Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm

27 Tháng Sáu 201901:50(Xem: 5826)
Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm
Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm
thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018)
và 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn 
tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1978-2018) 
Lễ Khánh Thọ 70 của 
Hoà Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác
& Đại Giới Đàn Quán Thông
từ ngày 15 tháng 6 năm 2019 đến ngày 26 tháng 6 năm 2019

Hòa Thượng Khai Sơn Tổ Đình Viên Giác, Đức Quốc:

 

Hòa Thượng Thích Như Điển, bậc Tăng tài thạc đức của thời hiện tại. Tháng 4 năm 1978 Ngài thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, từ đó đến nay Hòa Thượng đã quy y cho hơn 7.000 người Việt Nam trở thành Phật tử và không ít người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật.

Tính cho đến hôm nay HòaThượng có 45 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Thạc SĩTiến Sĩ tại các Đại Học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979. Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử. Hòa Thượng là Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc cho tới năm 2003, đã là Tổng Thư Ký của GHPGVNTN Âu châu.


Năm 1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại giới đàn Đại Nguyện, Chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc.

Ngôi chùa Viên Giác được khởi xây vào năm 1989 và hoàn thành năm 1993 với kinh phí độ 5 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đương với 9 triệu Đức Mã vào thời giá lúc bấy giờ, do sự đóng góp của bà con Phật tử khắp 5 châu lục. Đây là một Trung Tâm Văn Hóa có tầm cỡ của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay. Mỗi năm có chừng 60 đến 70.000 người về chùa lễ Phật và học Phật cũng như tham gia các Đại Lễ. Cũng có hơn 20.000 người Đức đã về chùa tham gia các khóa thiền tịnh, học hỏi, thực tập giáo lý của Đạo Phật hằng năm.

Diện tích sử dụng của ngôi chùa độ 3.000 mét vuông. Có 54 phòng và có nhiều phòng lớn có thể hội họp cho 50, 100, 300 hay 500 người trong cùng một lúc. Đây cũng là Trung Tâm Văn Hóa của Phật Giáo Việt Nam tại Đức, có tờ báo Viên Giác xuất bản định kỳ 2 tháng một lần, mỗi lần xuất bản gần 6.000 số. 

 

 Năm 2003 là năm kỷ niệm Báo Viên Giác cũng như Chùa Viên Giác tròn 25 tuổi. Mỗi năm chính quyền Đức đã tài trợ cho nơi này khoảng 100.000 đô la Mỹ để hỗ trợ cho những chương trình hoạt động cũng như văn hóa của Phật giáo. Cho đến năm 2004 thì sự tài trợ này đã chấm dứt, và từ đó đến nay báo Viên Giác vẫn tiếp tục xuất bản do sự đóng góp của đồng bào Phật tử khắp nơi.


Ngày 28-6-2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Hòa Thượng đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượngcông đức tu tậphoằng pháp trong hơn 40 năm qua của Ngài.

 

Ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Colombo thủ đô nước Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã phát giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển và HT Thích Minh Tâm về việc truyền bá giáo lý Phật Đà khắp năm châu. Chính Thủ Tướng đương nhiệm và Đại Diện của Tăng Già đã tận tay trao giải thưởng cho nhị vị Hòa Thượng.

Suốt từ năm 1974 đến nay (2019) Hòa Thượng đã sáng tác 68 tác phẩm và dịch phẩm từ các tiếng Việt, Anh, Hán, Nhật  và Đức ngữ. Công tác biên soạn và dịch thuật chưa ngừng tại đây, vì đọc và viết là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống của Hòa Thượng, chắc hẳn trong tương lai Hòa Thượng sẽ cho thêm nhiều tác phẩm nữa. 

 
Từ năm 2004 đến năm 2019, trong suốt 15 năm ấy Hòa Thượng đã hướng dẫn Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu, Mỹ, Úc đi khắp các châu lục để giảng pháp cho các Phật tử Việt Nam, Hoa Kỳ, Mễ v.v... tại các quốc gia ở Âu Châu cũng như Hoa Kỳ và Canada. Phái Đoàn thông thường độ 10 Vị và bao gồm chư Tôn Hòa Thượng, Thượng TọaĐại Đức Tăng Ni đến từ Úc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Âu Châu.

Năm 2015 Hòa Thượng được GHPGVNTN Âu Châu cung thỉnh lên ngôi vị Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội trong nhiệm kỳ 2015-2020. Và cũng là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội Đồng Tăng Già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan.

Tháng 11 năm 2018 tại Penang Mã Lai, Hòa Thượng đã được Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, trụ sở tại Đài Loan, nhân Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 10 đã cung thỉnh vào ngôi vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế giới  (The World Buddhist Sangha Council, WBSC). (nguồn: quangduc.com)

Trong suốt 40 nằm hoằng pháp tại Đức, Hòa Thượng đã gầy dựng những công việc Phật sự vô cùng quan trọng, đặc biệtđào tạo thế hệ Tăng tài, xây dựng nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Đức và Phật giao Việt Nam hải ngoại nói chung.

 

Chuẩn bị cho Đại Lễ:

 

Công việc chuẩn bị cho Những ngày Đại Lễ tại Tổ Đình Viên Giác lần này là một Phật sự vô cùng quan trọng, khẳng định một mốc son trong trang sử Phật giáo, trong cuộc đời hoằng dương Phật pháp của Hòa Thượng Thích Như Điển. Một khối lượng đồ sộ công việc được chuẩn bị từ hơn một năm qua. Bằng những nỗ lực với tấm lòng đáp đền ân đức Sư Trưởng, quý chư Tôn đức Tăng Ni, những đệ tử xuất gia, tại gia của Hòa Thượng, hay những vị chịu ân giáo hóa của Ngài đều cố tâm ra sức để cúng dường bậc Tôn Sư khả kính của mình bằng những công việc cụ thể.

Tất cả mọi thành viên của các Ban đều đi vào hoạt động gần như hết công suất, nhưng tất cả đều thành kínhôn hòahoan hỷ và luôn nở trên môi một nụ cười an lạc.

 

Cung đón chư Tôn Đức Tăng Ni Quang Lâm:

 

Thể hiện tinh thần Linh sơn Pháp lữ đối với Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác,  chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi trên thế giới, có những bậc Tôn túc Trưởng lão thế tuế đã gần chín mươi mà vẫnvới tấm lòng vô cùng hoan hỷ để chấn tích quang lâm Tổ Đình Viên Giác. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng chưa chính xác thì gần 300 vị, đến từ nhiều quốc gia và nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau.

Trong thời gian này, tuy bận rộn nhưng Hòa Thượng Phương Trượng vẫn có lòng bi mẫn, sắp xếp chương trình và Ngài đã hướng dẫn Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu- Mỹ trong suốt 4 tuần qua. Hai ngày trước Hòa Thượng vừa về lại Tổ Đình, Ngài ân cần cung đón vấn an sức khỏe chư Tôn đức Trưởng Lão cùng thăm hỏi đến toàn thể quý Tăng Ni Phật tử xa gần đến tham dự và viếng thăm Tổ Đình Viên Giác.

Trong thời gian này, Hòa Thượng Phương Trượng còn sắp xếp những chương trình thăm viếng cho quý chư Tôn Đức từ Việt Nam sang thăm viếng một số chùa ở Châu Âu, trước và sau Đại Lễ.

Hòa Thượng cũng đích thân giám sát công việc của tất cả các Ban, đặc biệt Ban cư trú và đưa đón. Có thể nói đây là một Đại lễ với số lượng quang lâm tham dự của chư Tôn Đức Tăng Ni mang tính kỷ lục của Phật giáo Hải ngoại trong suốt thời gian qua.

Giờ cúng quá đường buổi trưa, lần đầu tiên sau thời gian dài rời xa quê hương, bản thân chúng con mới được thọ trai trong một trai đường với gần 300 chư Tôn đức Tăng Ni như vậy. Trai đường lúc ấy vô cùng trang nghiêm và thoát ra một hùng lựckhiến tâm người sanh lòng kính ngưỡng.

 

Pháp Hội Trì Tụng Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh:

 

Để đền đáp trong muôn một ân đức cao dày của Hòa Thượng Tôn Sư, Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, cùng chư Tôn Đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa, đồng phát nguyện thọ trì Bộ  Kinh Đại Bát Nhã ba-la-mật-đa, bản Hán ngữ của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang gồm 620 quyển, do Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm đã dành tâm huyết trọn cả đời để dịch ra Việt Ngữ, tất cả là 24 quyển, mỗi quyển trên dưới 700 trang, ước tính tổng cộng khoảng trên 16,000 trang kinh. Đây là một đại nguyện vô cùng lớn lao, có thể nói từ trước đến giờ kể từ khi bản dịch Tiếng Việt ra đời cho đến nay, theo sự hiểu biết của người viết thì chưa có pháp hội trì tụng nguyên bộ Đại Bát Nhã từ trong quốc nội cho đến hải ngoại.

Bắt đầu từ ngày 15 tháng 6 năm 2019 đến tối ngày 26 tháng 6 năm 2019, suốt 12 ngày liền theo sự sắp xếp hướng dẫn của Thượng tọa Thích Hạnh Tấn, đại chúng đã hoàn tất trọn vẹn Bộ Đại Bát Nhã với sự chứng minh tán thán công đức của chư Tôn trưởng lão Hòa Thượng, chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi trên thế giới và đông đảo quý Phật tử tham dự tại Tổ Đình để thọ trì.

Chúng con thiết nghĩ, trong cõi Thường tịch quang, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền TrangGiác linh Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm cũng nở một nụ cười vô cùng hoan hỷ.

 

Hoàn kinh và đốt nến cầu nguyện:

 

Chiều tối ngày thứ Năm, 26/6/2019 trong niềm hoan hỷ vô biên của chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật tử trong Đạo Tràng được cung đón Hòa Thượng Phượng Tổ Đình Viên Giác, chư Tôn Đức Trưởng Lão, cùng tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni quang lâm Chánh điện để chứng minh cho buổi hoàn Kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật- đa viên mãn

và đốt nến cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tất cả gồm có: Hòa Thượng Thích Như Thọ, Trụ trì chùa Long Thơ, Việt NamHòa Thượng Thích Như TínTrụ Trì chùa Hưng Long, Việt NamHòa Thượng Thích Như Điển,  Phương trượng Tổ Đình Viên Giác, Đức quốc; Hòa Thượng Thích Như Phẩm, Trụ trì chùa Long Tuyền, Việt NamHòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện trưởng Tu Viện Vạn Hạnh, Úc Châu;quý chư Tôn Hòa Thượng, quý Ni Trưởng, cùng đông đảo chư Tôn Đức Tăng Ni, và sự tham dự đông đủ của quý Phật tử thọ trì Đại Bát Nhã ba-la-mật- đa kinh trong suốt 12 ngày qua.

Qua lời dẫn chương trình của Đại đức Thích Đồng Thiên “Có lẽ không có một giáo phái nào cuối cùng lại phủ định tất cảgiáo pháp của mình như Phật giáo. Điển hình là Bát Nhã Tâm Kinh. Cũng không có giáo pháp nào mà ở đó, vị giáo chủ độc tôn cũng bị loại bỏ như Phật Thích Ca. “Lạ thay, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như  Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước, mà không chứng ngộ được”. Tuy vậy, chính chỗ phủ định ấy, đó lại là chỗ thiết lập nên toàn bộ giáo pháp củaĐức Phật…”,

Đại đức dẫn chương trình giới thiệu Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, nói duyên khởi lý do hình thành Pháp Hội Bát Nhã. Theo lời của Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn nhân duyên khởi là sau khi đọc Sự nghiệp hoằng pháphành trạng của Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa; 1357-1419), được tiếp kiến Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, là những nhân duyên khơi nguồn cho việc phát tâm thọ trì Bộ Kinh Đại Bát Nhã này.

 Trải qua mấy mươi năm tu học, khi nghĩ đến ân đức cao vời của Hòa Thượng Tôn Sư không  thể đem những lễ vật thường tình nào so sánh  được, Thượng Tọa họp bàn cùng huynh đệ tại Tổ Đình Viên Giác, đem tất cả tấm lòng chí thành thọ trì kinh để tạ ơn Thầy:

 

Phát nguyện trì kinh cao quý thay

Cúng dường Tam Bảo tạ ơn Thầy

Bát Nhã ma-ha xin trùng tụng

Tứ chúng đồng quy nguyện chung tay

 

Viên Giác hồn quê giữa trời Tây

Vang lừng kinh kệ suốt bao ngày

Bát Nhã linh quang đang hiển hiện

Tuệ nguồn tự tánh thị như nhiên

 

Đại nguyện của Thầy thật bao la

Đức Thầy cao cả tựa sơn hà

Phật- Tổ trùng quang gìn mối đạo

Đất nước hồn quê luôn thiết tha

 

Một lòng kính lễ Bậc Ân Sư

Pháp hóa ơn dày tợ thái hư

Đệ tử chúng con xin cầu nguyện

Thầy mãi miên trường bách niên dư.

 

Hòa Thượng Thích Như Phẩm, Trụ trì chùa Long Tuyền, Việt Nam thay lời chư Tôn Đức ban đạo từ. Hòa Thượng nói về lý tánh tuyệt cùng của Bát Nhã, ngoài những đạo đoạn của ngôn ngữ, của những khái niệm về dựng lập của sở thuyết hay năng thuyết.

Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn thay mặt quý Tăng Ni trong tự viện Viên Giác và quý Phật tử trong đạo tràng tác bạch cúng dường chư Tôn Đức Tăng Ni hiện diện.

Hòa Thượng Thích Như Tín, đại diện chư Tôn Đức Tăng Ni đáp từ và chúc nguyện đến Hòa Thượng Phương trượng Tổ Đình Viên Giác cùng tất cả quý Phật tử trong đạo tràng.

 

“Mười ngày qua... Chánh Điện chùa Viên Giác 

Phật về cùng đại đệ tử... chứng nhân.

Pháp hội Bát Nhã... thiết lập  kính dâng 

Tri ân Minh sư... dầy công bồi đắp”

Trong không gian lắng đọng, từng ngọn nến hồng đang cầm trong tay và được thắp lên với tất cả tấm lòng chí thành chí kính. Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được ngân lên, tất cả như cùng đang hòa quyện chung tấm lòng: Ngưỡng nguyện Bồ tát Quán Thế Âm, Vị Đại Sỹ với những năng lực tuyệt hảo, xin lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con mà tiếp độ. Trải bao kiếp khổ của chúng sanh chìm đắm trong sanh tử, xin Bồ Tát dủ lòng thương xót cho chúng con được soi sáng tự trong tuyệt cùng bản thể của Bát nhã. Nguyện đem công đức này cúng dường lên Hòa Thượng Tôn Sư Thích Như Điển, cửu trụTa bà tuyên dương chánh pháp.

Trong từng bước chân, trong từng tâm niệm. Khi đối trước Tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, lời Bát Nhã Tâm Kinh vang vọng, như cùng quay về nơi Bờ giác bên kia trong ánh đại bi quang của Bồ tát.

 

Buổi tối này như sự khởi động cho “Những ngày Đại Lễ tại Tổ đình Viên Giác” trong bốn ngày tới.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát,

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, tác đại chứng minh


Ghi nhanh: Thích Hạnh Phẩm

Hình ảnh: Đh. Nguyên Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4842)
Hoa bay giữa trời ngát hương thơm Canh khuya tỉnh giấc mộng đêm trường Áo cũ nâu sòng hương toả khắp Bạt trắng bụi mờ nét phong sương .
(Xem: 6054)
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
(Xem: 4476)
Sống chết ta xem nhẹ Như lá rừng thoát bay Lúc sống không thù hận Khi chết chẳng đoái hoài .
(Xem: 5706)
Một phần nhỏ làm quà vui Tết Gởi bà con các hộ quê ta Xuân về người Việt ở xa Chung lòng gom góp thiết tha nhiệt tình .
(Xem: 6332)
Lắng chuông tiếng chùa ngân Vạn dập dìu tiếng kinh Ngày nao, nhớ mãi năm nào Nguyệt tuế quay vần Duyên kiếp chưa hề lỡ rồi
(Xem: 7274)
Phong trần say mấy độ Bạc phếch áo vai đời Thu về xanh tiếng nhạn Xuân về hoa cỏ tươi.
(Xem: 5701)
Vui đâu cho bằng vui chùa Có Thầy có Bạn có mùi trầm hương Có tiếng khánh có đạo trường Có lòng hiểu biết tình thương vô bờ .
(Xem: 4885)
Nghiệp ta ta xin trả Không than vãn cùng ai Ta mang ta tự gánh Nhân quả chẳng thể sai .
(Xem: 5283)
“Suối trong dòng tuyệt vô ngần, Sạch bao nhiêu nghiệp bụi trần chướng duyên… Lên đây tục gọi chùa trong, Động bao la động, dứt dòng tử sinh”
(Xem: 5628)
Nhiệm mầu Phật Pháp cao sâu Hành chuyên lợi lạc chẳng cầu cúng xin Hơi ta ta biết một mình Chân ta ta bước hành trình mãi thôi .
(Xem: 4642)
Ngát toả hương thơm kính cúng dường Lòng thành dâng lễ Phật mười phương Nương nhau vui sống trong tình đạo Sách tấn cùng tu giữa thế thường .
(Xem: 5410)
Sở tri chướng con đường đầy chướng ngại Trên đường tu chẳng lối thoát mở ra Tranh luận hoài không lợi ích tâm ta Ngồi tĩnh lặng đẹp như vầng trăng sáng .
(Xem: 5969)
Viên ngọc quý nằm trong túi áo Bao kiếp rồi ta chẳng nhận ra Cuộc đời cứ mãi trôi qua Khó khăn khốn khổ lê la khắp đường .
(Xem: 5505)
Mùa xuân nào thật sự, nầy Em ? Khi cuộc sống còn nhiều phía trước Ta cặm cụi những điều mơ ước Để làm cho hiện thực trái tim.
(Xem: 9428)
Em có hay ! Những chiếc lá thức tàn canh Cây chuyển mạch, Dòng đời thay sắc áo Hoa đương nụ dưới ngàn sương huyền ảo Cánh chim về chở trĩu ước mơ xanh.
(Xem: 7127)
Mênh mang sóng nước nắng vờn qua, Cát trắng cò bay nương cánh sa. Lớp lớp thuyền về trăng rọi lá, Tầng tầng mây phủ gió lòn hoa.
(Xem: 6385)
Hồi còn tại thế xưa kia Trên đường giáo hóa Phật đi qua làng Ngài đi cùng ông A Nan Khai tâm gieo ánh đạo vàng giúp dân.
(Xem: 5079)
Ở bên Ấn Độ thuở xưa Nơi thành Xá Vệ, buổi trưa một ngày Gia đình kia thật duyên may Phật thương hóa độ, dừng ngay tại nhà,
(Xem: 5873)
Cuối đời phủi áo ra đi Nhẹ nhàng thanh thoát chẳng gì cưu mang Bụi trần không bám vương mang Phút giây từ bỏ chẳng màng sầu thương .
(Xem: 6450)
Gió thoảng mây vờn chỉ thoáng qua, Bên triền dốc phẳng dỗi phong sa. Mưa về thấm đẫm xuôi bờ lá, Nắng đến vươn dài rộng thảm hoa.
(Xem: 5631)
Niềm vui lớn là niềm vui Chánh Pháp Mong tu hành thoát khổ kiếp giây oan Bờ bên kia mở lối cổng Niết Bàn Bao đau khổ biến tan trong khoảng khắc .
(Xem: 5052)
Thong dong cùng khắp chốn Mỗi bước đường ta đi Nhìn mây trời cao rộng Lòng trải nghiệm từng ly .
(Xem: 11143)
Từ vô lượng biển sông Đến sa mạc mênh mông Đâu đâu cũng là cát Có có mà không không!
(Xem: 6230)
Cỏ cây, sinh vật thời xưa Đều cùng biết nói, lại vừa biết nghe
(Xem: 5748)
Trời se lạnh mùa Đông gần sắp đến Lá Thu vàng rơi rụng khắp vườn sân Vị Thiền Tăng lẵng lặng thắp hương trầm Dâng kính Phật lắng ngồi trong im lặng .
(Xem: 6130)
Lễ khánh thành đồng hương nghe hoan hỷ Chùa Huyền Quang qua tin tức truyền thông Khắp muôn nơi đều hướng đến chung lòng Mừng Chùa mới đứng uy nghiêm hùng vỹ
(Xem: 5948)
Chư tôn tứ vị đã xa rồi, Nhớ đến thâm ân lệ lại rơi. Đuốc tuệ còn mờ, ngâm tánh lặng, Đèn thiền chưa sáng, lạnh thân côi.
(Xem: 6008)
Cát bụi thời gian phủ bóng mờ Đến nay cuộc sống mãi chơ vơ Tối ngày mong đợi tiền , danh , sắc Hôm sớm ước tìm chức phận mơ.
(Xem: 5543)
Tâm đã thấm vào trong lòng Phật Pháp Toả hương thiền giữa cuộc sống hôm nay Từ nội tâm vững chải muốn mở bày Mong lợi lạc cuộc đời thêm hương sắc .
(Xem: 5659)
Bụi bám thường lau sáng hiện ra, Nguồn chơn diệu dụng, nghĩa đâu già. Suối reo róc rách, cá vui lượn, Trăng chiếu lung linh, vật trải xa.
(Xem: 6001)
Lạc đạo an bần sống thảnh thơi Đậu hũ rau cơm hạt của trời Ngoài kia còn biết bao người đói Giản dị nhu cầu dễ sống thôi .
(Xem: 5579)
Đạo vốn không tham chấp Mà ngày thường ngát hương Hương từ bi trí tuệ Toả lan khắp nẻo đường
(Xem: 6861)
Chân Như tỏa rạng chiếu nhân thiên, Tỏa ánh quang minh, khắp mọi miền. Phật Tử hồi tâm hành thiện hạnh, Tăng Ni chuyển niệm phát chân nguyền.
(Xem: 9026)
Tôi học dứt âu lo Sống cuộc đời nguyện cho An vui là cửa ngỏ Đẹp bước đường thơm tho
(Xem: 6084)
Quê hương bao giờ cũng đẹp Tình người gắn bó bên nhau Dù bao khó khăn nguy khốn Sẻ chia từng bửa cơm rau .
(Xem: 5246)
Thưở xưa có vị tu hành Thật là đức hạnh nổi danh vô cùng Thầy tên là sư Chánh Thông Lâu nay muốn kiếm trong vùng rừng thưa
(Xem: 5759)
Cảm nghiệm trong ý thiền Bình yên trong ánh đạo Sống đời không kiêu ngạo Là đức tánh trượng phu .
(Xem: 6654)
Không từ nơi nguồn cuộc sống Muôn trùng khổ đế thậm thâm Cành lau nghiêng chiều thực-mộng Cành lau trắng trời diệu tâm.
(Xem: 7680)
By Bhikkhuni Hue Tran (Poems composed in days of retreat at Tao-Khe Tinh That) Translated into English by Nguyen Giac
(Xem: 5169)
Cuộc đời rồi cũng qua Mây trời vẫn xanh ngát Dù lòng người có khác Pháp Phật vẫn đậm đà
(Xem: 4542)
Sơn Tăng lên núi tọa thiền; Không danh lợi, chẳng muộn phiền đó đây; Bạn cùng trăng nước trời mây; Ma Ha Bát Nhã, Thân này vốn không.
(Xem: 7995)
Sắc sắc, không không tánh rỗng trong, Rảnh rang lặng lẽ chẳng vương lòng. Thời thời quán chiếu, nương tâm học, Kiếp kiếp huân tu, bặt thức rong.
(Xem: 6515)
Hằng năm vào tiết mùa đông Tục rằng: phải nhớ ơn công đất trời Ai hay cái lạnh nghiệt đời Thuở ngày xưa ấy, bao người ấm no.!?
(Xem: 5345)
Xin một lần tạ ơn cùng khắp cả Ơn đất trời ơn cha mẹ sanh ta Ơn đức Thầy giáo huấn thật thiết tha Ơn đại chúng cùng ơn sâu Tam Bảo .
(Xem: 4873)
Sống mà chỉ biết cái tôi Tới giờ nhắm mắt luân hồi chuyển đưa Một câu niệm Phật vẫn chưa Giàu sang như gió mây mưa giữa trời .
(Xem: 4671)
Tâm nhơ khéo giữ, sống an nhiên, Thấy rõ sân si, tạo phước điền. Đoạn ngắn đan tay xa ác nạn,, Đường dài rảo bước tránh oan khiên.
(Xem: 6238)
Sắc tướng thế gian vốn tính không, Tâm nhơ vụng gội khổ luôn chồng. Ba đường luẩn quẩn thiện duyên lắng, Sáu nẻo loanh quanh ác nghiệp rong.
(Xem: 5578)
Có tu có học có hành Đêm ngày tự có phước lành phát sanh Không tu không học không thành Dù trăm tài sản cũng đành bỏ đi .
(Xem: 6923)
Một hôm thuyết pháp trở về Phật cùng đệ tử đang đi trên đường Chợt đâu thấy một anh chàng Lùa bầy bò chạy nghênh ngang reo hò.
(Xem: 6593)
Miền Trung đất nước tôi yêu Mỗi năm bão lụt gây nhiều tang thương Ruộng vườn nhà cửa phố phường Biết bao thảm hoạ triều cường cuốn trôi .
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant