Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

2. An định: Samatha

Tuesday, April 26, 201100:00(View: 14564)
2. An định: Samatha

NHỮNG YOGA TÂY TẠNG VỀ GIẤC MỘNG VÀ GIẤC NGỦ
Nguyên tác: The Tibetan Yogas of Dream and Sleep
Nhà Xuất Bản Snow Lion Ithaca, New York, 1998
Việt dịch: Đương Đạo - Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 2000

PHẦN BA: 
SỰ THỰC HÀNH YOGA GIẤC MỘNG

2. An định: Samatha

Một thiền giả giấc mộng thành công phải vững vàng đủ trong hiện diện để không bị cuốn theo những gió của phiền não nghiệp lực và chìm mất trong giấc mộng. Khi tâm thức an vững, những giấc mộng trở nên dài hơn, ít manh mún hơn và dễ dàng nhớ lại hơn, và sự sáng sủa được phát triển. Đời sống lúc thức cũng được nâng cấp vì chúng ta thấy rằng chúng ta được bảo vệ thêm khỏi bị trôi dạt bởi những phản ứng xúc tình thói quen, chúng kéo chúng ta vào phóng dậtbất hạnh, và thay vào đó chúng ta có thể phát triển những nét tích cực đưa đến hạnh phúcnâng đỡ chúng ta trên hành trình tâm linh.

Mọi kỷ luật thiềntâm linh đều bao gồm một số hình thức thực hành nhằm khai triển sự tập trung và bình lặng của tâm thức. Trong truyền thống Tây Tạng, sự thực hành này được gọi là an định (Skt: samatha, TT: Zhiné). Chúng ta biết ba giai đoạn trong sự khai triển sự vững chắc: samatha cưỡng bách, samatha tự nhiên và samatha tối hậu. Samatha bắt đầu với sự định tâm vào một đối tượng, và khi tập trung đã đủ mạnh, chuyển thành sự định tâm không có một đối tượng nào.

Hãy bắt đầu sự thực hành bằng cách ngồi theo tư thế thiền định năm điểm: hai chân xếp lại, hai tay đặt lên nhau ở phần trên, xương sống thẳng nhưng không cứng ngắc, đầu hơi cúi để làm thẳng cổ, và hai mắt mở. Mắt cần buông xả, không quá mở lớn và không quá khép kín. Đối tượng tập trung cần được đặt để cho mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, không ngước lên cũng không cúi xuống. Trong khi thực hành cố gắng không cử động, thậm chí không nuốt nước miếng hay chớp mắt, vẫn giữ tâm thức gom vào đối tượng. Dù cho nước mắt có chảy trên mặt bạn, chớ cử động. Hãy để cho hơi thở tự nhiên.

Tổng quát, để thực hành với một đối tượng, chúng ta dùng chữ A của Tây Tạng như là đối tượng tập trung. Chữ này có nhiều ý nghĩa tượng trưng nhưng ở đây chỉ được dùng như một điểm tựa cho sự phát triển chú tâm. Những đối tượng khác cũng có thể được dùng – chữ A của vần tiếng Anh, một hình ảnh, âm thanh của một thần chú, hơi thở – hầu hết mọi thứ. Tuy nhiên, tốt hơn là dùng cái gì có tính chất thiêng liêng để gây cảm ứng nơi bạn. Cũng thế, hãy cố gắng dùng cùng một đối tượng mỗi khi bạn thực hành, hơn là thay đổi nhiều đối tượng, bởi vì sự liên tục tác động như một điểm tựa cho thực hành. Một đối tượng vật chất ngoài thân thể cũng thích hợp hơn, vì mục tiêu phát triển sự vững chắc trong khi tri giác đối tượng bên ngoài và sau đó là những đối tượng trong giấc mộng.

Nếu bạn muốn dùng chữ A Tây Tạng, bạn có thể viết nó lên một miếng giấy khoảng một inch (25,4 mm). Theo truyền thống, chữ màu trắng và được bao trong năm vòng tròn có màu đồng tâm: vòng trung tâm là nền cho chữ A có màu chàm; xung quanh nó là vòng màu xanh, rồi lục, đỏ, vàng và trắng. Dán miếng giấy lên một cây gậy dài đủ để nâng đỡ miếng giấy ở tầm con mắt khi bạn ngồi thực hành, và làm một cái đế giữ cho cột đứng thẳng. Đặt nó để cho chữ A cách bạn một foot (30,48 cm) rưỡi trước mặt bạn.

Chữ A Tây Tạng

blank
Nhiều dấu hiệu tiến bộ có thể khởi ra trong sự thực hành. Khi sự tập trung mạnh lên và những thời thực hành kéo dài ra, những cảm giác lạ lùng khởi lên trong thân thể và nhiều hình tướng lạ lùng thuộc về cái thấy xuất hiện. Bạn cũng có thể thấy tâm thức làm những việc lạ lùng ! Thế là tốt. Những kinh nghiệm này là một phần tự nhiên của việc phát triển tập trung ; chúng khởi lên vì tâm thức ổn định, thế nên chớ bị nhiễu loạn hay kích động vì chúng.

SAMATHA CƯỠNG BÁCH

Giai đoạn đầu của thực hành được gọi là “cưỡng bách” và nó đòi hỏi cố gắng. Tâm thức phóng dật nhanh chóng và dễ dàng, và có vẻ không thể tập chú vào đối tượng dù chỉ một phút. Lúc bắt đầu, nên thực hành trong nhiều thời ngắn tiếp nhau với những khoảng nghỉ. Chớ để tâm thức lang thang khi nghỉ, thay vì vậy, hãy tụng chú, hay làm việc với quán tưởng, hay làm việc với thực hành khác bạn biết, như khai triển lòng bi. Sau khoảng nghỉ, trở lại thực hành định tâm. Nếu bạn sẵn sàng thực hành nhưng không có đối tượng nào để dùng, hãy quán tưởng một khối ánh sáng tròn trên đầu bạn và tập trung vào đó. Sự thực hành cần được làm một hay hai lần mỗi ngày, và có thể làm nhiều hơn nếu bạn có thời giờ. Phát triển tập trung giống như tập cho bắp thịt của thân được mạnh mẽ : sự tập luyện phải đều đặnthường xuyên. Trở nên mạnh mẽ hơn tức là đẩy lùi những giới hạn của bạn.

Hãy giữ tâm thức trên đối tượng. Không cho phép những tư tưởng về quá khứ hay tương lai. Chớ cho phép sự chú ý bị đem đi xa bởi tưởng tượng, âm thanh, cảm giác thân thể hay phóng dật nào khác. Chỉ ở yên trong sự hưởng thụ phút giây hiện tại, và với toàn bộ sức mạnhsáng tỏ hãy chú tâm vào đối tượng bằng con mắt. Chớ mất sự tỉnh giác về đối tượng dù chỉ một giây. Thở nhẹ nhàng, rồi nhẹ nhàng hơn nữa, cho đến khi cảm giác thở biến mất. Từ từ cho phép chính bạn đi sâu hơn vào sự tĩnh lặng và bình an. Hãy chắc chắn rằng thân thể được thư giãn; chớ căng thẳng trong tập trung. Chớ nên để cho bạn rơi vào mê muội, hôn trầm hay xuất thần.

Chớ nghĩ về đối tượng, chỉ để nó hiện diện trong tỉnh giác. Đây là một phân biệt quan trọng cần làm. Nghĩ về đối tượng không phải là loại tập trung chúng ta đang khai triển. Điểm cốt yếu là chỉ giữ tâm thức đặt lên đối tượng, trên tri giác cảm giác về đối tượng, tỉnh thức không phóng dật về sự hiện diện của đối tượng. Khi tâm thức phóng dật – điều này thường xảy ra lúc đầu – hãy nhẹ nhàng đem nó lại đối tượng.

SAMATHA TỰ NHIÊN

Khi sự vững chắc ổn định được phát triển, người ta đi vào giai đoạn thứ hai của thực hành : samatha tự nhiên. Trong giai đoạn đầu, tập trung được phát triển bằng cách liên tục hướng sự chú ý vào đối tượng và phát triển sự kiểm soát trên tâm thức ương ngạnh. Trong giai đoạn thứ hai, tâm thức chìm trong thiền quán về đối tượng và không cần sức mạnh nữa để duy trì cho nó yên tĩnh. Một sự thanh tĩnh thư giãn và thích thú được an lập, trong đó tâm thức tĩnh lặng và những tư tưởng khởi sanh mà không làm tâm thức lơ là khỏi đối tượng. Những nguyên tố của thân thể (các đại) trở nên hài hòa và khí di chuyển trơn tru và nhẹ nhàng suốt khắp thân thể. Đây là thời gian thích hợp để đi vào sự an trụ không có một đối tượng.

Bỏ qua đối tượng vật chất, chỉ chú tâm vào không gian bao la, như bầu trời, nhưng sự thực hành có thể được làm thậm chí trong một căn phòng nhỏ bằng cách an trụ vào khoảng không gian giữa thân thể bạn và vách tường. Hãy kiên cốbình an. Hãy để thân thể thư giãn. Hơn là tập chú vào một điểm tưởng tượng trong không gian, hãy cho phép tâm thức, trong khi ở yên trong sự hiện diện mạnh mẽ, được phân tán. Chúng ta gọi điều này là “làm tan biến tâm thức” trong không gian, hay “hòa lẫn tâm thức với không gian”. Nó sẽ dẫn đến sự thanh tĩnh vững chắc và đến giai đoạn thứ ba của sự thực hành samatha.

SAMATHA TỐI HẬU

Trong giai đoạn thứ hai, vẫn còn một số sức nặng được đưa vào trong sự trầm tư vào đối tượng, còn giai đoạn thứ ba có đặc trưng là một tâm thức thanh tĩnh mà nhẹ nhàng, thư giãn và linh hoạt. Những tư tưởng khởi lên và tan biến một cách tự nhiên và không cố gắng. Tâm thức hòa nhập trọn vẹn với chuyển động của chính nó.

Trong truyền thống Đại Toàn Thiện Dzogchen, đây là khi vị thầy đưa đệ tử vào trạng thái tự nhiên của tâm. Bởi vì học trò đã phát triển samatha, vị thầy có thể chỉ ra cái mà đệ tử kinh nghiệm hơn là diễn tả một trạng thái mới là nào cần đạt đến. Sự giải thích, được biết như là giáo huấn “chỉ thẳng ra” có nghĩa là dẫn dắt đệ tử đến chỗ nhận biết cái đã vốn sẵn ở đó, đến chỗ phân biệt tâm thức chuyển động trong tư tưởngý niệm với bản tánh của tâm thức, nó chính là tánh giác thanh tịnhbất nhị. Đây là giai đoạn tối hậu của thực hành samatha, an trụ trong sự hiện diện bất nhị, trong chính tánh giác rigpa.

NHỮNG CHƯỚNG NGẠI

Trong phát triển thực hành samatha, có ba chướng ngại phải vượt qua : dao động (trạo cử), hôn trầmgiải đãi.

Dao động

Dao động làm cho tâm thức không ngừng nhảy từ một tư tưởng này qua một tư tưởng khác và khiến sự tập trung thành khó khăn. Để ngăn ngừa điều này, hãy tự làm bình lặng trước thời thực hành bằng cách tránh quá nhiều hoạt động thể xác hoặc tinh thần. Những duỗi ra chậm chạp có thể giúp cho thư giãn thân thể và làm bình yên tâm thức. Một khi bạn ngồi, hãy hít vào vài hơi thở chậm và sâu. Hãy làm cho chuyện đó thành một thực hành chú tâm tức thời khi bạn bắt đầu sự thực hành hầu tránh phát triển thói quen để tâm thức lang thang khi ngồi thiền.

Hôn trầm

Chướng ngại thứ hai là hôn trầm hay buồn ngủ, nó vào tâm thức như đám sương mù, một sức nặng hay mê muội làm cùn nhụt tỉnh giác. Khi điều này xảy ra, hãy cố gắng làm mạnh sự chú tâm trên đối tượng để thâm nhập cơn hôn trầm. Bạn sẽ thấy rằng hôn trầm thực sự là một loại chuyển động của tâm thức mà bạn có thể dừng dứt bằng tập trung mạnh mẽ. Nếu không hiệu quả, hãy nghỉ một lát, thư giãn và có thể làm một thực hành nào đó khi đang đứng.

Giải đãi

Chướng ngại thứ ba là giải đãi, lười biếng. Khi gặp phải chướng ngại này bạn cảm thấy rằng tâm thức bạn bình lặng nhưng trong một trạng thái tinh thần thụ dộng, yếu ớt, sự tập trung không có sức mạnh. Quan trọng là phải nhận biết trạng thái này thực sự là gì. Nó có thể là một kinh nghiệm thích thú và thư giãn, và nếu bị lầm cho là thiền định đúng, nó khiến cho hành giả tiêu phí hàng năm để trau dồi nó một cách sai lầm, để rồi không có sự thay đổi nào đáng kể trong tâm thức. Nếu sự chú tâm của bạn mất sức mạnh và sự thực hành của bạn trở nên giải đãi, hãy chấn chỉnh tư thế và đánh thức tâm thức bạn. Củng cố lại sự chú ý và canh chừng sự vững chắc của sự hiện diện. Hãy nhìn thực hành như là cái gì thực sự quý báu, và như là cái gì chắc chắn sẽ dẫn đến chứng ngộ cao nhất. Hãy làm mạnh ý định và tự động sự thức tỉnh của tâm thức sẽ được làm cho mạnh mẽ một cách tự động.

Thực hành samatha cần làm mỗi ngày cho đến khi tâm thức bình lặng và vững chắc. Nó không chỉ là một thực hành sơ bộ, mà còn ích lợi vào bất kỳ thời điểm nào của cuộc đời hành giả; ngay cả những thiền giả rất cao cấp cũng thực hành samatha. Sự vững chắc của tâm thức được phát triển qua samatha là nền tảng của yoga giấc mộng và tất cả những thực hành thiền định khác. Một khi chúng ta đã thành tựu một sự vững vàng, ổn cố mạnh mẽ và xác thực trong sự hiện diện bình an, chúng ta có thể phát triển sự ổn cố này trong mọi mặt của đời sống. Khi vững chắc, sự hiện diện này luôn luôn có thể được tìm thấy, và chúng ta không bị những tư tưởng và những phiền não lôi đi xa. Bấy giờ, dù cho những dấu vết của nghiệp tiếp tục tạo ra những hình ảnh giấc mộng sau khi rơi vào giấc ngủ, chúng ta vẫn ở trong tỉnh giác. Điều này mở cánh cửa cho những thực hành xa hơn của cả yoga giấc mộng và yoga giấc ngủ.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant