Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vũ Điệu Thời Gian và Bước Nhảy Tâm Thức

16 Tháng Hai 201805:15(Xem: 6617)
Vũ Điệu Thời Gian và Bước Nhảy Tâm Thức

Vũ Điệu Thời Gian và Bước Nhảy Tâm Thức

 

Huỳnh Kim Quang

 

Nếu Trái Đất mỗi ngày không múa điệu nghê thường lả lướt quanh Vầng Thái Dương rực rỡ thì có lẽ con người cũng chẳng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của xuân hạ thu đông.

Và nếu tâm thức con người không hòa điệu bước nhảy theo vũ khúc thiên thu của trời đất thì làm gì có cảnh rộn ràng vui tươi của ngày Tết theo truyền thống văn hóa Việt.

Xuân, vì vậy, là hương sắc tuyệt trần của sự phối ngẫu nhiệm mầu giữa tâm, cảnh và thời gian. Chả thế mà danh thần Nguyễn Trãi, trong bài thơ “Hải Khẩu Dạ Bạc Hữu Cảm,” đã từng có lần nhìn sắc xuân đến say đắm:

 

Nhãn biên xuân sắc huân nhân tuý

(Sắc mùa xuân xông vào mắt khiến cho lòng say đắm)

 

Xưa nay, tao nhân mặc khách đều mê say hương sắc của nàng xuân. Cho nên người ta mới phong tước cho nàng xuân là chúa xuân, biểu tượng cho cái đẹp mê hồn của thiên nhiên. Trong bốn mùa, xuân hạ thu đông, thì xuân không chỉ là vũ điệu khởi đầu của thời gian, mà còn là bước nhảy êm ả, đẹp đẽ, và tươi tắn nhất, với muôn ngàn thảo mộc nẩy mầm đơm hoa và trái đất như khoác lên chiếc xiêm y muôn sắc sặc sỡ.

Nhưng, tùy tâm và cảnh của mỗi người mà xuân mang dáng dấp khác nhau. Vị hoàng đế anh minh của Nhà Trần đã 2 lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, là Trần Nhân Tông, có lần diễn tả cảm trạng về một chiều xuân trong bài Xuân Vãn:

 

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.

 

Chiều Xuân

Thuở nhỏ chưa thấu lẽ Sắc Không,

Xuân phơi trăm đóa gửi chuyện lòng.

Gương mặt chúa Xuân nay đã tỏ,

Nệm cỏ ngồi xem rụng cánh hồng.

(Bản dịch của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ)

 

Tâm sự của vị tị tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử có khác với cảm nhận của thế nhân khi thưởng xuân. Nhà tu liễu ngộ được lẽ sắc không của vạn pháp thì an nhiên tự tại mà ngắm xuân chứ không rộn ràng, động tâm như người đời.

Trong khi đó, thi hào Nguyễn Du dù đọc Kinh Kim Cang cả ngàn lần mà có lúc cũng rơi lệ trong đêm xuân khi cảm thân phận lữ khách tha hương ngàn dặm trong bài thơ Xuân Dạ của ông:

 

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?

Tiểu song khai xứ liễu âm âm.

Giang hồ bệnh đáo kinh thì cửu,

Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm.

Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ,

Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm.

Nam Đài thôn ngoại Long Giang thủy,

Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (kim).

 

Đêm Xuân

Đêm đen Xuân đến biết tìm đâu

Bóng liễu bên song chạnh nỗi sầu

Dừng bước giang hồ, thân ủ bệnh

Xót đời mưa gió, mệnh chìm sâu

Đèn khêu năm tháng bao nhiêu lệ

Mắt nuối quê hương mấy nỗi đau

Nam Đài tiếng sóng Long Giang gọi

Kim cổ lạnh tràn đưa tiễn nhau.

(Nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ dịch Việt)

        

         Tâm trạng ngày xuân của thi hào Nguyễn Du lúc làm lữ khách tha hương ngày xưa sao nghe giống tâm trạng của người Việt tị nạn ly hương ngày nay quá! Nhưng biết làm sao, khi quê hương còn xa vời vợi. Quê xa không phải vì đường xa, mà vì lòng người hai bờ chính kiến xa cách nhau diệu vợi.

         Mấy ngày cận Tết, mỗi đêm đi làm về khuya ngang qua những con đường đèn mờ vắng vẻ, lòng người tha hương bỗng nghe cô quạnh lạ thường. Nhớ những cái Tết năm xưa ở quê nhà rộn rịp và gia đình bà con sum vầy ấm áp.

 

         Đèn khêu năm tháng bao nhiêu lệ

Mắt nuối quê hương mấy nỗi đau

 

Xuân về trên đất Mỹ lại nhằm vào mùa đông giá rét lạnh lùng. Cái giá rét của ngày xuân ở xứ người càng thấm thía hơn khi màn đêm phủ xuống thân phận cô liêu của kẻ tha hương. Thi sĩ Pierre Emmanuel của Pháp đã diễn tả triết lý cao siêu vi diệu đến khó hiểu của những đêm tối cô liêu qua bài thơ “Seuls Comprennent Les Fous” (Chỉ Những Người Điên Mới Hiểu) mà nhà thơ Phạm Công Thiện đã dịch xuất thần như sau:

 

Một chút tình thương trong máu

Một hạt chân lý trong hồn

Cũng như một chút hạt kê cho chim sẻ

Để sống trườn qua một ngày đông lạnh

Người có nghĩ rằng

Những bậc thánh cao siêu nhất lại cân nặng hơn?

Tại sao vĩnh cửu lại màu xanh lá cây?

Ôi đau đớn không lời

Cành dương xỉ còn khép lại…

Kẻ nào chưa cảm thấy trong lòng mình ru khẽ lên những chiếc lá đầu mùa

Thì không bao giờ biết được vĩnh cửu.

Ôi đêm tối

Mi là hương vị bánh mì trên lưỡi ta

Mi là cơn mát rượi hồn của quên lãng trên hình hài ta

Mi là dòng suối không hề cạn chảy về niềm im lặng của ta

Vào mỗi buổi chiều là rạng đông của nỗi chết trong ta.

Ca hát mi làm gì

Cầu nguyện mi làm gì

Bởi vì chỉ một giọt nước mắt cô liêu

Cũng chứa đọng mi trọn vẹn

Ôi đêm tối

 

Phải chăng “Những chiếc lá đầu mùa” của thi sĩ Emmanuel là những chiếc lá mùa xuân, biểu tượng của hy vọng và vĩnh cửu? Thì ra, trong cái u tối rợn người của đêm đen cũng còn “một chút tình thương trong máu,” hay “một hạt chân lý trong hồn.”

Đó cũng chính là hình ảnh đóa mai mùa xuân vừa nở sau đêm đông bão bùng giá rét của Thiền sư Mãn Giác đời Nhà Lý:

 

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

 

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.

(Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)

 

         Bởi thế, không có bước nhảy của tâm thức con người hòa cùng vũ điệu thời gian thì xuân chỉ là xuân của bốn mùa, xuân hạ thu đông, trơ cùng tuế nguyệt. Dù có lá xanh mơn mởn khoe sắc hay hoa vàng rực rỡ thắm tươi thì nào ai hay biết ẩn hiện trong đó là hương sắc gì, là nụ cười chưa tắt trên môi, hay ngấn lệ còn nóng hổi mới vừa rơi từ khóe mắt.

         Vũ điệu mùa xuân đang tung tăng trên khắp nẻo đường của người Việt lưu cư. Xin mời mọi người mở ngỏ tâm thức để cùng nhảy với vũ điệu của mùa xuân Mậu Tuất đang về.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14916)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(Xem: 15720)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(Xem: 14862)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(Xem: 15839)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(Xem: 20762)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(Xem: 12961)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(Xem: 12633)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(Xem: 14954)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(Xem: 16512)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(Xem: 12606)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(Xem: 15577)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(Xem: 15489)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(Xem: 14751)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(Xem: 15600)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(Xem: 11754)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(Xem: 12563)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(Xem: 13470)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(Xem: 12457)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(Xem: 11956)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(Xem: 12726)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(Xem: 11607)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(Xem: 13723)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(Xem: 14091)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(Xem: 12894)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(Xem: 12720)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(Xem: 13003)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(Xem: 12983)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(Xem: 13602)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(Xem: 12437)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(Xem: 14427)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(Xem: 13284)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(Xem: 13747)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(Xem: 14622)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(Xem: 12722)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(Xem: 28273)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(Xem: 11780)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(Xem: 12638)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(Xem: 15051)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(Xem: 11986)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(Xem: 11758)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(Xem: 12846)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(Xem: 11963)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(Xem: 11513)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(Xem: 10274)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(Xem: 11159)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(Xem: 10951)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(Xem: 11192)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(Xem: 11246)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(Xem: 14230)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(Xem: 12469)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(Xem: 11699)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(Xem: 29249)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(Xem: 10782)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(Xem: 11085)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(Xem: 10759)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(Xem: 11323)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(Xem: 10770)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
(Xem: 12238)
Xuân về, những chậu hoa trong vườn tôi nở rộ, tỏa ngát hương. Xuân mang không khí hân hoan bủa khắp, cây lá thay áo mới, mặt người hớn hở, không còn nét lạnh lùng mùa Đông...
(Xem: 11287)
Thời gian trôi một dòng, trôi không trở lại. Quà tặng của thời gian là dành cho những ai quên nó, có nghĩa là quên chiều dài để vươn tới chiều cao thời gian cũng chính là không gian cao rộng.
(Xem: 10052)
Thực tế, dưới triều đại vua Lý Nhân Tông, thì cả dân tộc đang bước vào thời kỳ phục hưng mọi giá trị văn hóa sau hơn 1.000 năm bị phong kiến Trung Hoa xâm lược. Phật giáo trở thành quốc giáo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant