Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

9. Sự Tương Tục

26 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13540)
9. Sự Tương Tục

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN NĂM: 
SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC NGỦ

9. Sự Tương Tục

Bởi vì chúng ta quen đồng hóa với những tạo tác của tâm thức, chúng ta không tìm thấy tịnh quang trong giấc ngủ. Cũng do cùng lý do, cuộc đời khi thức của chúng taphóng dật, mộng tưởng và không sáng tỏ. Thay vì kinh nghiệm rigpa bổn nhiên bất nhị, chúng ta bị bắt nhốt trong những kinh nghiệm của điên đảo mộng tưởng và những phóng chiếu triền miên của tâm ý.

Tuy nhiên tỉnh giáctương tục. Ngay cả khi ngủ, nếu có ai gọi nhỏ tên chúng ta, chúng ta nghe và trả lời. Và ban ngày, thậm chí khi phóng dật nhất, chúng ta vẫn tỉnh biết môi trường chung quanh; chúng ta không rơi vào vô cảm hay đi vào những bức tường. Trong nghĩa này, luôn luôn có sự hiện diện, nhưng tỉnh giác, dù không hề mất, thì bị che mù, chướng ám. Ban đêm, xuyên thủng những che ám của vô minh, chúng ta đi vào an trụ trong tịnh quang sáng rỡ. Và nếu vào ban ngày, chúng ta xuyên thủng những mê lầm và những mộng tưởng mù mờ của tâm thức động, chúng ta tìm thấy cùng một cái tỉnh giác thuần khiết nền tảng của Phật tánh. Sự phóng dật của đời sống ban ngày và sự vô thức của giấc ngủ là hai mặt của cùng một vô minh.

Những giới hạn duy nhất đối với thực hành là những cái chúng ta tạo ra. Tốt nhất là không ngăn chia sự thực hành thành những thời kỳ thiền định, mộng, ngủ v.v... Rốt ráo chúng ta phải an trụ trong tánh giác rigpa một cách trọn vẹn trong mọi khoảnh khắc, thức và ngủ. Cho đến khi đó, sự thực hành cần được áp dụng trong mỗi khoảnh khắc. Không phải chúng ta phải làm hết mọi thực hành chúng ta đã học. Hãy thí nghiệm với những thực hành, hãy cố gắng hiểu tinh túyphương pháp của chúng là gì, rồi khám phá những thực hành nào thực sự làm tăng trưởng tiến bộ và làm chúng cho đến khi sự vững chắc trong rigpa đạt được. Những bộ phận cấu thành sự thực hành là tạm thời. Tư thế của thân thể, những chuẩn bị, những quán tưởng, ngay cả chính giấc ngủ, đều không quan trọng một khi người ta trực tiếp biết và an trụ trong tịnh quang. Kinh nghiệm về tịnh quang đạt được qua những phần mẫu của sự thực hành, nhưng một khi đạt được tịnh quang chúng không cần thiết nữa. Chỉ có tịnh quang, tịnh quang duy nhất.
4 Chuẩn Bị cho Ban Đêm

Người trung bình không biết những nguyên lý của thiền định, mang những căng thẳng, phiền não, tư tưởng và những rối rắm mê mờ của ban ngày vào ban đêm. Đối với một người như vậy, không có thực hành hay thời gian đặc biệt nào được đặt riêng ra để xử lý ban ngày hay làm bình lặng trước khi vào giấc ngủ. Với họ giấc ngủ đến giữa sự phóng dật, và những tiêu cực được được giữ trong tâm thức suốt đêm. Khi cơn mộng khởi sanh từ những tiêu cực này, không có sự vững vàng ổn định trong hiện diện tỉnh thứccá nhân bị cuốn theo những hình ảnhmê lầm của thế giới mộng. Thân thể căng thẳng bởi lo âu hay nặng nề bởi buồn rầu, và khí trong thân thì thô và không trơn tru khi tâm thức phóng đi đây đó. Giấc ngủ bị nhiễu loạn, những giấc mơ đầy căng thẳng hay chỉ là một sự trốn thoát thích thú, và người ngủ khi thức dậy thì mệt mỏi và không được ngơi nghỉ vào buổi sáng hôm sau, thường tiếp tục ban ngày trong một trạng thái tiêu cực.

Ngay cả với người không thực hành những yoga giấc mộng hay giấc ngủ, vẫn có lợi lạc khi chuẩn bị cho giấc ngủ, xem nó là nghiêm túc. Tịnh hóa tâm thức đến mức tốt nhất trước khi ngủ, cũng như trước lúc thiền định, làm phát sanh nhiều sự hiện diện hơn và những phẩm tính tích cực. Hơn là để cho những xúc tình tiêu cực mang đi lúc ban đêm, hãy dùng bất cứ phương tiện thiện xảo nào bạn có để giải thoát bạn khỏi những xúc tình đó. Nếu bạn biết làm thế nào để cho xúc tình tự giải thoát, tan biến vào tánh không, thì hãy làm thế. Nếu bạn biết làm thế nào để chuyển hóa nó hay tạo nên cái đối trị với nó, hãy dùng hiểu biết đó. Hãy cố gắng nối kết với vị lama, yidam, và dakini ; hãy cầu nguyện đến chư Phật và những thần bổn tôn ; hãy phát khởi lòng bi. Hãy làm điều gì bạn có thể làm để gỡ thoát cho bạn căng thẳng trong thân thể và những thái độ tiêu cực trong tâm thức. Thoát khỏi sự quấy nhiễu, với một tâm thức nhẹ tênh và thoải mái, bạn sẽ kinh nghiệm một giấc ngủ yên nghỉ hơn và phục hồi sức khỏe hơn. Dù cho không thể làm phần sau của những thực hành, sự thực hành này là một cái gì tích cực mà ai cũng có thể hòa trộn vào cuộc sống hàng ngày.

Ở trên là vài chuẩn bị tổng quát cho ban đêm, nhưng chớ tự giới hạn trong những cái ấy. Điểm quan trọng là tỉnh thức với cái mà bạn đang làm với tâm thức bạn và nó ảnh hưởng bạn thế nào, và dùng sự hiểu biết của bạn để làm bình an chính bạn, trở nên hiện diện, và mở ra những khả tính của ban đêm.

CHÍN HƠI THỞ TỊNH HÓA

Có lẽ bạn đã ghi nhận sự căng thẳng nhiều biết bao được mang vào trong thân thể và sự căng thẳng ảnh hưởng đến hơi thở như thế nào. Khi có ai mà chúng ta đang có nhiều rắc rối với họ đi vào phòng, thân thể co siết và hơi thở trở nên ngắn hơn và gắt hơn. Khi chúng ta sợ, hơi thở thành nhanh và cạn. Khi buồn, hơi thở thường sâu và điểm thêm những tiếng thở dài. Và nếu người nào chúng ta thích và chăm lo đi vào phòng, thân thể thư giãn và hơi thở rỗng rang và thoải mái.

Hơn là chờ đợi kinh nghiệm để thay đổi hơi thở, chúng ta có thể chủ động thay đổi hơi thở để thay đổi kinh nghiệm của chúng ta. Chín hơi thở của sự tịnh hóa là một thực hành ngắn để làm sạch và tịnh hóa những kinh mạch và để thư giãn tâm thứcthân thể. Hình vẽ những kinh mạch có thể tìm ở trang 69.

Ngồi xếp chân trong thế thiền định. Đặt hai tay dưới bụng, tay trái trên tay phải. Hơi cúi đầu một chút cho cổ thẳng.

Hãy quán tưởng ba kinh mạch năng lực trong thân bạn. Kinh mạch trung ương màu xanh và đứng thẳng qua trung tâm của thân ; nó cỡ bằng một cây mía, và hơi rộng ra từ tim đến chỗ mở ra của nó nơi đỉnh đầu. Hai kinh mạch hai bên đường kính bằng cây bút chì và nối với kinh mạch trung ương ở chót đáy của nó, khoảng bốn inch dưới rốn. Chúng đi thẳng qua thân ở hai bên kinh mạch trung ương, cong lại dưới xương sọ, đi qua sau mắt và mở ra nơi lỗ mũi. Nơi người đàn bà kinh mạch phải màu đỏ và kinh mạch trái màu trắng. Nơi người đàn ông kinh mạch phải màu trắng và kinh mạch trái màu đỏ.

Ba hơi thở đầu

Đàn ông : Đưa bàn tay phải lên với ngón tay cái đè gốc ngón tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi trái. Rồi bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn tay phải, thở ra hết qua lỗ mũi phải. Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.

Đàn bà : Đưa bàn trái lên với ngón cái đè gốc ngón tay đeo nhẫn. Bịt lỗ mũi trái với ngón tay đeo nhẫn, hít vào ánh sáng màu lục qua lỗ mũi phải. Rồi bịt lỗ mũi phải với ngón tay đeo nhẫn, thở ra hết qua lỗ mũi trái. Lập lại như vậy ba lần hơi thở vào và ra.

Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngại liên hệ với năng lực nam bị trục khỏi kinh mạch màu trắng trong hình dạng không khí màu xanh nhạt. Những cái này gồm những đau yếu thuộc khí cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với quá khứ.

Ba hơi thở thứ hai

Đàn ông và đàn bà : Đổi tay và lỗ mũi và lập lại ba lần hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng mọi chướng ngại liên hệ với năng lực nữ bị trục khỏi kinh mạch màu đỏ trong hình dạng không khí màu hồng nhạt. Những cái này gồm những đau yếu thuộc mật cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với tương lai.

Ba hơi thở thứ ba

Đàn ông và đàn bà : Đặt bàn tay trái trên bàn tay phải dưới bụng, bàn tay ngửa lên. Hít vào ánh sáng màu lục có tính cách chữa lành qua cả hai lỗ mũi. Hãy quán tưởngđi xuống theo hai kinh mạch hai bên đến chỗ nối kết với kinh mạch chính, khoảng bề rộng bốn ngón tay dưới rốn. Với hơi thở ra, hãy quán tưởng năng lực đi lên theo kinh mạch trung ương và ra đỉnh đầu. Hoàn thành ba hơi thở vào và ra. Với mỗi hơi thở ra, hãy tưởng tượng tất cả mọi thế lực làm cho đau yếu liên hệ với những ma quỷ đối nghịch bị trục khỏi đỉnh đầu trong hình dạng khói màu đen. Những cái ấy gồm những đau yếu thuộc chất niêm dịch. Cũng như những chướng ngại và che chướng liên hệ với hiện tại.

GURU YOGA

Guru yoga là một thực hành chính yếu trong mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng và đạo Bošn. Điều này chứng tỏ trong kinh tantra, và Đại Toàn Thiện. Nó phát triển sự nối kết trong lòng với vị thầy. Bằng cách liên tục làm mạnh lòng sùng mộ, chúng ta đến chỗ sùng mộ thuần túy, không lay chuyển, căn cứ thần lực của sự thực hành. Tinh túy của guru yoga là hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư.

Đạo sư chân thật là gì ? Đó là bản tánh nền tảng, vô tướng của tâm, tánh giác bổn nguyên nền tảng của mọi sự, nhưng vì chúng ta sống trong nhị nguyên, sẽ ích lợi cho chúng ta quán tưởng cái ấy trong một hình tướng. Làm như vậy là sử dụng một cách thiện xảo những nhị nguyên của tâm thức ý niệm để làm mạnh thêm lòng sùng mộ và giúp chúng ta nhắm đến thực hành và sự phát sanh những phẩm tính tích cực.

Trong truyền thống Bošn, chúng tôi thường dùng hoặc Tapihritsa như là đạo sư, hoặc Phật Shenla Odker*, ngài đại diện sự hợp nhất của tất cả chư đạo sư. Nếu bạn đã là một hành giả, bạn có thể có một bổn tôn khác để quán tưởng, như Guru Rinpoche hay một yidam hay dakini. Trong khi điều quan trọng là làm việc với một dòng phái mà bạn có một mối liên kết, bạn cần hiểu rằng đạo sư bạn đang quán tưởnghiện thân của tất cả các đạo sư bạn đã liên kết, tất cả các vị thầy đã theo học, tất cả các bổn tôn bạn đã có những cam kết. Đạo sư trong guru yoga không chỉ là một cá nhân, mà là tinh túy của giác ngộ, tánh giác bổn nguyên nó là bản tánh chân thật của bạn. 

Đạo sư cũng là vị thầy mà bạn nhận những giáo lý từ ngài. Trong truyền thống Tây Tạng, chúng ta nói rằng đạo sư

blank
Tapihritsa

còn quan trọng hơn đức Phật. Vì sao ? Bởi vì đạo sưsứ giả trực tiếp của những giáo lý, người đem trí huệ của Phật đến cho đệ tử. Không có đạo sư chúng ta không tìm ra con đường của chúng ta đến với Phật. Thế nên chúng ta cần cảm thấy sùng mộ với đạo sư như đối với Phật nếu thình lình Phật xuất hiện trước mặt chúng ta.

Guru yoga không chỉ là phát sinh một cảm giác nào đó đối với một hình ảnh được quán tưởng. Nó được làm để tìm thấy tâm nền tảng trong chính bạn, tâm đó là nhất như với tâm nền tảng của tất cả các vị thầy của bạn, và của tất cả chư Phật và những bậc chứng ngộ đã từng sống ở đời. Khi bạn hòa nhập với vị guru, bạn hòa nhập với thật tánh nguyên sơ của bạn, nó là người hướng dẫn và đạo sư đích thực. Nhưng điều này không nên là một thực hành trừu tượng. Khi bạn làm guru yoga, hãy cố gắng cảm thấy lòng sùng mộ mãnh liệt đến độ tóc gáy dựng đứng, nước mắt bắt đầu rơi trên mặt bạn, và lòng bạn mở ra và tràn đầy tình thương mến lớn lao. Hãy để bạn hòa lẫn hợp nhất với tâm của guru, chính là Phật tánh giác ngộ của bạn. Đây là cách thực hành guru yoga.

Thực hành

Sau chín hơi thở, vẫn ngồi trong tư thế thiền định, hãy quán tưởng đạo sư ở trên và trước mặt bạn. Đó không phải là một bức tranh bằng phẳng, hai chiều – hãy để cho một hiện thể thực sự hiện hữu ở đó, với ba chiều, làm bằng ánh sáng, trong sạch, và với một sự hiện diện mạnh mẽ tác động cảm giác trong thân thể, năng lực, và tâm thức của bạn. Hãy phát sanh sùng mộ mạnh mẽ và suy nghĩ về sự trao tặng vĩ đại những giáo lý và cơ hội tốt đẹp lớn lao bạn đang hưởng khi liên kết với chúng. Dâng lên một lời cầu nguyện chân thành, cầu xin những tiêu cực và che ám của bạn được dẹp bỏ, những phẩm tính tích cực của bạn được phát triển, và bạn hoàn thành được yoga giấc mộng.

Bấy giờ hãy tưởng tượng nhận những ban phước từ đạo sư trong hình thức những ánh sáng ba màu tuôn chảy từ ba cửa trí huệ của ngài – cửa thân, cửa ngữ, cửa tâm – vào ba cửa của bạn. Những ánh sáng được chuyển vào theo trình tự sau : Ánh sáng trắng tuôn chảy từ luân xa đỉnh đầu của đạo sư vào luân xa đỉnh đầu của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn toàn thân thể bạn và phương diện thể xác của bạn. Rồi ánh sáng đỏ từ luân xa cổ họng của đạo sư chảy vào luân xa cổ họng của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn phương diện năng lực của bạn. Cuối cùng, ánh sáng xanh từ luân xa tim của đạo sư chảy vào luân xa tim của bạn, tịnh hóa và làm thư giãn tâm thức bạn.

Khi những ánh sáng vào thân thể bạn, hãy cảm thấy chúng. Hãy để thân thể, năng lựctâm thức của bạn thư giãn, tràn ngập trong ánh sáng trí huệ. Hãy dùng tưởng tượng của bạn để làm cho sự ban phước thành ra có thực trong kinh nghiệm trọn vẹn của bạn, trong thân thểnăng lực của bạn cũng như trong những hình ảnh trong tâm thức bạn.

Sau khi nhận sự ban phước gia bị, hãy tưởng tượng đạo sư tan vào trong ánh sáng, ánh sáng này đi vào tim bạn và ở lại đó như tinh túy sâu xa nhất của bạn. Hãy tưởng tượng rằng bạn tan biến trong ánh sáng ấy, và an trụ trong tánh tỉnh giác thanh tịnh, rigpa.

Còn có những giáo huấn tỉ mỉ về guru yoga gồm trong những lễ lạy, dâng cúng, ấn, thần chú và những quán tưởng phức tạp nữa, nhưng tinh túy của sự thực hành là hòa trộn tâm thức bạn với tâm thức của đạo sư, nó chính là tánh giác thanh tịnh, bất nhị. Guru yoga có thể được làm bất kỳ lúc nào trong ngày ; càng nhiều càng tốt. Nhiều đạo sư nói rằng trong tất cả mọi thực hành, guru yoga là cái quan trọng nhất. Nó ban cho sự ban phước của dòng truyền và có thể mở ra và làm mềm dịu tấm lòng và làm bình lặng tâm thức hoang dã. Hoàn thành trọn vẹn guru yoga là hoàn thành con đường.

CHE CHỞ

Đi ngủ hơi giống với chết, một hành trình một mình vào cái không biết. Thông thường chúng ta không lo lắng về giấc ngủ bởi vì chúng ta quen với nó, nhưng hãy nghĩ về điều mà giấc ngủ kéo theo. Chúng ta tự mất mình trong một sự trống không trong một khoảng thời gian, cho đến khi chúng ta khởi lên lại trong một giấc mộng. Khi chúng ta nằm mộng, chúng ta có thể có một bản sắc khác và một thân thể khác. Chúng ta có thể ở trong một nơi chốn xa lạ, với những người chúng ta không biết, dấn thân vào những hoạt động rối rắm có vẻ rất nguy hiểm.

Chỉ ngủ trong một nơi chốn không quen thuộc có thể tạo ra lo âu. Nơi chốn có thể hoàn toàn an ninhtiện nghi, nhưng chúng ta không ngủ như ở nhà trong môi trường quen thuộc. Có thể năng lực chỗ ấy xấu. Hay có thể chỉ sự không an ninh của riêng chúng ta làm rộn chúng ta, và ngay cả trong những chỗ quen thuộc chúng ta cũng cảm thấy lo âu khi chờ giấc ngủ đến, hay lo sợ bởi cái chúng ta nằm mộng. Khi vào giấc ngủ với sự lo âu, những giấc mộng của chúng ta trộn lẫn với sợ hãicăng thẳng, giấc ngủ kém yên và, và sự thực hành khó làm hơn. Thế nên là một ý tốt khi tạo ra một cảm thức được che chở trước khi chúng ta ngủ và chuyển hóa nơi chốn ngủ của chúng ta thành một không gian thiêng liêng.

Điều này được làm bằng cách tưởng tượng những dakini bảo vệ khắp chung quanh chỗ ngủ. Hãy tưởng tượng những dakini như những nữ thần đẹp đẽ, những người nữ giác ngộ, màu lục và đày đủ năng lực che chở. Họ ở gần khi bạn ngủ và suốt cả đêm, như những người mẹ trông chừng cho con họ, hay những người bảo vệ bao quanh một ông vua hay hay bà hoàng hậu. Hãy tưởng tượng họ ở khắp nơi, giữ gìn những cửa lớn và cửa sổ, ngồi cạnh bạn trên giường, đi dạo trong vườn hay sân... cho đến khi bạn hoàn toàn cảm thấy được che chở.

Lại nữa, sự thực hành này thì hơn việc chỉ cố gắng quán tưởng điều gì : hãy thấy những dakini với tâm thức bạn nhưng cũng dùng sự tưởng tượng của bạn để cảm thấy sự hiện diện của họ. Tạo ra một môi trường thiêng liêng, che chở theo cách này là làm bình yên, thư giãn và xúc tiến giấc ngủ yên nghỉ. Một nhà thần bí sống như vầy : thấy điều thần bí, thay đổi môi trường với tâm thức, và cho phép những hành động, thậm chí những hành động tưởng tượng, có ý nghĩa.

Bạn có thể nâng thêm cảm thức an bình trong môi trường bằng cách để những vật có tính chất thiêng liêng trong phòng ngủ : những hình ảnh an bình, đáng yêu, những biểu tượng tôn giáothiêng liêng, và những vật khác hướng tâm thức bạn đến con đường.

Tantra Mẹ nói cho chúng ta rằng khi chúng ta chuẩn bị cho giấc ngủ chúng ta cần duy trì sự tỉnh giác về những nguyên nhân của giấc mộng, đối tượng để tập trung vào, những vị bảo vệ và về chính chúng ta. Giữ những cái ấy trong sự tỉnh giác, không phải như nhiều cái, mà như một môi trường đơn nhất, và điều này sẽ có một hiệu lực lớn lao trong giấc mộng và giấc ngủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10617)
Thiền là phương pháp buông xả. Khi hành Thiền, bạn buông xả cả thế giới phức tạp bên ngoài để đạt đến trạng thái an tịnh nội tâm đầy uy lực.
(Xem: 11100)
Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm việc.
(Xem: 9588)
Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là ...
(Xem: 10484)
Thiền là một pháp môn hay là một trường phái của Phật giáo, và những người thực tập theo pháp môn này xem nó như là cốt tủy của đạo Phật.
(Xem: 12084)
Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người.
(Xem: 9746)
Trong Kinh tạng Pàli, có một số văn đoạn nêu rõ kinh nghiệm hành thiền của Đức Phật, rất quan trọng và bổ ích cho việc hành thiền của người Phật tử.
(Xem: 10252)
Hãy thực hành bằng sự tinh tấn dũng mảnh, bền bỉ, và không để mất chút thì giờ nào. Hãy khuyên và khuyến khích những người khác cùng thực hành.
(Xem: 10270)
Thực tập chánh niệm ngày càng trở thành một đề tài được ưa chuộng trong giới lãnh đạo doanh nghiệp.
(Xem: 19225)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14662)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 24378)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(Xem: 15435)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(Xem: 10394)
Vun xới các phẩm tính nội tâm chính là cách hữu hiệu hơn cả để giúp mình giúp đỡ kẻ khác.
(Xem: 21520)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 10267)
Trong rừng hương giáo pháp, “Những Đoá Hoa Thiền” cũng mang một đặc vẻ đặc kỳ diễm ảo của chúng. “Như nhân ẩm thủy, lãnh noãn tự tri.”
(Xem: 19338)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 11398)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 18767)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 9302)
Người tu Thiền chơn chính được gọi là ngồi Thiền "vô sở đắc" lại nữa đó cũng gọi là "Bổn chứng diệu tu" của sự tọa Thiền.
(Xem: 15952)
Tập sách chủ yếu làm sáng tỏ một số điểm giáo lýpháp môn thực hành nòng cốt của Phật giáo từ Nguyên thủy cho đến Đại thừa...
(Xem: 25721)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 37927)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 19656)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 18759)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 14324)
Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao tăng làm sáng cho Phật Giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ VI mãi đến nay đều là các Thiền sư.
(Xem: 20169)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 9553)
Kinh có ghi lại một cuộc đối thoại giữa du sĩ khổ hạnh Vacchagotta với đức Thế Tôn, và cuộc đối thoại này rất thiền.
(Xem: 14415)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(Xem: 35652)
Tám vạn bốn ngàn pháp môn thảy đều do một tâm mà khởi. Nếu tâm tướng trong lặng như hư không, tức ra khỏi thân tâm.
(Xem: 10705)
Trên núi Linh Thứu ngày nọ, trước một cử toạ gồm 1.250 Tì kheo, thay vì thuyết pháp Đức Phật chỉ cầm lên một cành hoa. Ngài se cành hoa ấy giữa mấy ngón tay, và im lặng.
(Xem: 19778)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 23253)
Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu)...
(Xem: 13410)
Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống.
(Xem: 20301)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 10658)
Tôi rất cảm phục BS Thynn Thynn khi bà đã tận tình giải thích thấu đáo, trong quyển sách của bà, về cách sống tỉnh giác trong đời sống thường ngày.
(Xem: 9663)
Nếu cái nhìn tâm linh của mình mà không trải ra đến bờ cõi xa xôi nhất thì “thiện đức” của y không phải là “thiện đức” thứ thiệt...
(Xem: 9239)
Con đường Trung đạo Thiền định, không phải chỉ dành riêng cho Thiền tông không đâu, mà chúng dành chung cho tất cả các tông phái Phật giáo trong đó có Tịnh độ tông, và Mật tông.
(Xem: 8528)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền.
(Xem: 9790)
...Từ tầm nhìn đúng, hành động đúng, sẽ đưa đến kết quả đúng như ý muốn. Khi làm một công việc gì, thông thường chúng ta phải biết trước rồi làm sau, như vậy sẽ có kết quả tốt.
(Xem: 11243)
Tranh Đại Thừa vẽ con trâu đen. Lần lượt qua từng bước họa, trâu đen trổ trắng lần lần, trắng từ trên đỉnh đầu, lan dần xuống mình, rồi chót đuôi.
(Xem: 8344)
Tất cả pháp hữu vi, Như mộng, huyễn, bọt, ảnh, Như sương, như ánh chớp, Hãy quán sát như vậy.
(Xem: 14149)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 9953)
Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên.
(Xem: 15268)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 12633)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 11380)
Trong vô lượng pháp môn tu ấy, nhìn chung Thiền và Tịnh đều được coi là phổ cập nhiều nhất hiện nay, nhất là các nước Á đông... Võ Thị Thanh Thảo
(Xem: 12126)
Thiền Lâm Tế Nhật Bản - Nguyên tác: Matsubara Taidoo; Việt dịch: HT Thích Như Điển
(Xem: 11090)
Chư vị Tổ sư trong khoảng thời gian diệu ngộ, tâm tư bay bổng thênh thang như trời mây... Hạnh Huệ; Thuần Bạch dịch
(Xem: 36474)
Cuộc đời của thiền sư Bạch Ẩn là bức tranh sống với câu chuyện ―Thế à! cho đến bây giờ vẫn được nghe kể. Biên dịch lại là góp thêm công hạnh của Ngài.
(Xem: 9000)
Từ thế giới biến đổi vô cùng của thời gian, xuyên suốt qua từng hiển hiện của không gian, từ đỉnh cao ngút ngàn đi lại của tâm thức, đến chốn không cùng của uyên nguyên... Như Hùng
(Xem: 17332)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10513)
Tác phẩm “Thiền Tông Chỉ Nam” hay còn gọi là “La Bàn Thiền” này, chủ yếu dựa trên các cuộc Pháp thoại của Thiền sư Sùng Sơn qua sự trình bày giáo lý căn bản của Phật giáo... Thích Giác Nguyên dịch
(Xem: 12236)
Đối với người mới tập thiền, không nên ngồi thiền trong lúc qúa no đói, có bệnh, thiếu ngủ, khát nước, quần áo qúa chật, qúa nóng lạnh, qúa ồn ào, không có tọa cụ... Toàn Không
(Xem: 13697)
Thuyết Giảng Mỗi Chiều Chủ Nhật Tại Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo... HT Thích Huyền Dung
(Xem: 9198)
Thiền viết đầy đủ là thiền na, phiên âm từ phạn ngữ dhyana, có nghĩa là tư duy suy xét về một đối tượng tâm thức... Hư Thân Huỳnh trung Chánh
(Xem: 24921)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
(Xem: 11691)
Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn vô niệm. Nó như hư không, không chỗ nào mà chẳng toàn khắp... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10365)
Thật cần yếu để học hỏithành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc... Đạt Lai Lạt Ma; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 14584)
Nghĩa Huyền Thiền Sư hiệu là Nghĩa Huyền Hình, quê quán ở Nam Hoa Tào Châu, Thích Duy Lực dịch
(Xem: 13056)
Nguyên tác của Hoài Hải Thiền Sư; Việt dịch Thích Duy Lực, Từ Ân Thiền Ðường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant