Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Nụ Cười Mùa Xuân

Friday, January 24, 202519:24(View: 244)
Nụ Cười Mùa Xuân
Nụ Cười Mùa Xuân

Nguyên Cẩn

 

mai vang



Đạo Phật
 và mùa xuân

Đã tự bao giờ, nghĩ đến đạo Phật, người ta thường nghĩ đến một tôn giáo dành cho những người thất bại, tuyệt vọng, lánh đời, cụ thể qua những tác phẩm văn họcâm nhạc, cứ hễ thất tình hay thất vọng trong cuộc đời là tìm về cửa Phật. Những kẻ bất đắc chí, thất bại trong chính trường, thương trường cuối đời tìm quên nơi cảnh Phật. Và rồi nghi lễ Phật giáothường chỉ dành cho các buổi cầu an, cầu siêu, sám hốitrai đàn... thảng hoặc đôi khi có một lễ Hằng thuận cho các bạn trẻ làm đám cưới. Điều này, không mới vì cách đây 40 năm, Thiền sư Nhất Hạnh đã viết: “Đạo Phật, khi ra đời, vốn nhằm mục đích phục vụ cho sự sống của nhân loại, nhưng trong thế kỷ gần đây đã suy đồi cho đến nỗi chỉ biết phục vụ cho sự chết của nhân loại... Cho nên chùa nào đi đám nhiều nhất là chùa đó sung túc nhất, chùa nào có nghĩa địa lớn và đẹp nhất là chùa đó giàu nhất... Số lượng tín đồ thuần cẩn nhất là số lượng của những ông bà lớn tuổi, niệm Phật để dọn ‘đường về cực lạc’… Hướng đi của đạo Phật mà như thế, thì thử hỏi sinh khí của đạo Phật còn gì? Đức Phật có ngờ đâu rằng giáo lý siêu việt và thực dụng của mình đã bị hướng về một mục đích quá nghèo nàn và khô héo như thế?” (Thích Nhất Hạnh - Đạo Phật đi vào cuộc đời, NXB Lá Bối -1964).

Vẫn có những người trẻ chợt nghĩ đến Phật khi xuân về, đi lễ chùa, cầu tài, cầu lộc và cả cầu may nữa? Dù sao hình ảnh các bạn trẻ nườm nượp đến chùa đêm giao thừa cũng đáng ghi nhận vì ít ra trong những người trẻ ấy, niềm tin tâm linh, dẫu mong manh, nhưng vẫn còn. Chúng ta lại nghe những câu hát “Trên đường đi lễ xuân đầu năm...” (Hoài An) “Đầu mùa xuân cùng mẹ đi lễ...” (Phạm Duy phổ thơ) v.v... thấy ấm áp một không khí linh thiêngvà gần gũi. Chúng ta cần biết dẫu giáo lý nhà Phật dựa trên “Tứ Diệu Đế” mà “khổ đế” là nguyên lý đầu tiên, thì nhận định ấy là một sự kiện (fact) phát biểu về bản chất cuộc đời, chứ không hề là một ý kiến (opinion), vì đó là một chân lý. Nhưng không vì thế mà chúng ta chán nản vì “...cái đạo Phật bi thảm phản chiếu trong các dĩa hát cải lương vọng cổ kia, cái đạo Phật yếu đuối trốn đời phản chiếu trong các cuốn tiểu thuyết lãng mạn vô ý thức kia, không thể không lột xác để làm sống dậy một đạo Phật trẻ trung, đầy sinh lựctiếp nối được dòng sinh hoạt truyền thống của những thế hệ Phật tử huy hoàng trong Phật giáo sử. Phải đem Phật giáo trở về phục vụ sự sống” (TNH-sđd.tr.111).

Các thiền sư xưa nay khi nói đến đạo Phật trong mùa xuân thường có cái nhìn an nhiêntự tại, đầy hỉ lạc.

Tận nhật tầm Xuân bất kiến Xuân

Mang hài đạp biến lãnh đầu vân

Quy lai tiếu niệm mai hoa khứu

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân

(Mai Hoa Ni)

Tạm dịch:

Tìm suốt ngày xuân chẳng thấy xuân

Non cao giày cỏ giẫm mây ngàn

Trở lại ngắt đóa mai cười, ngửi

Mới biết trên cành rực rỡ xuân

(Nguyên Cẩn dịch)

Hay như Trần Nhân Tông trong bài Xuân vãn:

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không,

Nhất xuân tâm tại bách hoa trung.

Như kim khám phá đông hoàng diện,

Thiền bản bồ đoàn khán truỵ hồng.

Tạm dịch

Tuổi trẻ xưa nào biết sắc không,

Trăm hoa xuân nở rộn vui lòng.

Chúa xuân nay đã nhìn tỏ mặt,

Nệm cỏ ngồi xem rụng cánh hồng.

(Nguyên Cẩn dịch)

Có gì khác với suy tư của người đời không. Trong nhân gian, người ta quan niệm đó là mùa vui, mùa rộn rã tiếng cười vì sum họpđoàn tụ, với hội hè đình đám, cuộc vui bất kể thời gian, say sưa chè chén. Thế nên nhiều nhà thơ viết về mùa xuân ngoài việc ca tụng niềm hoan lạc cũng tỏ ra ngậm ngùi vì tiếc cho mùa xuân qua nhanh “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ hai lần không trở lại” (Xuân Diệu) hay mùa xuân không trọn vẹn vì xa nhà, “Chị ơi Tết đến em mua rượu/ Em uống cho say đến não nùng...” (Nguyễn Bính) hoặc u sầu “Tôi có chờ đâu có đợi đâu/ Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?” (Chế Lan Viên). Sao vậy? Vì họ nhìn quanh thấy người ta vui mà lòng mình thì quạnh vắng nỗi cô đơn. Và họ ‘đối chiếu’ cái vui bên ngoài với nỗi buồn bên trong, cảm thấy cô đơn, không thể cảm nhận cái vui an nhiên được!

Nụ cười mùa xuân thường trụ

Phạm Thiên Thư bắt đầu bài thơ Động Hoa Vàng với hai câu:

Mười con nhạn trắng về tha

Như Lai thường trụ trên tà áo xuân

Đó cũng là cái nhìn của người phương Tây khi học Phật. Họ khám phá nét tích cực trong quan điểm của đạo Phật về cuộc đời. Gary Gach, một học giả nước ngoài khi viết về Đức Phật và Phật pháp đã bắt đầu chương một trong quyển sách của mình: “Những lời thuyết giảng của nụ cười: Cuộc đời đức Phật” (The Complete Idiot’s Guide to Buddhism - Alpha Books -2009). Gary Gach nhận định rằng cuộc đời đức Phật không phải là một huyền thoại như nhiều người ngộ nhận hay như các nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Người ta đã tìm thấynhững di chỉ, những dấu tích xưa qua những trụ đá từ thời Ashoka, từng nơi đức Phật đi qua, hành trìthiền định và đắc đạo hay chỗ người ngồi thuyết giảng vẫn còn đó. Gach viết “Đây là một con người mà lịch sử cuộc đời gần gũi với chúng ta trong những chuyện kể dân gian lưu truyền từ đời này qua đời nọ”. Tác giả cho rằng nếu chúng ta phải nghiêng mìnhchào đón thành tựu của những người ‘sáng tạo’ ra bánh mì, cho phép chúng ta nuôi dưỡngcuộc đời này, hay ghi nhớ công ơn anh em Wright vì đã nghĩ ra máy bay cho nhân loại hôm nay du hành khắp chốn. Vậy thì sao bạn không muốn hội ngộ một người đã vạch ra con đường vô giáhoàn hảokhả tri, để đưa chúng ta đến bến bờ hạnh phúc? Sự khám phá của người mang tính phổ quát, và luôn sẵn sàng cho bất cứ chúng sanh nào. Con đường ấy ở ngay trước mắt chúng ta. Nhưng vì nó quá bình dị nên không phải ai cũng chịu nhìn thấy. Tại sao không? Vì Đức Phật chỉ dạy những gì người đã thực chứng và mời gọi người khác cố gắng hành trì để nhận ra chân lý như mình. Người là kẻ soi đường  nhưng không phải là thần thánh, trong khi người ta chỉ thích mong cầu Thượng Đế hay để cho các tu sĩ chỉ bảonhững gì lẽ ra họ có thể tự tìm thấy hay tự trong trực giác họ đã nhận biết. Hơn nữa, người ta luôn tưởng tượng hạnh phúc của mình kéo dài vô tận. Nhưng trong thực tế, có người lại trải qua những thời khắc khó khăn, tích tụ bao nỗi buồn và vết thương tâm hồn đeo đẳng suốt đời, bám lấy sầu khổ như một thứ ‘nội kết’ thay vì để nó nguôi ngoai, quên lãng đi để cảm nhận đời sống nhẹ nhàng hơn. Bạn hãy nhìn bầu trời quang đãng, mặt đất xanh ngát với bao cây cỏ đâm chồi,và tận hưởng phút giây hiện tại thay vì cứ mãi ca cẩm bài hát ‘Thân phận con người’ và rồi chúng ta cứ chạy vòng quanh cái lồng hay cái cũi chuột chật chội mà mình tự tạo ra mặc dù không ai khóa nó lại cả. Và ngày nào chúng ta còn sống như đi trong cơn ác mộng của mình, hay chìm đắm trong giấc mộng ấy thì ngày ấy vẫn còn cơ hội cho sự giác ngộ. Đó là những điều Phật dạy. Về bản chất, người đánh thức ta, không phải về thân xác mà làm ta mở mắt thấy rằng mình đang thức. Ta tỉnh thức trong tâm hồn và trí tuệ. Bạn hãy thử dừng lại, lắng nghe, tập trung tâm trí, nhìn quanh sẽ thấy hay nghe âm thanh hayhình ảnh Phật trước mắt chúng ta: trong mỗi tia nắng, mỗi ngọn gió, mỗi giọt mưa, mỗi tiếng cười trẻ thơ, mọi thứ đều mở ra huy hoàng và kỳ diệu. Đó là ý nghĩa của “Như Lai thường trụ trên tà áo xuân”. Chúng ta nhận ra rằng cuộc đời Đức Phật là một bài thuyết giảng hùng hồn nhất. Đức Phật dạy ta sống không lo âusợ hãigắn bó với vuộc đời, luôn tỉnh thức; nói theo ngôn ngữ Bát Chánh Đạo là sống trong “chánh niệm”, dùng hết năng lực ẩn sâu trong tâm hồn và ta sẽ thấy Phật trong mỗi chúng ta. Nó cũng quan trọng như sống và chết, và dễ dàng như uống một tách trà!

Một hiền giả người Anh tu tập theo hệ phái Theravada, Martin Evans, trong bài viết “Buddha’s smile”, ông muốn chúng ta hãy “vun xới niềm hân hoan” (cultivate the joys). Ông viết: “Quý vị hãy nhìn lên gương mặt của đức Phật xem sao. Quý vị có trông thấy nụ cười của Ngài hay chăng? Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Người cảm nhận được trong khi thiền địnhhay chăng?... Tôi nghĩ rằng đấy là kinh nghiệm cảm nhận về những giây phút của hiện tại, một sự đình chỉ của cuộc phiêu lưu và tìm kiếm một điều gì đó nằm bên ngoài những giây phút hiện tại. Trong tâm thức tham lamthèm khát thì sẽ không có một thể dạng kinh nghiệmcảm nhận nào về những giây phút hiện tại có thể hiện hiện ra được... Có gì khác trong nụ cười Đức Phật hay chăng? Đấy là nụ cười của lòng từ bi... Chỉ khi nào làm cho cảm tính về cái tôi và cái của tôi, tức ảo giác về một cái ngã biến mất thì khi khi đó mới không còn bất cứ gì ngăn chặn được sự biều lộ của lòng từ bi. Thật cũng lạ, dù rằng lòng từ bi là một sự cảm nhận về nỗi đớn đau của kẻ khác, thế nhưng lại hiện ra dưới hình thức một nụ cười. Thế nhưng chẳng phải nụ cười ấy cũng thoang thoảng một nét buồn hay sao? Một nụ cười chứa cả hạnh phúc lẫn khổ đau... Nụ cười ấy không phản ảnh một sự thoát tục nào cả, mà đúng hơn là sự mở rộng hoàn toàn vào thế giới này” (http://www. buddhacommunity.net).

Nụ cười ấy là ‘nụ cười thường trụ’ trên khuôn mặt Phật, nụ cười tràn đầy hỷ lạc và minh triết về khổ đau của kiếp người. Chẳng phải là một điều tuyệt diệu hay sao khi mà nụ cười ấy có sẵn bên trong mỗi con người chúng ta, và nó cũng chỉ hiện ra khi chúng ta lắng tâm sống trong tỉnh thức. Phép tu theo thiền minh sát (vipassana) là một những phương pháp giúp ta hành trì nhằm buông bỏ cái tôi và cái của tôi. Trong kinh Quán tứ niệm xứ có dạy: “Khi có tham dục, biết rằng có tham dục; khi không có tham dục, biết rằng không có tham dục”. Tương tự khi có sân hận hay khi có giải thoátchúng ta đều biết và khi không có, chúng tacũng biết không có. Chúng ta hiểu: “Đời đầy khổ đau nhưng đời cũng đầy rẫy những mẩu nhiệm. Tất cả đều vận hành theo nguyên lý vô thường vô ngã, như ngoài mùa đông có mùa xuân, ngoài bóng tối còn có ánh sáng, ngoài tật bệnh còn có sức khỏengoài nắng hạn và bão lụt còn có gió thuận mưa hòa... Chỉ cần mở mắt ta thấy được trời xanh, mây trắng, mưa thuận gió hòa, trẻ con được đi học, buổi sáng bông hoa đang nở, sức khỏe của chúng ta… đó là những yếu tố tích cực của bình an và hạnh phúc vượt lên trên những yếu tố tiêu cựcnhư bất công xã hội, kỳ thị chủng tộc, trẻ em thiếu ăn, v.v... Ý thức về những gì hư xấu và nguy hiểm đang xảy ra là cần thiết, bởi vì do đó mà ta có thể tìm ra phương pháp cứu chữa”.

(TNH - Con đường chuyển hóa). Bản thân ta phải tự ‘tịnh hóa’ tâm hồn mình:

Bất cứ đâu giữ lấy mình cho sạch

Sen ngát hương bởi thử thách trong bùn

Ngọc Ma ni khiến nước đục sáng trong

Nước đứng yên cặn bã không phải lọc.

 

Tâm cũng vậy định rồi nào phải học

Não phiền nào cho mọc rễ trong ta

Niệm rỗng rang bình minh hiện xa xa

Tánh bất giác như trời sa sương móc.

(Tháng Mười, Chiêu Đề 14/11/2024)

Hiểu nguyên lý chuyển hóa ấy, chúng ta không thể cứ mãi lo lắng về những buồn phiền, âu lo đến mức không còn niềm vui và cạn kiệt ước mơ hay sinh lực để vui sống hay phụng sự. Phải tìm lại mùa xuân và nụ cười an nhiên trong chính chúng ta, ngay giây phút này vì đó là những yếu tố bình yên và tích cực giúp ta tiếp xúc với những mầu nhiệm trên thế gian này và truyền đạt những cảm thọ hỷ lạc ấy sang cộng đồng và tha nhân. Trong hoàn cảnh xấu nhất, chúng ta chợt nhớ lời từ trong Kinh Dịch về quẻ Bĩ: “Bĩ chi phỉ nhạn bất lợi quân tửtrinh, đại vãng tiểu lai” (Thời bế tắc trên dưới mâu thuẫnthiên hạ bất mãnTình thế bất lợibất anquân tử nên ở ẩntuy nhiên nên giữ lòng chính bền, chờ thời cơ hành động). Vì ở Hào 5: “Hưu bĩ, đại nhân cát. Kỳ vong, kỳ vong, hệ vu bao tang” (Bậc trượng phu có khả năng chuyển Bĩ thành Thái, khai thông bế tắc, ắt thiên hạ được nhờ), hay như Hào 6: “Khuynh bĩ, tiên bĩ, hậu hỷ” (Chuyển được thời thế từ Bĩ qua Thái, trước bế tắc, sau hanh thông).

Đấy chính là tinh thần của “Nhất chi mai” khi Thiền sư Mãn Giác viết:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Cáo tật thị chúng)

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

(Ngô Tất Tố dịch)

Tinh thần thiền lạc ấy thấm nhuần văn hóa Việt Nam, tạo nên sức nội sinh mạnh mẽ trong lòng dân tộc. Thế giới bình yên khi tâm con người bình yên. “Tâm bình, thế giới bình”, hay nói cách khác, “Tâm xuân, thế giới xuân”. Hãy quán chiếu nụ cười Thích Ca và tìm về nụ cười Di Lặc, khi lòng ta hoan hỷbao dungtừ ái, chia sẻ và cảm thông nhau. Nói như Thiền sư Nhất Hạnh: “Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quý giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương”. Tại sao chúng ta không tự tạo mùa xuân trong tâm thức mình, biến cuộc đời chung quanh đáng yêu và đáng sống với nụ cười thường trụ “bây giờ, ở đây” trong tâm trí tỉnh thức và tràn đầy chánh niệm.

Nẻo phía trước bước chân không cô độc

Lối đi qua đừng ngó lại làm chi

Hãy chỉ đường cho muôn vạn người mê

Nhân gian tịnh độ quê ta ngay đấy

(TM, Chiêu Đề, 14/11/2024)

Hãy làm cho đạo Phật đi vào cuộc đời chúng ta và cộng đồng chúng ta đang sống như một tôn giáo phục vụ sự sống: linh hoạtbiến chuyểnsinh động, tràn đầy sinh lực và hạnh phúctrong mỗi phút, mỗi giây, trong từng sát na. Đấy là lời chúc trước thềm mùa xuân mới.
(Trích từ Phật Học Từ Quang Tập 51)


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 13738)
Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn.
(View: 14528)
Dàn trải nét hân hoan tươi mới khắp tận núi khe sông hồ, đâu đâu cũng thấy một màu xuân. Nếu để lòng buồn vui theo cảnh, đó gọi là khách của mùa Xuân...
(View: 13967)
Mỗi người hái một lộc xuân Vô tình vùi dập bao mầm cây xanh Người ơi sao nỡ đoạn đành Bẻ đi một nhánh tươi xanh cuộc đời
(View: 15806)
Tôi gặp cành mai ấy lần đầu, khi trời Tây còn ủ dột trong sương mù và mưa tuyết. Thời ấy nói tiếng Đức chưa rành, còn lớ ngớ chưa biết đâu là đâu, chỉ biết lạnh.
(View: 16393)
Mùa xuân, hơi lạnh cứ se se khiến không gian ở đâu cũng trở nên dễ chịu, thoáng đãng. Có lẽ vậy mà lòng người bỗng nhẹ nhàng thư thái hơn chăng?
(View: 15634)
Với tôi, hình như mùa xuân ở mỗi nơi thì mỗi khác. Và, mùa xuân ở nơi cổng chùa dường như thanh giản, nhẹ nhàng, đáng quý và đáng sống hơn...
(View: 16463)
Lòng tốt gõ cửa trái tim Lòng ta ngập tràn an lạc Lòng tốt gõ cửa mùa xuân...
(View: 22121)
Vườn thiền trầm lặng xuyết hoa vân Mây nước thanh thanh vẽ tuyệt ngần Hương thoảng lối thơ, vờn thủy mặc...
(View: 13623)
Mặt trời sắp lặn sau núi, chỉ còn sót lại ánh sáng hanh vàng cuối ngày nhợt nhạt, bà Sâm vẫn còn ngồi trên manh chiếu được trải ở góc hè của một ngôi nhà hoang vắng chủ.
(View: 13279)
Suốt cả hai ngày nay, lão xích lô không chạy được cuốc nào. Lão nằm tréo chân trên chiếc xích lô, miệng phì phèo điếu thuốc, lòng buồn bã vô cùng.
(View: 15660)
Nắng ấm lên rồi xuân đã sang Đất trời lồng lộng gió thênh thang Em vui xuân mới lòng như hội...
(View: 17838)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vờimùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
(View: 13385)
Cứ mỗi độ Xuân sắp về, anh em huynh đệ chúng tôi phần đông đi học xa hay làm việc khắp nơi đều trở về thăm chùa tổ, chúc thọ Hòa thượng Bổn sư.
(View: 16375)
Bóng ai thả bước qua cầu Long lanh tà áo một màu chứa chan...
(View: 16454)
Áo bạc trăng vàng soi mênh mông Hoa bay gió thoảng chở ý xuân Thiền nhân lững thững con đường dốc...
(View: 15434)
Vòng xe xuống phố với người Em trôi trong nắng rạng ngời mong manh Nụ cười mây trắng trời xanh...
(View: 16206)
Nhẹ nhàng buông thả tứ thiền thi Mai nở vàng sân đúng hẹn kỳ Chim hót trời xanh lừng nhã nhạc...
(View: 12726)
Gọi nắng xuân về là thắp lên ngọn đèn trí tuệ trong mỗi chúng ta để tự mình thấy được những nguyên nhân đích thực của khổ đau và hạnh phúc.
(View: 13226)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
(View: 14200)
“Ô hay xuân đến bao giờ nhỉ Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình Sáng nay thức dậy choàng thêm áo Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”
(View: 13140)
Mùa xuân, mùa của những chồi xanh thay lá, mùa của ngàn cánh hoa khoe sắc, mùa của hạnh phúc vui tươi luôn trỗi dậy trong lòng mỗi người khi gặp nhau...
(View: 12706)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
(View: 13405)
Xuân về, rồi Xuân đi. Hôm nay Xuân lại về nữa. Nói đến Xuân, chúng ta liền nghĩ ngay đến mùa đổi mới, hay mùa cuối hoặc mùa đầu tiên của năm.
(View: 12374)
Trồng tre vào đầu năm mới để thể hiện tinh thần của người Việt. Và trồng tre trước cửa nhà trong những ngày đầu năm còn để đánh dấu những ngày vui, ngày hạnh phúc...
(View: 14397)
Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ Tết. Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng...
(View: 14984)
Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.
(View: 13757)
Mùa xuân là tặng phẩm của đất trời, bởi khi mùa xuân tới cây cỏ đơm hoa, mọi loài sinh sôi nẩy nở. Và mùa xuân cũng là tặng phẩm của lòng người...
(View: 13351)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tửVô minh.
(View: 13834)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
(View: 13747)
Xuân là sức sống trong ta, Bình an thuở trước mượt mà thuở sau. Mặc cho đời có bể dâu...
(View: 14289)
Trao nhau lời chúc thân thương Nghe niềm xuân trải xanh đường cỏ non Tình thương hơi thở thon von Nối vòng tay giáp vòng tròn từ tâm.
(View: 13042)
Theo tư tưởng Phật giáo phát triển, đức Phật Di Lặc xuất hiện ra đời vào ngày mới đầu năm – ngày Mùng Một Tết, đặc biệt là giờ phút giao thừa an lạc, linh thiêngvui vẻ.
(View: 15064)
Nắng đi từng bước thắm hồng Tình xuân lai láng đầy long cỏ cây Dịu dàng những cánh hoa may...
(View: 14047)
Mùa xuân ta có mặt nhau dù nhìn nhau kỹ trước sau đã từng; Bụi đời mòn mỏi đôi chân...
(View: 14399)
Nồi bánh cuộn long sùng sục Lửa đun lâu lâu lại cười Tuổi già lòng như ngày trẻ Cời than ngồi chờ đêm vơi
(View: 15496)
Ngày tháng qua nhanh Như điếu thuốc cháy nóng ngón tay Nhìn xuống Hoàng hôn...
(View: 13399)
Dù đi đâu, ở phương trời nào hay bản lai thế giới nào thì chất xuân vẫn một màu uyên nguyên tròn đầy. Vì bản chất của xuân là trong ngần...
(View: 29568)
Sớm mai dậy nâng chén trà tỉnh thức Ngắm bình minh thắp nắng đẹp trong vườn Chim tung cánh hót vang lời hạnh phúc...
(View: 12508)
Tôi có quan niệm, dịch không phải để cho mình đọc mà để cho mọi người đọc. Vì vậy nên khi dịch, tránh dùng văn tự cầu kỳ, bóng bẩy làm người đọc tụng khó hiểu.
(View: 13513)
Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều.
(View: 15971)
Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫnnổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả...
(View: 12931)
Mai là một loài hoa đặc biệt chỉ khoe sắc thắm khi tiết trời quang đãng và ấm áp. Vì thế, nó được dân tộc Việt nam yêu quí như một người bạn thân thiết...
(View: 12442)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
(View: 14228)
Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ...
(View: 12647)
Nhân nói về mùa Xuân Di-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêm về một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước.
(View: 12188)
Mùa xuân tự tínmùa xuân tự tin rằng, chính bản thân mình có khả năng tiếp nhận những cái không phải là mình, để tinh lọc và tạo ra được sức sống cho chính mình...
(View: 11012)
Mỗi mùa Xuân đến, mọi người đều in thiệp chúc Tết nhau. Trong nhà chùa nói chung, nhất là Phật giáo Bắc tông, hầu hết đều chúc nhau một mùa Xuân Di-lặc.
(View: 12010)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
(View: 11682)
Hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
(View: 11963)
Trời Cali suốt cả tháng cuối năm mưa buồn như mưa Huế. Trong bầu trời tím lịm của mưa lạnh, người ta mới nghĩ tới mùa Xuân. Tôi lắng lòng nhìn lại cột mốc mùa Xuân của đời mình...
(View: 12080)
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
(View: 15135)
Tôi yêu hoa cải, yêu màu vàng rụm của những đám hoa cải dọc bãi bờ sông Hồng. Màu vàng hoa cải giống màu y của quý thầy, sư cô đã từng đi cả vào giấc mơ của tôi...
(View: 13369)
tất cả bồ tát đều đã xuống trần gian làm hạnh nguyện của mình giữa thời mạt pháp có duyên thì mới gặp hay phải gặp mới có duyên...
(View: 12598)
Ước mơ về một mùa xuân tràn đầy hạnh phúcmiên viễn luôn thao thức trong tâm hồn mọi người. Chẳng thế mà bao nhiêu thi nhân, nhạc sĩ không ngừng viết về những khát vọng...
(View: 30500)
Bóng dáng mùa xuân - Tác giả: Cư Sĩ Liên Hoa
(View: 11630)
Trong những ngày đầu năm, chúng ta có thể hạ quyết tâm thực hiện công cuộc thay đổi vận mệnh của mình bằng phương thức chuyển nghiệp qua nhiều bước từ cạn tới sâu...
(View: 11793)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
(View: 11598)
Hạnh quay nhìn về nơi gốc cây cổ thụ. Người khách lạ đã lẫn đâu mất giữa đám đông người qua lại. Cô chưa kịp hỏi tên nhưng cũng thầm cảm ơn cuộc hạnh ngộ này.
(View: 12026)
“Tôn trọng sự sống là một điều rất được đề cao trong Phật giáo. Cấm sát sanh và làm hại thú vật là một trong những giới luật căn bản dành cho mọi Phật tử...
(View: 11503)
Hạnh phúc từ cấp độ thô thiển nhất cho đến cấp độ cao siêu, bền vững nhất, là gì? Khi nào chúng ta cảm thấy hạnh phúc?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM