Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm

27 Tháng Sáu 201901:50(Xem: 5827)
Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm
Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm
thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018)
và 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn 
tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1978-2018) 
Lễ Khánh Thọ 70 của 
Hoà Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác
& Đại Giới Đàn Quán Thông
từ ngày 15 tháng 6 năm 2019 đến ngày 26 tháng 6 năm 2019

Hòa Thượng Khai Sơn Tổ Đình Viên Giác, Đức Quốc:

 

Hòa Thượng Thích Như Điển, bậc Tăng tài thạc đức của thời hiện tại. Tháng 4 năm 1978 Ngài thành lập Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover, từ đó đến nay Hòa Thượng đã quy y cho hơn 7.000 người Việt Nam trở thành Phật tử và không ít người Đức cũng đã tìm đến với Đạo Phật.

Tính cho đến hôm nay HòaThượng có 45 đệ tử xuất gia, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp Cử Nhân, Cao Học, Thạc SĩTiến Sĩ tại các Đại Học danh tiếng ở Âu, Á và Mỹ châu. Hòa Thượng cũng là người sáng lập Chi Bộ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc, thành lập Hội Sinh Viên và Kiều Bào Phật Tử Việt Nam tại Đức từ năm 1978, 1979. Hiện nay tại Đức có 15 ngôi chùa, hơn 70 vị xuất gia. Có 23 Chi Hội và 7 Gia Đình Phật Tử. Hòa Thượng là Chi Bộ Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc cho tới năm 2003, đã là Tổng Thư Ký của GHPGVNTN Âu châu.


Năm 1988 được tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng Tọa tại giới đàn Đại Nguyện, Chùa Pháp Hoa Marseille, Pháp quốc.

Ngôi chùa Viên Giác được khởi xây vào năm 1989 và hoàn thành năm 1993 với kinh phí độ 5 triệu rưỡi Mỹ kim, tương đương với 9 triệu Đức Mã vào thời giá lúc bấy giờ, do sự đóng góp của bà con Phật tử khắp 5 châu lục. Đây là một Trung Tâm Văn Hóa có tầm cỡ của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay. Mỗi năm có chừng 60 đến 70.000 người về chùa lễ Phật và học Phật cũng như tham gia các Đại Lễ. Cũng có hơn 20.000 người Đức đã về chùa tham gia các khóa thiền tịnh, học hỏi, thực tập giáo lý của Đạo Phật hằng năm.

Diện tích sử dụng của ngôi chùa độ 3.000 mét vuông. Có 54 phòng và có nhiều phòng lớn có thể hội họp cho 50, 100, 300 hay 500 người trong cùng một lúc. Đây cũng là Trung Tâm Văn Hóa của Phật Giáo Việt Nam tại Đức, có tờ báo Viên Giác xuất bản định kỳ 2 tháng một lần, mỗi lần xuất bản gần 6.000 số. 

 

 Năm 2003 là năm kỷ niệm Báo Viên Giác cũng như Chùa Viên Giác tròn 25 tuổi. Mỗi năm chính quyền Đức đã tài trợ cho nơi này khoảng 100.000 đô la Mỹ để hỗ trợ cho những chương trình hoạt động cũng như văn hóa của Phật giáo. Cho đến năm 2004 thì sự tài trợ này đã chấm dứt, và từ đó đến nay báo Viên Giác vẫn tiếp tục xuất bản do sự đóng góp của đồng bào Phật tử khắp nơi.


Ngày 28-6-2008, tại Đại Giới Đàn Pháp Chuyên được tổ chức tại chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, Hòa Thượng đã được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu tấn phong lên Giáo phẩm Hòa Thượngcông đức tu tậphoằng pháp trong hơn 40 năm qua của Ngài.

 

Ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Colombo thủ đô nước Tích Lan, Hội Đồng Tăng Già Tích Lan đã phát giải thưởng cao quý cho HT Thích Như Điển và HT Thích Minh Tâm về việc truyền bá giáo lý Phật Đà khắp năm châu. Chính Thủ Tướng đương nhiệm và Đại Diện của Tăng Già đã tận tay trao giải thưởng cho nhị vị Hòa Thượng.

Suốt từ năm 1974 đến nay (2019) Hòa Thượng đã sáng tác 68 tác phẩm và dịch phẩm từ các tiếng Việt, Anh, Hán, Nhật  và Đức ngữ. Công tác biên soạn và dịch thuật chưa ngừng tại đây, vì đọc và viết là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống của Hòa Thượng, chắc hẳn trong tương lai Hòa Thượng sẽ cho thêm nhiều tác phẩm nữa. 

 
Từ năm 2004 đến năm 2019, trong suốt 15 năm ấy Hòa Thượng đã hướng dẫn Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu, Mỹ, Úc đi khắp các châu lục để giảng pháp cho các Phật tử Việt Nam, Hoa Kỳ, Mễ v.v... tại các quốc gia ở Âu Châu cũng như Hoa Kỳ và Canada. Phái Đoàn thông thường độ 10 Vị và bao gồm chư Tôn Hòa Thượng, Thượng TọaĐại Đức Tăng Ni đến từ Úc, Việt Nam, Hoa Kỳ và Âu Châu.

Năm 2015 Hòa Thượng được GHPGVNTN Âu Châu cung thỉnh lên ngôi vị Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội trong nhiệm kỳ 2015-2020. Và cũng là thành viên Ban Hoằng Pháp của Hội Đồng Tăng Già Thế giới của 36 quốc gia, trụ sở chính đặt tại Đài Loan.

Tháng 11 năm 2018 tại Penang Mã Lai, Hòa Thượng đã được Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, trụ sở tại Đài Loan, nhân Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 10 đã cung thỉnh vào ngôi vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Thế giới  (The World Buddhist Sangha Council, WBSC). (nguồn: quangduc.com)

Trong suốt 40 nằm hoằng pháp tại Đức, Hòa Thượng đã gầy dựng những công việc Phật sự vô cùng quan trọng, đặc biệtđào tạo thế hệ Tăng tài, xây dựng nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam tại Đức và Phật giao Việt Nam hải ngoại nói chung.

 

Chuẩn bị cho Đại Lễ:

 

Công việc chuẩn bị cho Những ngày Đại Lễ tại Tổ Đình Viên Giác lần này là một Phật sự vô cùng quan trọng, khẳng định một mốc son trong trang sử Phật giáo, trong cuộc đời hoằng dương Phật pháp của Hòa Thượng Thích Như Điển. Một khối lượng đồ sộ công việc được chuẩn bị từ hơn một năm qua. Bằng những nỗ lực với tấm lòng đáp đền ân đức Sư Trưởng, quý chư Tôn đức Tăng Ni, những đệ tử xuất gia, tại gia của Hòa Thượng, hay những vị chịu ân giáo hóa của Ngài đều cố tâm ra sức để cúng dường bậc Tôn Sư khả kính của mình bằng những công việc cụ thể.

Tất cả mọi thành viên của các Ban đều đi vào hoạt động gần như hết công suất, nhưng tất cả đều thành kínhôn hòahoan hỷ và luôn nở trên môi một nụ cười an lạc.

 

Cung đón chư Tôn Đức Tăng Ni Quang Lâm:

 

Thể hiện tinh thần Linh sơn Pháp lữ đối với Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác,  chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi trên thế giới, có những bậc Tôn túc Trưởng lão thế tuế đã gần chín mươi mà vẫnvới tấm lòng vô cùng hoan hỷ để chấn tích quang lâm Tổ Đình Viên Giác. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng chưa chính xác thì gần 300 vị, đến từ nhiều quốc gia và nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau.

Trong thời gian này, tuy bận rộn nhưng Hòa Thượng Phương Trượng vẫn có lòng bi mẫn, sắp xếp chương trình và Ngài đã hướng dẫn Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu- Mỹ trong suốt 4 tuần qua. Hai ngày trước Hòa Thượng vừa về lại Tổ Đình, Ngài ân cần cung đón vấn an sức khỏe chư Tôn đức Trưởng Lão cùng thăm hỏi đến toàn thể quý Tăng Ni Phật tử xa gần đến tham dự và viếng thăm Tổ Đình Viên Giác.

Trong thời gian này, Hòa Thượng Phương Trượng còn sắp xếp những chương trình thăm viếng cho quý chư Tôn Đức từ Việt Nam sang thăm viếng một số chùa ở Châu Âu, trước và sau Đại Lễ.

Hòa Thượng cũng đích thân giám sát công việc của tất cả các Ban, đặc biệt Ban cư trú và đưa đón. Có thể nói đây là một Đại lễ với số lượng quang lâm tham dự của chư Tôn Đức Tăng Ni mang tính kỷ lục của Phật giáo Hải ngoại trong suốt thời gian qua.

Giờ cúng quá đường buổi trưa, lần đầu tiên sau thời gian dài rời xa quê hương, bản thân chúng con mới được thọ trai trong một trai đường với gần 300 chư Tôn đức Tăng Ni như vậy. Trai đường lúc ấy vô cùng trang nghiêm và thoát ra một hùng lựckhiến tâm người sanh lòng kính ngưỡng.

 

Pháp Hội Trì Tụng Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh:

 

Để đền đáp trong muôn một ân đức cao dày của Hòa Thượng Tôn Sư, Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, cùng chư Tôn Đức Tăng Ni, quý Phật tử gần xa, đồng phát nguyện thọ trì Bộ  Kinh Đại Bát Nhã ba-la-mật-đa, bản Hán ngữ của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang gồm 620 quyển, do Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm đã dành tâm huyết trọn cả đời để dịch ra Việt Ngữ, tất cả là 24 quyển, mỗi quyển trên dưới 700 trang, ước tính tổng cộng khoảng trên 16,000 trang kinh. Đây là một đại nguyện vô cùng lớn lao, có thể nói từ trước đến giờ kể từ khi bản dịch Tiếng Việt ra đời cho đến nay, theo sự hiểu biết của người viết thì chưa có pháp hội trì tụng nguyên bộ Đại Bát Nhã từ trong quốc nội cho đến hải ngoại.

Bắt đầu từ ngày 15 tháng 6 năm 2019 đến tối ngày 26 tháng 6 năm 2019, suốt 12 ngày liền theo sự sắp xếp hướng dẫn của Thượng tọa Thích Hạnh Tấn, đại chúng đã hoàn tất trọn vẹn Bộ Đại Bát Nhã với sự chứng minh tán thán công đức của chư Tôn trưởng lão Hòa Thượng, chư Tôn Đức Tăng Ni khắp nơi trên thế giới và đông đảo quý Phật tử tham dự tại Tổ Đình để thọ trì.

Chúng con thiết nghĩ, trong cõi Thường tịch quang, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Huyền TrangGiác linh Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm cũng nở một nụ cười vô cùng hoan hỷ.

 

Hoàn kinh và đốt nến cầu nguyện:

 

Chiều tối ngày thứ Năm, 26/6/2019 trong niềm hoan hỷ vô biên của chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật tử trong Đạo Tràng được cung đón Hòa Thượng Phượng Tổ Đình Viên Giác, chư Tôn Đức Trưởng Lão, cùng tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni quang lâm Chánh điện để chứng minh cho buổi hoàn Kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật- đa viên mãn

và đốt nến cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm.

Tất cả gồm có: Hòa Thượng Thích Như Thọ, Trụ trì chùa Long Thơ, Việt NamHòa Thượng Thích Như TínTrụ Trì chùa Hưng Long, Việt NamHòa Thượng Thích Như Điển,  Phương trượng Tổ Đình Viên Giác, Đức quốc; Hòa Thượng Thích Như Phẩm, Trụ trì chùa Long Tuyền, Việt NamHòa Thượng Thích Quảng Ba, Viện trưởng Tu Viện Vạn Hạnh, Úc Châu;quý chư Tôn Hòa Thượng, quý Ni Trưởng, cùng đông đảo chư Tôn Đức Tăng Ni, và sự tham dự đông đủ của quý Phật tử thọ trì Đại Bát Nhã ba-la-mật- đa kinh trong suốt 12 ngày qua.

Qua lời dẫn chương trình của Đại đức Thích Đồng Thiên “Có lẽ không có một giáo phái nào cuối cùng lại phủ định tất cảgiáo pháp của mình như Phật giáo. Điển hình là Bát Nhã Tâm Kinh. Cũng không có giáo pháp nào mà ở đó, vị giáo chủ độc tôn cũng bị loại bỏ như Phật Thích Ca. “Lạ thay, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng của Như  Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước, mà không chứng ngộ được”. Tuy vậy, chính chỗ phủ định ấy, đó lại là chỗ thiết lập nên toàn bộ giáo pháp củaĐức Phật…”,

Đại đức dẫn chương trình giới thiệu Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, nói duyên khởi lý do hình thành Pháp Hội Bát Nhã. Theo lời của Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn nhân duyên khởi là sau khi đọc Sự nghiệp hoằng pháphành trạng của Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa; 1357-1419), được tiếp kiến Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, là những nhân duyên khơi nguồn cho việc phát tâm thọ trì Bộ Kinh Đại Bát Nhã này.

 Trải qua mấy mươi năm tu học, khi nghĩ đến ân đức cao vời của Hòa Thượng Tôn Sư không  thể đem những lễ vật thường tình nào so sánh  được, Thượng Tọa họp bàn cùng huynh đệ tại Tổ Đình Viên Giác, đem tất cả tấm lòng chí thành thọ trì kinh để tạ ơn Thầy:

 

Phát nguyện trì kinh cao quý thay

Cúng dường Tam Bảo tạ ơn Thầy

Bát Nhã ma-ha xin trùng tụng

Tứ chúng đồng quy nguyện chung tay

 

Viên Giác hồn quê giữa trời Tây

Vang lừng kinh kệ suốt bao ngày

Bát Nhã linh quang đang hiển hiện

Tuệ nguồn tự tánh thị như nhiên

 

Đại nguyện của Thầy thật bao la

Đức Thầy cao cả tựa sơn hà

Phật- Tổ trùng quang gìn mối đạo

Đất nước hồn quê luôn thiết tha

 

Một lòng kính lễ Bậc Ân Sư

Pháp hóa ơn dày tợ thái hư

Đệ tử chúng con xin cầu nguyện

Thầy mãi miên trường bách niên dư.

 

Hòa Thượng Thích Như Phẩm, Trụ trì chùa Long Tuyền, Việt Nam thay lời chư Tôn Đức ban đạo từ. Hòa Thượng nói về lý tánh tuyệt cùng của Bát Nhã, ngoài những đạo đoạn của ngôn ngữ, của những khái niệm về dựng lập của sở thuyết hay năng thuyết.

Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn thay mặt quý Tăng Ni trong tự viện Viên Giác và quý Phật tử trong đạo tràng tác bạch cúng dường chư Tôn Đức Tăng Ni hiện diện.

Hòa Thượng Thích Như Tín, đại diện chư Tôn Đức Tăng Ni đáp từ và chúc nguyện đến Hòa Thượng Phương trượng Tổ Đình Viên Giác cùng tất cả quý Phật tử trong đạo tràng.

 

“Mười ngày qua... Chánh Điện chùa Viên Giác 

Phật về cùng đại đệ tử... chứng nhân.

Pháp hội Bát Nhã... thiết lập  kính dâng 

Tri ân Minh sư... dầy công bồi đắp”

Trong không gian lắng đọng, từng ngọn nến hồng đang cầm trong tay và được thắp lên với tất cả tấm lòng chí thành chí kính. Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm được ngân lên, tất cả như cùng đang hòa quyện chung tấm lòng: Ngưỡng nguyện Bồ tát Quán Thế Âm, Vị Đại Sỹ với những năng lực tuyệt hảo, xin lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con mà tiếp độ. Trải bao kiếp khổ của chúng sanh chìm đắm trong sanh tử, xin Bồ Tát dủ lòng thương xót cho chúng con được soi sáng tự trong tuyệt cùng bản thể của Bát nhã. Nguyện đem công đức này cúng dường lên Hòa Thượng Tôn Sư Thích Như Điển, cửu trụTa bà tuyên dương chánh pháp.

Trong từng bước chân, trong từng tâm niệm. Khi đối trước Tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, lời Bát Nhã Tâm Kinh vang vọng, như cùng quay về nơi Bờ giác bên kia trong ánh đại bi quang của Bồ tát.

 

Buổi tối này như sự khởi động cho “Những ngày Đại Lễ tại Tổ đình Viên Giác” trong bốn ngày tới.

Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát,

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, tác đại chứng minh


Ghi nhanh: Thích Hạnh Phẩm

Hình ảnh: Đh. Nguyên Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4778)
CHÚC mùa xuân thắm trải ngàn hoa, CHÚC cả nhân gian được thái hòa. CHÚC nhớ nguồn xưa, luôn rõ cội, CHÚC nhìn cảnh mới, mãi thương nhà.
(Xem: 5992)
Tôi muốn nói lên một lời cảm tạ Dịp xuân về nhớ lại mái chùa xưa Bên tách trà toả sáng pháp Đại Thừa Xin nguyện hướng về con đường Giác Ngộ.
(Xem: 4958)
Cuộc đời là cõi không hoa Tỉnh trong giây phút gọi ta trở về Xin luôn tâm niệm từng lời Những câu Phật dạy muôn đời chẳng quên.
(Xem: 5452)
Mây chùng ngõ vắng thoảng hơi sương, Vách đá cheo leo kẻ ngại đường. Tĩnh lặng trầm xông lơi cõi đắm, Mơ màng khói tỏa lạnh đời vương.
(Xem: 4798)
Già lam lẳng lặng mát hương thiền Lá cỏ vươn mầm loáng thoáng nghiêng Học đạo bên Thầy nương ngộ tánh Sống thời cạnh chúng biết tùy duyên
(Xem: 5382)
XUÂN về cảnh vật ánh dương ngời, XUÂN chúc ngày thêm sáng nụ cười. XUÂN vững tình thương xây nghĩa thắm, XUÂN giàu nghị lực mở lòng tươi.
(Xem: 4815)
Duyên Tam Bảo một đường thẳng tiến Nợ trần gian xin bỏ lại sau Ngày đêm tích đức thiện cao Phát huy Bi Trí khát khao hướng lành.
(Xem: 6718)
Xuân về thắm đẹp rực đào mai Mở cửa mừng xuân tháo buộc cài Ngắm cảnh xuân ngời tan bụi khói Nhìn xuân nắng rạng sạch rào gai
(Xem: 4311)
Tiền tài sương đọng giọt khuya sớm Danh vọng sóng trào bọt trước sau Thôi hãy mừng Xuân! Vui hiện tại! An nhiên ngắm nước chảy qua cầu.
(Xem: 5911)
Bình minh rực rỡ sắc tươi hồng Tiếng đại hồng chung vọng cửa Không Trong Điện nhang thơm bay phảng phất Trên Trời mây thắm lượn phiêu bồng
(Xem: 4403)
Mùa Xuân Di Lặc rạng ngời Muôn người hoan hỉ tươi cười bên nhau Nắng mai ấm cả vườn đào Tình người luôn vẫn đẹp màu thời gian
(Xem: 4996)
Danh mà chi Lợi mà chi Cuộc đời đến lúc cũng ra đi Con quỷ vô thường rình ẩn núp Đừng nên chậm trễ phút quy y.
(Xem: 4984)
Năm mới quyết tâm đổi mới Văn Tư Tu niệm chẳng quên Nguyện lòng theo chân Thầy Tổ Vui trong ánh đạo vững bền.
(Xem: 5251)
Di Đà Pháp Hội thật trang nghiêm Lễ Phật tụng kinh thắp nến nguyền Rạng ánh từ quang soi cõi thế Ngời vòng tuệ nguyệt chiếu nhân thiên
(Xem: 4963)
Giác Hạnh chùa quê đượm nét thiền Lá vàng từng chiếc nhẹ bay nghiêng Tăng nhân dưỡng đức trì Kinh tạng Tục khách quy tâm hướng Phật duyên
(Xem: 4856)
Tu hành vượt thoát tử sinh Nhờ ân Tam Bảo biết mình ở đâu Cội nguồn Diệu Pháp thâm sâu Ngẫm suy là bước khởi đầu từ đây.
(Xem: 5741)
Những con đường mặt đất hoang vu Tôi đến cùng hoa cỏ mộng du Gió thổi mãi muôn triều sóng vỗ Đường linh hồn biển động thiên thu.
(Xem: 5575)
Tiết lạnh sương tràn thấm dạ ai? Non cao người vắng có chi cài Chim buồn ngại hót nên đồi vắng Gió thoảng mây loang quyện dãi dài
(Xem: 6361)
Mây chùng ngõ vắng thoảng hơi sương, Vách đá cheo leo kẻ ngại đường. Tĩnh lặng trầm xông lơi cõi đắm, Mơ màng khói tỏa lạnh đời vương.
(Xem: 5201)
Ngày xưa có một ông vua Trong vương quốc nọ rất ư lạ đời Sinh con trai đủ trăm người Ông hoàng thứ một trăm thời dễ thương
(Xem: 4613)
Khóa Tu Báo Ơn năm nay, Chúng con tu tập những ngày mùa đông, Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng, Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
(Xem: 5392)
Tôi muốn nói lời xin lỗi Cho lòng nhẹ bớt ưu tư Đêm về ngủ ngon thẳng giấc Dưới vầng trăng sáng diệu từ.
(Xem: 3721)
Cuối năm ngồi tính sổ đời, Phong ba bão táp thôi thời chán ngây, Từ miền đông đến miền tây, Đâu đâu cũng có chuyện nầy chuyện kia.
(Xem: 4539)
Khởi niệm mong cầu chẳng ít chi Sống đạo hành thâm khó thể bì Tham vấn minh sư khai tuệ nhãn Đoạn trừ mê vọng dứt ngu si
(Xem: 3694)
Tiếng mõ huyền vi tiếng mõ nào, Trời thơ hoa mở cánh xôn xao Từ Cung Đâu Suất ngời hương đạo Thoảng giấc mơ đời cánh gió trao.
(Xem: 4774)
Bao giờ ta biết thương nhau Cho niềm vui mãi ngày nào còn đây Bao giờ ta biết ngừng gây(điều ác) Dù cho nhắm mắt đẹp ngay nấm mồ Bao giờ ta biết cơ đồ(sự nghiệp)
(Xem: 5856)
Pháp Phật khai thông dòng bế tắc Sạch bóng vô minh thoát nỗi buồn Sáng đẹp cõi lòng hương toả khắp Duyên Pháp nguyện hành dứt bỏ buông.
(Xem: 5145)
Nơi miền Bắc Ấn Độ xưa Thành Ba La Nại có vua trị vì Nhà vua có vị quan kia Rất là khôn khéo ai bì được ngang
(Xem: 5029)
Nhật Tụng Sơ Thời cốt tuỷ kinh Trực chỉ nhân tâm hiển tánh mình Xa lìa khái niệm thông đạt ý Giải thoát tâm hồn đẹp tánh linh
(Xem: 4987)
Một hôm đạo sĩ A La Trên đường khất thực ghé qua một nhà Chuyên buôn vàng bạc, ngọc ngà Giàu sang tột bực, xa hoa tuyệt vời.
(Xem: 4801)
Nhật Mộng Đồ Huyễn bên tai còn vang vọng Lời của Thầy như tiễn bước hoàng hôn Tiếng chuông chùa nghe sâu lắng tâm hồn Tôi ngồi đó mà lòng như sống dậy.
(Xem: 6169)
Màn đêm phủ xuống cảnh mờ sương, Ánh nguyệt lung linh rọi nẻo đường Gió nhẹ vờn lay hồ sóng gợn Mây lành tỏa quyện núi đồi vương
(Xem: 3902)
Xuân đi xuân đến để xuân sang, Xuân rãi hương hoa khắp muôn ngàn, Xuân vẫn là xuân, xuân bất tận, Thế thái nhân tình hợp rồi tan...
(Xem: 5509)
Uất hận làm chi ở kiếp này Khởi niệm tâm từ chuyển bước ngay Mang dòng đuốc tuệ đem soi sáng Thoát nghiệp si mê rõ tháng ngày.
(Xem: 4711)
Xưa trong làng nhỏ vùng quê Có ông đánh trống chuyên nghề lâu nay Một hôm ông được cho hay Tại Ba La Nại nơi đây ăn mừng
(Xem: 4560)
Tôi mơ cõi nước Ta Bà Miễn sao cuộc sống chan hoà tình thương Lòng không sầu muộn vấn vương Vui niềm xả bỏ đoạn trường bủa vây.
(Xem: 4907)
Xan tham tật đố hãy thầm buông, Diệu pháp thường nghe thoát não buồn. Kệ ngọc siêng trì gìn nghĩa cội, Kinh vàng gắng tụng giữ ân nguồn.
(Xem: 3681)
Tôi mơ cõi nước của Đức Phật Di Đà, Nơi không có con người gian dối. Không có qủy ma, Cho nên cây trái ở đây cũng mang vóc dáng thật thà.
(Xem: 5161)
Chuông chùa thức tỉnh khách trần ai, Lắng dịu sầu đau, tưởng giác đài.
(Xem: 4661)
gày xưa có một gia đình Tiền rừng bạc bể quả tình giàu sang Con trai sinh được một chàng Trưởng thành, học vấn vững vàng vừa xong
(Xem: 4191)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng
(Xem: 5094)
Diệu Quang đại chúng nhớ Người Đạo cao đức trọng một đời hiến dâng Sư Bà xả bỏ báo thân Vui chơi tịnh cảnh giác trần thong dong
(Xem: 6327)
Rồi tất cả tan theo làn mây khói Bao thăng trầm thế sự cũng qua đi Tử và sanh tiếp diễn chẳng kể chi Cứ mặc kệ hãy sống đời thanh thản.
(Xem: 4610)
Sen vàng nâng bước Người đi, Tăng Ni Phật Tử khắc ghi hạnh nguyền... Diệu Từ Ni Trưởng thâm uyên, Diệu Quang một thuở tinh chuyên đạo mầu
(Xem: 4790)
Sương sa vạn vật gợi tình quê, Lắng nhẹ trần gian, nghĩa đạo kề. Đường tuệ sáng, trăng soi dáng núi, Cảnh tâm trong, gió lộng hương đê
(Xem: 8380)
Kiếp xưa nhờ đủ phước duyên Hướng tâm tu Phật muộn phiền biến tan Ta không tham nhiễm thế gian Cuối đời nhắm mắt chẳng ràng buộc chi.
(Xem: 5886)
Bây giờ mùa đã chớm vào Đông Mây trắng mù giăng, trắng ngõ lòng ! Thăm thẳm chiều xa buồn cánh nhạn Hắt hiu đời quạnh nhớ mênh mông.!
(Xem: 8079)
Quê hương trời Việt bao la Chan hoà khắp cả trong ta kiếp nào Tình yêu hương thắm ngọt ngào Như nguồn suối chảy dạt dào quanh năm.
(Xem: 5707)
U nhàn, cảnh tịch, gợi nhàn thêm, Lặng tiếng hưu nai, vắng bóng thềm. Mù núi lạnh, gió lay khóm trúc, Mịt trăng mờ, mây phủ sương đêm.
(Xem: 4807)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant