Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vu Lan mùa báo hiếu

31 Tháng Tám 201100:00(Xem: 13209)
Vu Lan mùa báo hiếu

VU LAN MÙA BÁO HIẾU

 Cư Sĩ Nguyễn Ðức Can

Thời gian đi nhanh quá, thấm thoát đến nay đã mười một năm lưu vong nơi xứ lạ quê người, cách xa quê nhà cả nửa vòng trái đất, thế là cuộc đời tôi phải nhận nơi đây làm quê hương thứ hai và có lẽ cũng là nơi gửi nắm xương tàn ở một đất nước mà hàng triệu người hiện đang muốn đến lập nghiệp. Mặc dầu nước Mỹ là một nước hiện tại có đầy đủ về vật chất, văn minhdân chủ nhất thế giới, nhưng đối với tôi và có lẽ hầu hết những người Việt Nam đã sinh ra và trưởng thành nơi quê nhà đều cảm thấy buồn về phong tục, tập quán của nhân dân Hoa Kỳ, nó trái ngược hẳn với dân tộc Á Châu nói chung và truyền thống của dân tộc Việt Nam nói riêng.

Ðường lối giáo dục của Chính Quyền Hoa Kỳ chỉ nhắm vào Trí-Dục và Thể-Dục mà không có phần Ðức Dục, ngược lại tập quán của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, các cụ tiền nhân đã để lại một nền văn hoá hết sức phong phú nhất là Ðức Dục, phải được đặt lên trên hết. Nền giáo dục cuả Nho giáo, Lão giáo, Khổng giáo và Phật-giáo luôn luôn lấy Ðức Dục làm đầu rồi mới đến Trí DụcThể Dục. Do đó; mọi người trong lúc thiếu thời mới cắp sách đến trường đã được học thuộc lòng câu đầu- tiên là: “Tiên học lễ, hậu học văn” hay với những lời khuyên dậy của Oâng Bà, Cha- Mẹ để lại là: “Có Học mà không có Hạnh hoặc có Tài mà không có Ðức con người đó sống cũng vô dụng đối với gia đìnhxã hội”. Những người con gái được giáo dục từ trong gia đình là “Cái nết đánh chết cái đẹp”, phải lấy Tiết Hạnh làm đầu, có nhan sắc đẹp lộng lẫy nhưng cái tính nết lãng mạn, hỗn xược, ăn nói không nhu mì, nhã nhặn, hiền hậuý tứ thì người đó cũng là những kẻ bị mọi người khinh bỉ và ghép cho một danh từ là “Con nhà vô giáo-dụcCha Mẹ cũng hổ thẹn với bạn bè, họ hàng và làng xóm.

 Ðức Phật đã dạy cho ta rằng “Hiếu Tâm tức là Phật Tâm, Hiếu Ðạo vô phi Phật Ðạo” “Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật” vì vậyđạo Phật xác định “cùng cực điều thiện, không có gì hơn hiếu”. Trong nền giáo dục Việt Nam từ bao thế hệ trước đây cũng đã đề cao chữ hiếu, mà ta khi còn thiếu thời, cắp sách đến trường ta đã được học thuộc lòng bài học :

Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Thế thì một người có chút lương tri, làm sao lại không biết công ơn sinh thành, dưỡng dục cuả cha mẹ. Mỗi người chúng ta chỉ có một cha, một mẹ sinh ra. Trong kinh nhà Phật cũng đã truyền lại rằng: Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này, nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần. Trong kinh Mục Liên Sám Pháp, Ðức Phật đã nói “Trong con người ta có mười hai bệnh, bệnh căn sâu nặng không được thấy Phật". A nan hỏi Phật: Ðó là bệnh gì? Ðức Phật trả lời: “Không kính cha mẹ, đó là một bệnh; ngu si tạo ác; đó là hai bệnh, gian xảo điêu ngoa; đó là ba bệnh, lời nói hại người, đó là bốn bệnh; hay tìm lỗi người, đó là bệnh thứ năm; giết hại chúng sanh, căn bệnh thứ sắu; không biết hổ thẹn, đó là bẩy bệnh; ham mê sắc dục, đó là bệnh thứ tám; kiêu ngạo khinh người, đó là chín bệnh; phạm tội không hối, là bệnh thứ mười; khen mình chê người, là bệnh thứ mười một; không biết lợi hại, là bệnh thứ mười hai”... Chúng ta nên tâm niệm lời Ðức Phật nêu trên, để lấy đó làm kim chỉ nam cho mình, tự tu sửa hàng ngày hầu loại trừ được những căn bệnh như lời Phật dạy. Ta sẽ trở thành người tốt.

Mỗi năm cứ gần đến ngày trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu, lá vàng rụng xuống, lá xanh trồi lên, bông hoa lá bắt đầu chớm nở, sau một mùa oi bức nóng nực của cái nắng mùa hè. Thời tiết thay đổi, lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị lễ Vu Lan, đó là mùa báo ân cha mẹ, lễ VU LAN đã truyền lại từ ngàn xưa có Ðức Mục Kiền Liêntiêu biểu, gương mẫu, suốt cả nghìn đời mà Ðức Phật đã để lại cho hàng Phật Tử lấy đó làm gương noi theo. Nhưng bây giờ ngày lễ Vu Lan không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử, mà là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người, không phân biệt tôn giáo, đảng phái hay bất cứ một tổ chức nào, từ các thánh hiền đến người thường dân, đã là con người ai cũng có cha, mẹ sinh ra, chính cha, mẹ đã san sẻ một phần mắu, thịt để tạo nên hình hài của mỗi người con. Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được. Do đó; báo hiếu cha mẹ chính là nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng nhất, mà không nghĩa vụ nào bằng.

Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao, vằng vặc như sông dài, rực rỡ như mặt trời, tỏ rõ như ánh trăng rằm. Lúc thiếu thời tôi đã đươc học thuộc lòng các câu ca dao, truyền bá trong dân gian như său:

“Ơn cha cao như núi thái sơn
Ðức mẹ hiền sâu rộng bể khơi

Dù cho dâng cả một đời

Cũng không trả được ơn trời sinh ra”.

Còn có những câu ru con của các bà me :

dạy con từ thuở còn thơ như :
“Ru hời, ru hỡi, ru hơi

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao, biển rộng mênh mông

Làm con trước phải đền công sinh thành”.

Hay là :

 “Ðố ai đếm đươc lá rừng
Ðố ai đếm được mấy tầng trời cao

Ðố ai đếm được những vì sao

Ðố ai đếm được công lao mẹ hiền”.

Sẵu đây người viết bài này xin ghi lại một đoạn truyền khẩu trong thế kỷ thứ 10-13 về tình thương con qua Phạm Công Cúc Hoa, với tác phẩm sâu xa và truyền cảm nhất. Tác phẩm đưa ra cảnh tình mẫu tử, cảnh mẹ ghẻ, con chồng, cảnh hối caỉ của kẻ ác độc đúng là:

Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng.

Theo học giả Ðào Duy Anh và Ðặng Thái Mai (tư liệu Văn Học Bình Dân 1976) thì truyện này dựa theo một truyền thuyết Aán Ðộ thời Raja Varman đệ tam. Nàng Cúc-Hoa bị bạo bệnh, lâm chung để lại 2 đưá con thơ dại : Một trai tên là Tấn Lực, còn một gái tên là Nghi Xuân. Trong khi Phạm Công được Vua Lý (?) đưa đi trấn nhiệm ở vùng thượng du (sách chép lại tại Cao Bằng) để đánh dẹp loài thảo khấu, cường độ thường quấy phá, trong khi đó người vợ kế (là Tào Thị) ở nhà, thì lại hành hạ hai đứa con chồng quá tàn nhẫn. Hai trẻ không chịu nổi, đành bỏ nhà ra đi. Nhưng đi đâu? Chúng còn quá nhỏ dại. Nghi Xuân, Tấn Lực quá bé thơ, său 10 ngày lang thang, đói khổ thì tìm ra ngôi mộ của mẹ mình ngày trước. Tâm sự của đôi trẻ thật đáng thương tâm :

“Ðoái nhìn thấy mả Cúc Hoa
Ngậm ngùi nhớ mẹ - Châu sa ròng ròng.

Hai anh em chỉ còn biết ngồi khóc ròng, hết canh một, thì bỗng nhiên, có sự kiện xảy ra :

Cúc-Hoa phách quế, hồn ma,
Lòng thương con dại ai hoài xót xa

Bên mồ : Nàng hiện hồn ra,

Oâm con, than thở, xót xa tấm lòng.

Bấy lâu, mẹ những nhớ trông,

Con ơi ! Có biết mẹ trong mả này !”

Hai anh em Nghi Xuân - Tấn Lực bèn kể tất cả đàu đuôi câu truyện cho mẹ nghe. Từ khi mẹ chết, Phạm Công lấy Tào Thị. Rồi thái độ khắc nghiệt, ác độc cuả người dì ghẻ.. ”Ăn thì bữa đói bữa không. Suốt ngày hành hạ ra nông nỗi này!”

Cúc Hoa đau xót vô cùng :

 “Cúc Hoa nghe nói, lệ sa !
Nhìn đôi con dại, nghĩ mà đớn đău ...

Bồng con cho bú hồi lâu,

Càng thương con trẻ –

càng sầu tình xưa.”

Chẳng bao lâu, mẹ con bịn rịn, thì thời gian cũng đã trôi qua. Trời cũng vừa lúc sáng - Cúc Hoa đành phải giã từ :
Chúc con, ở lại bình an,
Mẹ về Âm cảnh đôi đàng cách xa.

 Tấn Lực - Nghi Xuân bấy lâu nay xa cha, thiếu tình mẹ, nay lại được gặp (dù chỉ là hồn mẹ hiện về) vuốt ve âu yếm, thì không muốn xa cách nữa :

 “ Nghi Xuân ôm mẹ khóc oa,
Mẹ ơi, sao nỡ, chối mà bỏ đi !”

Thời gian đã hết. Cúc Hoa không thể nào lưu lại. Nàng đành giỗ con :

Hai con quay mặt trở ra
Cho mẹ bắt chí, rồi mà chia ly

Hai con vâng lệnh một khi,

Cúc Hoa vội vã, biến thì mất tung”.

Hai con Nghi Xuân - Tấn Lực thì vậy. Ðến cả Phạm Công chồng nàng cũng được báo mộng :
Chàng ơi ! sao bỏ lời thề ,
Hai con thơ dại, lất lê dọc đường

Suốt ngày hành khất thảm thương

Ai gây nên nỗi đoạn trường thế kia ?

Phạm Công đã hiểu mọi sự: Chính Tào Thị đã đầy đọa, hành hạ hai đứa con mình :

“Trẻ thơ, có tội tình chi.
Cớ sao ăn ở bất nghì thế kia.

Thì thôi cắt nghĩa xướng tuỳ,

Nếu không cải tính, còn gì gia phong! Tào Thị phải cho người đi tìm hai đứa con chồng trở về, thay đổi cách cư xử, nếu muốn xum họp với Phạm Công. Thật ra, tất cả các tác phẩm tình cảm trên thế giới, không có một tác phẩm nào diễn tả tình cảm của người mẹ đối với con sâu sắc và tràn đầy tình thương như vậy. Vu Lan mùa Báo Hiếu, đây là cơ hội để cho các con cháu, mỗi năm một lần báo hiếu mẹ cha, người Mỹ họ có ngày Father’s day, Mother’s day, còn Việt Nam mình có cả một mùa Vu Lan để báo ân Ông Bà, Cha Mẹ, mà còn là dịp để thực hiện các công-đức khác bằng cách xin lễ cầu siêu ở các chùa cho các vị tiền nhân quá vãng được siêu sinh, tịnh-độ, vĩnh viễn thoát khỏi cảnh trầm luân, và những người còn sống được Trượng thừa công đức, Tam bảo gia ân, thân tâm khang thái, gia đình thịnh vượng, được sống trong cảnh yên vui hạnh phúc. Ngoài ra, cũng trong mùa báo hiếu, mọi người phải phát tâm cúng dường. Về công đức cúng dường Ðức Phật đã dậy khá rõ ràng trong kinh Vu-Lan. Tôi xin dẫn giải một vài đoạn để quý độc giả cùng suy ngẫm và noi theo :”Ðức Phật đã huấn thị cho Vua Ba Tư Nặc, khi vua bạch với ngài: Bạch Thế Tôn từ nay con cấm người ngoại đạo vào lãnh thổ cuả con, con xin cúng dường chư tăng tất cả những thứ cần dùng“. Phật dạy: “Ðại Vương đừng nói như vậy, cho các sinh vật khác còn được phước huống chi là cho người ngoại đạo, hãy cho đúng lúc, cho với tâm thanh tịnh, cho một cách giải thoát chứ không cần được phước báo hay trả ơn, cho để được niết bàn chứ không cầu sinh cõi trời, cho rồi đem cái công đức ấy hồi hướng cho tất cả mọi loài, mọi người chứ không cầu riêng cho mình”.

Ðức Phật còn dậy cho Sư Tử Trưởng Giả về phước báo của hạnh bố thí bình đẳng, khi ông đến bạch với ngài: ”Bạch Thế Tôn con nghe Thế Tôn dạy hãy bố thí bình đẳng, do đó khi bố thí con không có lòng lựa chọn phải trái, cao thấp, con cúng dườngbố thí cho tất cả, hễ ai giữ được giới thì phước báu vô cùng, ai phạm giới thì tự chịu tai họa, con chỉ nghĩ ai cũng phải ăn mới sống. Ðức Phật; “Ðó là cái nguyện rộng rãi, cái tâm bố thí của Bồ Tát Trưởng Giả đã theo đúng đường lối của hạnh Bồ Tát, hãy bố thí bình đẳng thì phước đức vô tận.”

Theo quan niệm của người Việt Nam bình dân cho là :

Tu đâu không bằng tu nhà.
Thờ Cha kính Mẹ mới là chân Tu..

Trong dân gian cũng đã truyền tụng tình mẫu tử như sau :

Mẹ cho con tất cả
Hết quãng đời tuổi xanh

Cả thương yêu dịu ngọt

Rộng hơn biển ttrời xanh.

Trên đây tôi dẫn giải mấy đọan của Ðức Phật truyền dậy cho các hàng Phật Tử liên quan đến ngày lễ Vu Lan và một vài quan niệm theo dân gian Việt Nam. Vậy chúng ta là hàng Phật Tử phải lấy đó làm kim chi nam cho bản ngã đã có trong tâm đạo, để thực thi cho cuộc đời cuả mình.

Ðây cũng là một dịp để cho mọi người con có dịp đền đáp công ơn sinh thànhdưỡng dục cuả Mẹ Cha và cũng có cơ hội biểu lộ tinh thần hiếu thảo. Mọi người chúng ta dốc lòng làm tròn bổn phận của người con hiếu hạnh./.

Cư Sĩ Nguyễn Ðức Can
Tel & Fax : (714) 896-0786
E-Mail : ndcan2000@yahoo.com

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8339)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8530)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7884)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7974)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8803)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8934)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10061)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8645)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8626)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 9274)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9633)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9511)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9505)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7853)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9070)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 8887)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 9658)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9345)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9643)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 10656)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9392)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9557)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 10765)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 10130)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10405)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9675)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 11834)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10729)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10068)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 11239)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10690)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 10719)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11208)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 19242)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19676)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21262)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20310)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19740)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19021)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20451)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21073)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17916)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21806)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 13803)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 12862)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12214)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 11826)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 12126)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14108)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 13655)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 18045)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 21307)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 15615)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27699)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 11413)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 13167)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 13912)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 10946)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 13778)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
(Xem: 13190)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant