Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dâng hoa "Lương Hoàng Bảo Sám" trong mùa Vu Lan

03 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9315)
Dâng hoa "Lương Hoàng Bảo Sám" trong mùa Vu Lan

DÂNG HOA "LƯƠNG HOÀNG BẢO SÁM"
TRONG MÙA VU LAN

Thích Nữ Giới Hương

blankLá bắt đầu rơi. Trời heo hút gió mây. Thời gian đang vận hành theo vòng quanh của vũ trụ để chuyển mang một mùa Vu lan nữa lại đến.

Vâng! Mùa Vu Lan Báo Hiếu năm 2011, Phật lịch 2555 đang đến. Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ quá vãng như Tôn giả Mục Kiền Liên đã thực thi trong kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân. Năm nay, chúng ta có thể tô điểm thêm trong vườn Tâm Hiếu của người con Phật bằng cách “Dâng Hoa Lương Hoàng Bảo Sám” trong mùa Vu Lan báo hiếu này.

Lương Hoàng Bảo Sám còn gọi là Từ Bi Đạo Tràng Lương Hoàng Sám Pháp, là một phương pháp sám hối rất hữu hiệu và nhẹ nhàng để chuyển hóa những tâm niệm sai lầm thành trong sáng, thanh cao và đề cao tâm nguyện mình và người cùng làm bồ đề quyến thuộc với nhau, chứ không mệt mõi nhàm chán hay bi quan. Đây là một phong cách nhìn rất hướng thiện. Bên cạnh đó, Lương Hoàng Bảo Sám cũng là một phương cách giúp chúng ta đền trả tứ ân, đặc biệt ân Cha mẹ - Bậc sanh thành và dưỡng dục nên thân thể tứ đại của chúng ta

Cũng như Kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân đã trình bày cho chúng ta biết công ơn to lớn của cha mẹ, đặt biệt mẹ đã chín tháng cưu mang, ba năm bú bẩm; Lương Hoàng Bảo Sám cũng dạy cho chúng ta biết niệm tâm ân cha mẹ như sau:

Phải tưởng niệm ân đức dưỡng dục của cha mẹ trong việc sinh dưỡng thật sâu và nặng.
Chỉ có cha mẹ mới tự lãnh nguy hiểm, để phần yên ổn cho con.
Lớn lên thì huấn luyện tâm tánh nhân từtư cách lễ độ. Tha thiết cầu thầy dạy bảo để mong con thông suốt nghĩa lý sách vở của thánh hiền cũng là cha mẹ.
Chỉ có Cha mẹ mới kỳ vọng từng giờ từng phút, mong con bằng người. Sự cung cấp thì gia bảo cũng không tiếc đối với con.
Thậm chí lo cho con và nghĩ về con quá độcha mẹ đã thành bịnh. Và dầu nằm không xuống, vẫn miên man nghĩ đến con.
Ân cha mẹ, thế gian này thật không có cái thứ hai. Nên Đức Phật đã nói, thiên hạ không có cái ơn nào hơn cha mẹ. Người xuất gia chưa đắc đạo thì phải nỗ lực vào sự tu học, làm lành không nghỉ, tích đức không ngừng, quyết chí báo bổ cho được cái ơn cù lao dưỡng dục này
” (Lương Hoàng Bảo Sám, Hòa Thượng Thích Trí Quang dịch, Phật Lịch 2553, Ấn Tống, trang 419- 421).

Thật vậy, không có ngôn từ nào diễn tả hết những tinh thầnvật chấtcha mẹ đã cho chúng ta. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta nuôi cha mẹ hay cho cha mẹ vài đồng thì tính tháng tính ngày, kể công nhiều ít. Trong khi tấm lòng của cha mẹ đối với chúng ta thật như trời biển bao la, nói sao cho cùng. Nếu cha mẹ còn tại tiền thì chúng ta còn có cơ hội để đáp trả. Nếu không may cha mẹ đã qua đời thì thật là tiếc nuối. Trong kinh, Đức Phật đã dạy rất nhiều cách để đền ơn cha mẹ như chúng ta thân cận phụng dưỡng, hồi hướng phước tuệchúng ta đã gieo đến cha mẹ hay hướng dẫn cha mẹ quy y Tam bảo quy về nẽo thiện. Trong Lương Hoàng Bảo Sám hướng dẫn chúng ta thay vì cha mẹ, bà con quyến thuộc trong hiện đời hay quá vãng mà đãnh lễ Chư Phật và bồ tát trong mười phương, nguyện nương sức tha lực nhiệm mầu này mà cha mẹthân quyến có thể chuyển hóa đau khổ thành giải thoát an lạc như sau:

Đại chúng hãy cùng nhau đồng một nỗi thống thiết, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của thân thể, phụng vì tất cả cha mẹ bà conthân thuộc của cha mẹ, bà con từ vô thủy đến giờ, quy yđảnh lễ các đấng Đại Từ Bi Phụ của thế gian “Nam Mô Di Lặc Phật… Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”.

“Đệ tử chúng con chí thành quy yđảnh lễ hết thảy Tam Bảo khắp cả mười phương, cùng tận hư không giới, nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ bi mà đồng gia nhiếp thọ, làm cho cha mẹ bà conthân thuộc của cha mẹ, bà con của chúng con, từ nay sắp đi cho đến ngày giác ngộ, được diệt sạch tội chướng, hết sạch thống khổ, lọc sạch phiền não, trường từ ác đạotự tại vãng sanh, đích thân phụng sự chư Phật mà đối diện nhận lãnh sự quyết đoán của các ngài về sự thành Phật của mình, tứ đẳnglục độ không rời hành vi, tứ biện và lục thông hết cả chướng ngại, thực hiện mười trí lực của Phật nên trang nghiêm thân thể bằng hết thảy tướng tốt và tướng phụ, cùng ngồi đạo tràng, cùng thành chánh giác” (trang 421-423).

Chẳng những đối với cha mẹ hiện đời quá vãng, mà cả cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp trong vòng lai sanh vô thủy vô chungchúng ta đã từng thọ ân thì hôm nay chúng ta cũng vì các đấng sanh thành ấy mà năm vóc tha thiết đảnh lễ các bậc Đại Từ Bi Phụ trên thế giansám hốiphát nguyện rằng:

Hôm nay, tất cả đại chúng cùng sám hối trong đạo tràng này, nếu ai bị cha mẹ mất sớm, côi cút từ nhỏ, thì chỉ tưởng niệm không mà thôi, không thể gặp lại được. Vì lẽ thần thông không có, thiên nhãn cũng không, không làm sao biết được cha mẹ hết quả báo nhân gian này rồi đã phải thác sanh vào đường nẻo nào. Vậy chỉ còn một cách là nỗ lực làm phước mà truy báo. Làm phước không ngừng thì hiệu quả quyết chắc đạt được. Nên trong kinh có nói, làm phước cho người quá cố cũng như tiếp tế cho người đi xa: Nếu được làm người, làm trời thì tăng thêm phước báo; nếu bị sanh ba vào ác đạo hay tám tai nạn thì tức khắc vĩnh viễn thoát khỏi những thống khổ này, sanh gặp Phật thì nghe chánh phápđốn ngộ liền, khiến cha mẹ nhiều kiếp và bà con nhiều đời giải trừ lo sợ và đồng đều giải thoát, nên đó là cách trả ơn tối thượng chí từ chí hiếu của những người có trí. Đại chúng hãy hoài niệm một cách chân thành thống thiết, gieo xuống đất tất cả năm bộ phận của cơ thể, phụng vì cha mẹ quá khứbà con xa xưa mà quy yđảnh lễ các đấng Đại Từ Bi Phụ của các thế gian: “Nam Mô Di Lặc Phật… Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát”.

“Đệ tử chúng con chí thành quy yđảnh lễ hết thảy Tam bảo khắp cả mười phương, cùng tận hư không giới, nguyện xin Tam bảo đem năng lực từ binhiếp thọ và cứu vớt, làm cho cha mẹ quá khứbà con nhiều đời của chúng con, từ nay sắp đi cho đến ngày giác ngộ, diệt hết tội lỗi, thoát hết tội báo và sạch hết phiền não, triệt hạ ba thứ chướng ngại và loại trừ năm thứ sợ hãi, làm hạnh bồ tát để cảm hóa tất cả, dùng tám giải thoát mà tẩy sạch tâm trí và đem bốn đại nguyện mà tiếp độ muôn loài, trực tiếp nhìn thấy dung nhan từ bi của Phật và trực tiếp lãnh nhận, chánh pháp vi diệu của ngài, không đứng dậy khỏi chỗ ngồi mà sạch hết tất cả phiền não, tùy ý du hành hết thảy quốc độ, hạnh nguyện sớm viên mãn để sớm bước lên tuệ giác vô thượng” (trang 423-427).

Cuối lời, nguyện xin Tam bảo chứng minh cầu cho cha mẹ, bà con quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta chuyển hóa mối dây ái luyến ràng buộc chằng chịt của mười hai loài trong sáu nẻo luân hồi, thành mối quan hệ chân thiện mỹ “Bồ tát làm bạn lữ”, đời đời làm thiện hữu tri thức nhắc nhở nhau đến ngày cùng thành chánh giác, lợi lạc hữu tình.

Nguyện từ đây sắp đi cho đến ngày giác ngộ, từ biệt tam đồ, đoạn tuyệt tứ sanh, hòa đồng với nhau như nước với sữa, vô ngại với nhau in như không gian, vĩnh viễn làm thân thuộc chánh pháp cho nhau, làm bà con từ bi với nhau, cùng nhau tu tập vô lượng giác tuệ, thành tựu đầy đủ kho tàng công đức, dũng mãnh tinh tiến không ngừng không nghỉ, làm bồ tát hạnh không chán không mệt, đồng đẳng tâm chư Phật, đồng đẳng nguyện chư Phật, được ba thứ bí mật của Phật Đà, chứng pháp thân đầy đủ năm phần, thực hiện tuệ giác vô thượng thành bậc Chánh Biến Tri” (trang 275).

“Nguyện xin Tam bảo đem nước đại bi mà rửa sạch tội lỗi nhơ bẩn cho hết thảy chúng sanh hiện chịu khổ trong A-tì địa ngục và tất cả các địa ngục khác, làm cho họ thân tâm thanh tịnh; rửa sạch tội lỗi nhơ bẩn cho chúng con cùng sám hối trong đạo tràng hôm nay, cùng cha mẹ, sư trưởngthân quyến của chúng con, làm cho thân tâm thanh tịnh tất cả” (trang 242).

Tóm lại, niệm thâm ân cha mẹ, thay thế cha mẹ mà trì tụng Lương Hoàng Bảo Sám, thay cha mẹsám hối, quy y, đãnh lễ, và phát nguyện hướng về Bồ đề tâm, để cha mẹ vĩnh viễn thoát khổ trong sáu cõi mà sanh về cõi thiện. Đó là hiệu quả của sức cảm ứng khó nghĩ bàn vận hành từ tâm lực hiếu hạnh của chúng ta “Nhất thiết duy tâm tạo”.

Đó là những đóa hoa mang đậm nét hiếu thảo mà Lương Hoàng Bảo Sám đã hiến tặng cho chúng ta. Đó là cách trả ơn tối thượng chí từ, chí hiếu của những người con hiếu thảo trong những mùa Vu Lan sắp về.

Nhân gian sẽ đẹp biết bao từ những hạt giống tưới tẩm hiếu thảo này.

Xin hãy cùng nhau gieo trồng!

Mùa Thu tại Chùa Hương Sen, ngày 15 tháng 07 năm 2011

Thích Nữ Giới Hương

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12803)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai
(Xem: 12163)
Thắng Hội Vu Lan nhớ Mẹ hiền Noi gương hiếu hạnh Mục Kiền Liên Thanh trai lễ vật lòng tha thiết Nguyện Đức Từ Bi cứu đảo huyền
(Xem: 26400)
Vu Lan về mười phương ngưỡng vọng Mẹ Quán Âm tưới giọt Cam lồ
(Xem: 23176)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
(Xem: 26250)
Tuồng như có cái bóng tôi Trong hình bóng mẹ đang ngồi trước sân Tuồng như thông điệp thiện chân Trái tim mầu nhiệm mẹ phân thân vào
(Xem: 22124)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay... hạnh phúctrong đời.
(Xem: 18687)
Vu Lan quán niệm nghĩa tình Vườn tâm, hạnh hiếu chúng mình đơm hoa Không gần bạn ác, gian tà Sớm hôm thân cận gần xa bạn hiền
(Xem: 25521)
Bao năm rồi con lưu lạc ngàn phương, Con nhớ mẹ suốt canh trường khắc khoải, Ơn dưỡng dục mẹ ôi ! Sao xiết kể, Công sinh thành con nghĩ: quặn lòng đau.
(Xem: 13255)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
(Xem: 18284)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13024)
Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
(Xem: 12778)
Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
(Xem: 16353)
Hiếu kính với Cha Mẹ là một truyền thống tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này...
(Xem: 29046)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
(Xem: 45085)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant