Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật đã cứu sống tôi

14 Tháng Ba 201100:00(Xem: 14880)
Đức Phật đã cứu sống tôi

ĐỨC PHẬT ĐÃ CỨU SỐNG TÔI

Nguyên tác: Eiko Sugimoto

Chuyển ngữ: Hoà thượng Thích Trí Chơn

 

Lời người dịch: Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây. Bà Eiko Sugimoto, mắc chứng bệnh Minamata, toàn thân bị tê liệt gây nên bởi sự dùng thức ăn cá, tôm, cua v.v.. trong biển bị ô nhiễm chất độc thủy ngân do các hảng xưởng chế tạo hóa phẩm phế thải ra. Trong lúc tuyệt vọng chờ chết nhờ sự hướng dẫn của người thân bà gia nhập “Lập Chánh Giao Thành Hội” (Rissho Kosei-Kai), một tổ chức Phật Giáo lớn tại Tokyo ra đời năm 1938, do ông Nikkyo Niwano sáng lập và làm Chủ Tịch. Hội lấy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm căn bản tu học. Bà Sugimoto, sau nhiều tháng ngày thành tâm tụng kinh cầu nguyện và nhờ sức nhiệm mầu gia hộ của đức Phật, cuối cùng bà ta đã lành bệnh.

 

Vào lúc hừng đông, tôi nằm mơ thấy đức Phật với tướng hảo trang nghiêm rực rỡ, Ngài dang hai tay ra ôm tôi vào lòng. Mãi đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ giấc chiêm bao này. Lúc ấy, tôi đang mắc chứng bệnh Minamata gây nên bởi sự nhiễm độc hóa chất thủy ngân. Sau một thời gian lâu nằm chữa trị tại bệnh viện, các bác sĩ đành chịu bó tay, và tôi bị tê liệt hẳn khi trở về nhà. Trải qua bốn năm, trong tình trạng bại xụi này, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn khi cử động. Da thịt nơi thân thể tôi trở nên tím bầm và sưng phù lên. Chân tay tôi không thể co duỗi dễ dàng và tôi cũng không còn cách nào tự mình lăn qua hay trở lại gì được. Tôi nằm liệt trên giường bất động như một khúc gỗ.

Tôi không còn thích sống trong bệnh tật nữa. Tôi mong được chết sớm một cách an lành. Tôi thực sự muốn từ giã cõi đời, vì tôi đã từng chứng kiến sự đau đớn vào những ngày cuối cùng của nhiều người không may mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo Minamata.

Ba tôi cầm đầu một nhóm ngư phủ từ ba mươi đến bốn mươi người. Năm 1969, ông ta đã chết vì bệnh Minamata. Sau ngày ba tôi qua đời, rất ít người đến thăm gia đình tôi. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngay cái hôm tôi nằm chiêm bao thấy đức Phật, một người bạn đã đến thăm tôi. Ông ta tên là Tetsuya Seki, một hội viên của Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai). Sau khi nghe ông Seki thuyết giảng về việc cầu siêu cho người quá cố, tôi nhận biết rằng có thể ông ta là sứ giả của đức Phật mà tôi đã nằm mộng thấy hồi sáng nay. Do sự khuyến khích của ông, tôi liền xin gia nhập Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai vào tháng 5 năm 1972.

Cuộc gặp gỡ đạo hữu Seki đã mang tôi lại gần với đức Phật, nhưng vẫn không chấm dứt được sự đau đớn vì chứng bệnh của tôi. Những ngày tháng tiếp theo là sự tranh đấu không ngừng. Tôi thực sự thành tâm tụng kinh cầu nguyện đức Phật từ bi gia hộ. Vì chân tay tôi không thể nào cử động, nên chồng tôi đã giúp cầm mở cuốn kinh ra cho tôi thầm lặng chí thành tụng niệm, trong khi đầu tôi đau nhức như búa bổ, sắp vở tung và tôi cũng không thể nói năng gì được.

Từ nhà đạo hữu Seki đến nơi tôi ở mất hai giờ rưỡi lái xe, nhưng ông ta đã không ngại đường sá xa xôi, vẫn thường đến thăm và an ủi tôi mỗi ngày. Cuốn sổ ghi pháp danh các hương linh quá cố của Chi Hội chúng tôi ban đầu chỉ có một, sau đó tăng lên hai tập, vì tôi nhận làm công tác cầu nguyện cho những Phật tử đã không may qua đời vì bịnh Minamata cũng như các ngư phủ bị tai nạn chết ngoài biển cả.

Do sự khuyến khích của đạo hữu Seki và chồng tôi, mỗi sáng chiều tôi tiếp tục cầu nguyện, và tôi cảm thấy bệnh tôi lần lần thuyên giảm, có thể cử động chút ít thân hình bại liệt của tôi. Cuối cùng tôi có thể ngồi dậy được trong khoảng thời gian ngắn. Sau hơn một năm, tôi nghe tin chi bộ Hội Phật Giáo của tôi dự định sẽ tổ chức một phái đoàn hành hương lên viếng thăm ngôi bảo điện trang nghiêm tại trụ sở ngôi chùa trung ương của Hội Rissho Kosei-Kai ở Đông Kinh (Tokyo). Tôi tự nghĩ biết rằng tôi không thể đi đứng bình thường được, nhưng hy vọng dù thế nào, tôi cũng sẽ cố gắng tham dự cùng đi chung với phái đoàn; vì tôi ước mong ít nhất một lần trong đời mình đựợc cầu nguyện ngay tại chánh điện thờ Phật của ngôi chùa Hội quán trung ương đó.

Để giúp tôi thành tựu điều mong ước này, toàn thể hội viên trong Chi bộ Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai) tại thành phố Yatsushiro đã hết lòng cầu nguyện cho tôi. Đại đức chi bộ trưởng Akihiro Kuga cũng đã khuyến khích tôi nên tham gia cùng đi với phái đoàn. Đại đức nói: “Này, đạo hữu Sugimoto, tôi nghĩ nhân dịp này đạo hữu nên trình bày trước đại hội ở hội quán trung ương cho mọi người biết những kinh nghiệm bản thân đạo hữu về sự mầu nhiệm của niềm tin cầu nguyện nơi đức Phật”. Cuối cùng, tôi đã thực hiện chuyến đi hành hương lên Tokyo.

Tôi được sắp xếp nằm ở chiếc ghế dài trên một chuyến xe lửa đặc biệt. Ngày sau, trong hơi thở hổn hển, tôi được chồng và chú tôi giúp đỡ dìu bước lên những bậc cấp để đi vào chánh điện tại ngôi chùa hội quán trung ương. Tôi nghe tiếng nói “Kính chào quý vị vang lên trong tai và xâm nhập vào lòng tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn lên thấy trước mặt mình chính đức Phật mà tôi đã nằm chiêm bao thấy hơn năm trước tại nhà tôi. Tôi reo lên: “Lạy Phật, hôm nay con tới đây với Ngài rồi!”. Quá xúc động, nước mắt tôi chảy ràn rụa, và tôi cứ để cho những dòng lệ tiếp tục chảy như thế. Lúc ấy, tôi cảm thấy lòng mình thanh tịnh và trong giây lát, như từ nơi bóng tối, tôi đã thoát ra ngoài ánh sáng. Những cơn đau đớn dữ dội hành hạ vì chứng bịnh của tôi từ nhiều năm qua, giờ đây dường như đã biến mất. Tôi cảm thấy thân thể trở nên khỏe mạnh và tinh thấn vô cùng vui vẻ, thoải mái.

Tại hội trường “Phổ Môn” với đông đảo Phật tử trong phái đoàn hành hương của tôi đang họp mặt, tôi được đạo hữu trong Ban Quản Trị của chùa mời lên phát biểu cảm tưởng. Lúc ấy mầu nhiệm thay, tôi đã có thể một mình đứng lên được mà không cần ai nâng đỡ. Trước sự hiện diện của hàng trăm thiện nam tín nữ, tôi đã phát biểu ngắn gọn như sau: “Tôi cảm thấy đức Phật đối với tôi giờ đây thực hết sức nhiệm mầu! Nhiều người đang đau khổ cùng cực vì mắc phải chứng bịnh Minamata. Tôi mong rằng quý vị sẽ giúp đỡ để một ngày nào những bệnh nhân bất hạnh đó cũng sẽ có được cùng niềm tin Phật Pháp như tôi hôm nay”. Tiếp theo là những tràng pháo tay nổ dòn từ các thính giả vang lên như phá vỡ sự yên lặng của cả hội trường, trong lúc lòng tôi cảm thấy vô cùng sung sướng vì lần đầu tiên sau những tháng năm dài đau ốm, tôi đã đứng dậy được một mình, không phải nhờ người khác giúp đỡ. Từ Tokyo trở về nhà, tôi bước ra khỏi xe lửa mà không cần ai phụ giúp. Những người đến tiếp đón tôi thấy vậy đều kinh ngạc.

Từ hôm ấy, tôi đã dành hết thì giờ chú tâm vào việc đến thăm những người mắc bệnh Minamata và giảng cho họ thấy rõ sự cao siêu nhiệm mầu của giáo lý đức Phật, cùng mọi phước đức trong việc cầu nguyện cho người quá cố, ông bà tổ tiên. Công tác Phật sự này đã trở thành lẽ sống và nguồn vui của tôi.

Bịnh Minamata đã mang lại sự đau đớn khủng khiếp cho nhiều người và tệ hại hơn nữa là không có thuốc gì chữa lành hẳn được chứng bịnh này. Cho nên tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều bệnh nhân mà tôi đến thăm, họ tỏ ra vô cùng xúc động. Họ thường hỏi tôi: “Ai bảo bà đi làm công tác này?”. Khi họ nhận biết rằng tôi đã từng đau khổ vì mắc phải cùng chứng bịnh và hiện tại tôi đã ráng sức di chuyển cái thân thể yếu đuối của tôi để đến thăm họ thì tất cả đều thông cảm. Nhiều bệnh nhân dần dần đã nghe tôi quay về theo giáo lý của đức Phật.

Khi khuyến khích, hướng dẫn các bệnh nhân gia nhập Hội Phật giáo Rissho Kosei-Kai, tôi nhận thấy rằng tôi đã có thể làm một công việc phước đức giúp đỡ cho những kẻ khác. Điều đó đã nâng cao tinh thần tôi và tôi cảm thấy sống qua những ngày thực sự hạnh phúc.

Mười bốn năm đã trôi qua kể từ hôm đầu tiên tôi quỳ xuống cầu nguyện đức Phật qua tiếng khóc nức nở tại chánh điện của hội quán trung ương Lập Chánh Giao Thành Hội ở Tokyo. Từ đó, tôi lần lần được chữa lành khỏi bịnh Minamata. Tôi tìm thấy qua sự luyện tập các vũ điệu dân tộc như phương cách hữu hiệu nhất trong việc phục hồi sức khỏe của thân thể. Có người bảo rằng tập vũ đối với các bịnh nhân Minamata là điều không tốt, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì nó lại rất là hữu ích.

Tôi tập múa như một đứa trẻ, chồng tôi có lần bảo: “Anh sẽ đi mua cho em một cái quạt dùng để múa thật đẹp và mướn một vũ sư để dạy cho em”. Tôi đã cảm động khóc, khi nghe chồng tôi nói như vậy. Từ đó, tôi cố gắng hết lòng tập múa, nhưng điều ấy không phải dễ. Đầu tiên tôi đi tới một bước lại té xuống, rồi tiếp đi bước thứ hai lại ngã xuống nữa. Nhưng tôi đã tự khuyến khích mình bằng cách quán tưởng rằng đức Phật như đang nhìn tôi múa hát và tôi tiếp tục gắng sức để tập múa cho được.

Gần đây, tôi đã có thể chèo thuyền với chồng tôi ra biển Shiranui và theo đuổi những đàn cá bạc óng ánh lội ngoài khơi, cánh tay tôi không còn cảm thấy đau nhức và lòng tôi tràn đầy hạnh phúc. Được nuôi dưỡng lớn lên giữa tiếng gào thét của sóng biển như điệu hò ru con dưới bầu trời trong xanh của vùng đảo Kyushu nên tôi đã vô cùng yêu thương biển cả.

 

Trích từ tạp chí “Dharma World”

Dưới đây là lời bình luận của ông Kinzo Takemura, Giám đốc Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai tại Tokyo (Nhật Bản) về bài viết trên của đạo hữu Eiko Sugimoto.

Các độc giả đều hiểu rõ sự việc liên quan đến chứng bịnh Minamata qua loạt bài đăng ở tạp chí này về “Thảm trạng của bịnh Minamata” nhưng nay tôi sẽ tóm lược lại hậu quả khốc hại của nó để chúng ta có thể hiểu biết trực tiếp và sâu xa hơn những kinh nghiệm bản thân qua bài viết trên của bà Sugimoto.

Minamata là chứng bệnh gây nên do bệnh nhân ăn nhằm chất độc thủy ngân, thường thấy xảy ra tại khu vực trong vịnh Minamata thuộc quận Kumamoto (Nhật Bản). Chất hữu cơ thủy ngân (organic mercury) này được phế thải ra ngoài vịnh Minamata qua những dòng nước bẩn từ các hãng xưởng chế tạo hóa phẩm gần đó. Những tôm cua và cá trong vịnh Minamata đã nuốt chất thủy ngân, và chất độc thủy ngân trong thức ăn hải sản mà dân chúng dùng đến đã phá hoại hệ thống thần kinh, khiến bệnh nhân có thể bị mù, điếc, và khó khăn trong sự cử động, nói năng.

Năm 1983 có 2653 trường hợp về chứng bệnh Minamata xảy ra được chính thức ghi nhận và khoảng 730 người đã chết vì bịnh này. Đầu tiên, các hãng xưởng trong vùng đó từ chối nhận trách nhiệm gây ra sự ô nhiễm. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy chứng bệnh đã phát triển, xảy ra giống nhau ở quận Niiagata nên chính phủ Nhật đã xác quyết sự ô nhiễm chất thủy ngân trong biển là nguyên nhân gây nên bịnh Minamata.

Trường hợp tương tự của chứng bịnh này gây nên bởi vùng biển ô nhiểm chất thủy ngân cũng đã thấy xuất hiện ở Ontario, Canada vào năm 1975. Bịnh Minamata còn thấy xảy ra tại Ấn Độ, nơi dân chúng sống gần vùng nước sông bị nhiễm chất thủy ngân gây nên bởi các hãng xưởng chế tạo hóa phẩm; và tại khu dân cư sinh sống dọc bờ biển trong vịnh Djakarta ở Indonesia.

Do đó, chúng ta nên nhận thức rằng sự việc mà bà Sugimoto kinh nghiệm trải qua, đã nêu lên một vấn đề quan trọng không chỉ cho riêng cá nhân bà ta mà toàn xã hội của chúng ta. Nền văn minh khoa học hiện đại đã giúp chúng tamột đời sống đầy đủ tiện nghi vật chất hơn, nhưng chúng ta đừng quên rằng mặt khác nó cũng gây hậu quả tai hại khủng khiếp: sự làm ô nhiễmphá hoại môi sinh qua câu chuyện bà Sugimoto kể trên. Chúng ta cần ý thức sâu xa về những nguy hiểm gây nên do bởi sự tiến bộ khoa học đã vượt quá sự tiến bộ tinh thần. Vì nhân loại là một phần của thiên nhiên, nên khi hủy diệt thiên nhiên tức chúng ta sẽ hủy diệt nhân loại.

Sự cải đổi chính bản thânquan niệm sống của chúng ta là điều hết sức khó khăn. Hình như chúng ta không muốn theo lời Phật dạy để tu tỉnh khi đời sống của chúng ta diễn tiến êm xuôi, gặp nhiều may mắn. Chúng ta chỉ thực sự tu tập khi trong cuộc sống chúng ta gặp phải những vấn đề khổ đau không thể giải quyết. Do đó, chúng ta dễ dàng hiểu biết trường hợp của đạo hữu Sugimoto đã phát tâm tinh tấn tu hành khi bà ta mắc phải chứng bệnh ngặt nghèo khó chữa trị Minamata.

Sau một thời gian cầu nguyện, chí thành tụng kinh niệm Phật, bệnh của bà Sugimoto đã lần lần thuyên giảm. Bà đã phục hồi, thoát khỏi tình trạng bị tệ liệt hoàn toàn, và có thể tập múa các vũ điệu dân tộc mà bà ta ham thích. Cuộc sống của bà đã trở lại gần như bình thường. Làm thế nào bà đã có được sự bình phục kỳ diệu này? Ngay sự hiểu biết thông thái của nhà tâm thần học Thụy sĩ, ông C.G.Jung (1875-1961) cũng không tài nào giải thích nổi.

Cho nên, một điều giản dị chúng ta có thể nói là chúng ta cần phải biết tri ân thế giới thiên nhiên đang bao bọc chúng ta và nên tìm cách sống hòa hợp với thiên nhiên.

 

Phỏng viết theo bài “Respect For Nature Is Vital To Our Well-Being” (Tôn trọng Thiên Nhiên là điều thiết yếu cho Hạnh Phúc của chúng ta) của Cư Sĩ Kinzo Takemura, đăng ở tạp chí “Dharma World” phát hành tại Tokyo (Nhật Bản)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18916)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17115)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18275)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17700)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17710)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17597)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17552)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16749)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16072)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18412)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15480)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16457)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16875)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16316)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17840)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15237)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16693)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21211)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29841)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22142)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16971)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16916)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16382)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 15005)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16429)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15441)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 17021)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15973)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18206)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16089)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15245)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14451)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15443)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17845)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 18000)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15256)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14783)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15533)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13498)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13342)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15635)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16838)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12062)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13503)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18099)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16390)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14307)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12823)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16522)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15649)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant