Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Chúng Như Hải

02 Tháng Bảy 201901:50(Xem: 4678)
Đức Chúng Như Hải
Đức Chúng Như Hải

Thích Như Điển

 

Bốn chữ nầy dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: “Cái Đức của chúng Tăng giống như biển cả“. Vậy cái Đức đó là gì? Và làm thế nào để có được cái Đức ấy? Đức tuy không có hình tướng nhưng tại sao có thể so sánh rộng và lớn như biển được? Đa phần vật gì có hình tướng thì người ta mới có thể cân, đếm, so sánh, đo lường; còn cái Đức rõ ràng là ta không thấy được, chỉ có thể cảm nhận qua tư cách hay sự hành xử của một con người, mà ta có thể thẩm định được ở lãnh vực tinh thần nầy, nên gọi là Đức.

 

Đọc trong Kinh điển Nam truyền hay Bắc truyền lẫn Kim Cang Thừa chúng ta đều thấy nhan nhãn những danh từ nầy xuất hiện trên những trang kinh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nào là: Từ bi, trí tuệ, giới đức, đức hạnh, đức chúng, đức tu, phước đức v.v… nhiều và nhiều lắm. Nếu ngày nay ai đó có công cũng có thể thống kê chữ Đức nầy trong một bộ kinh văn thì chữ Đức nầy xuất hiện rất nhiều lần. Khi Đức Phật còn tại thế Ngài hay nói về Phước và Đức. Ngài ví dụ Phước giống như cây đèn cầy; còn Đức giống như ánh sáng của cây đèn cầy vậy. Cây đèn cầy dầu lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa, nếu chúng ta đốt từ ngày nầy qua ngày nọ, cây đèn cầy kia sẽ mòn dần cho đến khi không còn gì nữa cả. Còn cái Đức giống như ánh sáng của đèn cầy. Nếu ai đó dùng que diêm cứ mồi mãi ánh sáng kia để đốt tiếp tục cho những cây đèn cầy khác, thì ánh sáng ấy sẽ không bao giờ tận diệt. Cái Đức cũng giống như thế đó. Nhưng làm sao để tạo ra được ánh sáng? Tạo ra cây đèn cầy thì dễ, vì nó có hình tướng. Người ta dùng sáp, dầu, nước và những hợp chất khác để tạo thành, chúng ta có thể thấy được hình thể nó đẹp xấu ra sao sau khi tạo hình. Còn Đức thì sao? Cái Đức phải do sự huân tập của việc giữ giới, thiền địnhtrí tuệ mới có thể có được. Giới không phải là một sự trừng phạt, không phải là một sự răn đe, mà là một sự bảo hộ. Giống như những người ra khơi giữa biển cả mênh mông với sóng to gió lớn, thì sự cầu nguyện sẽ giúp cho họ vững niềm tin để vượt qua những sự thử thách của đại dương. Đó chính là giềng mối, là tư cách, là niềm tin nghiêng về phía nào, để chúng ta có thể thành tựu việc chúng ta mong cầu.

 

Trước khi Đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy rằng: “Chính giới mới là Thầy của các người . Khi ta còn tại thế, ta là Thầy của các con, nhưng khi ta tịch diệt rồi, giới sẽ là Thầy của các con“. Điều nầy quả thật không sai chút nào cả. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế và mãi cho đến ngày nay hay ngàn sau nữa, giới vẫn là thước đo đạo đức, đức hạnh của người xuất gia cũng như người tại gia. Người xuất gia gìn giữ giới miên mật thì sẽ được chư Thiên, loài người cung kính, trọng vọng. Người tại gia nếu giữ giới hoàn hảo thì gia đình sẽ được an vui, hạnh phúc. Giới chính là thuyền bè đưa người qua bể khổ; giới chính là thuyền trưởng hướng ta đến bến bờ giải thoát an vui. Ai giữ giới thanh tịnh, người ấy sẽ được hỷ lạc. Còn người phá giới thì ngược lại những điều trên. Trong chúng ta không ai là không muốn hạnh phúc, an lạc, nhưng để được hạnh phúc an lạc ấy chúng ta không thể thiếu việc hành trì. Ở đây sự thực hành giới, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật, bái sám v.v… chính là những nhân duyên để tạo ra cái Đức. Phải huân tập miên mật trong nhiều năm tháng, trong nhiều đời, nhiều kiếp mới có thể thành tựu trọn vẹn được Đức tu. Nếu chỉ trong một đời được thành tựu, có nghĩa là người đó đã tu trong nhiều đời rồi. Quá khứ là cái quả trong hiện tại. Cái quả trong hiện tại cũng sẽ là cái nhân trong tương lai. Nhân và quả luôn tương ưng nhau. Chỉ vì người đời không rõ biết hết ngọn ngành nên than trời trách đất, tại sao số phận mình hẩm hiu như thế, nhưng ít ai hiểu rằng: Tất cả đều do cái nhân bất thiện chúng ta đang nắm giữ và thực hành, không kiêng dè nhân quả, nên kết quả mới như vậy. Chứ không có Ông Trời nào phạt ta hay hành hạ ta, ngoài ta ra cả. Hiểu được như vậy để chúng ta tự trách mình vụng tu, kém phước, chứ không ai mang đến hạnh phúc hay khổ đau cho mình, ngoại trừ chính mình tự tạo cả.

 

Khi Đức Phật còn tại thế, Tăng đoàn của Ngài có khi lên đến 1.250 vị xuất gia, nhưng hầu như không có ngày nào chư Tăng bị bỏ đói. Đó chính vì nhờ cái Đức tu của những vị xuất gia mà cảm đến tấm lòng nhân hậu của vua chúa hay những vị phú hộ, nên ngày nào cũng được cúng dường tứ vật dụng, nhằm dưỡng nuôi tấm thân huệ mạng kia. Trong tay những nhà thống trị đương thời hay ngay cả bây giờ, họ có binh hùng tướng dũng, những Ông Vua nầy có thể chinh Đông, phạt Tây, nhưng đứng trước lòng từ bi và trí tuệ của Đức Phật cũng như chư Tăng, những Ông Vua nầy đều phải đảnh lễ cũng như cung kính cúng dường, trong đó có Vua Tần Bà Xa La, Vua A Xà Thế, Vua Ba Tư Nặc, Vua A Dục v.v…Như thế đủ cho chúng ta thấy cái Đức nó quan trọng là dường nào. Ngày nay con người tiến xa hơn thời xưa rất nhiều về mọi phương diện của khoa học kỹ thuật, nhưng đứng trước cái Đức hiếu sinh, người giữ giới khiến cho xã hội được an bình hơn và người thống trị có thể là Tổng thống, Thủ tướng, Vua chúa, Hoàng hậu v.v… cũng rất trọng vọng cái Đức nầy, nên mới hỏi đạo nơi những nhà Sư, hay bàn bạc những việc gì quan trọng có ích nước lợi dân. Chẳng qua vì chư Tăng Ni hay những người giữ giới đã thực hành đúng lời Phật dạy tự ngàn xưa. Bây giờ rất nhiều người có bằng cấp Tiến sĩ, Kỹ sư, Giáo sư Đại học v.v… nhưng đứng trước chư Tăng, họ vẫn một mực cung kính lễ bái hỏi chào. Điều ấy có nghĩa là: Cái Đức để tạo nên con người đó nó quan trọng hơn cả cái bằng cấp mà người kia đang nắm giữ.


Một hôm có hai Thầy đã đậu Tiến sĩ vào phòng tôi để vấn đạo và mong tôi cho một lời khuyên ngắn để khi ra làm việc đỡ bị chướng duyên. Tôi bảo rằng: Nếu quý Thầy phát tâm tu học thì trước sau gì sẽ phát huệ; còn quý Thầy chỉ đi dạy học thì đôi khi lại phát sân chứ khó phát huệ nổi. Một Thầy thưa tiếp với vẻ nghi ngờ. Bạch Thầy tại sao vậy? Tôi nói: Khi làm Thầy mình dạy đệ tử hay học trò, mình muốn đệ tử học trò hiểu được điều của mình nói, nhưng đôi khi họ lơ đểnh không để tâm nên mình nổi quạu. Điều ấy chẳng phải sân hận là gì? Mặc dầu ông Thầy không có ý xấu, chỉ muốn cho học trò mình nên người mà thôi, nhưng ở phạm trù giáo dục ấy khó phát sinh trí tuệ lắm, nhiều lắm là tri thức mà thôi. Hai Thầy nghe xong gật gù và nguyện rằng từ nay về sau sẽ chuyên tu nhiều hơn nữa để xiển dương phần trí tuệ của mỗi người. Dĩ nhiên việc học, thi đậu nhiều bằng cấp là điều hiển nhiên quý rồi, nhưng tu giỏi thì trí huệgiới đức sẽ phát sanh thêm. Người đời thiếu cái nầy nên họ mới cung kính chư Tăng, Ni chứ không phải họ thiếu bằng cấp. Bởi lẽ có nhiều ông thầy dạy Đại học có đến 2 hay 3 bằng Tiến  sĩ cơ mà.


Khi chúng ta đi vào một ngôi chùa rất đông người đang trong lúc tĩnh tọa, tâm mình tự nhiên thấy an lạc chi lạ. Khi chúng ta nghe câu Phật hiệu niệm đều đặn, chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng nơi tâm thức. Ngược lại khi chúng ta bước vào cửa chợ, không ai bảo ai, nhưng ai cũng lo tranh thủ mua những gì mình muốn, nói thật lớn, trả giá thật rẻ, ăn nói chanh chua v.v… tự nhiên nó thành cái chợ. Nhưng cũng chính cái chợ nầy mà ngày hôm sau chúng ta thành lập tại đó một Đạo tràng để tu học thì cái chợ ấy biến thành cõi Tịnh Độ ở trần gian. Vậy thì tĩnh hay động, an lạc, giải thoát hay chìm đắm đọa đầy tất cả đều do tâm ta cả. Bây giờ việc trách trời than đất không còn giá trị nữa, mà cái giá trị miên viễn ấy chính là tấm lòng chúng ta thực hành Đạo vậy.

 

Khổng Tử ngày xưa khi dạy học trò, Ông có nói rằng: “Tam nhân đồng hành; tức hữu ngã Sư”, nghĩa là trong ba người cùng đi, sẽ có một người là Thầy ta (hay kẻ hướng dẫn ta). Đức Phật lại dạy khác hơn một chút, đó là: “Mỗi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi”. Cái nầy hơi khó đấy. Có người dẫn mà mình đi còn lạc đường, huống gì tự đi thì chỉ có mấy cách: Một là can đảm lên, hãy lấy ánh sáng phía trước làm mục tiêu để đi đến, đó là giới luật; cách thứ hai chờ cho sáng rồi mình hãy đi, khỏi cần đốt đuốc lên nữa; cách thứ ba là đi quanh để tìm cho ra ánh sáng. Nhưng cũng có người đi tìm ánh sáng lâu quá, nên vội quay trở về vì thấy con đường phía trước còn xa xôi trong muôn vạn dặm, ý chí không làm chủ được, đành phải thúc thủ lui gót là an toàn nhất. Nhưng đâu có ai biết được rằng cả phía sau hay phía trước, tất cả đều có những thử thách gian nan. Ai là người có ý chí cương quyết, người ấy sẽ thành được bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ma và Phật, Phật và Ma, không xa mà cũng không gần, không cao mà cũng không thấp. Do vậy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2 Phẩm Ứng tận hoàn nguyên, Đức Phật có dạy rằng: “Thể tánh của Vô minh vốn là Giải thoát”. Lời dạy nầy quá vi diệu, vì lâu nay chúng ta đều nghĩ rằng Vô minhVô minh chứ làm sao Giải thoát được, nhưng dưới con mắt từ bi của Đức Phật, ở đâu có Vô minh thì ở đó sự Giải thoát đều ẩn hiện. Từ đó tôi định nghĩa tiếp như sau: Thể tánh của Phiền não vốn là Bồ đềthể tánh của Sanh tử vốn là Niết Bàn. Thấy được thể tánh chính là thấy được Phật tánh. Vì vậy toàn thân tôi rung động khi lễ lạy từng chữ trong đoạn kinh nầy. Vả chăng lời xưa vẫn còn đó, nhưng chúng ta chưa rõ lý chơn thường mà thôi. Hy vọng rằng tất cả những người học Phật như chúng ta từ trẻ đến già, từ nam thanh đến nữ tú, từ Tăng tới Ni; từ phàm phu đến Thánh nhơn ai ai cũng sẽ chạm được ngưỡng cửa hay chứng thực vào tánh chân như diệu hữu nầy.


Do vì từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 vừa qua,  Tổ Đình Viên Giác tại Hannover đã đón nhận được nhiều pháp hỷ lợi lạc từ chư Tôn Đức khắp nơi mang đến mà tôi chọn đề tài nầy: “Đức chúng như hải” để nói lên sự cảm nhận nầy. Quý Ngài từ Á Châu, Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu đến đây với sự thương tưởng đàn hậu học mà khai đàn truyền giới cho những giới tử người Việt cũng như người Ý, người Đức, người Phần Lan v.v… Ân đức ấy, người xuất gia cũng như tại gia nơi bổn tự Viên Giác nầy nói riêng hay khắp nơi trên xứ Đức nầy nói chung, được thừa hưởng những công năng diệu dụng ấy qua lòng từ bi và trí tuệ của các Ngài đã ban rải khắp đó đây. Những buổi tọa thiền vào buổi sáng sớm tinh sương qua câu Phật hiệu, một không gian trầm lắng lạ thường. Chánh Điện Tổ Đình Viên Giác hơn phân nửa là hình ảnh của những chiếc y vàng mà ngày thường ít khi nào nhìn thấy đông như thế được. Rồi hội chúng cũng là những Phật tử thuần thànhtu học, có hành trì, nên sau khi tổ chức Đàn Giới và những ngày Đại Lễ xong, mà năng lượng từ bitrí tuệ dường như vẫn còn hiện hữu khắp đó đây nơi chốn Tổ nầy. Tôi nghĩ rằng cái Đức ấy, quý Ngài đã để lại, chúng lý tại Tổ Đình Viên Giác thừa hưởng suốt cả một cuộc đời nầy cũng không hết, mặc dầu cái Đức ấy không có hình tướng, nhưng đã làm thay đổi không biết bao nhiêu quan niệm sống, cách suy nghĩ của nhiều người. Ngày nay Đức Phật không còn hiện hữu nơi thế gian nầy nữa, nhưng qua sự tiếp nối truyền thừa của chư Tăng Ni khắp đó đây Từ BiTrí Tuệ sẽ tỏa rạng khắp nơi nơi để quang huy tinh thần tự lợi, lợi tha ấy. Tôi vẫn thường hay nhắc nhở với chính mình hay với những Đệ Tử rằng: “Hãy đừng tự cao, đừng tự đại, đừng tự ái, đừng tự mãn….mà hãy tự tin nơi khả năng đi vào đời làm việc Đạo của mình”. Vì chính mình mới làm tỏ rạng được cái đức hiếu sinh dưới nhãn quan của Phật Giáo, chứ không ai khác và hãy nương vào tự lực cũng như dựa vào tha lực của chư Phật, chư vị Bồ Tát để chúng ta  có được những niềm an vui miên viễn, nhằm giúp đời xa lìa khỏi những cơn đam mê không lối trở về.


Tôi bảo với Quý Thầy rằng: “Hãy nhìn một đám cỏ dại bên đường, chúng thấp bé, cao không khỏi mặt đất, nhưng khi gió to, bão lớn, mưa lụt v.v…đến, chúng vẫn an nhiên tự tại không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu một cây thật lớn, có tàn lá sum suê, nhưng đứng trơ trọi chênh vênh giữa đồng không mông quạnh, khi gió lốc thổi tới, chắc rằng cây nầy cũng sẽ không đứng vững được mà gốc đi phần gốc, ngọn đi phần ngọn qua sự chi phối của cơn gió kia. Người giỏi cũng giống như vậy. Nếu ai đó tự thị, chỉ có mình mới là nhất. Tôi hơn ai thì được, còn ai hơn tôi thì tôi không chấp nhận, thì trước sau gì cũng sẽ bị cuốn theo chiều gió. Do vậy sự hòa hợp sẽ mang đến niệm yêu thương, thông cảmhiểu biết lẫn nhau. Từ đó chúng ta kiến tạo được một Tăng đoàn thật là vững mạnh, không ai từ bên ngoài có thể làm lung lay được.


Qua bốn ngày lễ tại Tổ Đình Viên Giác chúng ta chứng thực được điều đó. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người tham gia trong một phân ban, phần ai nấy làm, phần ai tự chịu trách nhiệm với chính công việc của mình, chứ không chạy đi làm công việc của người khác, trong khi công việc của mình không tự giải quyết cho xong. Sự thành công của kỳ nầy chính là một bài học vô giá cho nhiều lần sau. Vì lẽ không ai có thể hoàn thành tất cả mọi nhiệm vụ cùng một lúc, ngoại trừ kẻ ấy có thể thiên biến vạn hóa thần kỳ mới có được kết quả ấy. Ở đây chúng ta nương tựa vào nhau để trở thành cho nhau và của nhau, thì sự thành công ấy mới miên viễn. Đây là sự thành công của tập thể chứ không phải của riêng bất cứ một cá nhân nào cả. Kỳ nầy chúng ta đã ứng dụng được câu tục ngữ của Mỹ vào sự sinh hoạt chung rồi. Đó là: “Người lãnh đạo là người nên biết tất cả mọi việc, chứ không nên làm tất cả mọi việc”.


Bây giờ mỗi tối hay mỗi sáng lên Chánh điện chùa Viên Giác ngồi Thiền hay tụng Kinh tôi vẫn cảm nhận được một năng lượng tràn đầy của cái Đức do chúng Tăng hợp lại trong những ngày qua mà có. Quả thật đây là một phước báu to lớn của Tổ Đình Viên Giácchúng TăngPhật Tử nơi đây đang thọ nhận. Ân nghĩa ngàn trùng ấy chúng tôi không thể lấy công sức hay vật dụng để đong đầy hay trả công, mà chúng tôi luôn phải lấy sự tu tập, hành trì để cho cái Đức kia càng ngày càng lan xa và tỏa rộng hơn như thế nữa để được lợi lạc các loài quần sanh đang sống trong thế giới nầy. Qua lần tổ chức đại quy mô nầy, đầu tiên là tôi xin niệm ân 300 chư Tôn Đức Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới đã quy tụ về Tổ Đình trong thời gian ngắn nhất là 4 ngày hay nhiều hơn nữa. Đồng thời chúng tôi cũng xin cảm ân những trang nhà như: quangduc.com ở Úc; hoavouu.com ở Hoa Kỳ hay trang nhà viengiac.de của chùa Viên Giác đã đăng tải những thông tin và hình ảnh cập nhật liên tục, nên khắp nơi trên thế giới đã vào xem và chia sẻ một cách nhiệt tình với những ngày lễ hội vừa qua. Ngoài ra đài truyền hình Asia World Media đến từ Hoa Kỳ, Đài Radio Việt Nam Hải Ngoại tại Âu Châu cũng đã tường thuật rất tường tận những buổi lễ đã được diễn ra tại Chùa Viên Giác trong thời gian từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 vừa qua. Những chuyến xe Bus chở đầy chư Tăng Ni và Phật tử vượt qua cả hàng ngàn cây số từ Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp. Hoặc những chuyến nội địa đến từ Berlin, Ravensburg, Nürnberg v.v…. cộng chung với những chuyến bay từ Na Uy, Phần Lan, Ý, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Anh quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada v.v…đã tạo nên một cung đàn đồng điệu, hòa tấu một bản nhạc trầm hùng mà chắc rằng đây là lần thứ nhất đã được thành tựu nơi Tổ Đình Viên Giác nầy.


Những bài thơ xướng họa từ Úc Châu, Việt Nam, Nhật Bản, cho đến Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada rồi Đức Quốc hay Pháp Quốc v.v… khiến cho kỷ niệm càng ngày lại càng đong đầy hơn nữa. Mỗi khi muốn tìm lại cái Đức của chúng Tăng như biển cả mênh mông ấy thì không thể nào không lặng người được, khi hồi tưởng lại những ngày đã qua.


Tôi viết bài nầy với một tâm hỷ lạc vô biên khi đã cảm nhận được cái “Đức chúng như hải” ấy và nguyện rằng sẽ chuyển tải thông điệp yêu thương an lạc nầy đến với mọi người khắp nơi, khi những người ấy không có cơ hội để tham dự được những ngày lễ trên đây. Cũng như thế đó, mặc  dầu Đức Phật đã nhập diệt hơn 2.563 năm rồi, nhưng nếu ai đó ngày nay trở lại chốn Kushinagara ở Ấn Độ, chúng ta vẫn nghĩ rằng Đức Phật vẫn còn hiện hữu nơi đây, vì cái dòng chảy của tâm thức, cái quay của thời gian tuy không ngừng nghỉ, nhưng nhờ người con Phật biết tận dụng sự tư duy để tu tậpthực hành lời Phật dạy liên tục, nên chúng ta cảm nhận rằng chúng ta luôn được ở gần Ngài. Cũng như thế đó cái Đức như biển cả đó Quý Ngài đã mang đến cho Tổ Đình Viên Giác nầy trong mấy ngày qua sẽ luôn còn hiện hữu nơi nầy, mỗi khi người Phật tử về chùa lễ Phật nơi Chánh Điện. Hy vọng là  năng lực uy linh đó vẫn không từ bỏ chúng ta.


Chiều hôm qua có một Phật tử thuần thành đến thăm tôi và báo tin cho tôi biết là bệnh ung thư phổi của Anh ta đang trong giai đoạn thứ tư rồi. Nghĩa là sẽ không còn chữa chạy gì được nữa. Anh ta  xin tôi một lời khuyên. Tôi bảo rằng: “Là Phật Tử ai ai cũng biết về vô thường, khổ, không và vô ngã rồi, nhưng nếu ta chấp nhận nó thì nó sẽ dễ dàng hơn là chối từ nó. Vì càng chối từ thì sự chết sẽ đến nhanh hơn. Hãy vui vẻ, an lạc vì biết rằng chắc thế nào mình cũng phải ra đi, nhưng sẽ ra đi trong tầm tay của Đức Phật, ra đi trong sự an lạc, chứ không hối tiếc một việc gì cả”. Tôi chỉ cho Anh ta về hai chữ Loslassen bằng tiếng Đức, có nghĩa là hãy buông bỏ đi. Bỏ tất cả lại sau lưng, bây giờ chỉ còn nên nhớ đến câu Phật hiệu mà thôi. Nhiều kết quả y khoa cũng cho biết rằng: Những người sợ chết thường chết sớm hơn; trong khi đó những ai chấp nhận sự chết thì sự chết có thể kéo dài thêm thời gian lâu hơn  mình suy tưởng. Cũng như vậy đó, khi vào phòng mổ, đừng nên suy nghĩ đến chuyện mổ xẻ, mà hãy nên nương vào câu Phật hiệu: Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, niệm liên tục như vậy cho đến khi nào không còn niệm được nữa mới thôi, thì cơn đau của việc mổ xẻ đã qua đi rồi. Hãy chấp nhận nó và đừng bỏ chạy trốn nó. Vì càng bỏ chạy thì nghiệp thức nó sẽ chạy theo mình để đòi nợ. Hãy hiên ngang đứng ra gánh chịu thì mọi việc sẽ trôi về dĩ vãng. Hãy nhắc lại những câu chuyện yêu thương nhiều ý nghĩa của đời sống vợ chồng. Hãy chăm sóc cho nhau thật chu đáo ở những ngày cuối đời và nếu có nhắc lại chuyện xưa cũ thì cũng chỉ nên nhắc về chuyện hay, chuyện đẹp…chứ không nên nhắc về những chuyện buồn đã xảy ra trong quá khứ. Về tài sản, của cải, con cái hãy dàn xếp thật êm đẹp trước khi nhắm mắt ra đi… Anh ta hiểu những lời tôi khuyên, nhưng những giọt nước mắt vẫn trào ra khỏi mi mắt. Sau khi đóng cửa phòng lại, tôi đã chứng thực được cuộc đời vô thường là như thế nào rồi.

Nguyện cầu cho mọi chúng sanh luôn sống được an vui  dưới ánh sáng từ quang của chư Phật.


Viết xong vào lúc 17 giờ ngày 5 tháng 7 năm 2019 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc.  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4778)
CHÚC mùa xuân thắm trải ngàn hoa, CHÚC cả nhân gian được thái hòa. CHÚC nhớ nguồn xưa, luôn rõ cội, CHÚC nhìn cảnh mới, mãi thương nhà.
(Xem: 5991)
Tôi muốn nói lên một lời cảm tạ Dịp xuân về nhớ lại mái chùa xưa Bên tách trà toả sáng pháp Đại Thừa Xin nguyện hướng về con đường Giác Ngộ.
(Xem: 4957)
Cuộc đời là cõi không hoa Tỉnh trong giây phút gọi ta trở về Xin luôn tâm niệm từng lời Những câu Phật dạy muôn đời chẳng quên.
(Xem: 5451)
Mây chùng ngõ vắng thoảng hơi sương, Vách đá cheo leo kẻ ngại đường. Tĩnh lặng trầm xông lơi cõi đắm, Mơ màng khói tỏa lạnh đời vương.
(Xem: 4798)
Già lam lẳng lặng mát hương thiền Lá cỏ vươn mầm loáng thoáng nghiêng Học đạo bên Thầy nương ngộ tánh Sống thời cạnh chúng biết tùy duyên
(Xem: 5382)
XUÂN về cảnh vật ánh dương ngời, XUÂN chúc ngày thêm sáng nụ cười. XUÂN vững tình thương xây nghĩa thắm, XUÂN giàu nghị lực mở lòng tươi.
(Xem: 4815)
Duyên Tam Bảo một đường thẳng tiến Nợ trần gian xin bỏ lại sau Ngày đêm tích đức thiện cao Phát huy Bi Trí khát khao hướng lành.
(Xem: 6718)
Xuân về thắm đẹp rực đào mai Mở cửa mừng xuân tháo buộc cài Ngắm cảnh xuân ngời tan bụi khói Nhìn xuân nắng rạng sạch rào gai
(Xem: 4311)
Tiền tài sương đọng giọt khuya sớm Danh vọng sóng trào bọt trước sau Thôi hãy mừng Xuân! Vui hiện tại! An nhiên ngắm nước chảy qua cầu.
(Xem: 5911)
Bình minh rực rỡ sắc tươi hồng Tiếng đại hồng chung vọng cửa Không Trong Điện nhang thơm bay phảng phất Trên Trời mây thắm lượn phiêu bồng
(Xem: 4403)
Mùa Xuân Di Lặc rạng ngời Muôn người hoan hỉ tươi cười bên nhau Nắng mai ấm cả vườn đào Tình người luôn vẫn đẹp màu thời gian
(Xem: 4996)
Danh mà chi Lợi mà chi Cuộc đời đến lúc cũng ra đi Con quỷ vô thường rình ẩn núp Đừng nên chậm trễ phút quy y.
(Xem: 4984)
Năm mới quyết tâm đổi mới Văn Tư Tu niệm chẳng quên Nguyện lòng theo chân Thầy Tổ Vui trong ánh đạo vững bền.
(Xem: 5251)
Di Đà Pháp Hội thật trang nghiêm Lễ Phật tụng kinh thắp nến nguyền Rạng ánh từ quang soi cõi thế Ngời vòng tuệ nguyệt chiếu nhân thiên
(Xem: 4963)
Giác Hạnh chùa quê đượm nét thiền Lá vàng từng chiếc nhẹ bay nghiêng Tăng nhân dưỡng đức trì Kinh tạng Tục khách quy tâm hướng Phật duyên
(Xem: 4855)
Tu hành vượt thoát tử sinh Nhờ ân Tam Bảo biết mình ở đâu Cội nguồn Diệu Pháp thâm sâu Ngẫm suy là bước khởi đầu từ đây.
(Xem: 5741)
Những con đường mặt đất hoang vu Tôi đến cùng hoa cỏ mộng du Gió thổi mãi muôn triều sóng vỗ Đường linh hồn biển động thiên thu.
(Xem: 5575)
Tiết lạnh sương tràn thấm dạ ai? Non cao người vắng có chi cài Chim buồn ngại hót nên đồi vắng Gió thoảng mây loang quyện dãi dài
(Xem: 6360)
Mây chùng ngõ vắng thoảng hơi sương, Vách đá cheo leo kẻ ngại đường. Tĩnh lặng trầm xông lơi cõi đắm, Mơ màng khói tỏa lạnh đời vương.
(Xem: 5201)
Ngày xưa có một ông vua Trong vương quốc nọ rất ư lạ đời Sinh con trai đủ trăm người Ông hoàng thứ một trăm thời dễ thương
(Xem: 4612)
Khóa Tu Báo Ơn năm nay, Chúng con tu tập những ngày mùa đông, Tại Chùa Tam Bảo ấm nồng, Pháp thoại chia sẻ với lòng lạc an
(Xem: 5390)
Tôi muốn nói lời xin lỗi Cho lòng nhẹ bớt ưu tư Đêm về ngủ ngon thẳng giấc Dưới vầng trăng sáng diệu từ.
(Xem: 3721)
Cuối năm ngồi tính sổ đời, Phong ba bão táp thôi thời chán ngây, Từ miền đông đến miền tây, Đâu đâu cũng có chuyện nầy chuyện kia.
(Xem: 4539)
Khởi niệm mong cầu chẳng ít chi Sống đạo hành thâm khó thể bì Tham vấn minh sư khai tuệ nhãn Đoạn trừ mê vọng dứt ngu si
(Xem: 3693)
Tiếng mõ huyền vi tiếng mõ nào, Trời thơ hoa mở cánh xôn xao Từ Cung Đâu Suất ngời hương đạo Thoảng giấc mơ đời cánh gió trao.
(Xem: 4774)
Bao giờ ta biết thương nhau Cho niềm vui mãi ngày nào còn đây Bao giờ ta biết ngừng gây(điều ác) Dù cho nhắm mắt đẹp ngay nấm mồ Bao giờ ta biết cơ đồ(sự nghiệp)
(Xem: 5856)
Pháp Phật khai thông dòng bế tắc Sạch bóng vô minh thoát nỗi buồn Sáng đẹp cõi lòng hương toả khắp Duyên Pháp nguyện hành dứt bỏ buông.
(Xem: 5145)
Nơi miền Bắc Ấn Độ xưa Thành Ba La Nại có vua trị vì Nhà vua có vị quan kia Rất là khôn khéo ai bì được ngang
(Xem: 5028)
Nhật Tụng Sơ Thời cốt tuỷ kinh Trực chỉ nhân tâm hiển tánh mình Xa lìa khái niệm thông đạt ý Giải thoát tâm hồn đẹp tánh linh
(Xem: 4987)
Một hôm đạo sĩ A La Trên đường khất thực ghé qua một nhà Chuyên buôn vàng bạc, ngọc ngà Giàu sang tột bực, xa hoa tuyệt vời.
(Xem: 4801)
Nhật Mộng Đồ Huyễn bên tai còn vang vọng Lời của Thầy như tiễn bước hoàng hôn Tiếng chuông chùa nghe sâu lắng tâm hồn Tôi ngồi đó mà lòng như sống dậy.
(Xem: 6168)
Màn đêm phủ xuống cảnh mờ sương, Ánh nguyệt lung linh rọi nẻo đường Gió nhẹ vờn lay hồ sóng gợn Mây lành tỏa quyện núi đồi vương
(Xem: 3902)
Xuân đi xuân đến để xuân sang, Xuân rãi hương hoa khắp muôn ngàn, Xuân vẫn là xuân, xuân bất tận, Thế thái nhân tình hợp rồi tan...
(Xem: 5509)
Uất hận làm chi ở kiếp này Khởi niệm tâm từ chuyển bước ngay Mang dòng đuốc tuệ đem soi sáng Thoát nghiệp si mê rõ tháng ngày.
(Xem: 4711)
Xưa trong làng nhỏ vùng quê Có ông đánh trống chuyên nghề lâu nay Một hôm ông được cho hay Tại Ba La Nại nơi đây ăn mừng
(Xem: 4560)
Tôi mơ cõi nước Ta Bà Miễn sao cuộc sống chan hoà tình thương Lòng không sầu muộn vấn vương Vui niềm xả bỏ đoạn trường bủa vây.
(Xem: 4906)
Xan tham tật đố hãy thầm buông, Diệu pháp thường nghe thoát não buồn. Kệ ngọc siêng trì gìn nghĩa cội, Kinh vàng gắng tụng giữ ân nguồn.
(Xem: 3681)
Tôi mơ cõi nước của Đức Phật Di Đà, Nơi không có con người gian dối. Không có qủy ma, Cho nên cây trái ở đây cũng mang vóc dáng thật thà.
(Xem: 5161)
Chuông chùa thức tỉnh khách trần ai, Lắng dịu sầu đau, tưởng giác đài.
(Xem: 4661)
gày xưa có một gia đình Tiền rừng bạc bể quả tình giàu sang Con trai sinh được một chàng Trưởng thành, học vấn vững vàng vừa xong
(Xem: 4191)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng
(Xem: 5092)
Diệu Quang đại chúng nhớ Người Đạo cao đức trọng một đời hiến dâng Sư Bà xả bỏ báo thân Vui chơi tịnh cảnh giác trần thong dong
(Xem: 6327)
Rồi tất cả tan theo làn mây khói Bao thăng trầm thế sự cũng qua đi Tử và sanh tiếp diễn chẳng kể chi Cứ mặc kệ hãy sống đời thanh thản.
(Xem: 4610)
Sen vàng nâng bước Người đi, Tăng Ni Phật Tử khắc ghi hạnh nguyền... Diệu Từ Ni Trưởng thâm uyên, Diệu Quang một thuở tinh chuyên đạo mầu
(Xem: 4790)
Sương sa vạn vật gợi tình quê, Lắng nhẹ trần gian, nghĩa đạo kề. Đường tuệ sáng, trăng soi dáng núi, Cảnh tâm trong, gió lộng hương đê
(Xem: 8380)
Kiếp xưa nhờ đủ phước duyên Hướng tâm tu Phật muộn phiền biến tan Ta không tham nhiễm thế gian Cuối đời nhắm mắt chẳng ràng buộc chi.
(Xem: 5885)
Bây giờ mùa đã chớm vào Đông Mây trắng mù giăng, trắng ngõ lòng ! Thăm thẳm chiều xa buồn cánh nhạn Hắt hiu đời quạnh nhớ mênh mông.!
(Xem: 8079)
Quê hương trời Việt bao la Chan hoà khắp cả trong ta kiếp nào Tình yêu hương thắm ngọt ngào Như nguồn suối chảy dạt dào quanh năm.
(Xem: 5707)
U nhàn, cảnh tịch, gợi nhàn thêm, Lặng tiếng hưu nai, vắng bóng thềm. Mù núi lạnh, gió lay khóm trúc, Mịt trăng mờ, mây phủ sương đêm.
(Xem: 4806)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant