Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Chính thống giáo ở Benares đối lập phong trào Sa-môn khất sĩ

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 8176)
4. Chính thống giáo ở Benares đối lập phong trào Sa-môn khất sĩ

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 02
528 trước CN
Thành lập Giáo Hội và khởi đầu Hoằng Pháp


CHÍNH THỐNG GIÁO Ở BENARES ÐỐI LẬP PHONG TRÀO SA-MÔN KHẤT SĨ

Ngay thời đức Phật tại thế, Benares đã lừng danh là nơi đặc biệt nhiều ân sủng cho những ai đi tìm cứu rỗi dù không bằng với mức độ như sau này ở thời Ấn giáo. Nhiều người tin rằng lễ tắm ở sông Hằng tại Benares đặc biệt mang tính cứu độ linh thiêng, và các người chết được hỏa thiêu trên các bến sông (ghats) trong thành phố sẽ đi thẳng lên thiên giới tạo cho nơi này một bầu không khí thần thánh.

Danh từ Vàrànasì hay Bàrànasì, từ đó phát xuất tên Banàras hay Benares ngày nay, là do tên hai con sông Varunà (Barnà) và Asi, về mùa khô, sông Asi chỉ là một dòng nước nhỏ. Thành phố Benares nằm giữa hai miệng sông trên tả ngạn (bờ tây) sông Hằng. Hữu ngạn (bờ đông) sông Hằng ở Benares trước tiên chảy từ nam ra bắc, rồi rẽ hướng đông bắc, là vùng không trồng trọt, chỉ là một dãi đất rộng đen xám bị nước vùi sâu vào thời gió mùa. Người ta tin là ai chết trên bờ đông con sông đối diện thành phố này sẽ tái sanh làm con lừa!

Truyền thống cho rằng Benares xưa là kinh đô thật ít mang tính thuyết phục. Thành phố này có vẻ đã phát triển từ một giang cảng chuyển tàu thuyền mọc lên ở góc sông Varunà và sông Hằng giao lưu, phía đông bắc cầu Malavìya ngày nay, nơi đó hàng hóa được tháo ra từ các ghe xuồng nhỏ trên sông Varunà đưa đến các thuyền lớn trên sông Hằng. Tại đây và Bến Hoàng Gia (Ràj Ghàt) kế cận, các nhà khảo cổ đã khám phá di tích nhiều tòa nhà đá tối cổ của thành phố, từ thế kỷ thứ sáu trước CN, đúng vào thời đức Phật. Trung tâm thương mại của thành phố nằm khoảng 2km phía tây nam trên một ngọn đồi, tương ứng với vùng Chauk (Chowk) ngày nay. Ðồi này cao khoảng 40km trên mực nước sông và bảo vệ dân chúng khỏi bị nạn lụt mà phần lớn thành phố dọc các bờ sông phải chịu đựng hằng năm.

Ngay từ thời cổ đại, Benares đã nổi tiếng về các loại gỗ tốt. Vải vóc, tơ lụa tinh xảo và hạng thêu gấm dày thường dệt chen sợi vàng rất lừng danh và được khách hàng ưa chuộng khắp tiểu lục địa này. Người nào có sáng kiến cần thiết trong thương mại và một số vốn để đầu tư, ứng tiền trước mua vải sợi và cung cấp mẫu thời trang cho đám thợ dệt làm ra hàng mới rồi lo việc xuất cảng bán sản phẩm có thể làm giàu to. Ðiều này chắc hẳn là cách phụ thân chàng Yasa đã trở thành vị phú thương xưa kia.

Một vài ngành kỹ nghệ và kinh doanh có liên hệ đến vai trò tôn giáo của thành phố này là việc sản xuất các thứ bình bằng đất và đồng dành cho lễ rảy nước thánh, việc buôn hương trầm và nhiên liệu dành cho lễ tế thần lửa, lễ hỏa thiêu, cùng các súc vật hiến tế và làm tràng hoa. Một số lớn dân chúng Benares (có lẽ khoảng 120.000 người thời ấy) đã sinh sống bằng cách cung cấp các dịch vụ liên hệ việc hành hương như làm tế sư ở các tế đàn hay hỏa táng, hướng đạo của đoàn lữ hành, gia nhân quán trọ, hoặc bọn lừa đảo chuyên rình rập đám người hành hương. Quanh thành phố trong một địa bàn rộng lớn lại có những "nhân viên quảng cáo" đủ loại luôn miệng hùng hồn tuyên bố các đặc tính của thành phố thiêng liêng này và giá trị của nó trong sự cứu rỗi linh hồn.

Mặc dù Benares với nếp sinh hoạt nhộn nhịp bên bờ sông là một thành phố phồn thịnh thời đức Phật, chúng ta cũng phải hình dung đó là một thành phố khá khiêm tốn về phương diện kiến trúc. Những hình dángchúng ta thường nghĩ tới ngày nay khi nói về Benares thật sự vào thời ấy chưa có. Ngày xưa không có nhiều ảnh tượng hay đền đài vì các tế lễ Vệ-đà chỉ diễn ra ngoài trời. Không có các bậc đá đưa xuống sông, mà chỉ có các bờ đất sét, và cũng không có quang cảnh thành phố nguy nga tráng lệ, mà chỉ có các dãy nhà gạch hoặc đất sét, và thậm chí chúng cũng không mang được sắc thái điển hình của Ấn Ðộ như ta thường thấy ngày nay.

Lãnh vực văn hóa lại càng nghèo nàn hơn nữa: ta phải hình dung một nước Ấn Ðộ chưa có các thiên anh hùng ca như Ràmàyana, Mahàbhàrata, Bhagavadgìtà, các truyện thần thoại cổ điển chỉ mới ở thời kỳ non trẻ, và thần Siva, mà kinh thành Benares trở thành nơi thờ thần sau này, thời ấy chỉ là một tiểu thần thứ yếu, còn phong tục thờ bò thiêng cũng chưa phát triển. Và cũng như bây giờ, thời ấy không có một giới thẩm quyền nào điều hành vấn đề tế lễ: mọi việc cúng tế không do một nhóm người hay cộng đồng nào thực hiện, mà chỉ do cá nhân. Mỗi người tự thi hành, hoặc nhờ người khác thi hành các thủ tục lễ nghi mà vị ấy xét cần thiết cho mình.

Vậy thì Benares như thế nào thời đức Phật? Quả thực đó là linh địa của tri thức Upanisad, nơi mà những tư tưởng về tái sanh còn mới mẻ và quy luật thưởng phạt tự nhiên đang được thảo luận rồi thông qua; nhưng còn hơn thế nữa, đó là trung tâm tế đàn theo kinh Vệ-đà vốn nằm trong tay một tập đoàn Bà-la-môn chuyên nghiệp và cũng là trung tâm hỏa táng, một thành phố mời mọc mua bán một đời sau trên thiên đàng! Rõ ràng là những kẻ đang kiếm nhiều lợi nhuận béo bở nhờ các dịch vụ này không thể nào thân thiện được với phong trào Sa-môn tìm cầu giải thoát lại khinh thường mọi tập quán tế lễ từ xưa ấy.

Do vậy đa số dân thành Benares đều tỏ ra lạnh nhạt và thù ghét đối với các du sĩ khất thực cắm lều ở ngoại thành với số lượng nhiều đáng lo ngại như thế và lại thuyết giảng các tư tưởng phi truyền thống. Nếu có vị nào liều lĩnh vào trung tâm thành phố thì bình bát khất thực của vị ấy có thể chẳng nhận được gì mà bản thân vị ấy còn bị nhục mạ nữa. Vì thế đa số Sa-môn chỉ ở ngoại thành và tránh tiếp xúc với dân nội thành.

Ðức Phật cũng đã làm như vậy. Trong bốn mươi lăm năm hành đạo, ngài chỉ an cư mùa mưa một lần duy nhất gần Benares, đó là vào năm 528 trước CN, năm ngài thành đạothiết lập Tăng đoàn, mùa an cư ấy tại Lộc Uyển ở Isipatana (Chư Thiên Ðọa Xứ), tức Sàrnàth. Sau đó, ngài đã ở lại Isipatana hai ba lần nữa, có lẽ trên đường về Kosambì, song ngài giới hạn việc du hành vào trung tâm Benares đến mức tối thiểu. Nếu ngài không được gia đình tôn giả Yasa cúng dường thực phẩm, ngài cũng không đi khất thực ở trong thành phố, mà chỉ đến chợ gia súc ở ngoại ô (AN 3. 126). Ngài rất ít liên hệ với dân chúng theo chính thống Vệ-đà và tập tục tế lễ của họ.

Thực ra, đức Phật ủng hộ mọi quan điểm bị đám tín đồ Bà-la-môn theo kinh Vệ-đà thù ghét: ngài xem (1) việc rảy nước rửa tội và (2) tế thần lửa đều là vô ích; (3) ngài công khai chỉ trích việc hiến tế súc vật và (4) đối với lễ tế đàn theo kinh Vệ-đà, ngài nêu quan điểm là mọi tế lễ đều có thể được loại bỏ vì không cần thiết.

1) Lễ tắm nước: Niềm tin tưởng nước có thể rửa sạch cho con người không chỉ các chất dơ bẩn mà còn tẩy sạch hậu quả các tội lỗi như phá bỏ lễ nghi, vi phạm luật giao tế giữa các giai cấp xã hội v.v... là niềm tin tưởng thông thường ở Benares cũng như các nơi khác. Ngoài sông Hằng còn có nhiều sông thiêng khác nữa. Dòng nước sông được xem là có khả năng thanh tịnh lớn hơn nước ao hồ. Nước biển được cho là không chỉ vô hiệu quả trong việc thanh tịnh tâm linh mà còn rất nguy hiểm vì nó làm hại phần tinh hoa con người.

Những Bà-la-môn thông thái hơn không hoàn toàn tin tưởng ngây ngô như vậy về tính cách thanh tịnh hóa của nước sông. Ðối với họ, nước chỉ tiêu hủy tội lỗi của con người khi kẻ ấy không những đã tẩm đầy mình bằng nước rửa tội, mà còn ý thức rõ rệt về tính cách thiêng liêng của lễ "tẩy trần" này, vừa phối hợp lễ nghi với một thái độ tinh thần đúng đắn. Chính thái độ tâm linh này mới phân biệt được thánh lễ rửa tội với việc tắm rửa chỉ nhằm tẩy sạch chất bẩn. Tuy nhiên, yêu cầu này thường bị bỏ qua, cho nên việc rửa tội đối với đa số dân chúng chỉ là những hình thức bề ngoài hoàn toàn trống rỗng.

Một tín đồ điển hình của việc tôn thờ nước thánh là Bà-la-môn Sundarika-Bhàradvàja: khi đức Phật viếng thành Sàvatthi, Bà-la-môn này bất chợt hỏi ngài không tắm sông Bàhulà gần đó sao, vì sông ấy đem lại giải thoát, đó là nguồn công đức có thể thanh tịnh hóa con người khỏi ác nghiệp (MN 7.39). Ðức Phật bác bỏ ý kiến sai lầm ấy, vì không một cách tắm rửa nào có thể tẩy sạch các hậu quả của ác nghiệp do người phạm tội gây nên. Con người chỉ có thể thanh tịnh bản thân bằng các nghiệp thanh tịnh đem lại an bình cho mọi loài.

Ngài cũng thuyết giảng như vậy với Bà-la-môn Sangàrava, vị này tắm rửa sáng chiều với ý định rõ ràng là tẩy sạch mọi tội lỗi đã phạm suốt đêm ngày (SN 7.21). Ðức Phật giảng cho vị ấy hiểu: Giáo Pháp ngài là cái ao, Giới Luật là bến tắm, và bất cứ ai đến tắm mình tại đây đều có thể qua bờ bên kia, đó là giải thoát. Ngài cũng phát biểu tương tự nhân dịp lễ AstakaGayà Sisà (Tượng Ðầu Sơn) khi ngài thấy một nhóm du sĩ khổ hạnh bện tóc (jatila) đang hành lễ rửa tội bằng nước:

"Những người tắm rửa tại dòng sông
Không tẩy sạch mình bởi nước trong,

Chân chính, công bằng: thanh tịnh đó,

Người này đích thực Bà-la-môn."

(Ud 1. 9)
Giới tại gia và Tỳ-kheo đôi khi cũng biểu đồng tình với thái độ đức Phật khinh chê lễ rửa tội bằng nước ấy. Khi có người đến nhắc nhở vị đại thần Nandaka đi tắm lễ chiều đang lúc vị này, là người của bộ tộc Licchavi, từ Vesali đến nghe đức Phật thuyết Pháp, vị ấy đáp: "Thôi đủ rồi, này hiền hữu! Ðừng lo tắm rửa bề ngoài - tắm rửa nội tâm là đủ cho ta rồi, đó là việc ta làm đệ tử bậc Giác Ngộ". (SN 55. 11.3)*

Ðề tài này cũng được nhắc đến nhiều lần trong các vần kệ của Punna (Punnikà) con gái của một nữ tỳ tại nhà trưởng giả Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), một thí chủ hào phóng hộ trì đức Phật, vị này đã trả tự do cho nàng vì nàng đã thuyết phục Bà-la-môn Sotthiya quy y Phật Pháp. Sau khi trở thành một Tỳ-kheo-ni, Punnà liền ngâm bài kệ nêu những lý luận nàng đã dùng để cảm hóa Sotthiya:

Ta nay gánh nước làm công,
Dù đông hàn phải xuống sông hằng ngày,

Hãi kinh vì chủ đọa đày,

Sợ nhiều hình phạt lòng này bất an.

Sợ gì hỡi vị La môn,

Chịu bao giá lạnh tay chơn run hoài?

- Nàng ôi, đã biết rạch ròi,

Nàng còn muốn hỏi đây người thiện chân,

Trẻ già làm việc bất lương,

Muốn tìm giải thoát: tắm trường giang đây.

- Kẻ nào bảo thật ngu thay,

Ngâm mình xuống nước sạch ngay tội người!

Vậy là ếch nhái, đồi mồi,

Bao loài thủy tộc lên trời cả ru?

Kẻ làm ác nghiệp nhỏ to:

Bẫy mồi, săn bắn, mổ bò, ngư ông,

Cùng phương trộm cắp, sát nhân,

Muốn tiêu trừ nghiệp tắm dòng nước sông!

Ví dòng nước rửa tội xong,

Thì dòng nước cũng cuốn công đức ngài.

Thế là mất hết cả hai,

Chỉ còn để lại mình ngài trống trơn!

(Thìg. 236-243)
Lý luận này cũng dễ hiểu, nhưng chỉ ứng dụng cho những ai tin tưởng một cách máy móc vào việc tẩy sạch tội lỗi bằng nước sông thiêng.

2) Tục thờ lửa: Về việc thờ lửa, thái độ đức Phật vẫn không biểu lộ quá rõ ràng như vậy. Ðối với Bà-la-môn Sundarika - Bhàradvàja nói trên là người tin tưởng vào việc thanh tịnh bản thân nhờ lửa cũng như nhờ nước, ngài tuyên bố:

Bà-la-môn, đừng tin nhờ đốt lửa
Sẽ đạt niềm thanh tịnh giữa trần ai,

Kẻ nào tìm các phương tiện bên ngoài,

Người trí bảo không thể nào thanh tịnh.

Ta bác bỏ củi dâng bàn thần thánh,

Ngọn lửa ta nhen nhóm ở trong tâm,

Ngọn lửa ta luôn cháy, mãi sáng bừng,

A-la-hán, ta theo đời thanh tịnh.

(SN 7.1.9)
Việc thi hóa các vần kệ thuộc về đời sau, nhưng chắc chắn cũng đã phản ảnh trung thực ý nghĩa lời ngài dạy.

Tục thờ lửa có nhiều hình thức ở Ấn Ðộ cổ đại. Hình thức quan trọng nhất là tế đàn lửa thiêng của Bà-la-môn theo kinh Vệ-đà do các Bà-la-môn chuyên nghiệp thực hiện, tuân hành những lễ nghi thờ cúng thật công phu để cho thần lửa Agni mang lễ vật lên Thiên chúng. Một số người khác thờ thần lửa nỗ lực thanh tịnh tâm hồn họ bằng cách đốt cháy các tội lỗi qua ngọn lửa thiêng. Trong đám ấy có các vị khổ hạnh bện tóc (jatila), một số đã theo đức Phật như tôn giả Nadikassapa (Ca-diếp ở bên Dòng Sông) là một vị lãnh đạo các nhà khổ hạnh Jatila, sau khi trở thành một Tỳ-kheo, đã tự trách mình trước kia tin tưởng vào hiệu lực của việc thờ ngọn lửa thiêng:

Bao lễ vật xưa ta cúng dàng
Ðổ vào trong ngọn lửa thiên đàng.

"Thế là thanh tịnh!" ta thầm nghĩ,

Tục tử phàm phu thật rõ ràng.

(Thag 341)
3) Hiến tế súc vật: Mặc dù lễ rửa tội bằng nước và thờ lửa không có giá trị đạo đức dưới mắt đức Phật, ít ra chúng cũng không làm hại ai. Còn các tế lễ bằng máu lại khác hẳn. Ở Ấn Ðộ cổ đại mỗi năm các tế lễ này làm thiệt mạng vài người cùng vài ngàn súc vật. Ta phải công nhận một thành tựu văn hóa của đạo Phật là nhờ đó sự giết người sống để tế lễ không còn nằm trong các phong tục thông thường ở Ấn và tế lễ bằng súc vật ngày nay chỉ còn thấy ở Bengal, nơi đó nữ thần Kàli (nữ Hắc thần) của Ấn Ðộ giáo được xem là đòi hỏi việc ấy.

Ðối với đức Phật, súc vật là mọi loài chúng sanh có toàn quyền sống và lòng từ bi (mettà-karunà) của ngài trải rộng đến chúng không kém gì đối với loài người. Ngài không thích việc giết chúng để làm thức ăn cho người, mặc dù ngài là người có đầy đủ óc thực tiễn để thấy rằng chế độ dinh dưỡng toàn rau quả là điều không thể áp đặt chung cho mọi người. Song ngài xem việc giết súc vật để tế lễ là điều sai lầm, nhất là vì nhiều người tin tưởng rằng việc giết lễ vật sống diễn ra càng chậm lại càng tăng hiệu quả tế đàn. Thông thường bầy súc vật - trâu bò, ngựa dê - đều bị bóp cổ. Mãi cho đến nay vẫn còn một nơi trên bờ sông Hằng tại Benares được gọi là Dasàsvamedhaghàt, Bến Tế Mười Ngựa, để kỷ niệm một lễ tế đàn của hoàng gia.

Sự kiện các súc vật vô tội phải hiến mạng sống cho các mục đích tín ngưỡng của loài người không những làm động lòng trắc ẩn của ngài mà còn xúc phạm cả ý thức về công bằng của ngài nữa. Ngài tin rằng mọi loài đều phải trả nghiệp của chính mình, không thể hối lộ mua chuộc thần linh cũng như không thể chuyển hậu quả ác nghiệp (kamma) của mình cho ai khác - như việc đền tội thay bằng con vật hiến tế.

Bất cứ khi nào có dịp thuận tiện đưa đến, ngài đều chống đối các tư tưởng ấy, dĩ nhiên không phải trên cương vị một nhà tiên tri đe dọa hình phạt thích đáng, mà là một bậc hiền nhân với tâm bình đẳng giảng giải và gợi ý chứ không cố tình bắt buộc người khác chấp nhận Giáo Lý của ngài. Như ngài tự nhận xét ngài không tranh chấp với đời (SN 22-94). Tính hợp lý của tư tưởng ngài và vẻ kỳ diệu của nhân cách ngài là tất cả những gì ngài muốn bày tỏ trước công luận.

Ngài phản đối các đại tế lễ bằng máu theo kinh Vệ-đà bằng cách nêu rõ sự vô dụng của chúng. Khi vua Pasenadi nước Kosala chuẩn bị đại tế đàn gồm 500 bò mộng, 500 bò đực, 500 bò cái, 500 dê và 500 cừu cùng bắt buộc đám nô tỳ đi thâu góp đám súc vật này từ các chủ buôn, có lẽ là không trả tiền, đức Phật bình luận rằng không có tế lễ bằng người hay vật nào đem lại kết quả gì cả. Bậc trí tránh xa các đại tế đàn có bầy dê, bò trâu, v.v... bị giết. Trái lại, các tế đàn không đẫm máu và không hao tốn nhiều sẽ giúp đỡ người cúng tế và làm vui lòng chư Thiên. (SN 3.1.9)

Bà-la-môn Kùtadanta, một phú gia ở Khànumata dự định mở một tế lễ còn trọng đại hơn với 700 súc vật mỗi loại, nhưng đức Phật đã can gián vị này khỏi làm việc ấy. Bằng cách kể một câu chuyện theo kiểu chuyện Tiền Thân đức Phật (Jàtaka) ngài thuyết phục Bà-la-môn Kùtadanta rằng thường xuyên cúng dường các Sa-môn, xây tinh xá, quy ngưỡng Phật Pháp và giữ ngũ giới (kiêng sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong các dục, nói láo và uống rượu) cùng hành thiền là những cách tế lễ không những dễ thực hiện hơn mà còn có nhiều công hiệu, thực sự đem lại nhiều lợi ích nhất trong các loại tế đàn. (DN 5.22.7)

Ngài dùng thêm nhiều lý luận bài bác tế lễ bằng máu khi được một số Bà-la-môn chuyên nghiệp hỏi ngài thời này - (tức thế kỷ thứ sáu trước CN) còn có các Bà-la-môn sống theo giới luật cổ sơ chăng. Ngài phủ nhận điều này, và mô tả các Bà-la-môn thời thượng cổ là những vị độc cư không có tài sản gì, chỉ sống hoàn toàn bằng cách khất thực, không cho phép giết trâu bò, mà xem chúng như những thân hữu tối ưu cung cấp chư vị đủ hương liệu, dầu xoa, thực phẩm, dõng lực, hảo tướngan lạc (SNip 295). Về sau các Bà-la-môn lạc tà đạo vì theo gương các vua chúa sống xa hoa nên đã xúi giục vua chúa tế lễ bò ngựa và cả người sống nữa, nhờ đó họ có thể đòi lệ phí hành lễ. Thế rồi vua chúa truyền giết hàng trăm ngàn gia súc với đao kiếm, ngay cả thần linh cũng xem việc này là tội lỗi. Do việc giết hại các sinh linh vô tội, các tế sư đã đọa lạc xa rời chánh đạo và người có trí cùng quần chúng có đủ lý do đúng đắn khiển trách các gia chủ dâng tế lễ quá hao tài tổn mạng đến như vậy. (SNip 299 - 313)

4)Một việc nữa khiến phe chính thống Bà-la-môn chống lại đức Phậtthái độ đối lập lễ nghi của ngài. Không phải ngài phản bác mọi giới luật tập quán, vì trong Giáo hội Phật giáo cũng có nhiều giới luật tập quán. Nhưng điều ngài bài bác chính là tư tưởng cho rằng lễ nghi luật lệ rất quan trọng đối với việc giải thoát - thậm chí ta có thể đòi hỏi sự giải thoát nhờ nghi lễ. Ngài công khai xem giới cấm thủ (tuân hành một số nghi lễ giới luật) là một trong mười kiết sử (samyojana) phải được phá bỏ, và đó là một trong bốn sự chấp thủ (upàdàna) theo Giáo Lý của ngài. Ngày nay ta cũng dễ hình dung được cảm tưởng của các Bà-la-môn chuyên nghiệp sinh sống bằng cách làm các vị tế sư tinh thông các nghi thức hành lễpháp thuật tế đàn thời ấy, khi nghe nói đến các điều lệ trong Giới Luật của đạo Phật đi ngược lại với quyền lợi của hội chúng họ như vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12473)
Tác giả huý HOÀI HẢI, họ VƯƠNG, người Trường Lạc, Phước Châu, sanh năm Khai Nguyên thứ 12 đời Đường Huyền Tông (CN 724)... Thích Duy Lực dịch
(Xem: 9593)
Tìm Phật ở đâu? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10155)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 20465)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11685)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 46764)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12137)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11802)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 17902)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10191)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17857)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 18247)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 17080)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11509)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 11672)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19810)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 7194)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 9231)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 14903)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 18697)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15311)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17350)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29824)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31598)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 32859)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 30859)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 32645)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39397)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40510)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50207)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 16105)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 25500)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 17840)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 33376)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 39686)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 44059)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23116)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 44121)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42943)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44443)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 39265)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 19291)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35717)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24257)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 20429)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 19031)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18959)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 19354)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 20349)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 15603)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
(Xem: 36365)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 20318)
Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng...
(Xem: 31579)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại kháithiền định.
(Xem: 15965)
Xem xét lại chính mình, không lao ra ngoài. Không lao ra là một phương pháp chắc thực để chúng ta đừng bị các duyên bên ngoài dẫn đi, như thế mới an ổn.
(Xem: 35967)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 34423)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 19522)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
(Xem: 18979)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
(Xem: 22962)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
(Xem: 20218)
Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant