Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. An cư mùa mưa đầu tiên ở Isipatana

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 7512)
5. An cư mùa mưa đầu tiên ở Isipatana

ÐỨC PHẬT LỊCH SỬ
The Historical Buddha
H.W. Schumann (1982) M. O' C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Xuất Bản


Chương 02
528 trước CN
Thành lập Giáo Hội và khởi đầu Hoằng Pháp


AN CƯ MÙA MƯA ÐẦU TIÊN Ở ISIPATANA

Biết rằng dân chúng Benares không ưa thích ngài, dầu cho họ có chú ý đến ngài đi nữa, cũng không mong tìm được nhiều người công nhận Giáo Pháp ngài ở Benares ngoại trừ những thân bằng quyến thuộc của tôn giả Yasa, đức Phật cùng hội chúng Tỳ-kheo ít ỏi của ngài an cư mùa mưa năm 528 trước CN tại Vườn Nai ở Isipatana (Chư Tiên Ðọa Xứ) (nay là Sàrnàth). Lúc ấy chưa có một tinh xá thích hợp. Nơi cư ngụ duy nhất gồm vài thảo am hoặc khả quan hơn cả là các lều tre mái sậy mà các Tỳ-kheo dựng lên để bậc Ðạo Sư và chư vị ở tạm.

Thời kỳ gió mùa không chỉ có mưa lớn. Ðó là cả sự biến đổi người ta thường chờ đợi từ tháng Tư - Năm trở đi như một cách xoa dịu khí hậu cứ diễn tiến chầm chậm từng bước một. Hiện tượng thiên nhiên báo trước thời gió mùa là cây cỏ nở rộ hoa, mặc dù có nhiều loài hoa tô điểm thêm phong cảnh Ấn Ðộ ngày nay do các nhà hàng hải người AÂu mang đến. Về phương diện sinh thái, nước Ấn thời đức Phật không phong phú như thời này. Nhưng các chòm hoa màu cam nghệ rực rỡ của cây Kadamba (Nauclea cordifolia), cây Campaka (Michelia Champaka) nở hoa vàng thơm ngát, cây hoa phượng vĩ (Butea frondosa) đỏ ối trong rừng, cây hoàng hậu (Lagerstroemia flos-reginae) với các hoa hình lồng đèn xanh nhạt, cây kim điệp (Cassia fistula) với những chuỗi hoa vàng lộng lẫy, cây hoa san hô đỏ chiếu lấp lánh (Erythrina indica) và cây Asoka (Vô ưu: Saraca indica) với những hoa hình cầu đổi màu từ cam đến đỏ. Tất cả phong cảnh này hẳn đã đủ làm thích thú người Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ sáu trước CN.

Tiếp theo sau cảnh sắc rực rỡ của thời nở hoa là thời rụng lá ngắn ngủi, các cành cây chỗng lên trời khao khát như những bộ xương khô. Từ trước đến giờ sương rơi xuống ban sáng làm cho cây cỏ thấm ướt phần nào nay không còn nữa. Ðồng ruộng xám ngắt dưới mặt trời gay gắt oi nồng. Mặt đất giống như vũng lầy khô cằn lộ ra những đường nứt nẻ thật sâu. Nhiều nơi khí nóng cuộn lên thành hình xoắn ốc như cái phểu hút bụi từ đồng ruộng tung lên không.

Vài ngày sau, được bầy chim ưng và quạ bay đi trốn báo hiệu, một cơn bão bùng ra - lều tranh mất mái, cây cối gãy đổ nhưng cơn bão cũng qua đi thật nhanh như lúc đến. Rồi cuối cùng, khoảng giữa tháng sáu, cơn mưa thời gió mùa được mong đợi từ lâu đã bắt đầu. Từ các đám mây khổng lồ từng giọt nước rơi xuống càng lúc càng đều dặn hơn rồi bỗng nhiên cùng với sấm chớp vang dội, trận mưa như thác đổ dần dần trở thành mưa liên tục. Ðám trẻ con trần truồng thích thú chạy quanh các vũng nước mưa đọng và ngay cả người lớn cùng vui vẻ chường mặt ra ngoài chốc lát để hưởng bầu không khí mát rượi làm tươi tỉnh.

Sau thời kỳ mưa liên tục, các đám mây thỏa hiệp với mặt trời, mỗi thứ lần lượt thay phiên nhau thống trị giang sơn vài giờ. Trong các khoảng thời gian giữa những cơn mưa rào, phong cảnh cỏ cây đầy hơi nước, rồi làn không khí oi bức lại đến thay thế cái nóng nực trước đó không lâu.

Phong cảnh đổi thay thật lớn lao mau chóng lạ thường. Các dòng sông lờ đờ trước kia bỗng trở nên các nguồn nước lũ rộng lớn màu nâu chảy ồ ạt đe dọa các vùng ở trên bờ với làn nước dâng cao rất nhanh, đường sá chìm ngập bùn lầy khó đi lại. Nhiều nhà bằng đất tan rã khiến cho các mái (cũng không phải là không thấm nước) đổ ụp xuống đám người trong nhà. Thế giới loài vật cũng phô bày một cảnh tượng khác thường: rắn rít, bọ cạp bò ra khỏi lỗ vì ngập nước, những con nhái bén tí ti nhảy ra đường và tiếng cóc ồm ộp kêu to. Trong nhà, tắc kè chạy quanh tường, trên trần tìm ăn muỗi mòng, sâu mọt đến căng phồng cả bụng.

Bầu không khí của thời kỳ gió mùa đến cùng mọi vẻ biến đổi do nó mang lại đã gây nhiều cảm hứng sau này cho biết bao thi sĩ theo đạo Phật, thì dĩ nhiên bậc Ðạo Sư và các đệ tử ngài cũng nhận thấy quang cảnh thiên nhiên này trong Vườn Nai tại Isipatana ấy. Song mùa an cư đầu tiên năm 528 này phần lớn dành vào việc tu học của chúng Tỳ-kheo. Ngoài các bài thuyết giảng "Chuyển Pháp Luân" (Dhammacakka-ppattana) và Vô Ngã Tướng (Anatta Lakkhana) (Mv1.6), còn ba bài khác nữa dành cho các tuần lễ này đều được bảo tồn trong Kinh Tạng. Qua một bài Pháp (Mv1.13; SN 4.1.4, ngài khuyến giáo chư Tỳ-kheo - mặc dù chư vị đều được ngài xem là đã đắc quả A-la-hán - cần phải suy tư đúng như thực hay như lý tác ý (yoniso manasikara), đó là điều kiện ngài tuyên bố đã đưa ngài đến Giác Ngộ. Trong bài thứ hai (Mv1.11; SN 4.1.5) ngài tuyên bố ngài cùng chư Tỳ-kheo đều thoát khỏi mọi kiết sử của nhân giới cũng như thiên giới; và trong bài thứ ba (AN 3.15) ngài dạy chư vị bài kinh Dụ Người Ðóng Xe phải làm hai bánh xe cho vua Pacetana - một vị vua trong thần thoại cổ. Một bánh xe được làm cẩn thận trong gần sáu tháng ròng, nên đứng vững vàng sau khi chạy thử và sức đẩy đã hết, còn bánh kia chỉ được làm trong sáu ngày, nên lảo đảo rồi ngã nhào vì có nhiều khuyết điểm trong vành xe, nan hoa và trục. Cũng vậy, chư Tỳ-kheo phải đoạn trừ các khuyết điểm và lỗi lầm trong thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp để tránh ngã nhào ra khỏi Pháp - Luật của ngài.

Kinh Tạng Pàli còn có thêm bốn bài kinh do đức Phật thuyết tại Isipatana, tất cả đều ghi dấu vài ba cuộc du hành của ngài đến nơi ấy về sau. Ðiều này có thể được thấy rõ qua sự kiện thính giả ở đấy gồm những người chỉ gia nhập hội chúng của ngài sau năm 528.

Khoảng cuối mùa mưa, đức Phật thuyết hai bài Pháp rất quan trọng đối với việc phát triển Giáo hội tương lai. Ngài quyết định không giới hạn việc truyền bá Chánh Pháp cho riêng ngài, mà đưa cả chư Tỳ-kheo vào trọng trách này nữa. Do vậy, ngài gọi các đệ tử tụ họp lại và dạy bảo chư vị đi làm sứ giả truyền Pháp:

"Này các Tỳ-kheo, hãy ra đi, vì lợi íchan lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư Thiênnhân loại. Ðừng đi chung hai người cùng đường. Này các Tỳ-kheo, hãy thuyết Pháp (Dhamma) hoàn thiện ở phần đầu (sơ thiện), hoàn thiện ở phần giữa (trung thiện), hoàn thiện ở phần cuối (hậu thiện), cả về ý nghĩa lẫn văn cú, hãy truyền bá đời Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh. Có những người nhiễm bụi ít trong mắt sẽ đọa lạc nếu không nghe Pháp. Song nếu chư vị ấy nghe Pháp, chư vị sẽ được giải thoát. Còn chính ta, này các Tỳ-kheo, ta sẽ đi đến thành lũy Uruvelà (Ưu-lâu-tần-loa) để thuyết Pháp". (Mv 1.11.1)

Chư Tỳ-kheo ra đi như đã được huấn thị, và chẳng bao lâu sứ mạng của chư vị đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Chư vị đưa nhiều người từ bốn phương về Isipatana để xin thọ giới. Tuy nhiên, chư vị chưa hoan hỷ về điểm đức Phật đã dành quyền truyền giới cho riêng ngài, và chư vị cũng thỉnh cầu ngài cho phép chư vị có quyền ấy. Bậc Ðạo Sư không dễ gì ban ngay ước nguyện ấy cho chư vị. Trước tiên ngài xem xét riêng vấn đề ấy, rồi ngài thảo luận với chúng Tăng cuối cùng ngài quyết định:

"Này chư Tỳ-kheo, ta cho phép chư vị khi ở trong những xứ sở, thôn làng xa xôi có quyền truyền tiểu giới xuất gia (pabbajà) (làm Sa di) và đại giới xuất gia (upasampadà) (làm Tỳ-kheo). Việc ấy phải thực hiện theo cách này: Trước tiên hãy cho giới tử cạo sạch râu tóc, đắp các y vàng và phủ vai bên trái với thượng y; rồi khi vị ấy đến đảnh lễ chân vị Tỳ-kheo truyền giới (như một dấu hiệu của bổn phận đệ tử), hãy cho phép vị ấy quỳ xuống cung kính nghiêng mình trước giới sư với hai tay chắp lại. Sau đó vị ấy phải được dạy bảo lập lại câu: "Ðệ tử xin quy y Phật, đệ tử xin quy y Pháp, đệ tử xin quy y Tăng". Câu này phải được lập lại ba lần. Này chư Tỳ-kheo, ta cho phép chư vị truyền tiểu giới xuất giađại giới của một tân thọ Tỳ-kheo bằng cách nhận Tam Quy này". (Mv 1.12.3-4)

Bằng cách cho phép chư Tăng truyền giới xuất gia, đức Phật đã cắt cuống nhau liên kết Tăng chúng và vị sáng lập Ðạo Pháp, khiến cho Tăng chúng có thể sống đời độc lập của mình. Về sau, việc truyền giới đã được tổ chức thành nghi lễ (Mv1.28.3-5) và bổ sung nhiều tiết mục đặc biệt liên hệ đến giới tửgiới sư.

Năm 528 trước CN là một năm đầy kết quả mỹ mãn đối với đức Phật và ngài đã trở thành vị lãnh đạo một trường phái trong phong trào Sa-môn khất sĩ. Bấy giờ mùa mưa cùng thời kỳ ngưng hoạt động trong năm đã trôi qua. Rừng núi, đồng ruộng đều xanh tươi mơn mởn và lúa mạ được trồng từ giữa tháng sáu nay đã nhô lên vài tấc trên mặt nước đồng. Mọi giếng và ao hồ tràn đầy nước, đường sá đi lại được như cũ, và làn không khí oi bức ngột ngạt của thời gió mùa đã nhường chỗ cho những ngày ấm áp và đêm mát dịu. Như ngài đã tuyên bố, đức Phật còn trẻ tuổi rời Vườn Nai ở Isipatana và lên đường đi Uruvelà.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8607)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 5479)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
(Xem: 8378)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 9359)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8940)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 4317)
Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hàng ngày, bằng cách tích cực hành thiền trong ba mươi phút hay một giờ, và chánh niệm tổng quát vào mọi tác động hàng ngày thì bạn gặt hái nhiều điều tốt đẹp.
(Xem: 4074)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 10448)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 9073)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8564)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 4717)
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ).
(Xem: 9175)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7515)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 8101)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7958)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 7635)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8373)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 11886)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 8358)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10784)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10526)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 8147)
Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm...
(Xem: 4890)
Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ chophù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm chosức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy.
(Xem: 5648)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và...
(Xem: 15510)
Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
(Xem: 10573)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 10336)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10827)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 10591)
Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống.
(Xem: 10830)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9907)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 13370)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 19880)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 13299)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 18609)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10712)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 13528)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12103)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11152)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10365)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10309)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 10554)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11953)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 9345)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 11010)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm;
(Xem: 6140)
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn...
(Xem: 5571)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.
(Xem: 5733)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền,
(Xem: 7058)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn?
(Xem: 6528)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật.
(Xem: 4473)
Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thứcquang minhtỉnh giác.
(Xem: 5408)
Tâm tỏa rộng, tâm vui sướng và tâm thương yêu là các thể dạng tâm thần của một môn đệ của Đức Phật. Nếu muốn vượt thoát ra khỏi thế giới của dục vọnghình tướng, chúng ta phải biết tu tập bằng cách buông bỏ chính mình.
(Xem: 6736)
Niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.
(Xem: 10342)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 11964)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10732)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12408)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9852)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 13872)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9607)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant