Phật mãi thì cuối cùng sẽ đi về đâu ? Nếu niệm Phật mà không đoạn được cội gốc của sanh tử thì làm sao cắt đứt dòng sanh tử ? Cội gốc của sanh tử là gì ? Cổ nhân nói : “Nghiệp bất trọng bất sanh Ta Bà. Ái bất đoạn bất sanh Tịnh Độ”. Thế nên, biết rõ ái dục là cội gốc của sanh tử. Khiến tất cả chúng sanh thọ khổ trong sanh tử đều do ái dục. Cội gốc ái dục này không phải chỉ hiện hữu trong một, hoặc hai, ba, bốn đời, mà nó đã tự có sẵn từ đời vô thủy cho đến ngày nay. Sanh sanh thế thế, xả thân thọ thân, đều do lưu chuyển theo ái dục.
Ngày nay, suy nghĩ nhìn lại, xem coi lúc nào có một niệm tạm rời cội gốc ái dục này đâu ! Hạt giống ái căn, bao kiếp tích luỹ sâu dày, nên khiến sanh tử không cùng tận. Hiện tại, vừa phát tâm niệm Phật, nếu chỉ vọng không cầu sanh Tây phương mà danh tự ái dục (tức cội gốc của sanh tử) lại không biết đến, thì khi nào mới có niệm đoạn được nó ? Không biết cội gốc của sanh tử, nên một bên niệm Phật, một bên cội gốc sanh tử lại càng tăng trưởng nhiều hơn. Cả hai việc niệm Phật và cội gốc sanh tử chẳng quan hệ với nhau. Dẫu niệm cách nào đi nữa, đến lúc lâm chung quý vị chỉ thấy sanh tử ái căn hiện tiền. Khi đó lại cho rằng Phật hoàn toàn không có thần lực, nên liền oán trách niệm Phật không linh nghiệm ; dẫu sau này có hối hận cũng không kịp.
Vì vậy, khuyên người niệm Phật thời nay, đầu tiên phải biết ái dục là cội gốc của sanh tử. Ngày nay dốc lòng niệm Phật, thì niệm niệm phải đoạn ái căn này. Trong cuộc sống hằng ngày, ở nhà niệm Phật ; mắt thấy vợ con cháu chắt, gia duyên tài sản, đều không nên đắm trước ái nhiễm, thì làm việc nào và niệm nào cũng đều vì sự sanh tử, và cảm giác như toàn thân đang đứng trong hầm lửa. Lúc chưa biết cách chân chánh niệm Phật, thì niệm ái dục trong tâm chưa có thể xả bỏ. Vì niệm không thiết tha và chẳng biết ái dục là chủ tể, nên chỉ niệm Phật ngoài da. Nếu như thế thì Phật chỉ nghe niệm, còn ái dục thì lại tăng thêm. Lúc cảnh tình của vợ con hiển hiện, phải xoay nhìn vào tâm. Một danh hiệu Phật có thể đối địch với ái dục, thì sẽ cắt đoạn được ái căn. Không cắt được ái dục thì làm sao đoạn được sanh tử. Do tập khí của duyên ái trong bao đời đã chín mùi mà nay chỉ mới bắt đầu niệm Phật, lại không thiết thật niệm Phật, thì không thể niệm Phật được đắc lực được. Nếu trước mắt không thể kềm chế được ái cảnh thì khi lâm chung quyết không thể tự làm chủ được. Do đó, khuyên người niệm Phật, việc trước nhất là phải biết vì sanh tử mà thiết tha niệm Phật, tức là phải có tâm thiết tha cắt đoạn sanh tử, và phải dùng niệm niệm mà đốn đoạn cội gốc sanh tử. Lúc niệm niệm đều dứt được sanh tử thì cần gì đợi đến ngày ba mươi tháng Chạp ! Đợi đến lúc đó thì đã trễ lắm rồi ! Thế nên, bảo rằng trước mắt luôn nghĩ đến sanh tử đại sự. Trước mắt liễu được sanh tử vốn không. Niệm niệm thiết thật, thì đao đao đều chặt đứt. Dụng tâm như thế, nếu không vượt khỏi sanh tử thì chư Phật bị đoạ vì tội vọng ngữ ! Do đó, người xuất gia kẻ tại gia, biết rõ tâm sanh tử tức là biết rõ thời tiết xuất ly sanh tử, sao còn diệu pháp nào khác nữa ! ./.