Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bài Giảng Ngắn Về Thực Hành Tịnh Hóa

03 Tháng Chín 201614:25(Xem: 5194)
Bài Giảng Ngắn Về Thực Hành Tịnh Hóa

BÀI GIẢNG NGẮN VỀ THỰC HÀNH TỊNH HÓA

Khenpo Sodargye giảng trong Pháp hội Kim Cương Tát Đỏa 2007
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

kim-cuong-tat-doa

Lễ tán Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật:

Với tình thương lớn trong cõi trược, ác đấu,
Phát năm trăm lời thệ nguyện thật rộng sâu
Như sen trắng đẹp, nghe danh không thối chuyển
Chí thành đỉnh lễ Đấng Từ Phụ Bổn Sư.[1]

Thọ nhận ân phước gia trì nhanh chóng nhờ Đạo Sư Du Già:

Từ thánh tích Ngũ Đài Sơn,
Ân phước Diệu Cát Tường tan hòa vào tâm,
Chí thành đỉnh lễ Đức Jigme Phuntsok,
Xin ban tâm truyền và ân phước.

Lý do tôi thuyết giảng hôm nay là bởi, trong số những người tham dự Pháp hội Kim Cương Tát Đỏa và đang nỗ lực thực hành tịnh hóa, phần lớn chưa biết đến Pháp tu căn bản về tịnh hóa ác nghiệp và tính cấp thiết của nó. Nếu đúng như vậy, dù cho các bạn có lặp lại nhiều lần các Mật chú, kết quả cũng không phát huy tác dụng. Vì thế, tôi sẽ giới thiệu ngắn gọn về Pháp tu tịnh hóa Kim Cương Tát Đỏa.

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC TỊNH HÓA ÁC NGHIỆP

Kinh Đại Thừa Địa Tạng Thập Luân nói rằng, theo giáo lý của Đức Phật, có hai kiểu người không làm ác: kiểu đầu tiên là những người không bao giờ làm những ác hạnh, họ được gọi là những vị thiết lập ngọn cờ Phật giáo; kiểu thứ hai là những người sau khi phạm phải hành vi sai lầm, đã sám hối và tịnh hóa ác hạnh với sự hối hận, họ được gọi là những người phá hủy ngọn cờ của Ma vương. Họ đều có thể được gọi là những vị nắm giữ Phật giáo hay những bậc tịnh hóa sở hữu lòng dũng cảm.

Đức Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche nhiều lần nói với chúng ta rằng, là một hành giả Phật giáo, tốt nhất là tránh mọi kiểu hành động xấu xa từ nhỏ. Trong thời đạiGiáo Pháp đang suy giảm, thật khó để làm vậy. Trước và sau khi quy y, hành giả cư sĩ đã phạm phải các ác hạnh về thân – sát sinh, trộm cắptà dâm, các ác hạnh về khẩu – nói dối, nói lời ác nghiệt, nói lời vô nghĩa và gieo mối bất hòa và các ác hạnh về ý – tham lam, muốn làm hại người khác, hủy báng Phật giáo, phá hủy các đại diện vật lý của Tam Bảo, phạm nhiều Biệt giải thoát giới, Bồ Tát giới và Mật giới. Thậm chí chúng tôi, là những vị Tăng và Ni, cũng vô tình hay cố ý phạm nhiều giới luật bởi những cảm xúc phiền nãothói quen tập khí tích lũy từ vô thủy. Dù chúng ta có nhớ hay không, những ác hạnhchúng ta đã làm thì khá nhiều. Vì thế, thật khó để trở thành kiểu người đầu tiên. Bởi vậy, chúng ta cần mong muốn trở thành kiểu thứ hai – những người đã làm ác nhưng mong muốn sám hối và tịnh hóa nhờ Đức Kim Cương Tát Đỏa. Đây là tính cấp thiết của việc tịnh hóa ác nghiệp.

Chúng ta có thực sự cần phải sám hối và tịnh hóa? Câu trả lời là chắc chắn! Đặc biệt, những người sống ở thành phố đã tích lũy nhiều ác nghiệp và nếu bây giờ họ không tịnh hóa, tác động của những hành động gây hại sẽ theo họ và rất có thể dẫn họ đến các đọa xứ, như địa ngục, ngạ quỷsúc sinh và sẽ chẳng có cơ hội nào để giải thoát khỏi khổ đau. Bởi thế, chúng ta đều phải sám hối và tịnh hóa và hiểu được tính cấp thiết của sự tịnh hóa.

II. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC HÀNH TỊNH HÓA

Sự thật rằng chúng ta đã bước vào thực hành tịnh hóa Kim Cương Tát Đỏa trong chính cuộc đời này là bằng chứng cho thấy phước báu lớn lao. Những vị đã tìm hiểu về Kinh Bách NghiệpKinh Hiền Ngu sẽ biết rằng trong những Kinh này, mặc dù sự sám hối và tịnh hóa miên mật trong khắp các đời, những người đã làm các ác hạnh không thể tịnh hóa mọi ác nghiệp của họ và ác nghiệp sẽ vẫn chín muồi trong đời sau. Tại sao vậy ? Bởi họ chưa gặp được một đối tượng đặc biệt mạnh mẽ để chứng minh cho sự sám hối của họ.

Nghi quỹ tịnh hóa Kim Cương Tát Đỏathực hành cực kỳ mạnh mẽ. Trong Mật Điển Sự Hợp Nhất Của Tâm Bí Mật có đoạn, “Về Mật chú sáu âm của Đức Kim Cương Tát Đỏa, tinh túy của chư Phật ba đời, những ai lắng nghe tên gọi của Mật chú cho thấy rằng họ đã thực hiện những thiện hạnh trước nhiều vị Phật khác nhau, và họ sẽ sinh về cõi giới của Đức Kim Cương Tát Đỏa. Họ sẽ thọ nhận ân phước của chư Phật và sẽ lĩnh hội được giáo lý Đại thừa, sở hữu những phẩm tính siêu phàm, bao gồm cái nhìn của trí tuệ hoàn hảo và họ sẽ trở thành trưởng tử của Phật”. Vì thế, biết đến thực hành thanh tịnh như vậy, chúng ta thực sự đã có phước báu lớn lao.

Trong thực hành này, tôi hy vọng các bạn có thể đặt một bức tượng/hình Đức Kim Cương Tát Đỏa phía trước mặt và lặp lại Mật chú khi bạn quán tưởng. Sức mạnh của Mật chú Kim Cương Tát Đỏavô biên. Thậm chí nếu bạn không thể quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa, sức mạnh của sự trì tụng cũng tích lũy được vô lượng công đức. Nhưng nếu bạn có thể quán tưởng rõ ràng, sẽ lợi lạc hơn nhiều.

Lúc này, tại đây – nơi thung lũng Larong, chúng ta có thể nghe thấy âm thanh của Mật chú Kim Cương Tát Đỏa khắp nơi. Đây cũng là ân phước của chư Phật và Bồ Tát cũng như Đức Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche. Nhiều người đang nhất tâm cầu nguyện đến Đức Kim Cương Tát Đỏa. Với cá nhân họ, điều này có thể tịnh hóa ác nghiệp từ vô thủy ; với cả thế giới, thực hành này có tác động lớn lao trong việc duy trì hòa bình thế giới. Các cảm xúc tiêu cực của hữu tình chúng sinh, xung đột giữa con người, chiến tranh giữa các quốc gia, tất cả đều có thể được tiêu trừ nhờ âm thanh của Mật chú này.

III. TẠI SAO PHÁP TU TỊNH HÓA KIM CƯƠNG TÁT ĐỎA CÓ THỂ TỊNH HÓA ÁC NGHIỆP VÀ CHE CHƯỚNG?

Tại sao Mật chú này có thể tịnh hóa ác nghiệp và che chướng của chúng ta ? Trong Mật Điển Chuyển Hóa Phẫn Nộ Ba Phần Của Kim Cương Tát Đỏa có nói, “Trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa 100 000 lần thậm chí có thể tịnh hóa những Mật giới gốc bị hủy phạm”. Khi nói rõ điểm này, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche nói rằng, “Nếu những người trong quá khứ trì tụng 100 000 lần Mật chú, trong thời đại suy đồi, chúng ta cần nhân lên bốn lần, nghĩa là cần trì tụng 400 000 lần”. Trong Mật thừa Phật giáo, lỗi lầm nghiêm trọng nhất là sự vi phạm các Mật giới. Nếu lỗi lầm như vậy có thể được tịnh hóa thì tất cả những ác hạnh khác đều có thể được tịnh hóa. Như Kinh điển thường nói, “Những lỗi lầm nghiêm trọng nhất được tạo ra trong suốt một nghìn kiếp có thể được tịnh hóa trong một thời khóa thực hành tịnh hóa, khi mà hành giả hết sức nỗ lực”.

Vài người có thể nói rằng, “Tôi đã phạm phải ác hạnh ghê gớm khi còn là ngoại đạosát sinh, cãi cọ, nói xấu Phật Pháp, tà kiến hay tương tự. Liệu có còn cơ hội tịnh hóa chúng?”. Với sự xác quyết, chắc chắn có thể tịnh hóa chúng. Động cơ là điều quan trọng. Không chỉ Phật giáo tuyên bố như vậy, nhiều nhà tâm lý và nhà khoa học về y khoa cũng tin tưởng điều này là đúng. Ví dụ, khi nhiều người cùng nhau trì tụng những đoạn kệ cát tường, nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của mọi vật trên thế gian. Một nhà khoa học Hoa Kỳ phát hiện sau nhiều năm nghiên cứu rằng, với cùng một đối tượng, chẳng hạn một bông hoa,  nếu một người nói những lời lăng mạ, chẳng mấy chốc nó sẽ héo rũ, trong khi nếu người đó nói những lời yêu thương, nó sẽ bền lâu hơn. Người Nhật cũng khám phá ra rằng, với cùng kiểu nước, nếu ai đó tán dươngliên tục, sự kết tinh của nó sẽ mang hình tướng một bông sen, trong khi nếu ai đó nói lời cay nghiệt, sự kết tinh sẽ mang hình tướng xấu. Vì thế, nếu chúng ta trì tụng Mật chú với sự hối hận mạnh mẽ, bất cứ ác nghiệp nào cũng có thể được tiêu trừ. Đây không nên là một vấn đề.

Có một lý do khác. Kim Cương Tát Đỏa là một vị Phật. Khi còn là một Bồ Tát, ngài phát đại nguyện rằng, “Nguyện cầu con hiện diện trước mọi chúng sinh, những kẻ đã tích lũy ác nghiệp nặng nề và nếu ai trì tụng Mật chú của con mà không thể tịnh hóa ác nghiệp, con nguyện chẳng thành Phật”. Sau đấy, đại nguyện của ngài trở thành thật và ngài đạt giác ngộ và trụ trong cõi Tịnh độ.

Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, Mật chú Kim Cương Tát Đỏa khác với danh hiệu của các vị Phật khác. Mặc dù hồng danh của Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Dược Sư đều tuyệt diệu, [chúng có tác dụng khác nhau bởi] những đại nguyện khác biệt của từng vị Phật. Điều đó giống với những cử nhân đại học có những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Vị Phật hữu hiệu nhất trong việc giúp đỡ chúng ta tịnh hóa che chướng và ác nghiệpKim Cương Tát Đỏa. Đó cũng là lý do khiến chúng ta cần cầu nguyện đến ngài.

Vì thế, chúng ta có thể biết rằng, trì tụng 400 000 lần Mật chú Kim Cương Tát Đỏa có thể tịnh hóa ác hạnh được tích lũy trong quá khứ. Đức Kim Cương Tát Đỏa cũng phát nguyện về điều này và nhờ sức mạnh của những đại nguyện đó, ác nghiệp của chúng ta dứt khoát sẽ được tịnh hóa, giống như sức mạnh của đại nguyện của Phật A Di Đà có thể giúp chúng ta vãng sinh Cực Lạc nhờ trì tụng hồng danh của ngài. Bởi vậy, chúng ta cần lưu tâm đến đại nguyện tuyệt vời này của Đức Kim Cương Tát Đỏa.

IV. PHƯƠNG PHÁP TỊNH HÓA

Chúng ta thực hành tịnh hóa bằng cách áp dụng bốn phương pháp đối trị. Kinh Tứ Pháp Huấn nói rằng, “Khi một vị Bồ Tát áp dụng bốn sức mạnh đối trị, mọi ác hạnh tích lũy đều có thể được tịnh hóa. Bốn sức mạnh đối trị này là gì? Chúng là sức mạnh của sự hối hận đã làm sai, sức mạnh của hành động như là phương thuốc, sức mạnh của sự quyết tâmsức mạnh của sự hỗ trợ”. Điều này được Tổ Longchenpa nhắc đến trong An Trú Rời Xa Hư Huyễn, vì thế tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết về bốn sức mạnh này. Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, các bạn có thể tham khảo Lời Vàng Của Thầy TôiBình Giảng Về Lời Cầu Nguyện Cực Lạc, trong đó, các bạn sẽ tìm được giáo lý chi tiết.

Nương tựa vào sức mạnh của ân phước từ Đức Kim Cương Tát Đỏasự sám hối và tịnh hóa của chính chúng ta, chúng ta chú tâm vào việc trì tụng Mật chú trong vài ngày này. Nhiều người đến đây tham dự Pháp hội. Mặc dù chúng tôi không thông báo chính thức về Pháp hội, các bạn đã vân tập về đây bởi lòng quyết tâm của bản thân. Điều này có ý nghĩa lớn lao. Tại sao? Bởi cuộc đờivô thường, và không tham gia Pháp hội Kim Cương Tát Đỏa này, chúng ta có thể sẽ chết mà chưa tịnh hóa những ác nghiệp, thứ tiếp tục ở trong dòng tâm thức. Khi chúng chín muồi, chúng ta sẽ chẳng bao giờ giải thoát khỏi luân hồi và điều này thực sự đáng sợ. Thứ xuất hiện chỉ là một Pháp hội cầu nguyện, thực sự, là cơ hội để mỗi người chúng ta tịnh hóa ác nghiệp. Giống như một ngọn lửa thiêu cháy hạt giống, với sự áp dụng bốn sức mạnh đối trị, ác nghiệp trong quá khứ đều sẽ bị thiêu rụi và dòng tâm thức sẽ được tịnh hóa.

Vậy làm sao chúng ta thực hành tịnh hóa? Đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã sai. Dù điều này nghĩa là chúng ta đã sát sinh trong quá khứ hay chúng ta đã phạm giới, ta vẫn cần cảm thấy một sự hối hận mạnh mẽ, giống như khi ta cảm thấy sau khi uống thuốc độc (sức mạnh của việc hối hận đã làm sai). Từ thời khắc này trở đi, dù tính mạng nguy hiểm, chúng ta sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Nếu chúng ta có được kiểu quyết tâm này, ác nghiệp sẽ được tẩy trừ. Nếu thực sự không thể làm vậy, chúng ta cần cố gắng hết sức bỏ ác và làm lành (sức mạnh của sự quyết tâm). Sau đó, nương tựa sức mạnh của Đức Kim Cương Tát Đỏa, chúng ta cần sám hối và tịnh hóa một cách thành tâm (sức mạnh của sự hỗ trợ). Khi chúng ta thực hành tịnh hóa, tốt nhất là đặt một bức tượng/hình của Đức Kim Cương Tát Đỏa phía trước và quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa phía trước khi sám hối và tịnh hóa: “Con (nói tên mình) đã phạm phải những ác hạnh như vậy vào thời điểm như vậy …”. Các bạn cần sám hối các ác hạnh mà bạn đã phạm phải, lần lượt từng điều, và nương nhờ ân phước gia trì của Đức Kim Cương Tát Đỏa, mọi ác hạnh sẽ được tiêu trừ (sức mạnh của hành động như là thuốc chữa trị).

V. QUÁN TƯỞNG

Một sự giảng giải chi tiết về từng bước quán tưởng có thể được tìm thấy trong Lời Vàng Của Thầy Tôi: hãy quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa thân trắng trên thân tướng bình phàm của chúng ta. Khi chúng ta trì tụng Mật chú trăm âm, cơn mưa cam lồ rơi xuống và tịnh hóa dòng tâm thức của chúng ta. Sau đấy, hãy quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa tan vào chúng tathân thể chúng ta phóng ánh sáng cúng dường và tịnh hóa. Cuối cùng, toàn thể vũ trụ tan hòa vào chúng sinh bên trong – Đức Kim Cương Tát Đỏa của năm gia đình. Sau đấy, lần lượt, các vị tan thành ánh sáng và tan vào chúng ta và kế đó, hãy quán tưởng chúng ta tan vào Pháp giới. Hãy an trú trong trạng thái này một lúc. Khi những ý niệm khởi lên, hãy thấy rõ ràng rằng toàn thể vũ trụchúng sinh bên trong là sự hiển bày tuyệt vời của Đức Kim Cương Tát Đỏa.

Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu sơ qua về Nghi Quỹ Thực Hành Tịnh Hóa Kim Cương Tát ĐỏaNhư Ý Bảo Châu của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche. Pháp tu này khá đơn giản. Với những người chưa bao giờ thực hành giai đoạn phát triểnthành tựu, quán tưởng một vị Phật hợp nhất cùng vị phối ngẫu trong các pháp tu sâu xa với ý nghĩ bất tịnh là điều khá có cơ sở. Theo các bước trong thực hành Mật thừa, chúng ta cần bắt đầu từ Ngoại Mật, và quán tưởng một vị Phật đơn; khi chúng ta trở nên thiện xảo hơn trong sự quán tưởng, chúng ta cần bắt đầu thực hành giai đoạn phát triểnhoàn thiện một cách dần dần, trước khi bước vào các thực hành cao cấp hơn.

Xét đến sự thật rằng phần lớn các bạn là người mới, tốt nhất là quán tưởng như sau:

Trong khoảng không phía trước chúng ta, với những đám mây trắng bồng bềnh trôi, hãy quán tưởng một bông sen trắng, trên đó là đĩa mặt trăng. Ngự bên trên là Đức Kim Cương Tát Đỏa đơn: thân ngài màu trắng, ngài ngồi trong tư thế kim cương, cầm chuông và chày, toàn thân được điểm tô bằng mười ba trang sức của Báo thân Phật. Như thế, Đức Kim Cương Tát Đỏa, trong hình tướng cao quý, phóng ánh sáng trắng.

Dĩ nhiên, trong vài pháp tu, cần phải quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa trên đỉnh đầu. Trong pháp tu này, chúng ta quán tưởng ngài phía trước mặt. Thông thường, khi trì tụng hồng danh Phật A Di Đà, chúng ta quán tưởng ngài phía trước mặt, nhưng theo một số nghi quỹ Mahayoga và Anuyoga trong Mật thừa, cần phải quán tưởng trên đỉnh đầu. Điều này đúng với một số pháp tu Vô Lượng Quang Phật.

Là người mới, chúng ta cần quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa ngự phía trước mặt, mỉm cười từ ái hướng về chúng ta, nhìn chúng ta với lòng bi mẫn, đôi mắt trí tuệ của ngài đang dõi theo những chúng sinh đáng thương trong một tỷ vũ trụ. Sau khi quán tưởng như vậy, hãy cầu nguyện với niềm tin trước sự chứng minh của ngài, và trì tụng Mật chú của ngài. Có nhiều cách trì tụng Mật chú: ví dụ, bạn có thể trì tụng khi quán tưởng câu chú quay tròn hay phóng ánh sáng. Bạn có thể tụng chú như một cách thức cầu nguyện. Bạn cũng thể niệm hồng danh của ngài. Không nhiều người biết cách [quán tưởng] thần chú phóng ánh sáng hay quay tròn. Đây không phải vấn đề lớn. Cứ nhất tâm tụng “Om Vajra Sattva Hum, Om Vajra Sattva Hum” trước ngài, trong khi nhớ và sám hối từng lỗi lầm mà bạn đã phạm. Sau đó, Đức Kim Cương Tát Đỏa phóng ánh sáng – cúng dường và tịnh hóa. Tiếp đấy, ánh sáng và Đức Kim Cương Tát Đỏa tan vào chúng ta và các ác hạnh được tích lũy từ vô thủy của chúng ta được tịnh hóa. Cuối cùng, hãy hồi hướng và trì tụng những lời cầu nguyện cát tường.

Có vài người nghĩ rằng Pháp tu Kim Cương Tát Đỏa cũng phức tạp và họ chẳng quán tưởng được. Hôm nay, tôi sẽ trao cho các bạn một thực hành đơn giảnNhư Ý Bảo Châu do Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche soạn. Đầu tiên, các bạn cần quy yphát Bồ đề tâm; sau đó, hãy quán tưởng Đức Kim Cương Tát Đỏa phía trước mặt, phóng ánh sáng khắp mười phương, rồi mọi thứ tan vào bạn, và mọi chúng sinh đều biến thành Đức Kim Cương Tát Đỏa. Duy trì trong trạng thái này sau khi bạn hồi hướng công đức.

Thực sự, Pháp tu này khá đơn giản. Với những người không có nền tảng vững chắc trong các thực hành sâu xa của Mật thừa, quán tưởng Kim Cương Tát Đỏa [theo nghi quỹ này] là đủ. Một bản văn Terma mà Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche phát lộ trong Hồ Sen Ngọc nói rằng, Pháp tu Kim Cương Tát Đỏa này sẽ đem lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Bởi các bạn đều đã đến đây, hãy khắc ghi điều này trong khi trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa. Đây cũng là một trong những giáo lý mà Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche để lại cho chúng ta.

Thời nay, chẳng cần thực hành các nghi quỹ khác. Mipham Rinpoche dạy rằng, “Chakrasamvara [Thượng Lạc Kim Cương], Hevajra [Kim Cương Hỷ], Guhyasamaja [Mật Tập Kim Cương], Kalachakra [Thời Luân Kim Cương], Heruka, Vajrakilaya [Phổ Ba Kim Cương] … tất cả đều là sự hiển bày của Đức Kim Cương Tát Đỏa, sự hợp nhất của chư Phật ba đờimười phương, và mọi Mật chú bí mật và công truyền đều nằm trọn trong Mật chú sáu âm”. Vì vậy, trì tụng Mật chú Kim Cương Tát Đỏa giống như trì tụng Mật chú của Đức Vô Lượng Quang, Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật khác. Trì tụng Mật chú của ngài thực sự là trì tụng mọi Mật chú. Vài giáo lý cũng nói rằng, tốt nhất là trì tụng Mật chú trăm âm. Nếu bạn thực sự chẳng thể trì tụng như vậy, bạn có thể thay thế bằng Mật chú sáu âm của ngài.

Vì thế, đây là cơ hội rất quý giá. Tôi hy vọng tất cả có thể nhất tâm tụng niệm. Bạn cần giữ sự trì tụng tiếp tục khi quay trở về. Mặc dù bạn bè và người thân của bạn không tham dự Pháp hội lần này, nếu họ có thể hoàn thành túc số 400 000 tại nhà, điều đó cũng giúp họ tích lũy công đức giống như thực sự tham dự Pháp hội. Về những tình nguyện viên đang làm việc ở đây, các bạn không nên từ bỏ công việc tình nguyện của mình, nhưng với những người khác, chẳng có điều gì quan trọng hơn. Chúng ta cần sám hối và tịnh hóa một cách thành tâm. Kẻ phàm phu tích lũy ác nghiệp nhiều như Núi Tu Di. Họ không thể không có bất cứ ác nghiệp nào. Chỉ nhờ tịnh hóa nhờ Mật chú Kim Cương Tát Đỏa, chúng ta mới có thể giải thoát. Nếu không, điều xảy đến sau khi chết sẽ rất đáng sợ.

Bây giờ, tôi sẽ trao truyền cho các bạn Mật chú trăm âm và Mật chú sáu âm của Đức Kim Cương Tát Đỏa:

Mật chú trăm âm

OM VAJRASATTVA SAMAYA MANUPALAYA VAJRASATTVA TENOPA TISHTHA DRIDHO ME BHAWA SUTOKHAYO ME BHAWA SUPOKHAYO ME BHAWA ANURAKTO ME BHAWA SARWA SIDDHI ME PRAYACCHA SARWA KARMA SU TSA ME TSITTAM SHREYANG KURU HUNG HA HA HA HA HO BHAGAWAN SARWA TATHAGATA VAJRA MA ME MUNCA VAJRI BHAWA MAHA SAMAYASATTVA AH.

Mật chú sáu âm

OM VAJRA SATTVA HUM, OM VAJRA SATTVA HUM…

Ok. Bây giờ cũng đã muộn và Pháp hội ngày mai bắt đầu khá sớm, tôi sẽ kết thúc ở đây. Hãy cùng hồi hướng công đức!

Nguyên tác Anh ngữ: Brief Discourse in Purification Practice (http://www.khenposodargye.org/2013/03/brief-discourse-in-purification-practice-2/)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.
Mọi sai sót là lỗi của người dịch. Xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.
Mọi công đức có được, dù nhỏ bé, xin hồi hướng cho tất thảy bà mẹ chúng sinh đang trôi lăn trong biển khổ luân hồi.



[1] Bản dịch Việt ngữ của dịch giả Giới Định Tuệ trong Tuyển Tập Các Bài Trì Tụng Hàng Ngày.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26394)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12752)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29518)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27722)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25916)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 15023)
Một cách căn bản, chúng ta có thể thấu hiểu Bốn Chân Lý Cao Quý trong hai trình độ [trình độ của sự giải thoát tạm thời khỏi khổ đau và trình độ giải thoát thật sự...
(Xem: 16241)
Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
(Xem: 22731)
Kyabje Dorzong Rinpoche đời thứ 8 là một trong số những vị Lạt ma đáng để học tập, thực hành theo và được tín nhiệm nhất trong số các vị bổn tôn Phật giáo Tây Tạng...
(Xem: 14586)
Thọ nhận quán đảnh cũng giống như việc gieo mầm hạt giống trong tâm thức; sau này, khi hội đủ nhân duyên và qua các nỗ lực tu trì, hạt giống đó sẽ nảy mầm thành Giác ngộ.
(Xem: 12620)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
(Xem: 18907)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
(Xem: 14739)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
(Xem: 43866)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 47502)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 13658)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
(Xem: 14577)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
(Xem: 12531)
Là một Đạo sư không bộ phái vĩ đại trong thời hiện đại, Chögyam Trungpa Rinpochay đã diễn tả một cách súc tích rằng Kongtrul đã thay đổi thái độ của các Phật tử...
(Xem: 40394)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43422)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 14420)
Karma Dordji quỳ phục dưới chân vị Lạt ma theo nghi thức bái sư, rồi trình bày cho ông ta biết là mình đã được chư thiên đưa đến đây “dưới chân thầy”.
(Xem: 14136)
Bổn sư, bậc quý báutốt lành nhất, Pháp Vương của mạn đà la, Nơi nương tựa (quy y) duy nhất, trường cửu, không bao giờ vơi cạn, Với lòng đại bi của Ngài, xin hộ trì cho con...
(Xem: 39686)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 13857)
Sự thậtchúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
(Xem: 37306)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40035)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 13787)
Câu chuyện về mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ của nhà học giả Narota đã trở thành kinh điển trong giới huyền thuật Tây Tạng...
(Xem: 37217)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 11743)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
(Xem: 22525)
Long Thọ cùng với Vô Trước, là hai bậc khai phá vĩ đại của truyền thống Đại thừa. Long Thọ tiếp nối và trao truyền những giáo huấn thậm thâm vi diệu của tính không...
(Xem: 12500)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
(Xem: 12560)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
(Xem: 13025)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
(Xem: 14818)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vươngpháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
(Xem: 12444)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
(Xem: 11945)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
(Xem: 11929)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
(Xem: 12375)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
(Xem: 30660)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 31876)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 35382)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27783)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 11459)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
(Xem: 31695)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 27067)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại núi Bồ-đạt-lạt-ca, trong cung điện Quán Tự Tại, trong đó có nhiều cây báu như cây ta-la, đam-ma-la...
(Xem: 24129)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 30856)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27083)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 28102)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23252)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23563)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 21539)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 26260)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 13020)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21875)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 14096)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 37989)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 32081)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 28543)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 19596)
Hãy nói về những việc khác thường phải hiểu đối với Giáo Pháp Thời Luân. Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó.
(Xem: 7305)
Thiết lập nó như một mạn đà la Vô Thượng Du Già, trình bày những đặc trưng đặc biệt của nó. Rồi thì, hãy giải thích cách thức mà Giáo Pháp Thời Luân hoạt động.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant