Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm (5)

28 Tháng Tư 201607:05(Xem: 10636)
Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm (5)

Bài Thứ 5 
GÓP NHẶT NHỮNG VIÊN NGỌC CHÁNH NIỆM 

Quán Như Phạm Văn Minh

Góp Nhặt Những Viên Ngọc Chánh Niệm


FAQ: Làm sao để biết ai là người hướng dẫn thực tập có khả năng?

Phong trào MBSR đào tạo được khoảng chừng 9 ngàn người hướng dẫn chánh niệm tốt nghiệp từ cơ quan phụ trách đào tạo Oasis, trung tâm huấn luyện các giáo thọ chuyên nghiệp. Có chừng 18 ngàn bệnh nhân đã theo học các khóa MBSR ở UMass và một số lớp khác tổ chức tại địa phương. Để bảo vệ chất lượng huấn luyện các cơ sở này có giáo chức huấn luyện và chương trình giảng dạy hoàn bị. Ngoài ra còn có các trung tâm nghiên cứu Chánh Niệm như ở đại học California- Los Angeles (UCLA) tổ chức một chương trình 6 tuần lễ dành cho những sinh viên hay nhân viên và giáo chức muốn trở thành giáo thọ Chánh Niệm. Các trung tâm nghiên cứu khác được thành lập rãi rác ở những nơi khác như Penn Program for Mindfulness ở Philadelphia. Phong trào phổ biến rộng rãi cho nên có các khóa huấn luyện cũng lan tràn Online. Các người tốt nghiệp được phát chứng chỉ Certified MBSR Teachers trước khi được nhận vào các bệnh xá hay bệnh viện trên toàn thế giới. Các kho dữ liệu Y tế như EBSCO, CINAHL, PSYCLINE và MEDI-LINE đều công nhận MBSR là một chương trình có chất lượng cao và hiệu quả đồng nhất trong việc chữa trị căng thẳnglo âu. Viện Y Tế Quốc Gia (Mỹ) đã tài trợ cho MBSR để tiếp tục nghiên cứu. Dù số tài trợ còn khiêm tốn nhưng đừng quên là 30 năm trước (1980) chưa ai (ở Mỹ) biết chánh niệm là gì!

Nhưng nghịch lý là mỗi khi thực hành chánh niệm quý vị là người đóng vai chánh, sống ‘đời mình’ không ai có thể thay thế quý vị được. Cho nên quý vị là người ‘Thầy’ giỏi nhất cho mình. Các nhà sư Tây Tạng dù đã bao năm tu tập trong các hang thâm cùng cốc khi được yêu cầu ‘dạy’ Chánh Niệm bao giờ cũng nhũn nhặn nói: “Tôi không biết gì cả! Lẽ ra quý vị nên học với người khác”. Đây không phải là lời khiêm nhượng giả vờ, nhưng các Đại Sư biết rằng mỗi lần thực niệm chánh niệm trong khoảnh khắc này là bắt đầu một cuộc hành trình ‘mới’, không giống hành trình trong khoảnh khắc trước. Các Thiền sư thường tự ví mình như một người bán thức uống gần bờ sông! Cần mà không cần!

Chánh niệm không phải chỉ là một ý tưởng tốt, một triết lý hoặc một tôn giáo theo nghĩa đen, mà là áp dụng một cách sống. Lúc ban đầu quý vị cần một người và các văn bản hướng dẫn cũng để sử dụng như bảng chỉ đường trí tuệ, để quý vị làm quen với kỹ thuật thực tập và có những tiến bộ sơ khởi. Giống như một đứa trẻ tập đi, phải té lên té xuống nhiều lần mới có ‘kinh nghiệm’ giữ thăng bằng. No pain no gain, nhưng chánh niệm không phải chỉ có pain. Khi quý vị đến mức hỷ xả, có những niềm vui xuất hiện, nhất là khi đạt được kết quả tích cực về thân tâm.

Nói một cách chính xác, không có người nào được gọi là Thiền Sư, ai cũng là thiền sinh, hành giả ‘sơ tâm’. Nhớ lời Phật thách thức đệ tử là, trước khi chấp nhận lời Phật dạy, phải tự tìm hiểu xem lời Phật có phải là vàng ròng hay không, rồi hãy áp dụng. Hay nhớ tới kinh Kalama chỉ chấp nhận giáo lý vì thấy giáo lý đó phục vụ được mục tiêu cứu khổ, không phải chỉ vì đó là giáo lý của Đức Thế Tôn truyền dạy. Lòng tin mù quáng không có chỗ đứng trong Phật giáo! Vì thế trong các bài tập chỉ dẫn các nhà khoa học bao giờ cũng nhấn mạnh tới thái độ uyển chuyển, ứng biến của ‘học viên’.

Các thiền sư dòng Tào Động thì ‘tuyển sinh’ khó hơn. Các hành giả thường là người Tây phương phải qua tận Nhật ‘hành hương’ và trình diện xem Sư phụ có chịu chấp nhận mình làm đệ tử hay không. Sau đó được giáo huấn trong một thời gian trung bình vài năm, khi Sư Phụ cho phép đệ tử trình kiến giải trong các cuộc tham vấn (dokusan) xem đệ tử có thực sự giác ngộ chưa, để tránh trường hợp đệ tử ‘quá’ tự tin, nghĩ là mình đã ‘giác ngộ’ (theo nghĩa satori)

Khi được chấp nhận đệ tử sẽ được ban danh hiệu Roshi và trên nguyên tắc có thể làm giáo thọ ở bất cứ nơi nào. Theo tôi được biết Thầy Phụng Sơnngười Việt duy nhất từ trước đến nay được phong danh hiệu Roshi. Có lẽ thầy Phụng Sơn nên kể lại quá trình Tầm Sư Học Đạo của mình cho quần chúng Phật tử biết.

FAQ: Có thầy, có văn bản hướng dẫn thực tập, nhưng liệu tôi ‘có thể’ thực hành Chánh Niệm được không?

Đây là một câu hỏi thông thường nhất. Người hỏi chưa đủ tự tin và còn hiểu lầm về chánh niệm. Ai có thân thể khỏe mạnh và óc não sáng suốt đều có thể thực hành chánh niệm, dĩ nhiên thực hành chánh niệm không phải dễ, nhưng nếu được hướng dẫn và với tinh tấnkiên trì, ai cũng có thể thực hành được!

Nghĩ mình không thể thực hành Chánh Niệm cũng giống như nghĩ mình không thể thở (thực ra cuống não tự động thở cho quý vị), hay không thể chú ý hay thư giãn. Khi đủ một số điều kiện hay biết cách vun xới, ai cũng có thể chú ý.

Thường người ta hay lẫn lộn giữa chánh niệm và thư giãn, hoặc nghĩ thực hành chánh niệm để đạt tới một tình trạng hay cảm tưởng ‘đặc biệt’ nào đó. Nếu họ thực hành chánh niệm một vài lần, họ cảm thấy không đi đến đâu, và không đạt được tình trạng mong muốn, họ nghĩ họ “không thể” thực hành chánh niệm được. Nhưng chánh niệm không nhằm mục đích nào hết, cũng không làm quý vị có cảm tưởng ‘đặc biệt’ nào. Nó cũng không có mục đích làm quý vị an tĩnh, mặc dù khi thực hành tới mức chín mùi, quý vị có thể có an lạcvui sướng của trạng thái “định” (Samadhi). Chánh niệm cũng không có mục đích làm Tâm rỗng không (vì tâm viên, ý mã, Tề Thiên không lúc nào chịu ngồi yên, lúc nào cũng nhảy nhót , khọt khẹt) quý vị càng đàn áp thì Tề Thiên càng ‘làm tới’. Khi niệm chú Chánh Niệm, Tề Thiên nhức đầu mới chịu thôi. Không tin quý vị có thể hỏi Đường Tăng! Chánh niệm là chú ý theo dõiđể Tâm xuất hiện như là just as it is (như nó là), không can thiệp hay áp đặt trên bất cứ một trãi niệm nào. Nhớ từ ngữ Let Be (giữ nguyên) và Let Go (buông xả), thái độ vô cầu như đã đề cập ở trên. Chánh niệm không nhắm tới đạt đến một chỗ nào như quý vị mong ước mà chỉ giúp quý vị biết mình đang ở đâu. Không hiểu điều này, quý vị sẽ nghĩ mình không thể thực hành chánh niệm! Thực hành chánh niệm dĩ nhiên đòi hỏi cố gắngkiên nhẫn, vì thấy mình không “đi tới đâu”, quý vị dễ bỏ cuộc. Vậy thì thay vì nói tôi “không thể” thực hành chánh niệm, quý vị nên nói là tôi không đủ ý chí kiên trì để thực tập! Khi quý vị cảm thấy “mất tự tin” quý vị nên ngồi xuống hay nằm, hay đi, hay ăn và lần này buông bỏ mong ước ‘đạt tới đâu’của mình! (Jon Kabat Zinn, Wherever You Go, Where you are, P 34).

FAQ: Chánh niệm khác với vô tác, vô vi ở chỗ nào?

Vô tác hay vô vi hoàn toàn khác với “không làm gì cả”. Vô vi nhưng vô bất vi. Vì chuyển qua Sensing Mind khi thực hành chánh niệm, nên quý vị dùng trực quan để mà sống. Khi giác quan còn lành mạnh, thì quý vị “thấy”, nghe thì quý vị thấy và nghe mà không cần cố gắng, ăn thì quý vị cảm thấy hương vị thức ăn, ngữi thì ‘thấy’ mùi thơm, đụng chạm thì thấy cảm giác đụng chạm (xúc), không cần một nổ lực nào miễn là quý vị duy trì chánh niệm. Vô vi có thể dịch là ‘Effortless Effort’ ‘cố gắng mà không cần cố gắng’, kiểu nói nghịch lý của Zen (như Vô Môn Quan, cánh cửa không cửa!). Chỉ có ý thứcý định là quan trọng ở đây. Trong lúc thực tập Formal Practice, quý vị cần ý thức về những gì mình đang làm. Khi quý vị chuyển được chánh niệm qua những sinh hoạt đời thường, lúc đó ăn thì quý vị biết mình đang ăn, khi đi thì biết mình đang đi, khi nằm ngồi, tắm, đọc báo, nói chuyện với người khác.. vân vân, cũng vậy. Quý vị không cần có một lịch trình gì ngoài việc ‘tỉnh thức’ trong khoảnh khắc hiện tại. Ngồi xuống, đừng làm gì cả, chỉ cần an trú trong chánh niệm, quan sát trãi niệm đang hé lộ ra trong Tâm just as it is.

FAQ: Định và Niệm khác nhau ra sao?

Định là một phần nền tảng quan trọng của Chánh Niệm. Không có Định, tấm gương soi giống như mặt nước nhấp nhô và không phản ảnh trung thực thế giới bên trong cũng như bên ngoài. Quý vị có thể thực tập Định và Niệm cùng một lúc hay riêng rẽ. Thực tập định bằng cách chú ý vào một đối tượng duy nhất, như hơi thở, một hình tượng tôn giáo hay niệm một câu thần chú vân vân… Tiếng Phạn Định là Samadhi (onepointedness). Khi tâm đi lạc quý vị chỉ nhẹ nhàng kéo Tâm trở lại hơi thở trong khoảnh khắc này, không phải hơi thở trong khoảnh khắc trước hay sau. Nếu kiên trì quý vị có thể duy trì chú ý trong một thời gian lâu hơn và quý vị có thể đạt tâm cảnh an lành, không có gì có thể quấy phá được. Nhưng cẩn thận, khi đạt tới mức Định, cảm giác an lạc (hỷ, xả) có thể tràn ngập Tâm và quyến rũ quý vị dùng đó làm nơi trú ẩn khỏi những khó khăn, bận rộn của đời thường, và có thể khiến quý vị nghĩ lầm là quý vị đã đạt tới ‘kết quả nào đó’. Quyến luyến với Định cũng giống như bất cứ một tham chấp nào khác, quý vị ôm chặt không chịu bỏ ra và sống trong tình trạng vô minh (delusion). Trong tình trạng Định, quý vị có thể quên cả thế giới bên ngoài, không nghe cả tiếng cửa đóng hay mở, và thế giới bên trong cũng có thể biến mất: ý tưởng, cảm giác, tình cảm ít xuất hiện. Sự an lạc này rất quyến rũ và làm quý vị “say” và quên đi mục đích Chánh niệmtỉnh thức, không phải để say, dù là say An Lạc! Tuy nhiên Định thiếu Niệm không thể đưa đến Tuệ (Giới, Định, Tuệ). An lạc của Định có thể làm quý vị thỏa mãn nhưng thiếu óc tò mò, điều tra, rộng mở của Chánh niệm.

FAQ: Nền tảng Đạo đức của Chánh niệm: Tâm và não là một (Mind cũng là Heart: Mindfulness cũng là Heartfulness)

Phần lớn trong các ngôn ngữ Á Châu, Mind cũng là Heart. Tâm cũng là Ý. Trong tác phẩm Nẻo về Của Ý , Nhất Hạnh có dùng một cụm từ rất thú vị “các cô gái ở Việt Nam được cha mẹ dặn dò là phải có ‘ý về tứ’, tcác các cô mới ‘đẹp trọn vẹn’! Hiện nay ai cũng có thể thực tập Chánh Niệm, bất kể nam hay nữ! Nhắc lại chuyện này để các cô các bà có thêm động cơ thực tập!

Nguyên tắc đạo đức căn bản của Đạo Phật là không làm hại bất cứ một chúng sinh nào, hữu tình hay vô tình. Dù trên thực tế không ai có thể hoàn toàn giữ được điều này, nhưng ít nhất Phật tử chúng ta lúc nào cũng trung thành với lý tưởng Ahimsa (giới sát), cố gắng không gây đau khổ cho người khác. Thực hành chánh niệm không phải là một trào lưu thời thượng của những người không có chuyện gì làm, chỉ ngồi im lặng ‘ngó rốn’,  như một số lời chỉ trích! Huấn luyện Tâm cũng là một cách vun xới một số tình cảm căn bản trong đạo đức Phật giáo như Từ bi, Độ lượng, Buông xả, Không tham chấp…Trước hết là quý vị áp dụng những tình cảm này cho chính mình. Không phải là chúng ta ích kỷ nhưng nếu không từ bi, độ lượng với chính mình là sao quý vị có thể từ bi, độ lượng với người khác? Quý vị phải nói ngược lại “thương thân như thể thương người” mới đúng!! Nhiều lúc quý vị đối xử nghiêm khắc với chính mình, lúc đó nên nhớ Ahimsa. Và buông xả tình cảm đó. Letting it go!

FAQ: Bảy thái độ cần thiết khi thực hành Chánh Niệm

1-  Thái độ căn bản: Không phán đoán (Let Be) Buông xả (Let go) 

Thái độ căn bản nhất là Let Be và Let Go. Let Be, chúng tôi dịch là bàng quan, không phán đoán hay can thiệp. Let Go là buông xả, như bàn tay mở ra để buông bỏ những gì đang nắm. Không phải bàn tay đang nắm mà Tâm quý vị đang nắm, nên còn chặt hơn cả bàn tay. Let Go là không bám chặt bất cứ điều gì, dù đó là một ý tưởng, một vật hay điều gì mà mình thích hay ghét bỏ, một quan điểm, niềm tin, ngay cả chính tín ngưỡng. Đây là một hành động có ý thức buông xả để chấp nhận những gì đang hé lộ chân nguyên (as it is) trong khoảnh khắc hiện tại. Buông xả nghĩa là không bám víu những gì mà quý vị yêu thích hay ghét bỏ. Chúng ta mắc kẹt trong tình cảm thương, ghét, thích & không thích. Chúng ta mang một cặp kính mầu, phân biệt những gì tốt hay xấu cho mình và theo thói quen chúng ta trở thành tù nhân của tình cảm thương ghét này. Nếu chúng giống với niềm tin hay triết lý của mình, thì chúng ta thích. Nếu khác với những gì mình nghĩ, chúng ta ghét. Những tình cảm này chế ngự tâm như là một gánh nặng, giống như quý vị đang mang cát đá trong đầu. Đến lúc quý vị phải bỏ gánh nặng này xuống cho nhẹ! Tưởng tượng Tâm của chúng ta nhẹ biết bao nhiêu khi buông xả được gánh nặng này! Buông bỏ những phán đoán này để trãi nghiệm just as it is tự hé lộ cho chúng ta thấy trong khoảnh khắc hiện tại. An lànhgiải thoát, phải không quý vị?

2 - Kiên nhẫn: Lúc nào chúng ta cũng nôn nóng muốn đến một nơi nào đó, muốn đạt điều gì đó cho mình, sống một khoảng đời khác hạnh phúc hơn ‘bây giờ’. Khi trẻ thì muốn học hành thành tài và lập sự nghiệp, tiết kiệm tiền cho thật nhiều, mới thấy hạnh phúc. Nếu gia đình không hạnh phúc thì đợi khi ly dị xong. Khi sinh con cái thì đợi chúng trưởng thành, ra ở riêng. Đồng cỏ bên kia lúc nào cũng xanh hơn.Tương lai mơ tưởng mới là hạnh phúc hơn là hoàn cảnh hiện tại. Hiện tại không bao giờ làm quý vị thỏa mãn. Giống như một threadmill, cứ chạy mà không có chỗ dừng! Quý vị không còn nhận biết là quý vị đang ở đâu. Quý vị quên là cái gì        cũng có ‘chu kỳ’ riêng, mùa xuân cây cỏ xanh tươi, hoa trái không thể nở trái mùa. Khi chúng ta nói khoảnh khắc hiện tại chúng ta muốn nói bây giờ, nghĩa là ngoài thời gian vật lý (Timeless). Thường chúng ta chỉ chú ý nhận biết hạnh phúc hay đau khổ hiện tại trong những hoàn cảnh hiếm hoi nhất (blue moon) như khi chinh phục được người tình hay khi bị phụ bạc, những lúc ecstasy hay tragedy, thường chúng ta để khoảnh khắc hiện tại qua đi trong thất niệm! Nếu quý vị duy trì được chánh niệm quý vị bước ra khỏi thời gian vật lý và sống trong chánh niệm, có nghĩa là quý vị có thêm nhiều thời gian để sống và sống trọn vẹn.

3-  Sơ tâm thiền (Beginners’s Mind) Thấy mọi sự như mới thấy lần đầu trong từng khoảnh khắc hiện tại. Khi mới gặp người tình, quý vị bị xúc động, để ý từng sợi tóc bay trong gió (có sợi tóc nào bay), nụ cười, lời ăn, tiếng nói. Nhưng khi sống chung trong một thời gian, quý vị nghĩ là mình đã biết kỹ người tình, nên không còn tò mò quan sát như lúc mới quen. Thái độ thấy một lầnthấy hết, sau đó dùng ký ức để ‘thấy’ người tình, không còn nhìn người này hiện giờ như lúc đầu tiên nữa! Sơ tâm Thiền rất cần thiết khi quý vị thực tập vì quý vị quan sát hơi thở vào hay hơi thở ra trong khoảnh khắc này, không phải là hơi thở trước hay hơi thở sau đó. Quý vị có thể cảm nhận khác nhau về từng hơi thở, không hơi thở nào giống hơi thở nào. Nhờ sơ tâm thiền quý vị có thể theo dõi hơi thở dễ dàng hơn.

4-  Vô Cầu (Non Striving) Khi học một kỹ năng trong đời như lái xe chẳng hạn, chúng ta mong muốn tới một lúc nào đó chúng ta có thể sử dụng kỷ năng này một cách tự động mà không cần chú tâm nữa. Tai nạn xe cộ xảy ra nhiều vì khi lái xe chúng ta quên mình đang lái xe, tâm trí để đâu đâu. Nên không có gì đáng ngạc nhiên khi tai nạn giao thông chết người vẫn tiếp tục xảy ra, dù luật lệ thắt chặt và cảnh sát được tăng cường! Khi thực hành chánh niệm, chúng ta thường mong muốn đạt tới một tình trạng nào đó, dù chỉ là một cảm giác khoan khoái, những mong muốn này rất ‘hợp lý’, hay nhiều khi mong muốn được áp suất máu hạ, hệ thống miển nhiễm tăng, trong một thời gian ngắn...Khi mong ước như thế, chánh niệm dễ bị mất. Tề Thiên rất nhanh nhẹn và thông minh. Lo âu này sẽ khiến chánh niệm biến mất và lạc qua thinking mind của Tề Thiên mà quý vị không để ý. Thực hành chánh niệm chỉ có mục đíchtỉnh thức, những kết quả khác chỉ tự nhiên đến. Công việc duy nhất của quý vị cần làmcảm nhận và theo dõi hơi thở! Giản dị nhưng không dễ dàng. Ngồi theo dõi hơi thở quý vị sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi đang nói!

5-  Chấp nhận thực trạng (Acceptance)

Chúng ta nên xem bất cứ một ý nghĩ nào xuất hiện trong Tâm như những tâm hành khác, hiện đó, biến đó. Vì chúng ta mang cặp kính mầu, những phán đoán của chúng ta thường không chính xác. Thường chúng là những phản ứng thiếu nền tảng, méo mó do thiên kiến hay bị điều kiện hóa trong quá khứ. Nếu chúng ta bàng quan, không phán đoán, chỉ quan sát và chấp nhận những trãi nghiệm khi chúng xuất hiện, và tùy hoàn cảnh, chúng ta sẽ chọn lựa một phản ứng ý thức. Điều này không có nghĩa là chúng ta không phản ứng với những hành động sai trái hay vô đạo của người khác, mà chỉ có nghĩa là bất cứ một chọn lựa hay phản ứng nào cũng là chọn lựa ý thức dưới ánh sáng của chánh niệm. Nếu chúng ta phủ nhận thực trạng, chúng ta không biết chúng ta đang đứng chỗ nào để chọn lựa. Nếu chúng ta than thân trách phận, oán trời oán đất, chỉ làm tăng nỗi khổ niềm đau vì mũi tên thứ hai tự bắn. Giả sử chúng ta bị chẩn bệnh là mắc bệnh ung thư, chúng ta chấp nhận thực trạng này vì nếu tìm cách phủ nhận, chúng ta sẽ không chọn lựa một giải pháp thích ứng để đối phó, như đi chẩn đoán để xác nhận lại và bước tớitìm cách chữa trị. Khi chấp nhận hiện trạng, bệnh ung thư không tự nhiên thoái hóa hay biến mất, nhưng chúng ta có cái nhìn sáng suốt hơn những chuyện gì cần làm tiếp theo!

6-  Trust: (Tin tưởng)    

Tin tưởng phản ảnh cho lòng tự tin, khi thực hành chánh niệm: chúng ta phải tự tin là mình có thể quan sát, tâm có thể mở rộng và chú ý quán sát những gì đang hé lộ như chúng là just as it is trong khoảnh khắc này. Chỉ có chúng ta mới có thể sống đời mình, và những văn bản hay người hướng dẫn chỉ là những phương tiện đưa chúng ta đến cửa, chúng ta phải quyết định vào cửa Thiền, không ai có thể thay thế mình được.

7-  Generosity:  (Độ lượng)

Độ lượng là một đức tính tốt cũng như kiên nhẫn, buông xả, không phán đoán, tin cậy, là nền tảng thực tập chánh niệm. Và người cần được đối xử độ lượng trước tiên là không ai khác hơn là quý vị. Tự chấp nhận mình là món quà tặng quý giá không điều kiện, làm tăng sinh lực sống, tăng lòng tự tin, tấm lòng thêm rộng mở.

Nhiều khi thấy lòng độ lượng của mình không được đền đáp, quý vị có thể miễn cưỡng không muốn thực hành, nhưng nên nhớ chính quý vị là người đầu tiên hưởng “kết quả”. Độ lượng là một cách nuôi dưỡng lòng từ bi, không phải là một cách để góp nhặt ‘phước báu’ như nhiều người nghĩ. Nếu có phước báu chỉ là bonus thêm vào đó, không phải là động cơ chính của ‘bố thí’. Quý vị cảm thấy vui vẻ hạnh phúc ‘lên tinh thần’ vì đã làm những điều tốt (feel good when doing good!)  không phải vì áp lực bên ngoài (hay bên trên), không có Nam tào Bắc đẩu nào cầm sổ ghi chép những việc làm tốt (hay xấu) của quý vị, một hình thức cho mà không cần đền đáp, hành động một cách vô cầu. Đó chỉ là một ý định muốn chia xẻ với người khác tài nguyên hiện có của vũ trụ

Quán Như Phạm Văn Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8654)
Khi nhìn bức tượng Đức Phật đang ngồi thiền, hình ảnh đó làm tôi cảm thấy rất bình an.
(Xem: 5494)
Thiền định là một phép luyện tập thật cần thiết giúp phát huy tối đa các phẩm tính tinh thần như tình thương yêu, lòng từ bi và lòng vị tha.
(Xem: 8414)
Lòng từ bi nhân ái, tiếng Tây Tạng là Tse wa (rtse ba) là một thuật ngữ nói lên tình mẫu tử và nỗi âu lo vô biên của chư Phật đối với mỗi chúng sinh.
(Xem: 9395)
Đây là một quyển sách khác thường của Đức Đạt-lai Lạt-ma phân tích bản chất của thiền định thật chi tiết và sâu sắc.
(Xem: 8974)
Luyện tập thiền định có thể làm giảm tình trạng căng thẳng tâm thần, các xúc cảm tiêu cựccải thiện giấc ngủ, các hiệu ứng này có thể tạo ra các tác động tích cực đối với quá trình lão hóa của não bộ.
(Xem: 4331)
Nếu bạn tinh tấn chánh niệm hàng ngày, bằng cách tích cực hành thiền trong ba mươi phút hay một giờ, và chánh niệm tổng quát vào mọi tác động hàng ngày thì bạn gặt hái nhiều điều tốt đẹp.
(Xem: 4088)
Chữ “căng thẳng” là dịch sát nghĩa của chữ “stress” trong tiếng Anh. Ai cũng biết rằng căng thẳng là cội nguồn của rất nhiều tai họa.
(Xem: 10504)
Sống trong thời đại văn minh, con người cần phải học hỏi để theo kịp trào lưu tiến bộ trong nhiều lãnh vực như Y học, Não học, Tâm lý học, Địa chấn học, Thiên văn học, Vũ trụ học v.v
(Xem: 9115)
Trong số các phương pháp thực hành tâm linh, thiền chánh niệm (còn gọi thiền tỉnh thức, thiền minh sát) là một lựa chọn của số đông người.
(Xem: 8629)
Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay cả các kinh nghiệm bạn ghét.
(Xem: 4743)
Trong buổi nói chuyện này, tôi sẽ đặc biệt bàn về cái mà chúng ta vẫn gọi là sự đau khổ cùng với con đường quán niệm nó theo đúng tinh thần của pháp môn Tuệ Quán (Tứ Niệm Xứ).
(Xem: 9249)
Tu tập tự thân chính là công phu quan trọng nhất trong toàn bộ cái gọi là Phật giáo.
(Xem: 7551)
Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia).
(Xem: 8150)
Khởi đầu, thiền định là một phương pháp tu luyện tâm thức (bhāvanā), bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm, phát triển chủ yếu trong...
(Xem: 7995)
Chỉ vài phút tập tỉnh thức trong các việc nhỏ đời thường, sau này sẽ trở thành những hành trang Phật giáo cực kỳ quý giá cho các em vào đối mặt cuộc đời.
(Xem: 7685)
Bài này chỉ giới thiệu sơ sài đôi nét độc đáo của bản dịch Việt thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông...
(Xem: 8418)
Cảnh sát là một nghề căng thẳng hơn rất nhiều nghề khác trong đời thường. Đôi khi, buổi sáng ra đi, không chắc gì buổi chiều đã toàn vẹn trở về.
(Xem: 11941)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung.
(Xem: 8414)
Trong các khóa thiền tập của chúng ta, các thiền sinh phải tập chú niệm trong cả bốn tư thế đi, đứng, ngồi, nằm...
(Xem: 10850)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêm tại đảo quốc xinh đẹp này.
(Xem: 10579)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 8171)
Khi nói “thiền trong cuộc sống hằng ngày”, ta nên hiểu thiền ở đây là sự duy trì chánh niệm, tỉnh giác nơi thân và tâm...
(Xem: 4903)
Chạy bộ dĩ nhiên là tốt cho sức khỏe. Nhưng chạy bộ chophù hợp với lời khuyên của bác sĩ sẽ tốt nhiều thêm chosức khỏe -- hơn là khi chạy chỉ là chạy.
(Xem: 5662)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và...
(Xem: 15541)
Có lẽ cách hay nhất để hiểu chánh niệm (mindfulness) là gì, theo quan điểm truyền thống Phật giáo, là nhận ra những gì không phải là chánh niệm.
(Xem: 10631)
Thiền Vipassana là một phương pháp để giúp chúng ta có được một đời sống nội tâm lành mạnh, an lạc.
(Xem: 10375)
Có nhiều phương pháp giúp chúng ta giảm bớt đau khổ tạm thời. Khi các bạn gặp đau khổ, các bạn đổi hướng chú ý của ...
(Xem: 10886)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh. Theo kinh Nguyên thủy Phật dạy...
(Xem: 10869)
‘Tào khê thuỷ’ (曹溪水) hay ‘Tào Khê’ là đại từ chỉ định về Lục tổ Huệ Năng, cũng chỉ cho dòng suối trí tuệ Phật giáo.
(Xem: 9966)
Chúng ta có hai cách giao lưu với thế giới nội tâm và với thế giới bên ngoài. Một: Tâm cảm thọ (Sensing mind) trực tiếp qua giác quan như ...
(Xem: 13413)
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm.
(Xem: 19937)
Thân thị Bồ đề thọ, Tâm như minh cảnh đài, Thời thời cần phất thức, Vật sử nhá trần ai.
(Xem: 13335)
Chánh niệm tỉnh giác (Satisampajanna) là một thuật ngữ Phật học ngụ ý một nếp sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 18650)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực...
(Xem: 10765)
Thiền Tôngpháp môn nguyên thủy và cốt tủy do Đức Phật dạy.
(Xem: 13563)
Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác. Bất cứ làm điều gì, các ông phải làm với chánh niệm.
(Xem: 12141)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ.
(Xem: 11185)
Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng.
(Xem: 10405)
Thiền quán là nhìn một cách tĩnh lặng. Nhìn sự vật “như nó là”, không suy luận, không biện giải, không phê phán…
(Xem: 10342)
Ba viên ngọc quý Phật, Pháp, Tăng mà ai cũng có đầy đủ đều không ngoài Bản Tâm Tự Tánh mình.
(Xem: 10592)
Thiền không phải là một tôn giáo, một học thuyết hay một quan niệm thuộc về tri thức.
(Xem: 11992)
Phải chăng trường đời là nơi tranh danh đoạt lợi, hay chính là do mầm tham ái ở tại lòng mình mới là động cơ sinh ra mọi sự?
(Xem: 9407)
Hãy nghe ĐỨC PHẬT định nghĩa về thiền : « Ở đây nầy các Tỳ Kheo, vị tỳ kheo đi đến khu rừng dưới một gốc cây hay đi đến chỗ nhà trống và ngồi kiết già lưng thẳng...
(Xem: 11036)
Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực tập liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm;
(Xem: 6165)
Khi đã bước vào con đường tu tập tâm linh, nhất là con đường Phật giáo, thì bệnh tật sẽ là một lời giáo huấn...
(Xem: 5579)
Số tức quan tức là quán xét hơi thở mà đếm số. Đức Phật Thích-ca khi xưa dưới cội bồ-đề, ngồi trên tòa cỏ, xét đếm như vậy.
(Xem: 5755)
Khi nói về thiền mọi người thường thấy một thiền sinh ngồi với đôi mắt nhắm lại. Chỉ có ngồi thiền không có nghĩa là thiền sinh đó đang hành thiền,
(Xem: 7077)
Chìa khóa để mở cánh cửa thiền định, là sự-nhận-biết. Nhưng, từ ngữ nầy có ý nghĩa gì đối với bạn?
(Xem: 6553)
Khi bạn đọc các sách về thiền định, hoặc khi thiền định được trình bày bởi các nhóm khác nhau, đa số mọi người nhấn mạnh về phần kỹ thuật.
(Xem: 4483)
Chúng ta đang tìm hiểu để phát triển một tâm thức thiền quán mà tự nó là trong sáng một cách nhiệt tình, nơi mà ý thứcquang minhtỉnh giác.
(Xem: 5421)
Tâm tỏa rộng, tâm vui sướng và tâm thương yêu là các thể dạng tâm thần của một môn đệ của Đức Phật. Nếu muốn vượt thoát ra khỏi thế giới của dục vọnghình tướng, chúng ta phải biết tu tập bằng cách buông bỏ chính mình.
(Xem: 6758)
Niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.
(Xem: 10400)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chấttâm thần...
(Xem: 12032)
“Giáo Pháp của Như Lai: thiết thực, hiện đại, không thời gian, đến để mà thấy, có thể đưa đến chứng ngộ, được người trí tự mình giác hiểu.”
(Xem: 10794)
Các nhà y học chính thốngbảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệu khoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vilối sống...
(Xem: 12440)
Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh...
(Xem: 9899)
Tu thiềnthực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật.
(Xem: 13906)
Gom tâm an trụ và làm cho tâm trở nên vắng lặng, rồi dùng tâm an trụ ấy quán chiếu thân và tâm.
(Xem: 9642)
Thiền là một pháp môn do sáng kiến của đức Phật, do kinh nghiệm tu tập bản thân của Ngài, và chính nhờ kinh nghiệm bản thân ấy mới giúp cho Ngài xây dựng một pháp môn giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 10659)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant