Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ lòng hiếu thảo của Rahula nghĩ về phẩm hạnh của con cái

26 Tháng Tám 201200:00(Xem: 23429)
Từ lòng hiếu thảo của Rahula nghĩ về phẩm hạnh của con cái
TỪ LÒNG HIẾU THẢO CỦA RAHULA
NGHĨ VỀ PHẨM HẠNH CỦA CON CÁI
Chúc Phú

prince_rahula_and_buddha-chucphuTrước cuộc ra đi vĩ đại nhất trong lịch sử loài người của Bồ-tát Siddharttha, Yasodhara đã gạt lệ nhớ thương và đơn thân nuôi dưỡng Rahula ròng rã bảy năm trường trong cô đơn, khắc khoải. Với tình thương vô hạn của mẹ và sự giáo dưỡng chu toàn của ông nội Suddodhana theo phương cách của một hoàng nam mang dòng máu Sakya, Rahula bẩm thụ một khí chất đặc biệt so với những đứa trẻ đồng hàng. Trong những cốt cách riêng có của Rahula, đó chính là những phẩm chất đạo đức tự thân cũng như cách thức thể hiện lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành

 

Cốt cáchlòng hiếu thảo của Rahula

Mặc dù chưa hình dung ra dáng vẻ của cha, nhưng khi được mẹ bảo rằng, bậc dẫn dầu đoàn Sa-môn hôm ấy chính là người cha khả kính đã biền biệt bao năm qua, Rahula đã vâng theo lời mẹ dạy một cách tuyệt đối và chạy đến cầu xin Đức Thế Tôn: hãy ban cho con phần thừa kế (dāyajja) 1. Khi được Đức Thế Tôn hứa khả và huấn thị ngài Sariputta đưa về tinh xá để làm lễ xuất gia, Rahula cũng tùy thuận nghe theo mà không hề có một chút phản kháng. Chi tiết này được các nhà chú giải kinh điển cho rằng, do lòng từ vô hạn của Đức Thế Tôn nên Rahula cảm thấy bóng che của Ngài thật an lạc 2 và đã an tâm đi theo Ngài, dù chỉ lần đầu gặp gỡ. Từ hiện thực cuộc sống, một đứa trẻ ngây thơ đứng trước người mới lần đầu gặp gỡ, tất sẽ e ngại, lúng túng đôi phần. Tuy nhiên, thái độ đĩnh đạc, dạn dĩ của Rahula khi xin cha của thừa kế đã minh giải rằng, sở dĩ Rahula thực hiện điều đó một phần là do nghe theo lời dạy của thân mẫu Yasodhara.

Từ ý thức chấp hành lời dạy của mẹ, của người lớn từ thuở bé, nên khi được sống chung với tập thể những người xuất gia, Rahula luôn vâng giữ những điều khuyên răn của các bậc trưởng thượng, mà ở đây là việc vâng giữ những giới điều do Phật chế định ra. Kinh điểnLuật tạng đều ghi lại rằng, một lần nọ, bị những vị khách tăng lớn tuổi chiếm dụng chỗ ngủ của mình, Sa-di Rahula không vì thế mà buồn lòng, bực bội, và đã an giấc qua đêm trong nhà vệ sinh của Đức Phật 3. Mãi đến khi trời gần sáng, Đức Thế Tôn cần sử dụng nhà vệ sinh mới phát hiện ra Sa-di Rahula nằm ngủ còng queo trên nền đất lạnh. Chứng kiến cảnh tượng đó, Đức Thế Tôn quả thực đã xúc động mạnh vì Chánh pháp 4 nên đã chỉnh lý bổ sung những thiết định giới luật đã ban hành trước đó 5. Không ỷ lại tình thống thuộc, thân quen, tuân giữ nghiêm túc những quy định về giới luật, tự chủ và giản đơn trong nếp sống, sinh hoạt của mình, là đặc thù riêng có của nhân cách Sa-di trẻ tuổi Rahula.

Với một đứa trẻ trong độ trưởng thành, thói quen nói dối dường như là một cố tật thường thấy trong sinh hoạt đời thường. Có nhiều lý do khiến trẻ nói dối: vì sợ trừng phạt khi phạm lỗi, vì muốn gây sự chú ý của người lớn, vì muốn tìm một sự dễ chịu, vì muốn đùa vui… khiến cho con trẻ thường nói dối. Là một đứa trẻ sinh hoạt trong Tăng đoàn, Sa-di Rahula nhiều lần phạm phải lỗi lầm này và đã gây ra điều phiền bực trong Tăng chúng hay những cư sĩ muốn được gặp Đức Thế Tôn. Đứng trước hiện thực này, Đức Phật đã khéo dẫn dụ hình ảnh thau nước bẩn và cái gương soi để giáo hóa Rahula. Một thau nước bẩn chỉ có thể đổ đi và không có thể dùng vào được việc gì; người nói dối cũng vậy. Cái gương soi phản ảnh lại tất cả những hành động, dung nghi của mình. Những điều không tốt thì nên tránh xa và những điều thiện pháp thì hãy nỗ lực thực hiện. Những nỗ lực của người cha - Đức Phật - đã được đền đáp, vì cuối cùng, Sa-di Rahula đã quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi 6.

Thanh niên tăng Rahula ngày càng lớn lên trong sự giáo dưỡng của Đức Phật, ngài Sariputta và Tăng chúng. Đôi khi cùng thầy Sariputta ra phố khất thực, Rahula bị các thanh niên ngoại đạo chọc ghẹo nên mất kiểm soát và để sân tâm khởi lên. Quán sát được tâm tư của Tôn giả, Đức Phật đã khéo giảng dạy về hạnh tu nhẫn nhục theo tứ đại nhằm giúp Tôn giả vượt qua những trở ngại trong tâm. Lời dạy của Đức Phật không chỉ là bài học dành riêng Rahula mà còn là hạnh tu căn bản: Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất 7. Với một thiếu niên Tăng, đôi khi lượng nội tiết adrenaline 8 tăng lên đột biến theo sự phát triển của thể xác, thì sự quán niệm về thể tài vừa nêu giúp cho tâm tư bình an và không dao động trong khi va chạm với chuyện đời.

Từ những nỗ lực giáo dưỡng của Đức Phật, của ngài Sariputta và chư Tăng, Sa-di Rahula từng bước trưởng thànhchứng tỏ khả năng ham học hỏi. Sự thành tâm cầu thỉnh của Rahula đã được xác chứng trong kinh: Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con để sau khi nghe, con có thể sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần 9. Nỗ lực cần cầu học hỏi của Rahula rất mạnh mẽ, đôi khi vì ham học mà quên cả việc khất thực thức ăn. Kinh điển ghi lại rằng, một sáng nọ từ tinh xá Jetavana, Rahula theo chân Đức Thế Tôn vào kinh thành Savatthi khất thực, đang trên đường đi, Đức Thế Tôn đã tùy thuận nhân duyên nên đã có bài thuyết giảng về giáo lý Vô ngã. Bài thuyết giảng đã thu hút Rahula chăm chú lắng nghe. Sau khi nghe xong, Rahula quyết từ bỏ chuyến đi khất thựctrở về tinh xá với bụng đói meo, để kịp thời quán niệm về pháp hành vừa được Đức Phật chỉ dạy 10. Sự tinh cần, ham học ham tu của Rahula còn được các nhà chú giải kinh Trường bộ cho rằng, suốt mười hai năm, lưng của Tôn giả Rahula chưa hề dính chiếu. Nhờ sự tinh cần đó, Rahula chứng đắc A-la-hán khi tuổi còn rất trẻ. Có nhiều tài liệu bất đồng về thời điểm chứng Thánh của Rahula, tuy nhiên, bằng chứng xác thực nhất là sau khi nghe Tiểu kinh giáo giới La Hầu La, số 147, thuộc kinh Trung bộ thì tâm của Tôn giả Rahula được giải thoát khỏi các lậu hoặc. Và cũng nhờ đắc Thánh quả rất sớm nên ngay cả ma vương Vasavattì cũng không hù dọa được Tôn giả Rahula 11.

Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động. Chuyện tiền thân Đức Phật 12 đã kể lại rằng, một lần Rahula đến thăm thân mẫu là Tỳ-kheo ni Bimbadevi, tên khác của Yasodhara sau khi xuất gia, thì được biết mẹ đang bị sình bụng, khó tiêu nên không ra tiếp chuyện được. Biết mẹ không khỏe nên Rahula lo lắng vô cùng. Rahula vào tận giường và thẽ thọt thưa rằng, nếu như khi ở hoàng cung, mỗi lúc gặp bệnh như vậy, mẹ sẽ uống thuốc gì? Bà Bimbadevi cho biết, mỗi khi bị bệnh chướng bụng đầy hơi thì thường uống nước xoài ép. Nhưng mà này con ơi, bà Bimbadevi nói thêm, làm sao có thể kiếm được thứ nước đó trong những món ăn khất thực hàng ngày của chúng ta? Sa-di Rahula cương quyết hứa với mẹ rằng: Con sẽ kiếm thứ ấy cho mẹ 13. Mạnh bạo hứa với mẹ như thế nhưng thâm tâm Sa-di Rahula lo lắng hoang mang, vì tìm đâu ra thứ thuốc chữa bệnh rất mực bình thường đó, với khả năng của một chú tiểu trẻ con? Sau nhiều nỗi băn khoăn, Rahula chợt nhớ đến sư phụ và đã cầu cứu ngài Sariputta. Thương đệ tử, Trưởng lão Sariputta đã vào cung vua Kosala và có được nước ép xoài trị bệnh. Nhận được nước ép xoài từ sự trợ giúp của sư phụ Sariputta, Rahula khoan khoái vô cùng vì đã tìm được thuốc chữa bệnh khó tiêu cho thân mẫu. Tình thương mẹ của Rahula không dừng lại ở đó, vì trong một lần khác, bà Bimbadevi lại bị bệnh đau bao tử, và cũng nhờ lòng hiếu thảo của Rahula nên sư phụ Sariputta lại một lần nữa đã gia tâm hỗ trợ, bằng cách giúp Rahula xin thức ăn phù hợp cho bà Bimbadevi 14.

Từ những nỗ lực của Rahula trong việc chăm lo cho thân mẫu bằng những gì có thể, đã cho thấy rằng, hiếu thảo với cha mẹđạo lý cơ bản của con người, bất luận xuất gia hay tại gia. Cũng từ đây đã mở ra cho những người mang thân phận làm con, những bài học lớn về việc rèn luyện những phẩm hạnh đạo đức cơ bản.

Phẩm hạnh đạo đức của con cái

Nghe lời cha mẹ

Là con cái, việc lắng nghe và tuân thủ những lời dạy của cha mẹ được xem là nguyên tắc sống đầu tiên trong cuộc đời. Vâng lời cha mẹ được xem là tín hiệu khởi đầu về việc xây dựng đạo đức, trí thứcniềm tin cho con cái. Nói cách khác, đạo đức của con người được khởi đầu từ sự nghe lời cha mẹ. Nhờ nghe lời cha mẹ, con cái tự tìm cho mình một cơ hội để tồn tại, để nhận ra những điều hay lẽ phải và để cho tri thức về tất cả các lãnh vực được củng cố, kiện toàn… Có thể nói, nghe lời cha mẹ là cửa ngõ mở ra con đường hạnh phúc cho con trẻ, không những ở hiện tại mà ngay cả tương lai. Với những bậc cha mẹ, vì yêu thương con trẻ, vì mong con thành côngvững chãi trong đời, mà đôi khi phải đóng vai trò như là một vị thần sáng thế, là hung thần dữ tợn, là thầy giáo đầy quyền uy… chỉ với mục đích duy nhất nhằm khiến cho con cái vâng lời. Bài học vâng lời mẹ một cách tuyệt đối của Rahula còn có ý nghĩa thời đại, vì lẽ, khi ý thức tự chủ của con trẻ chưa vững vàng thì sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong việc khuyên răn con trẻ, bắt con trẻ vâng lời, là sự thể nghiệm đầu tiên về đạo đức.

Sống tự chủ và không ỷ lại

Nương tựa vào bản ngãsở hữu của bản ngãthói quen thường thấy đối với mọi chúng sanh trong hiện thực đời sống. Ý thức tôi là hình thành rất sớm và làm tiền đề để xuất hiện ý niệm chúng tôi. Ỷ lại bản thân, dòng tộc, cha mẹ… là một dạng thức nương tựa vào bản ngãsở hữu của bản ngã. Với Phật giáo, bản ngã vốn không thật thì sở hữu của chúng cũng là không.

Từ đây, có thể thấy thái độ ỷ lại các chỗ nương tựa vừa nêu là những trạng huống tâm lý tiêu cực nhưng dễ dàng xuất hiện và định hình trong tư duy con trẻ. Ngay như bản thân thiếu niên Rahula, mặc dù đã xuất gia nhưng đôi khi ngắm nhìn vóc dáng của mình và vóc dáng của thân phụ - Đức Phật - cũng nảy sinh suy nghĩ về nguồn gốc cao sang của gia đình mình. Đọc được suy nghĩ đó, Đức Phật đã huấn thị Rahula phải nuôi dưỡng ý thức: cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi 15, nhờ sự nuôi dưỡng ý thức đó, không những giúp cho Rahula mà còn cho bất cứ ai muốn thoát khỏi ảo tưởng về sự cao sang hay quyền quý của nguồn gốc gia đình, thân tộc.

Với con trẻ, thái độ ỷ lại xuất hiện ở bất cứ phương vị nào cũng là dấu hiệu không tốt. Một bậc cha mẹ phải tập cho con vượt qua sự ỷ lại bằng cách sống tự chủ trong từng việc làm nhỏ nhặt nhất như đi lại, uống ăn, thói quen trật tự, ngăn nắp… tùy theo từng giai đoạn phát triểnthể chất của đứa trẻ. Mặc dù là con của Đức Thế Tôn, là đệ tử của Đại Trưởng lão Sariputta, nhưng thiếu niên Rahula không bao giờ ỷ lại, thể hiện qua những việc làm cụ thể như tự mình đi khất thực, tự giặt giũ áo quần và tự tìm kiếm chỗ ngủ… là những bài học sống động dành cho con trẻ ngày nay về đức tính sống tự lập. Tính tự lập được hình thành từ bé là một lợi thế cho con cái khi dấn bước vào đời.

Nỗ lực học tập

Tri thức là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa quan trọng trong cuộc đời. Con đường tìm cầu hạnh phúc thế gian hay xuất thế đều có nhiều điểm liên quan đến tri thức nói chung. Có tri thức thì con đường dẫn đến hạnh phúc sẽ gần lại, nhất là những tri thức nội hàm an lạcgiải thoát khổ đau. Muốn có tri thức thì phải học tập, rèn luyện. Chiêm nghiệm về thái độ học tập quên cả việc đi khất thực của Rahula cho ta thấy một nỗ lực lớn trong hình hài bé nhỏ. Chính từ những nỗ lực này đã giúp Rahula chứng đạt Thánh quả khi còn nhỏ tuổi. Tài không đợi tuổi, như là một hệ luận rút ra từ trường hợp này. Từ cách thức giáo dục của cha mẹ cùng thái độ học tập của Rahula, có thể cung cấp cho việc giáo dục con trẻ hôm nay nhiều giá trị tham khảo.

Là con trẻ, có được một động cơ tốt trong học tập là khởi đầu thuận lợi, vì ham học hỏi được xem là tâm thế tốt cho mọi sự trưởng thành. Với con trẻ, phải làm sao thổi bùng được ngọn lửa khao khát sự hiểu biết trong chúng. Làm sao để con trẻ xem việc học tập như là thỏa mãn một sở dục thanh cao, làm sao để con trẻ tự thân nỗ lực mà không cần sự ép buộc, thôi thúc từ cha mẹ. Với con trẻ, sự khích lệ tưởng thưởng cũng là điều kiện cần. Tuy nhiên, tất cả mọi sự tưởng thưởng bằng hiện thực vật chất khi con trẻ thành công trong học tập, đôi khi cần phải cân nhắc cho phù hợp. Vì ở một nghĩa nào đó, chúng ta vô tình dung tục hóa cái mục đích tri thức thiêng liêng bằng những đắp đổi vật chất bình thường. Cần phải ý thức rằng, với độ tuổi thanh thiếu niên, thắp lên ngọn lửa quý chuộng tri thức, siêng năng học hỏi, là một dấu hiệu thành công trong giáo dục con trẻ.

Báo hiếu bằng những gì có thể

Thương cha mẹ được xem là thuộc tính tự hữu của con cái. Thuộc tính đó có khi ẩn tàng và đôi khi hiển lộ ra tùy thuộc theo nhân duyên, luân hồinghiệp quả. Hình ảnh chú Sa-di còn trẻ như Rahula đã nỗ lực hết mình nhằm tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ, là một bài học lớn về lòng hiếu thảo của con trẻ hôm nay. Hiếu thảo là sự quan tâm đúng lúc, là sự thể hiện tấm lòng bằng tất cả những điều kiện khả dĩ của mình. Một cử chỉ săn sóc, một trăn trở miên man trong tâm, dù biết rằng rất khó thực hiện, cũng là những biểu hiện cho lòng hiếu thảo của con cái đối với các bậc sanh thành. Với con trẻ nói chung, hiếu thảo với cha mẹ có thể gói gọn trong bốn chữ: quan tâm đúng lúc.

Bát nước xoài của Rahula sẽ không nhiều ý nghĩa nếu như mẹ của Tôn giả không bị bệnh khó tiêu; chén cơm đầy của ngài Mục Kiền Liên sẽ không được lưu vào sử sách, nếu như mẹ ngài không sanh vào hàng quỷ đói. Quan tâm đúng lúc là con cái đáp ứngthực hiện đúng yêu cầu của cha mẹ. Vì lẽ, các bậc cha mẹ xây dựng những chuẩn mực hiếu thảo hoàn toàn khác nhau. Với đứa con này thì chỉ cần sống có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình đã là hiếu thảo; với người kia thì đừng bê bết rượu chè là đã có hiếu lắm rồi. Không phải tất cả mọi nỗ lực phụng hiến cho cha mẹ bằng phẩm vật cao sang đều được xem là báo hiếu. Thể hiện tình thương với cha mẹ bằng khả năng và điều kiện của mình, trong những hoàn cảnh phù hợp, là những gợi ý tham khảo từ cách báo hiếu riêng có của Tôn giả Rahula.

 

Chú thích:

1. Maha Vagga, tập 1, chương Trọng yếu, Tụng phẩm thứ 9, Việc xuất gia Sa-di La Hầu La
2. Sách đã dẫn
3. Kinh Tiểu bộ, tập IV, chuyện Tiền thân Đức Phật, Chuyện con nai có ba cử chỉ, số 16
4. Kinh đã dẫn
5. Bikkhu Vibhanga 2, chương Pacittiya, Ưng đối trị, điều học thứ 5, đoạn 289
6. Kinh Trung bộ, tập 2, Kinh giáo giới La Hầu La ở rừng Ambala, số 61
7. Kinh Trung bộ, tập 2, Đại kinh giáo giới La Hầu La, số 62
8. Hoóc-môn do tuyến thượng thận tiết ra, làm tăng nhịp tim và huyết áp
9. Kinh Tương ưng, tập 2, chương 7, Tương ưng Rahula
10. Kinh Trung bộ, tập 2, Đại kinh giáo giới La Hầu La, số 62
11. Tích truyện Pháp, bản dịch của Viên Chiếu, phẩm Tham ái thứ 24, Ma vương chẳng nhát được La Hầu La.
12. Kinh Tiểu bộ, tập VI, chuyện Tiền thân Đức Phật, Chuyện trái xoài chính trung, số 281
13. Kinh đã dẫn
14. Kinh Tiểu bộ, tập VI, chuyện Tiền thân Đức Phật, Chuyện vua quạ Supatta, số 292
15. Kinh Tương ưng, tập 2, chương 7, Tương ưng Rahula, kinh Tùy miên

Chúc Phú
Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8338)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8525)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7883)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7970)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8795)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8933)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10059)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8642)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8622)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 9268)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9631)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9511)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9501)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7853)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9068)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 8883)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 9654)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9342)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9640)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 10652)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9391)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9556)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 10761)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 10129)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10399)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9674)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 11832)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10726)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10065)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 11236)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10687)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 10716)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11208)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 19238)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19672)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21261)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20307)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19733)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19019)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20443)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21064)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17913)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21794)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 13802)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 12860)
Trời cuối đông xao xác lá me rơi Đôi mắt biếc đong đầy nỗi nhớ Bờ mi lạnh...
(Xem: 12209)
Hoa cải vàng trước ngõ Lóng lánh giọt sương đêm Nắng mai lùa trong gió Rung rinh những đọt mềm.
(Xem: 11821)
Mái tranh nghèo của mẹ vẫn còn khói bếp. Mái bếp qua bao mùa mưa nắng vẫn tần tảo một mầu buồn in hằn năm tháng.
(Xem: 12124)
Mít đã học thuộc làu làu câu ca dao từ thuở lên năm, nhưng phải đợi đến hơn bốn mươi tuổi, thực sự nuôi con, thực sự lo lắng đau khổ vì con...
(Xem: 14105)
Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng...
(Xem: 13654)
Vu Lan không những là lễ hội của đạo hiếu mà còn là cơ hội để Phật tử tôn vinh trái tim của người Mẹ, từ đó tưới tẩm cho hạt giống tình thương nẩy mầm...
(Xem: 18045)
Trong đạo Phật, hiếu hạnh được xem là đứng đầu trong tất cả các đức hạnh. Điều này đã được đức Phật chỉ dạy trong rất nhiều kinh điển.
(Xem: 21301)
mẹ bồng con bên sông đăm đăm nhìn nước bạc thương con cá lạc dòng quảy lộn bến bờ xa...
(Xem: 15612)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơnđền ơn đúng pháp.”
(Xem: 27697)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 11406)
Buổi sáng, khi những đứa trẻ lên xe bus đến trường, người mẹ cũng vội vàng ra xe đến sở làm. Sau đó không lâu, có ba người khách tuần tự đến dù không bao giờ hẹn.
(Xem: 13164)
con tìm thấy… một loài hoa chợt nở trong sương đặt tên cho mẹ là hoa nhân ái
(Xem: 13911)
Đỉnh núi Thái sơn cao Mơ hồ con tưởng tượng Hay biết tình cha đâu Người đi, con lên bốn!
(Xem: 10944)
Món chay ngày nay thật hấp dẫnphong phú chứ không đơn điệu với đậu phụ, rau củ như bạn nghĩ. Tham khảo nhé!
(Xem: 13778)
Mỗi Mùa Thắng Hội Vu Lan Ai ai cũng cảm bàng hoàng tâm tư Một năm man mác còn dư Đến Mùa Thắng Hội thêm như thế này
(Xem: 13190)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant