Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái dễ thương của đồng dao Quảng Nam

03 Tháng Mười 201000:00(Xem: 15318)
Cái dễ thương của đồng dao Quảng Nam

Trên đường vào Nam, tổ tiên chúng ta đã mang theo bài hát trò chơi, trò diễn..., cùng lúc, có những sáng tạo mới về đời sống tinh thần, về công việc lao động ở vùng đất mới này.

Đi theo ông bà, cha mẹ, trí nhớ của con nít - ở những lứa tuổi từ 6 - 7 tuổi đến 11-12 tuổi, vẫn gắn bó với Chào con rắn, Ma gia đuổi bắt, Đánh nẻ, Đập chuồn chuồn, Gọi nghé, Cù cưa cút kít.

Dừng chân ở đất Quảng Nam, người lớn sáng tác cho con nít. Con nít thay đổi, thêm bớt vốn liếng đồng dao và sáng tác, làm giàu có thêm cái kho tàng chơi hát-học-vui của mình.

Đồng dao là thể loại ca hát hồn nhiên, bình dị, mà em bé nào cũng biết và yêu thích. Con nít yêu đồng dao như yêu cảnh thiên nhiên của đồng quê, yêu ánh nắng chan hòa làm rực rỡ thêm cảnh sắc thiên nhiên. Đồng dao làm cho tâm hồn các em thêm đẹp, thêm tươi.

Mỗi người chúng ta khi nhớ lại tuổi thơ của mình với bao kỷ niệm êm đẹp, chắc hẳn không ai quên được kỷ niệm về những câu hát ấy. Ngày ấy, ta thường mượn câu hát, câu vè để diễn đạt suy nghĩ của mình.Tại sao lại như vậy nhỉ ? Có lẽ vì những câu hát ấy thật dễ hiểu, thật ngộ nghĩnh đối với tuổi thơ.

Có hai cô bé rủ nhau đi học cùng đường, ai cũng muốn cho là đi đường mình thì thích hơn. Thế là có câu hát để dọa nhau :

Tau đi ngõ ni có hương có hoa

Mi đi ngõ nớ có ma đón đường!

Cô bạn kia chẳng chịu thua kém, khi trả lời lại :

Tau đi ngõ ni có bụi tùm hum

Mi đi ngõ nớ có hùm chụp mi!

Hai đứa đi hai ngả. Chẳng đứa nào gặp ma, gặp hùm. Nhưng, nếu lần sau có diễn lại cảnh này, thì những câu hát trên vẫn được lặp lại một cách hào hứng như chưa từng hát bao giờ. Có lẽ đây cũng chính là một đặc điểm của thể loại. Các em có thể hát đi hát lại hàng trăm lần chỉ một câu đó mà không thấy nhàm chán. Cách ví von, lối nói có vần điệu đã gây được hứng thú khi các em hát những câu ấy.

Các em đứng vòng quanh, chơi - hát Phủi tóc bạn, hát nói :

Đầu đứa mô có rơm có rác

Kêu tau bằng bác, tau phủi đầu cho

Kêu tau bằng o, tau cho cái này.

Vừa vỗ tay vừa nhảy tưng tưng theo câu hát, hát đi hát lại nhiều lần. Và, "tau cho cái này", có nghĩa là cho một quả thụi đáng yêu vào mạng sườn hoặc lưng bạn. Đôi khi, muốn hát - chơi bài này, một em nào đó đã cố ý kín đáo cho một cộng rơm hoặc một chiếc lá lên đầu tóc bạn mình, để cả nhóm nhảy vòng quanh bạn vô ý đó như một trò chơi thú vị.

Mùa hè, ở rừng, nhận ra khu nào lắm ve ve, tối đến, các em rủ nhau đi bắt ve ve, rang ăn. Đợi thiệt tối, các em nhóm một đống lá khô, châm lửa, xúm xít ngồi chồm hổm quây hình vòng tròn, vỗ tay vào miệng thành tiếng oa oa òa òa, rồi hát nói từng âm.

Các em dùng vòm miệng như một hộp cộng hưởng. Những tiếng oa oa òa òa, tiếng hát rung lên dập dồn, lung linh - âm điệu và màu âm là lạ, mơ hồ. ánh sáng lôi cuốn, hấp dẫn.

Oa oa òa òa

Oa oa òa òa

Hu hu ve ve

Xuống đây mà nghe

Ăn xôi, ăn chè

Ăn mít, ăn me

Không xuống không nghe

Tau đánh mi què

Tau ví chạy re

Oa oa òa òa, oa oa òa òa

Từng đôi em một, ngồi bệt trên đất. Tay nắm tay, bàn chân chỏi vào nhau, hát - chơi :

Cù cưa kút kít

Con nít rúc ra

Ông già rúc vô

Cù cưa kút kít

Con nít may ra

Bà già may vô

Cù cưa kít kít

Ăn ít no lâu

Ăn nhiều tức bụng

Cù cưa kút kít

Con nít nhà ai

Thì về nhà nấy.

Nhưng, chưa ai vội về nhà nấy được. Có bạn nào đó, do bụng bị ép vào đẩy ra đã té tủm. Một em vừa hát vừa chỉ vào từng bạn :

Xù xì xụt xịt

ốc mít lùi tro

Ăn no té tủm

Ba ông quan chánh

Xúm đánh phèn la

Biểu phải chỉ ra

Đứa mô té tủm ?

Đứa mô té tủm ?

Đồng dao thế giới không có câu hát này.

ở nhà quê, trẻ em yêu thương con nghé. Từ Bắc vào Nam, nhiều câu hát gọi nghé. Con nít Quảng Nam gọi nghé :

Huê...huê...

Huê con nghé nhỏ

Lạc đàn theo chó

Lạc ngõ theo trâu

Nghe mẹ rống đâu

Đâm đầu mà nhảy

Huê...huê...

Huê...huê...

Huê con nghé nhỏ

Ham cỏ bỏ bầy

Huê con nghé nhỏ

Ham chơi xa đàn lạc mẹ

Huê...huê...

Có thể nghe thấy ở đồng dao chất liệu hò khoan trộn chút ít vè hơi oán, hô thai và cái chất của lý tươi sáng, hóm hỉnh ở sắc bùa.

Con nít ở nhà quê chơi- hát-học-vui nhiều.

Còn gì thú vị bằng một buổi sáng đẹp trời, các em vắt vẻo trên lưng trâu, dong chúng ra đồng. Đàn trâu được thả trên một bãi cỏ xanh mượt, mải mê gặm cỏ. Còn các em, lúc này hoàn toàn thảnh thơi, tụ tập nhau lại một góc bãi cỏ, chơi trò chưng cộ.

Trò chơi-hát này như sau : một lớp ngồi dưới cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, rối nhiều lớp nữa cũng cầm tay nhau, ngồi chồng lên vai lớp dưới, cùng hô "dố dậy", tất cả đều đứng lên thành trụ cao, vừa đi vòng tròn, vừa hát.

Đồng dao này có hai khúc : một khúc thiết thực nói về trẻ chăn trâu với mùa màng, một khúc kể những vật thường thức ở nông thôn.

Khúc I :

Dố dậy, dố dậy

Cây gậy bốn phương

Ra đường mạnh mẽ

Bầy trẻ chăn trâu

Bay lâu thẳng cánh

Nó mạnh như sên

Đi trên mặt nước

Đi trước đón rồng

ông đi có cồng

Bà đi có mõ

Trên trời nghe rõ

Làm gió làm mưa

Làm mùa bát ngoạt

Dố dậy, dố dậy!

Khúc II :

Trời mưa lâm dâm

Cây trâm có trái

Con gái có duyên

Đồng tiền có lỗ

Bánh tổ thì ngon

Bánh hòn thì béo

Cái kéo thợ may

Cái cày làm ruộng

Cái xuồng đắp bờ

Cái lờ thả cá

Cái ná bắn chim

Cây kim may áo

Cái giáo đi săn

Cái khăn bịt đầu.

Hát hết khúc này, trở lại đoạn đầu, bắt vào câu "bầy trẻ chăn trâu...". Cứ như thế mà hát mà quay tít vòng tròn cho đến khi nào cộ đổ

Đồng dao "hỏi tuổi" về 12 con giáp diễn ra như một hoạt cảnh. Các em ngồi vòng tròn, mỗi em sẽ là một con vật trong đồng dao, khi được hỏi đến, phải bắt chước động tác của con vật ấy, đi, bò, hoặc nhảy vòng quanh về chỗ cũ của mình.

Một em chỉ vào một bạn, hỏi : - Tuổi Tí con chi?

Trả lời : - Tuổi Tí cho chuột.

Các em hỏi : - Con chuột nó kêu làm sao?

Trả lời : - Nó kêu chút chít

(đóng vai con chuột, vừa bò vừa kêu chút chít).

Các em nói :

- Chút chít chi mày

Tau chặt khúc đầu

Tau thầu khúc giữa

Tau bửa lấy xương

Làm rường làm cột

Tau lột lấy da

Bỏ sông Ngân Hà

Còn chi chút chít !

Các em hỏi một bạn khác : - Tuổi Sửu con chi ?

Trả lời : - Tuổi Sửu con trâu.

Các em hỏi : - Con trâu nó kêu làm sao?

Trả lời : - Nó kêu ngá ngạ.

(đóng vai con trâu, khệnh khạng đi, dương đôi sừng).

Các em nói : - Ngá ngạ chi mày...

Cứ như thế, hát-nói hỏi, trả lời đóng vai con vật, cho đến con heo, mỗi con phải có tiếng kêu riêng. Con rồng kêu "rống rộng" con rắn kêu "rắn rặn" thì thật lạ và rõ là con nít !

Câu hát đố nói đúng, phát âm đúng, cho dẻo miệng :

- Ông ống nồi lội qua sông

Đóng cáí gông vào mông đít

Tròng trà tròng trành

Trâu trèo trâu trợt

Thậm thà thậm thụt

Trò trụt trò trìa

Trâu tra làm trúc bụi tre

Trách trời trơn trợt, xa trò mấy trăng

Ăn ngày ba bữa

Tắm rửa ba lần

Sạch sẽ toàn thân

mà răng ngứa xót, ngứa xót

-Nhà bà Đỏ có nuôi con gà mái đen nhảy ổ

Bà Đỏ sao không lót ổ cho con gà mái đen bà Đó đẻ.

- Cầm cây rựa quéo trèo lên hòn núi quẹo

đốn cây củi queo

đem vềnấu cám heo.

Sinh hoạt vui chơi là môi trường của trẻ em. Trong dạng sinh hoạt chơi-hát-học-vui, đồng dao luôn gắn với các trò chơi, các lối chơi. Chỉ thông qua trò chơi, đồng dao mới có điều kiện phổ biếnlưu truyền.

Nhưng, ngay trong sinh hoạt vui chơi ấy của các em, chúng ta vẫn thấy hiện lên cái bản chất xã hội của nó. Nói một cách khác, mỗi đồng dao "bài hát-trò chơi" của các em đều nhằm mục đích rèn luyệngiáo dục các em trở thành những thành viên xã hội thật sự trong tương lai.

Chọn ngõ, Phủi tóc bạn, Xù xì xụt xịt thể hiện tình bạn, Hu hu ve ve, Họa bù rầy đùng là trò chơi có ích, ông trùm Dé ơi, Đố tuổi rèn luyện trí thông minh, Cù cưa kút kít, Dố dậy, dố dậy rèn luyện thể lực tính nhanh nhẹn, Tau đố bay ăn, ăn cháo quỵt phê phán chế nhạo cái chướng tai gai mắt; Hò nghé ngơ, Người và trâu ở đợ, Dỗ sáo ăn mồi giáo dục lòng thương yêu con vật gắn bó với cuộc sống của thế giới trẻ thơ : con sáo, con gà, con mèo...,những gia súc gần gũi: con nghé, con trâu..., lòng bác ái trong con người Việt Nam.

Qua cái dễ thương của đồng dao đất Quảng Nam, chúng ta nhận ra, trong chơi-hát-học-vui cho con nít, cha ông ta đã dành một khoảng lớn cho sự tự sáng tạo của con nít, sáng tạo theo suy nghĩ, nhận thứcphương pháp của chúng. Chúng ta thấy con nít thích thú những bài, câu, đoạn, mà theo lôgíc của chúng là linh tinh, hay chí ít, cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng, chính những bài ta có khi theo lôgíc "nhảy cóc" như vậy lại đáp ứng yêu cầu tập cho dẻo miệng như kiểu "tròng trà tròng trành trâu trèo trâu trụt", đáp ứng yêu cầu "đặt vè bẻ vần" , "bẻ làn nắn điệu" của các em.

Đồng dao cổ truyền bao giờ cũng mang tải một cơ chế nhạc đậm đà màu sắc và tính chất dân tộc. Con nít tiếp nhận và hát-múa-chơi-học đồng dao như một bộ mã di truyền của dân tộc.

Cơ chế âm nhạc này lại được đưa vào một kết cấu phức tạp với các yếu tố cũng mang bản sắc dân tộc, như trò chơi, điệu nhảy, trò vui, đố học, khiến con nít rất thích thú, và lại còn dành cơ hội cho trẻ em, kích thích chúng sáng tạo thêm.

Trong xã hội xưa, đồng dao là bài học vỡ lòng về âm nhạc, vỡ lòng với ý nghĩa là những bài học đầu tiên trong cuộc đời, nhưng cũng là những bài tập sáng tạo âm nhạc dân tộc đầu tiên. Từ tuổi sơ sinh tới lúc lên ba, lên năm, con nít chỉ được tiếp thụ âm nhạc dân tộc một cách thụ động qua hát ru của người lớn. Chỉ với đồng dao, trẻ em mới bắt đầu tự mình ca hát, nhảy múa, chơi, học và sáng tạo. Nên hiểu rằng, khái niệm "âm nhạc cho trẻ em" bao gồm cả hai thể loại bài hát là hát ru và hát tré em.

Một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa cho rằng : "Mỗi dân tộc mang vào trò chơi những đặc tính trong cách suy nghĩ mà dân tộc đó vốn có. Có biết bao nhiêu trò chơi mà con người đã nghĩ ra, đếm không xuể. Cũng như dân ca, truyện cổ tích, chúng rất nhiều, rất nhiều. Các trò chơi, cũng như con người, sống, yêu và chết. Rồi chúng tái sinh".

Dạy đồng dao cho trẻ là dạy các em chơi-hát-múa-học, dạy tiếng Việt cho trẻ. Riêng vốn từ, trẻ em có dịp nắm vững những từ thuần Việt, nghĩa là những từ làm nên bộ phận nòng cốt của tiếng Việt, chúng vốn có từ lâu đời, và có sức sống mãnh liệt. Cho nên, dù đời sống hôm nay đổi mới thế nào, con cháu chúng ta cũng cần biết để góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như NQ TW5 (khóa VIII) đã xác định rõ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10273)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11180)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9927)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10155)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9629)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10015)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8777)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8507)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10021)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9976)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9424)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10569)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9116)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10489)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11266)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8479)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12605)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10129)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8416)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9639)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9490)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8105)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9956)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9203)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13313)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9529)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8655)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10294)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8625)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8608)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14165)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10169)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8568)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11461)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11809)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8742)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8089)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9335)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10379)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8677)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8773)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16034)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9868)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11369)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10174)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8332)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9248)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9978)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8574)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12103)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant