Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Tây Tạng Thế Kỷ IX

07 Tháng Sáu 202119:49(Xem: 3175)
Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Tây Tạng Thế Kỷ IX
Những Bước Thăng Trầm Của Phật Giáo Tây Tạng Thế Kỷ IX

Thích Nữ
Tâm Liên

Không Vướng Mắc

Phật giáo Tây Tạng đã trải qua những thời kỳ thăng trầm gắn với những biến cố lịch sử làm thay đổi đời sống con ngườixã hội. Đặc biệt, vào khoảng thể kỷ thứ IX, vị vua Tây Tạng thứ 39 là Lãng Đạt Ma đã đàn áp Phật giáo một cách khốc liệt, khiến Phật giáo Tây Tạng rơi vào pháp nạn nguy khốn.

BƯỚC THĂNG TRẦM CỦA PHẬT GIÁO KHI TRUYỀN VÀO TÂY TẠNG 

Các nhà nghiên cứu thống nhất Phật giáo du nhậptruyền bá vào Tây Tạng vào giữa thế kỷ thứ VII, khoảng năm 641 dưới sự trị vì của vua Songtsen Gampo (629-649) [1] – người đầu tiên trong ba vị vua hộ trì Phật pháp (hai vị còn lại là Tri Songdétsen và Relbachen). Songtsen Gampo được xem là hóa thân của bồ tát Avalokitesvara, người đã tái sinh làm vua để tiếp tục truyền bá giáo pháp, đưa Tây Tạng trở thành cường quốc ở Trung Á [2].

Đến đời Tạng vương thứ 35 là vua Tridé Tsuktsen (705-755), ông tiếp nối con đường của thiên Tổ để xiển dương Phật pháp. Triều đại của ông đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng khi cử một số vị đại thần sang Trung Hoa tu học Phật pháp, cũng như thỉnh Tăng sĩ Trung Hoa vào Tây Tạng để hoằng pháp. Việc thứ ba là xây dựng 7 trung tâm làm nơi lưu trú cho Tăng sĩ từ các tiểu quốc Trung Á sang Tây Tạng lánh nạn binh đao.

Sau khi ông qua đời, phe cánh Bổng giáo làm cho Phật giáo ngưng trệ. Đồng thời, các phe phái bài xích Phật giáo, thậm chí pháp luật do triều đình ban hành cũng không tạo điều kiện cho Phật giáo phát triển. Nhiều Tăng sĩ bị trục xuất, các tượng PhậtTây Tạng phải di dời đến Nepal, các tu viện biến thành lò mổ gia súc và quán bán thịt, cấm mọi hoạt động sinh hoạt đại thể liên quan đến Đạo Phật. Đây là pháp nạn đầu tiên của Phật giáo kể từ lúc du nhậptruyền bá vào Tây Tạng.

Đến thời vua Cật Phiêu Song Đề Tán (755-797) đã có những đóng góp to lớn và giúp Phật giáo đi từ ngưng trệ đến giai đoạn phát triển cực thịnh. Nhà vua bảo hộ và đặt nền tảng cho sự hưng thịnh của Phật giáo giai đoạn này. Một trong những sự kiện nổi bật dưới thời của ông là thỉnh mời các Tăng sĩ nước ngoài đến Tây Tạng để hoằng pháp. Điều này là nền tảng xây dựng truyền thống Phật giáo đúng nghĩa thời bấy giờ. Từ khi du nhập giữa thế kỷ thứ VII cho đến thời kỳ vua Cật Phiêu Song Đề Tán, mặc dù Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi đến mọi tầng lớp xã hội và hình bóng Tăng sĩ cũng có mặt tại Tây Tạng, nhưng để hình thành một cộng đồng Tăng sĩ có đời sống sinh hoạt tu học đúng với truyền thống Phật giáo như ở Trung Hoa, Ấn Độ thì Phật giáo Tây Tạng chưa thực hiện được. Mãi đến thời vua Cật Phiêu Song Đề Tán, việc sinh hoạt của Tăng sĩ mới có hệ thống rõ ràng, đúng với truyền thống một số quốc gia Phật giáo điển hình.

Đến thế kỷ thứ IX, Tây Tạng có một vị vua trở thành hộ pháp Phật giáo là Ralpacan (815-836) – vua thứ 41 của vương triều Yarlung. Ông không nuôi dưỡng âm mưu đánh phá các lãnh thổ gần Tây Tạng để mở rộng biên giới như một số vị vua trước, mà đặt vấn đề ổn định vương quốc là ưu tiên hàng đầu. Dưới sự trị vì của ông, các hoạt động Phật giáo nổi bật là dịch thuật kinh sách một cách bài bản với nhân lực dồi dào và chuyên môn cao, gồm người nước ngoài đến từ Nepal, Ấn Độ, Trung Hoa, kết hợp với các nhà trí thức trong nước giỏi về nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngôn ngữ, văn phạm. Vua cho mở dịch trường, ban hành chế độ ưu đãi Tăng già. Tất cả đều phát xuất từ niềm tin và sự thành kính của nhà vua đối với Tam bảo. Đây là thời kỳ Phật giáo hưng thịnh, các hoạt động phiên dịch kinh sách và giao lưu Tăng sĩ được coi trọng.

Tuy nhiên, vua Ralpacan bị Langdarma (836-842) ám hại để cướp ngai vàng. Sau khi lên ngôi, Langdarma cổ xúy ủng hộ Bổng giáo. Do đó, quân vương mới đã ban hành sắc lệnh triệt hạ Phật giáo vô cùng tàn khốc: “Ông cấm chỉ việc dịch kinh thiêu đốt kinh điển, phá huỷ chùa chiền và tượng Phật, ra lệnh bắt Tăng lữ phải hoàn tục, cưỡng bức họ phải làm nghề đồ tể và săn bắn. Phàm vị Tăng nào dám bất tuân mệnh, đều bị giết hại. Nhà vua đã thi hành mọi việc cực kỳ bạo ngược. Cả sự nghiệp mà vua Đề Tán và vua Lại Ba Thiệm xây đắp trong vòng 100 năm, trong một sớm đã bị phá sạch” [3]. Năm 842, Langdarma bị ám sát, tình hình chính trị – xã hội Tây Tạng rơi vào rối ren.

Phật giáo Tây Tạng trong giai đoạn tiền truyền, với sự nỗ lực hoằng truyền của hai cao Tăng Ấn Độ là Ngài Tịch HộLiên Hoa Sanh cùng một số Tăng sĩ khác, đã chứng kiến sự thăng trầm với các nguyên nhân nội sinh và ngoại lực tác động, xuất phát từ những vấn đề xã hội phức tạp của Tây Tạng bấy giờ.

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN PHẬT GIÁO TÂY TẠNG SUY TÀN

Diễn trình lịch sử phát triển Phật giáo trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Có những giai đoạn Phật giáo cực kỳ phát triển và hưng thịnh, nhưng cũng có giai đoạn Phật giáo lâm vào pháp nạn hết sức điêu tàn, kéo dài hàng trăm năm. Phật giáo Ấn Độ đã có lịch sử rất lâu đời (từ thời Đức Phật vào thế kỷ VI – V Trước Công Nguyên), nhưng đến thế kỷ thứ XII, Phật giáo bắt đầu suy tàn và gần như vắng bóng trong văn hóa tâm linh Ấn Độ.

Phật giáo Tây Tạng cũng chịu pháp nạn tương tự từ thay đổi chính trị – xã hội. Khi Tạng Vương thống nhất đời thứ 30 là Khí Tông Lộng Tán còn gọi là Tùng Tán Cang Bố (Sro-btsan-sgam-po) lên ngôi, đất nước Tây Tạng hưng thịnh. Ông cùng với hai người vợ [4] cổ vũ Phật giáo, truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng vào thế kỷ thứ VII. Trải qua trăm năm, Phật giáo gặp phải pháp nạn lớn thời Lãng Đạt Masuy yếu. Theo tác giả, sự suy vi này xuất phát từ cả nguyên nhân nội sinh và tác động của ngoại lực.

NGUYÊN NHÂN XUẤT PHÁT TỪ NỘI TÌNH CỦA PHẬT GIÁO

Dưới thời trị vì của vua Ralpacan, Phật giáo chi phối toàn bộ đời sống xã hội chính trị đất nước Tây Tạng. Nhưng đằng sau sự phát triển đó vẫn tồn tại những mặt tiêu cực. Bởi sự ủng hộ, sùng bái của vua Ralpacan nên Tăng già thời bấy giờ được nhiều ưu đãi. Trong Tăng đoàn xuất hiện một số thành phần bất hảo và chính sự tồn tại của các Tăng sĩ bất hảo này đã trở thành đối tượng bị công kích bởi những người không có niềm tin với Phật giáo. Hình ảnh của Tăng đoàn bị tổn hại, quần chúng mất niềm tin vào Tam bảo.

Việc nhà vua cho phép Tăng già thu thuế thập phân cũng khiến nhân dân bất bình. Lịch sử Phật giáo Tây Tạng viết: “thường dân trong bảy hộ chịu trách nhiệm cúng dường cho một vị Tăng” [5] tức 7 hộ gia đình nuôi dưỡng một vị Tăng là một điều chưa có tiền lệ. Điều đó đã thu hút những tầng lớp bất hảo của xã hội vào chùa để được hưởng nhiều quyền lợi. Sự gia tăng số lượng Tăng sĩ đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong chính sách của mình, vì nhà vua quá ưu ái Phật giáo mà không chú ý sâu sắc đến tình cảnh kinh tế, sự phân hóa trong xã hội bấy giờ nên trở thành một thiên kiến, không mang lại lợi ích đồng đều của các bên trong chính giới Tây Tạng. Không phải ai cũng ủng hộ Phật giáo. Một số người chỉ ủng hộ Phật giáo vì tuân phục quyền lực của nhà vua. Một bộ phận Tăng sĩ lợi dụng chính sách ủng hộ của triều đình đã tạo ra tệ nạn trong xã hội. Đấy là những nguyên nhân nội tại đưa đến pháp nạn Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ IX.

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ BÊN NGOÀI 

Chính sách ưu đãi Tăng già quá lớn của vua Ralpacan động đến truyền thống tín ngưỡng Bổng giáo, từ đó gia tăng mâu thuẫn giữa tín đồ Bổng giáo với Phật giáo. Điều đó dẫn đến sự chống đối của tín đồ Bổng giáo, đứng đầu là những quan lại trong triều đình theo truyền thống này. Họ trở nên kỳ thị Phật giáo, chống đối để bảo vệ quyền lợiđức tin, vì bản thân những tín đồ Bổng giáo đã giữ gìnduy trì tôn giáo bản địa vốn gắn kết với người Tây Tạng lâu đời, nhưng không được bất kỳ sự ưu đãi nào từ nhà vua. Sự xung đột chính trị và tôn giáo bấy giờ đã tác động không nhỏ tới Lãng Đạt Ma – người em của vua Ralpacan. Bản thân Lãng Đạt Ma cũng là tín đồ của Bổng giáo [6] nên bị thành phần phe phái trong truyền thống Bổng giáo xúi giục ám hại vua Ralpacan để cướp ngôi.

Sau khi lên ngôi, Lãng Đạt Ma cổ xúy ủng hộ Bổng giáo, cùng với sự tác động của các quan đại thần phe phái Bổng giáo, Lãng Đạt Ma đã ra sức bức hại Phật giáo một cách tàn khốc. “Chính sách tiêu diệt của Lãng Đạt Ma khiến cho Phật giáo Tây Tạng rơi vào tình cảnh khốn đốn, Phật giáo không những được triều đình bảo trợ như trước đây mà tài sản chùa cũng bị tịch thu, trưng dụng, Giáo hội bị đặt ngoài vòng pháp luật, bị phân tán. Thiêu đốt toàn bộ kinh sách, chùa chiền, tượng Phật bị phá hoại, bài phá Đạo Phật suốt năm năm. Lãng Đạt Ma còn bắt Tăng chúng hoàn tục làm nghề mổ thịt [7]. Gần như mọi công trình Phật giáo mà các Tạng vương đời trước gầy dựng bị tiêu diệt hoàn toàn trong tay Lãng Đạt Ma. Sau khi Lãng Đạt Ma bị thích sát, Tây Tạng rơi vào cảnh nội chiến kéo dài hàng trăm năm làm cho đời sống người dân vô cùng cơ cực. Phật giáo khi ấy rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng, sự pha trộn với tín ngưỡng mê tín Bổng giáo, giáo pháp không còn được hiểu một cách đúng đắn và phương thức hành trì cũng bị sai lệch, dẫn đến Phật giáo Tây Tạng suy vi.

Phật giáo Tây Tạng đã trải qua thời kỳ lịch sử đặc biệt, đi từ hưng khởi đến suy vi là do nhiều nguyên nhân cùng kết hợp. Từ kinh nghiệm lịch sử này, hậu thế có thể rút ra được bài học quan trọng cho sự nghiệp tu họchoằng dương Phật pháp.

 

Chú thích:

[1] Đức vua Songtsen Gampo (629-649) – người kiến lập nên vương quốc Tây Tạng và là một trong ba vị Pháp Vương đầu tiên của Tây Tạng; là vị vua đời thứ ba mươi ba trị vì triều đại Yarlung.
[2] John Powers (2007), Introdution of Tibet Buddhism, Snow Lion, Revised Edition.
[3] Pháp sư Thánh Nghiêm, Pháp sư Tịnh Hải, Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới, Nxb Khoa học xã hội, tr.294.
[4] Công chúa Văn Thành (Trung Hoa thời nhà Đường) – Công chúa Ba Lợi Khố Cơ (Nepal).
[5] Pháp Sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí dịch (2013), Lịch sử Phật giáo Tây Tạng, Nxb Phương Đông, tr.85.
[6] Thích Thánh NghiêmTịnh Hải (2008), Lịch sử Phật giáo thế giới, Nhóm biên dịch, Nxb Khoa học xã hội, tr.294.
[7] Trần Quang Thuận (2015), Phật giáo trong dòng lịch sử văn hoá Tây Tạng, Nxb Hồng Đức, tr.164.

(Văn Hóa Phật Giáo Số 365)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3083)
Một buổi sáng, Trời Mây trong xanh ngắt, Nắng tung tăng chào đón một ngày vui... Gió êm đưa tia nắng rộn niềm vui, Mặt Trời lên tỏa hào quang rực sáng...
(Xem: 3128)
Hôm nay vào trước Cổng Chùa, Nhận Cành Hoa Trắng cài lên áo mình. Tâm Hương một nén ân tình, Kính dâng lên Mẹ muôn phần nhớ thương !
(Xem: 3970)
Thi Hoá Kinh Trung Bộ 4 tập - Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 3785)
Tuy là thầy của Nhật Hoàng Thiền sư vẫn thích lang thang du hành Ngài tuy đã rất nổi danh Vẫn làm khất sĩ dạo quanh khắp vùng.
(Xem: 3994)
Cỏ cây, sinh vật thời xưa Đều cùng biết nói, lại vừa biết nghe Riêng loài người giỏi mọi bề Được tôn chúa tể chính vì trí khôn,
(Xem: 4193)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 5638)
Một thiền sư rất nổi danh Lãng du theo đám mây xanh cuối trời Chân ông in dấu khắp nơi
(Xem: 3479)
Tất cả Pháp Thế Gian, Ta cần phải buông bỏ, Tín- Hạnh- Nguyện ghi nhớ. Thu nhiếp các Lục Căn, Giữ Tâm luôn thanh tịnh.
(Xem: 4116)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 4654)
Mẹ mà nở những nụ cười Lúc nào cũng chiếu sáng ngời đẹp thay, Mẹ ôm ấp trong vòng tay Mang niềm vui tới bao ngày trong ta.
(Xem: 3350)
Có hai phương cách thông thường Thực thi tôn giáo cõi dương trần này Một là hãy sống xa đây Xa nơi trần tục như thầy tu thôi
(Xem: 2930)
Trời rạng muôn phương với trăng sao, Đất rung bảy lần cùng núi rừng, Người về rực rỡ vườn tuệ giác, Thiên nhạc dặt dìu khúc xưng dương.
(Xem: 3532)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu
(Xem: 8629)
Cuộc đời ảo giác giấc mộng dài, Lao đao chuốc khổ để làm chi? Suốt ngày say khướt bên chén rượu, Mình ta ngất ngưỡng mái hiên ngoài.
(Xem: 4720)
Cầu mong đại dịch chóng qua thôi Thế giới giờ đây điêu đứng rồi Phố xá đìu hiu đều đóng cửa Thôn quê lặng lẽ thảy im hơi
(Xem: 3089)
Lời Kinh Đêm càng vút cao cao mãi, Tỏa lan vào ánh sáng khắp Không Gian... Mỗi Câu Kinh tràn ý nghĩa Ngọc Vàng, Bây cao mãi, hòa tan vào Vũ Trụ....
(Xem: 3673)
Thiền sư tinh tấn tu hành Cho nên đạo hạnh nổi danh khắp vùng Bà con ca tụng vô cùng Ngài nêu gương sáng soi chung cho đời.
(Xem: 4730)
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filise, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm.
(Xem: 3985)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung
(Xem: 4276)
Lại thêm một ngày cho cuộc đời. Lại thêm một ngày cho em, Lại thêm một ngày cho anh, Lại thêm một ngày cho những người còn sống trên cõi đời này.
(Xem: 4458)
Nợ nước thù chồng nặng cả hai Cùng em chia sẻ bước chông gai Sơn hà dựng lại, dân ghi đức Vương bá xây nền quốc chính ngôi
(Xem: 4222)
Nguyện Cầu Đức Phật Dược Sư, Chữa cho Thế Giới bớt dần dịch căn,
(Xem: 3294)
Một năm Thầy Hư Vân về Kê Túc, Để tịnh tu, giao Hội cho Cao Tăng... Tại đây, Thầy tu sửa Chùa Hưng Vân... Chùa La Thuyên, tỉnh Hạ Dương cho hoàn chỉnh
(Xem: 4888)
Ta cứ ngỡ tuổi già toàn tẻ nhạt, Ngại bốn mùa năm tháng lướt qua nhanh,
(Xem: 3301)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Trong vương quốc nọ có vua trị vì Giúp vua là vị quan kia Có tài định giá những gì bán buôn
(Xem: 4635)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm.
(Xem: 4966)
Tuyển tập song ngữ “Thơ Thiền Lê-Nguyễn Zen Poems” đã góp một phần rất tuyệt vời khi đưa ra ánh sáng một phương diện khác của ảnh hưởng Thiền tại Việt Nam...
(Xem: 4997)
Xuân về khắp chốn rộn tin vui Mở cửa mừng Xuân rạng ánh cười Phú quý Xuân sang nguồn cội thắm Vinh hoa Tết đến nghĩa tình tươi
(Xem: 3781)
Kỷ Hợi qua, Canh Tý đến nhanh, Ba Mươi Tết, thanh thản, yên bình, Bánh chưng xanh, quả, hoa bầy sẵn, Chuẩn bị dâng cúng Phật đầu năm.
(Xem: 4070)
Thêm một mùa Xuân chốn viễn phương. Nhớ về quê cũ trắng canh trường!
(Xem: 3826)
Thức chờ năm mới gió đượm hương trà nửa khuya tóc trắng một đời sắp qua.
(Xem: 4460)
Rừng Sala giữa cây Song Thọ, Lúc nửa đêm, Phật sắp Niết Bàn, Không khí quá trang nghiêm yên tịnh, Các Đệ Tử ngồi kín chung quanh.
(Xem: 3817)
Trong chuyến đi, Hành Hương Thăm Đất Phật. Đến Sông Hằng rồi Lộc Uyển xanh tươi, Tiếp theo là Thánh Tích Phật xa xôi... Rồi sau đến Nalanda hoang phế!
(Xem: 4446)
Nhân vào ngày Lễ Tạ Ơn Chúng ta cảm tạ vô vàn thành tâm Những lời cầu nguyện quanh năm, Tạ ơn gia cảnh muôn phần yêu thương,
(Xem: 4103)
Tờ mờ sáng tinh sương, Gậy, nón lá, lên đường, Ai không khỏe ở lại ! Vì Leo núi đường trường,
(Xem: 3476)
Một ngày mới tôi về thăm Phật Tích. Bao lâu rồi trông đợi đến hôm nay. Thời gian qua tâm tư ngóng từng ngày. Đủ duyên lành cùng nhau thăm Đất Phật
(Xem: 4112)
Ở Ba La Nại thời xưa Có nhà giàu nọ rất ưa bạc bài Ông thường chơi với một người Cũng mê bài bạc, tứ thời ăn thua
(Xem: 4134)
Thuở xưa có kẻ đi đường Rất là khát nước nên dừng chốn đây Kiếm tìm nước khắp Đông Tây Thấy sương lóng lánh giăng đầy phía xa
(Xem: 4593)
Tu Bồ Đề sinh ra đời Một ngày đặc biết đất trời lạ sao Trong nhà của cải biết bao Tự nhiên biến mất đường nào ai hay.
(Xem: 5458)
Dốc đá ven đường tiến thẳng non, Sương chùng suối róc cảnh chon von. Qui chơn thấy lẽ không tìm ngọn, Lập hạnh vun đời vẫn nguyện con.
(Xem: 3927)
Thuyền Nhân trước nay thành “Thùng Nhân” Việt... Boat People hoá thành “Load People”. Xin cầu nguyện cho những linh hồn vừa khuất bóng.
(Xem: 4042)
Hè nhau báng bổ chốn thiền môn Kẻ xướng người hô phang dập dồn Bắt bóng toang mồm rao báo nóng Trông hình ngoác mỏ động làng ồn
(Xem: 4613)
Lắng lòng nghe một chiếc lá rơi Mùa Thu vừa đến nhẹ bên đời Chiều phai, giọt nắng còn vương đọng Như thầm tiếc nuối một ngày trôi..
(Xem: 4120)
Trước khi câu chuyện xảy ra Ở bên châu Á người ta nói rằng Voi và chó chẳng kết thân Chẳng bao giờ có thể gần gũi nhau,
(Xem: 4938)
Cội Bồ đề lá cành xanh thắm Bám đất sâu in đậm bóng từ Bao năm chẳng quản hoại hư Chở che muôn loại thân như diệu kỳ
(Xem: 4666)
Duyên trần thúc đẩy đến nơi này, Khổ luỵ sầu đau cứ mãi quay Lận đận bơ vơ bao mộng mị Lênh đênh lạc lõng bấy mơ lay
(Xem: 4096)
Bồ tát tự tại cứ đi, Chúng sanh theo gót những gì ngài qua, Để cùng thoát khổ Ta Bà, Tây phương tịnh độ một nhà an vui.
(Xem: 3753)
Có chàng giàu có kể chi Tiền nhiều nhưng lại ngu si tức cười Không hề biết đến việc đời, Một hôm chàng chợt dạo chơi trong vùng
(Xem: 4140)
Căn bản của sự tha thứ là quên đi những gì đã xảy ra, nhưng nhớ những gì đã xảy ra rồi và cần tha thứ cho sự bình an của tâm hồn.
(Xem: 5169)
Tiếng Mẹ reo mừng con mới sinh ra, hoặc cười vui trong nghẹn ngào cảm xúc, là tiếng thơ đầu đời của con.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant