Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm rồng 2012

12 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 12885)
Năm rồng 2012
NĂM RỒNG 2012
Hà Thúc Minh

Là người Việt Nam, không ai không nhớ về cội nguồn con Rồng cháu Tiên của mình, nhất là khi thoang thoảng hương trầm của cái Tết năm Con Rồng đang đến. Năm Nhâm Thìn thuộc vị trí thứ 29 trong chu kỳ Giáp Tý. Nếu phép tính Âm lịch bắt đầu từ năm Chu Bình Vương nguyên niên (năm 770 trước Tây lịch) thì trong lịch sử gần 3.000 năm mới có 46 năm Nhâm Thìn. Tết Nhâm Thìn năm 2012 là Tết Nhâm Thìn thứ 46.

Huyền thoại Lạc Long Quân, Âu Cơ có lẽ là hình tượng đầu tiên về rồng của dân tộc. Lạc Long Quân mình rồng, Âu Cơ mình rắn, sau năm Thìn là năm Tỵ, rồng rắn thường đi liền với nhau. Trung Quốc cũng có huyền thoại về Phục HyNữ Oa. Phục Hy mình rồng, Nữ Oa mình rắn, cho nên người Trung Quốc xem đó là hình tượng đầu tiên của họ. Văn hóa của hai dân tộc đều lấy rồng làm cội nguồn của mình. Không phải chỉ có Việt NamTrung Quốc, cả Nhật BảnTriều Tiên đều xem rồng là đặc trưng văn hóa của dân tộc. Đúng là văn hóa rồng không có biên giới.

Tuy nhiên, hình tượng về con rồng đầu tiên chẳng biết xuất hiện ở nơi nào của các nước châu Á này?

Khảo cổ học Trung Quốc phát hiện hình tượng con rồng xuất hiện trong vật dụng hàng ngày của họ cách ngày nay 8.000 năm, vào thời kỳ giữa đồ đá mới. Khảo cổ học Việt Nam tuy chưa phát hiện dấu vết về rồng sớm như ở Trung Quốc, nhưng như thế cũng chưa thể cho rằng hình tượng rồng đầu tiên xuất hiệnTrung Quốc. Biết đâu hình tượng con rồng lại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam cũng nên? Thử nêu một vài lý do sau đây:

1. Người Việt Nam đọc là “rồng”, Trung Quốc đọc là “lủng”. Trung Quốc không có âm “r”, chỉ có âm “l”, Việt Nam vừa có cả hai âm. Như vậy nếu “rồng” bắt đầu từ Trung Quốc thì Việt Nam sẽ gọi “rồng” là “lủng” hay là “long” chứ không thể gọi là “rồng” được. Núi Hàm Rồng ở Sa Pa, cầu Hàm Rồng ở Thanh Hóa… là từ Việt hoàn toàn.

2. Rồng là vật linh thiêng được tập hợp từ đặc trưng của nhiều động vật khác. Như vậy, “rồng” là cái chung, trâu, bò, dê, ngựa là cái riêng. Tư duy của người tiền sử chưa phát triển cho nên thường từ cái riêng đến cái chung chứ không phải ngược lại. Vậy con rồng đầu tiên phải từ con vật nào đó cũng ít nhiều có hình dạng của con rồng sau này. Phải chăng con rồng đầu tiên đó là con “thuồng luồng” (giao long) ở Việt Nam? Người Giao Chỉ vốn gắn bó với sông nước, cho nên thường xăm mình để tránh nguy hiểm khi ở dưới nước.

3. Năm Nhâm Thìn, thiên can là “Nhâm” thuộc “thủy”, địa chi là “Thìn” thuộc “thổ”. Như vậy “Thìn” là rồng thuộc “Thổ”, “Thổ” theo Ngũ hành, vị trítrung tâm, có tầm quan trọng nhất. Nhưng “Thổ” (Địa) theo Bát quáivị trí ở phương Nam. Như vậy hình tượng về con rồng có thể là sản phẩm của phương Nam.

Hình tượng con rồng xuất hiện trước, sau ở đâu chẳng qua cũng chỉ là chuyện trà dư tửu hậu trong ba ngày Tết, có gì quan trọng đâu. Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay là năm con rồng 2012. Không phải là rồng bình thường đang “hô phong hoán vũ” mà là con rồng đang gặp… đại nạn.

Cái mà thiên hạ gọi là “đại nạn” chỉ là chuyện từ cách tính lịch pháp gọi là “Trường lịch pháp” (Long Count Calendar) của người Maya mà ra cả thôi. Maya là dân tộc ở vùng Trung mỹ, Đông nam Mexico, Bắc Guatamala và Honduras - một dân tộc có nền văn minh vào loại sớm nhất thế giới, đặc biệtthiên văn học và số học rất phát triển. Người Maya đã sử dụng con số “O” cách ngày nay những hơn ba nghìn năm. Họ tính chính xác thời gian chu kỳ vòng quay của quả đất chung quanh mặt trời là 365 ngày, 6 giờ, 24 phút, 20 giây. Maurice Cotterell, chuyên gia về văn minh Maya tìm thấy nhiều phiến đá hoặc ở cổ miếu có ghi “mật mã”: 1366560. Ông cho rằng đó là con số chỉ ngày, quy ra năm thành 3740. Đó là số năm của một chu kỳ quả đất do người Maya để lại. Như vậy là quả đất đã trải qua 4 chu kỳ, hiện nay là chu kỳ thứ 5. Chu kỳ thứ năm sẽ kết thúc vào ngày 22 tháng 12 năm 2012. Theo người Maya thì từ 0 giờ ngày 21 trở đi mặt trời sẽ không mọc như thường kỳ. Mặt trời và các hành tinh cùng nằm trên một mặt phẳng, từ trường của mặt trời thay đổi, ảnh hưởng mạnh đến từ trường của quả đất. Thời tiết thay đổi đột ngột. Động đất và gió bão gào thét dữ dội và giờ phút cáo chung của toàn bộ văn minh trái đất (End of the World) đã bắt đầu điểm!

Để tăng thêm tính xác thực của phép tính về ngày tận thế của quả đất, người ta còn dùng khoa Kỳ Môn, Độn Giáp của Kinh Dịch để tìm ra quẻ của năm Nhâm Thìn 2012. Kết quả tìm được là:

Trên “Ly” là “hỏa”, dưới “Khảm” là “thủy”. Trên “lửa” dưới “nước” là quẻ “Vị tế”, quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch, sau quẻ “Ký tế”. Tất cả các hào trong quẻ đều không trung, chính. Như vậy kết quả tính theo Đôn Giáp của Kinh Dịch cũng phù hợp với cách tính của người Maya. Tính theo Âm lịch là năm Rồng (Nhâm Thìn), ngày Rồng (ngày Bính Thìn).

Người ta còn cho rằng các chùa chiền, tu viện Phật giáoTây Tạng từ lâu đã biết đến điều này. Nhưng họ cho rằng bao giờ cũng có Thần Tăng âm thầm theo dõi và luôn can thiệp giải nguy cho quả đất.

Không phải ai cũng đồng tình với phép tính của người Maya, có người cho rằng nói là phép tính của người Maya nhưng thực ra đó là tà giáo của phương Tây. Hơn nữa, cái gọi là thời gian chẳng qua là cảm giác sai lầm của con người, thời gian tuyệt đối từ Newton đến thời gian tương đối của Einstein là sự sửa sai đầy thuyết phục. Thời gian là sản phẩm chủ quan của con người, trước khi xuất hiện con người làm gì có thời gian. Khái niệm thời gian còn lơ mơ thì làm gì có phép tính gọi là ngày tận thế (End Day)? Cho nên điều đầu tiên trong công trình dịch thuật đầu tiên của Đường Huyền Trang sau khi đi Tây Trúc về, Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumisastra), là vấn đề “thời gian”.

Thực ra trong cái tất yếu bao giờ cũng có cái ngẫu nhiên. Ngay Maurice Cotterell cũng còn hồ nghi: “Liệu tất cả chúng ta đều sắp chết sao? (Are we all going to die?). Ai không tin thì cứ việc không tin, ai tin thì cũng chẳng sao. Bởi vì phàm cái gì đã sinh ra thì đương nhiên là sẽ mất đi. Quả đất cũng không ngoại lệ, vấn đề là vào thời điểm nào mà thôi.

Phật giáo cho rằng bất cứ sự vật nào tồn tại trên đời đều phải trải qua chu kỳ (kiếp) gọi là “thành, trụ, hoại, không”. Trái đất và sự sống trên trái đất cũng vậy. “Thành kiếp” là sự hình thành ban đầu của sự vật. Ở “Thành kiếp”, đầu tiên là gió bão dữ dội (Phong luân), tiếp sau là mưa lớn (Vũ luân), tứ đại hình thành. “Trụ kiếp” gồm 20 trung kiếp (mỗi kiếp có 15.998.000 năm). Con người chỉ xuất hiệntồn tại ở “Trụ kiếp”. Con người có thể là từ ngoài trái đất di cư đến để ăn trái cây chín rộ nơi đây. “Hoại kiếp” cũng có 20 trung kiếp. Cái mà thiên hạ gọi là tận thế, theo Phật giáothời kỳ đầu của hoại kiếp. “Hoại kiếp” bất đầu bằng lửa, lửa thiêu cháy hết mọi thứ trên đời. Hết lửa đến mưa, nước ngập khắp nơi. Hết mưa rồi đến gió, gió thổi bay hết mọi thứ chẳng biết về phương nào. “Không kiếp” là từ không sinh ra có. Phật giáo cho rằng sự hình thành và hủy diệt của sự sống trên trái đất hoàn toàn không có sự can thiệp nào của Thượng đế cả. Nguyên nhân của sự hủy diệt chủ yếu cũng do tác động của con người. Ba tai nạn do con người tạo ra, đó là chiến tranh, đói kém và ôn dịch. Sự suy thoái về đạo đức chính là nguyên nhân dẫn đến những tai nạn. Sự hưng thịnh và suy vong của đạo đứcnguyên nhân trực tiếp của sự hưng vong của xã hội (Xem A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận - Abhidharmakosasastra, quyển 12). 

Ngày tận thế của năm 2012 có hay không chưa ai biết được, tuy nhiên, có một điều có thể khẳng định, đó là năm con Rồng 2012 sẽ tạo ra hoặc chuẩn bị tạo ra biến chuyển cực kỳ to lớn. Người ta cho rằng nhân loại sẽ có cuộc sống văn minh, hạnh phúc hơn nhiều. Vài thế kỷ gần đây, những đột biến lịch sử thường xảy ra vào thời điểm cận kề với năm Nhâm Thìn. Hiệp ước Patenotre 1884 đặt ách thống trị của thực dân Pháp lên lãnh thổ Việt Nam và đúng 60 năm sau, 1954 lại phải ký Hiệp định Geneve trao trả độc lập cho dân tộc Việt Nam. Hai sự kiện lớn đều xảy ra hai năm sau năm Nhâm Thìn thế kỷ XIX (1882) và năm Nhâm Thìn thế kỷ XX (1952). Sau đổi mới cực kỳ to lớn của năm Nhâm Thìn 2012 thế kỷ XXI, có lẽ vai trò chủ đạo của cuộc sống lúc bấy giờ không phải là điều kiện vật chất, kỹ thuật mà là lúc năng lượng tinh thần phát huy ưu thế của mình.

Năm Rồng, hướng về Lạc Long Quân, Âu Cơ. Hãy nâng tách trà sen mừng cái Tết đổi mới của đổi mới năm Nhâm Thìn thế kỷ 21 của một dân tộc con Rồng cháu Tiên đang hướng về thời đại “phi Long tại thiên” (Rồng bay lên cao, Kinh Dịch, quẻ Càn, hào Cữu ngũ).

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11410)
Ngày xuân mà thiếu trà là thiếu hương vị đậm đà của xuân. Người xưa coi trà như lẽ sống, người nay cũng lấy trà làm bạn tri âm. Một người bạn hiền, một khung cảnh ấm áp...
(Xem: 13423)
Cây mai vàng Yên Tử tượng trưng cho tinh thần bền bỉ, vượt lên mọi khó khăn theo truyền thống Thiền môn mà các hoà thượng đã dày công vun xới và phát triển hệ phái Trúc Lâm Yên Tử.
(Xem: 11263)
Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...
(Xem: 11478)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
(Xem: 12699)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
(Xem: 30145)
Ở nơi đâu hoa xuân rồi cũng úa Chỉ sắc Thiền tươi thắm đóa nghìn năm Niềm vui nào lòng người rồi cũng nhạt...
(Xem: 10976)
Sương phủ dầy đặc, 10 giờ 30 đêm mà cứ như khuya lắm; chim chóc im bặt, cảnh vật chìm vào u tịch. Trong màn đêm, xa xa còn le lói ánh sáng mờ đục của những ngọn đèn...
(Xem: 11741)
Dù ở nơi đâu, dù trong tổ chức nào, người Việt ly hương vẫn tìm đến nhau dưới mái chùa để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong những ngày Tết...
(Xem: 10681)
Ðạo Phật ra đời nhằm xây dựng một đời sống hạnh phúc, an lạc cho mọi người. Cho nên khát vọng trở nên người giàu có nhằm vơi đi khổ đau do đời sống vật chất đem lại...
(Xem: 11233)
Thằng Hào cảm thấy hạnh phúc vô bờ, nó cứ muốn cho giây phút này kéo dài ra, dài ra mãi mãi… Nó cảm nhận được, cảm thấy được từ bên ngoài vừa có một mùa Xuân an vui...
(Xem: 11538)
Trong giáo lý đạo Phật tuyệt nhiên không có chuyện đốt vàng mã cho người đã chết. Kinh điển của Phật có dạy rằng, một người bình thường chúng ta sau khi chết rồi...
(Xem: 12918)
Mấy độ xuân lai nắng lên vàng cả hiên ngoài xuân về chim hót gọi mùa xuân lai
(Xem: 12105)
Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.
(Xem: 11330)
Tết Nguyên Đán, hầu như nhà ai cũng có một mâm ngũ quả đặt trên mâm bồng. Đó là mâm trái cây, ít nhất là phải đủ 5 thứ quả theo thuyết Ngũ hành.
(Xem: 10217)
Ngày còn nhỏ, dĩ nhiên chúng tôi chưa biết ăn chay là gì. Chỉ thấy cứ vài ngày trong tháng là Má tôi lại ngồi ăn riêng. Má không ăn đồ ăn ‘bình thường’ của chúng tôi, mà Má có chén chao, và rau luộc.
(Xem: 11811)
Thỏng tay ra phố một mình Đêm ba mươi xả buông giành áo cơm Mặc người chộn rộn lo toan Ta tìm ta giữa ngổn ngang dập dìu
(Xem: 11211)
Năm nay, Tết Nguyên Đán Canh Dần nhằm vào cuối tuần, cho nên đêm Giao Thừa và ngày Mùng Một Tết, nhằm Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày 13, 14 tháng 2 năm 2010, tất cả các Chùa đều tấp nập người đến Lễ Phật...
(Xem: 10907)
Sau nhiều trận long tranh hổ đấu thật hào hứng ở vòng loại, tứ kết, rồi bán kết, còn lại hai ứng cử viên nặng ký ngang sức ngang tài, từng hòa nhau hai trận không tỉ số với chất lượng chuyên môn rất cao...
(Xem: 13086)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
(Xem: 10203)
Thật ra, sự giàu có là một khái niệm rất mơ hồ và chỉ dễ sử dụng khi nói về người khác. Bản thân bạn có phải là người giàu có hay không? Nếu bạn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ về câu hỏi này...
(Xem: 10886)
Đi bách bộ ra sân, hít thở không khí trong lành buổi sáng, tôi cảm nhận rõ sự sảng khoái sau một đêm dài ngon giấc. Sân trước vang lên tiếng chổi quét cùng tiếng cười nói của mấy chủ Tiểu ở chùa.
(Xem: 10948)
Tất cả mọi thất bại hay thành công trên cuộc đời đều bắt nguồn từ tâm. Tâm cũng là gốc của sanh và tử, là cội nguồn của mọi bất hạnh cũng như hạnh phúc.
(Xem: 14543)
Mỗi gia đình hãy tạo ra một bầu không khí ân phúc linh thiêng thanh tịnh để mở rộng cửa đón nhận thần lực gia trì của chư Phật. Chúng ta có thể thắp đèn càng nhiều càng tốt.
(Xem: 10697)
Đêm im lặng, lắng nghe hương về sáng Mùa xuân tràn, có vạn cánh chim bay Cành mai ngủ vừa giật mình thức giấc...
(Xem: 12080)
Nụ cười, tuệ giácmùa xuân là ba khái niệm và ba hình ảnh riêng biệt. Nhưng khi kết hợp và hòa quyện vào nhau sẽ thành nguồn vui Di Lặc.
(Xem: 30181)
Xuân Tân Mão chuyển mình Thung lũng phủ màu xanh Vận hành sức diệu dụng Tiếp nguồn sống tâm linh.
(Xem: 12564)
Xuân sanh, Hạ chín, Thu héo, Đông tàn. Nếp nghĩ xuôi dòng đang đi theo một con đường mòn miên viễn như thế. - Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 12563)
Chưa bao giờ tôi thèm khát nhào đến ôm chầm lấy chồng và con mình như trong giây phút này... Tâm Không Vĩnh Hữu
(Xem: 13260)
Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc.
(Xem: 28375)
Xuân đã về chưa, đã về chưa? Nắng đang hong ấm nụ giao mùa Chập chờn én liệng lưng trời tím...
(Xem: 22527)
Không sinh, không diệt. Không đến, không đi. Đó chính là ý nghĩa nền tảng về một tâm xuân miên viễn. Khi chúng ta nhìn sự vật có sinh có diệt, có đến có đi, lòng ta không khỏi sinh ra những luyến lưu tiếc nuối.
(Xem: 21782)
Cho luôn cho mượn cho là Tồn sinh cốt yếu như hà hình dung?
(Xem: 20494)
Mặc vận-chuyển, xuân đi, xuân lại, Dù doanh, hư, tiêu, trưởng vẫn như thường. Âm vô ngôn, chung điệu nhạc muôn phương...
(Xem: 22394)
Đông tàn, tuyết rụng, ánh trời quang Cảnh vật dường như mới điểm trang. Cây cỏ thắm tươi... hoa nở đẹp
(Xem: 18800)
mây rất cũ mà màu chiều rất mới ta bước đi lững thững giữa thời gian xuân hạ thu đông sử lịch xéo hàng khói sương mênh mông...
(Xem: 23884)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant