Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giọt Nước Cành Dương

05 Tháng Mười 201000:00(Xem: 11693)
Giọt Nước Cành Dương


Cho hay giọt nước cành dương

Lửa lòng rưới tắt mọi đường trần duyên

Nguyễn Du

 

Đúng vào hôm tôi vừa ở Phật Học Đường Báo Quốc về thì Vĩnh đến thăm. Anh đến mang cho tôi một chồng sách Phật viết bằng tiếng Pháp mà anh mới gởi mua ở tận xứ xa. Anh cũng không quên mang tặng chú Tâm Mãn một cuốn tự điển Pháp Việt mới xuất bản, bởi vì anh biết chú Mãn đang cần cuốn này để học thêm Pháp văn.

Vĩnh cười nói với chú Mãn:

- Pháp văn của chú đã khá lắm rồi đấy. Truyện của Alphonse Daudet mà chú có thể đọc không cần tự điển rồi cơ mà. Nhưng mà Hán văn của tôi còn tệ lắm. Học chóng quên quá. Chẳng biết bao giờ tôi có thể đọc được sách Hán văn như các chú.

Tôi cũng cười:

- Anh chẳng lọ Cứ chịu khó theo phương pháp của tôi đã bày cho mà học. Với cái thông minh của anh, có lẽ chẳng bao lâu anh vượt được cả chú Mãn nữa đấy.

Vĩnh thông minh thật. Độ tôi còn ở chùa (chưa được vào nội trú Phật học đường), mỗi tuần anh đến hai lần học với tôi; thế mà chỉ trong vòng ba tháng thôi, anh đã có thể đọc nhấp nhem được quyển “Phật giáo sơ học khóa bản” viết bằng chữ Hán. Anh học chữ Hán bởi vì anh cố công muốn nghiên cứu giáo lý đạo Phật. Gần đến kỳ thi tú tài phần hai rồi mà anh vẫn không bỏ Hán văn. Anh bảo:

- Đậu hay không đậu chả cần lắm. Cần giỏi Hán văn để mà nghiên cứu đạo Phật cho được đã.

Người thanh niên vui tính ấy đã xem chúng tôi hơn cả anh em ruột thịt. Chúng tôi quen biết anh trong một trường hợp khá đặc biệt. Nụ cười của Vĩnh thật có duyên. Khuôn mặt anh sáng sủa, thông minh. Đôi mắt hiền dịu, bộc lộ được cả những cảm tình thành thật của anh. Anh rất vui tính. Trong giọng nói ấm áp của anh thỉnh thoảng được điểm thêm một tiếng cười trong trẻo.

Sáu tháng đã qua, từ ngày chúng tôi biết anh. Chú Mãn rất có cảm tình với Vĩnh. Vài ba hôm không thấy anh tới, chú đã nhắc. Bởi vì Vĩnh thành thực, dễ thươngvui tính lắm. Nói chuyện với anh, ai cũng mến ưa anh. Ấy thế mà cậu con trai kia đã có lần chán đời, suýt “cắt tóc đi tu” cơ đấy. Viết chuyện riêng của anh lên đây, không biết Vĩnh có giận hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ anh không giận.

Hôm ấy tại chùa Linh Quang (Huế) có đại hội bất thường của Giáo hội Thừa Thiên, Thượng tọa và các thầy Tỳ kheo đều đã đi dự hội từ hồi sáng. Chùa vắng, chỉ còn có chú Tâm Mãn và tôi ở nhà. Tôi đang chép bài thì chú Tâm Mãn vào báo có một người khách.

- Một thanh niên. Anh ấy hỏi thầy nhưng thầy đi vắng. Em không biết có nên mời anh ấy ở lại không.

Tôi buông bút, đáp:

- Chú cứ mời người ta ở lại đi. Mời vào nhà Lạc nghĩa ngồi chơi. Lát nữa tôi ra nhé.

Một lát sau, tôi mặc áo dài đi ra. Chàng thanh niên vẫn ngồi nhìn bức họa đức Quán Thế Âm, nét mặt trầm tự Thấy tiếng động anh ngoảnh lại và đứng dậy. Tôi mời anh ngồi, rót nước mời anh uống và hỏi anh có chuyện gì gấp cần phải thưa thầy ngay không. Anh vội vàng trả lời là không có việc gì cần làm. Thế rồi anh lại ngồi yên. Tôi cũng ngồi yên, không hỏi thăm gì nữa, để mặc cho anh ngồi ngắm một cách thiếu tự nhiên những đồ vật trang trí trong nhà.

Anh chợt hỏi:

- Chú đi tu đã được mấy năm rồi, thưa chú?

Tôi nhìn anh đáp:

- Dạ, tôi xuất gia đã gần ba năm rồi.

- Chú xuất gia từ lúc mấy tuổi?

- Mười chín.

- Thế là năm nay chú hăm hai. Tôi cũng mới hăm ba, suýt sóat tuổi chú.

Và anh làm thân ngay:

- Vậy xin chú cứ xem tôi như anh em và đừng giận nếu tôi có hỏi những câu có vẻ tò mò nhé.

Tôi cười:

- Đâu dám, anh cứ hỏi.

Trầm ngâm một lát anh thân mật:

- Vì sao chú đi xuất gia?

Tôi dương mắt nhìn anh, và hơi khó chịu một tí. Nhưng tôi làm vui ngay và trả lời một cách thẳng thắn:

- Vì tôi mến đạo Phật, mến nếp sống giải thóat.

- Vì sao chú mến được nếp sống giải thóat?

- Tôi sinh trưởng trong một gia đình Phật tử. Tôi được đọc một ít sách báo Phật học và tự nhiên thấy ưa thích đời sống thanh tịnh giải thóat, nhất là khi biết rằng đời sống ấy có thể giúp ta tìm hiểu chân lý.

Anh chăm chú nghe tôi nói, và cố giấu một nét mặt u buồn. Anh thở dài thật nhẹ, sợ tôi nghe thấy. Cuối cùng anh hỏi khẽ:

- Tôi có người bạn cũng muốn xuất gia. Nhưng bạn tôi không biết muốn đi tu phải có điều kiện gì.

- Bạn anh năm nay bao nhiêu tuổi.

- Cũng trạc tuổi chú và tuổi tôi.

- Có phải anh hỏi điều kiện xuất gia cho bạn anh không?

- Vâng. Anh trả lời nghe có vẻ ấp úng.

- Bạn anh còn đi học?

- Vâng. Nhưng cũng sắp thôi. Bạn tôi học Đệ nhất, đậu bán phần năm ngoái. Vậy thưa chú, chú cho biết muốn đi tu, bạn tôi phải có những điều kiện nào?

Tôi trả lời ngập ngừng:

- Kể ra điều kiện thì cũng không có điều kiện gì nhiều...

Rồi đột ngột tôi hỏi:

- Bạn anh có bị thất vọng trong một cuộc tình duyên nào đó không?

Câu hỏi của tôi đến một cách bất ngờ quá làm anh lúng túng ngập ngừng. Và luống cuống nữa. Tôi thương hại:

- Bởi vì nếu bạn anh bị thất tình, anh ấy sẽ không được xuất gia đâu.

- Vì sao thế, thưa chú?

- Bởi vì bạn anh không thể sống nổi đời sống của người tu.

- Sao lại không sống nổi?

- Vì đó là một người thiếu nghị lực. Anh ấy thất tình, anh ấy muốn đi tu, thì cũng như có một số người thất chí chán nản khác muốn rời bỏ trốn tránh cuộc đời. Thất vọng mà chán nản, ấy là không có nghị lực. Mà đã không có nghị lực, thì làm sao có thể sống được cuộc đời của nhà tu trường kỳ gian khổ?

- Bạn tôi sẽ không sợ cuộc đời gian khổ.

- Gian khổ đây không phải là một ít cực khổ thể xác. Gian khổn mà chúng tôi muốn nói đây là khả năng chịu đựng những thử thách cố gắng để đạt đến mục đích của cuộc đời tu đạo. Nếu bạn anh vì thất tình mà đi tu, thì sớm muộn gì bạn anh cũng xuất tục mất thôi.

- Xin chú cho biết lý do.

- Trước hết, phải nói rằng bạn anh vào chùa mang theo cả một tâm trạng đen tối, buồn nản đến cực độ. Mà như thế là cả một cái tội. Khởi đầu của một cuộc đờiđen tối như thế thì toàn thể cái cuộc đời ấy mới như thế nào? Trong khi người khác vào chùa với một tâm niệm thành khẩn trong sáng để phát nguyện sống đời giải thóat thì bạn anh lại vào chùa với ý niệm trốn bỏ xa lánh cuộc đời. Đạo Phật không phải là chỗ dung chứa những tâm hồn đen tối đó, anh ạ.

- Nhưng đạo Phật che chở cho những tâm hồn khổ đau.

- Cái đó thì có. Nhưng che chở bằng nhiều cách. Chứ không nhận vào đoàn thể tăng già một phần tử không theo đuổi một mục đích tăng già.

- Xin chú cho biết mục đích ấy là gì?

- Như tôi đã nói với anh, mục đích đó là giải thoát giác ngộ cho mình và cho những kẻ khác. Ở đây bạn anh không có mục đích ấy. Bạn anh chỉ muốn lánh đời mà thôi. Nhưng đạo Phật đã có ra vì cuộc đời: tu như chúng tôi là để đào luyện cho có một căn bản đạo đức giác ngộ, để trước hết cứu khổ cho tự mình, sau lại, để giúp đỡ cho mọi người.

- Biết đâu sau này bạn tôi sẽ học theo để có được mục đích đó?

- Cái đó chưa thể nói trước. Nhưng nếu bây giờ bạn anh vào chùa bạn anh sẽ khổ đau nhiều hơn ở đời nhiều. Sống trong cảnh thanh tịnh, chúng tôi thấy an lạcgiải thoát; nhưng bạn anh sẽ khổ sở điêu đứng vì cái khung cảnh vắng vẻ thanh tịnh của chùa. Càng vắng vẻ, bạn anh càng sống với nội tâm, càng sống với nỗi thất vọng đau khổ của mình. Rồi thì mỗi khi nghe một tiếng chuông, bạn anh lại sầu héo thêm lên một chút. Chúng tôi nghe chuông thì lại càng thấy tâm hồn thanh tịnh, còn bạn anh nghe chuông thì sẽ thấy toàn sầu thảm, bởi vì tâm hồn của bạn anh bệnh hoạn, không lành mạnh như tâm hồn của những người khác...

Giờ ngọ. Chú Mãn đã cúng Phật xong. Người khách trẻ rất tiếc phải bỏ nửa chừng câu chuyện. Nhưng tôi ân cần mời anh ở lại thọ trai. Mắt anh sáng lên. Bữa ngọ trai hôm ấy chỉ có ba chúng tôi. Chú Tâm Mãn đã chu đáo tô điểm cho bữa cơm của chúng tôi một món măng hầm mà chú đã nhờ dì Tư sửa soạn từ hồi nãy.

Ngọ trai xong, Vĩnh (trong bữa cơm chúng tôi đã biết tên anh là Vĩnh) muốn tiếp tục câu chuyện, chúng tôi ba người đưa anh ra ngoài núi, ngồi dưới rặng thông. Tôi giới thiệu chú Mãn với Vĩnh. Và chúng tôi trò chuyện thân mật với Vĩnh như đã quen biết anh từ lâu lắm.

Vĩnh hỏi:

- Chú đã có đọc cuốn “Thế rồi một buổi chiều” của Nhất Linh chưa?

Tôi đáp:

- Vâng, có đọc. Anh nhắc tới cuốn ấy tức là anh đã hiểu. Cô sư nữ của Nhất Linh cũng đã vì thất tình mà đi tu đấy. Và sống trong cảnh thanh tịnh, nghe tiếng chuông, cô đã chẳng thấy tâm hồn êm ả chút nào, mà trái lại, càng thấy khổ đau tan nát. Thành ra, khi cô bỏ chùa ra đi... với một người chiến sĩ, chúng ta cũng không ngạc nhiên mấy. Nhưng cũng may đó chỉ là nhân vật tiểu thuyết... Có thêm một nhân vật như thế thì đạo Phật cũng chỉ lấy làm xấu hổ mà thôi.

Lời nói vô tình đó khiến Vĩnh đỏ mặt. Anh quay đi, làm bộ nhìn về phía tháp chùa. Nhưng chú Tâm Mãn đã tinh ý nhận thấy. Chú nói lảng đi:

- Các thầy chắc hẳn đến chiều mới về.

Bỗng Vĩnh quay lại:

- Vậy thì thưa chú, bạn tôi không nên xuất gia.

- Vâng, rất không nên. Bạn anh chỉ nên vùng vẫy để mau thoát khỏi cái vỏ tâm lý đen tối đang úp chụp lấy anh ấy mà thôi. Đời vẫn đẹp, nhưng bạn anh không còn thấy đẹp. Anh thử nhìn chúng tôi. Chúng tôi sống ở đây một cách vui vẻ, và có thể nói yêu đời nữa. Chúng tôilý tưởng. Lý tưởng ấy là đạo Phật. Chúng tôi chỉ chán ghét có một điều. Đó là dục vọng si mệ Chúng tôi muốn sống với một lý tưởng thật đáng gọi là lý tưởng. Nghĩa là động lực thúc đẩy lý tưởng ấy không phải là dục vọng. Bạn anh cần thoát ra ngoài cái tâm trạng thất tình càng sớm càng haỵ Bởi vì anh ấy có thể còn có lý tưởng của mình và cũng cần phải lành mạnh để phụng sự cho lý tưởng ấy.

Chú Mãn cười hỏi Vĩnh:

- Thất tình mà đi tu thì có đáng ghét không hở anh?

Vĩnh khẽ đáp:

- Đáng thương thì phải hơn.

- Thương hại ấy.

- Vâng, thương hại cũng được. Còn hơn là ghét. Vậy bây giờ nếu bạn tôi không có ý muốn đi tu nữa thì chú có ghét nữa không chú Mãn?

- Cái ấy anh hỏi chú Quán.

Tôi cười:

- Cố nhiên là không ghét nữa. Mà trái lại, chúng tôi sẽ có rất nhiều cảm tình. Và nếu anh ấy lại chịu khó lâu lâu đến chùa để học cho rõ những chủ trương của đạo Phật, thì anh em mình còn đãi cơm chay là khác nữa đấy.

Vĩnh vui cười:

- Vậy thế nào tôi cũng đem bạn tôi đến. Bạn tôi chắc sẽ yêu các chú lắm.

Hai ngày sau, Vĩnh đến, nhưng đến có một mình. Thì ra bạn của anh và anh chỉ là một người. Anh đến với một vẻ mặt tươi trẻ hơn:

- Cám ơn chú đã giải thoát cho tôi ra khỏi một tâm trạng hắc ám. Lời nói của chú cũng như đời sống của chú đã đánh bạt đi rất nhiều những sắc thái buồn nản của tâm hồn tôi. Hôm ấy trở về, tôi suy nghĩ rất kỹ về những lời nói của chú. Và tôi thấy tôi suýt chết đuối trong cái tâm trạng chủ quan đen tối của tôi. Tôi thấy những câu thơ sau đây rất đúng và phù hợp với lời khuyên của chú:

Tandis que tout change pour toi, la nature est la même,

Et le même soleil se lève sur tes jours...

- Nhưng tôi chưa tin rằng tâm hồn anh đã lành mạnh hòan toàn.

- Vâng, nhưng tôi có thể nói là đã thuyên giảm một cách phi thường. Đã hơn hai tháng nay, tôi khổ đau điên cuồng...

- Nhưng bây giờ, anh đã được thấm nhuần một vài giọt nước dương chi của Phật. Tôi mong anh học Phật thêm nữa để thấy cái đẹp siêu thoát của đạo Từ Bi.

Vĩnh bày tỏ rằng anh đã từng nghe nói về triết lý siêu việt của đạo Phật. Nhưng anh chưa được am hiểu một tí gì về giáo lý ấy.

-- Tôi muốn sẽ có được dịp tìm hiểu đạo Phật nhiều hơn. Sách Việt và Pháp không có bao nhiều. Chỉ có một cách là học chữ Hán. Lâu nay tôi có nhiều thành kiến sai lầm quá. Tôi tưởng đạo Phậtnơi nương tựa của những tâm hồn khổ đau chán nản.

Tôi khuyên anh học chữ Hán và bảo đảm sẽ bày cho anh học. Thế là mỗi tuần, anh đến chùa hai bận. Trong giờ nghỉ ngơi, chúng tôi thường đưa nhau ra núi chuyện trò. Tôi nói cho Vĩnh nghe về lịch sử đạo Phật, và vai trò Phật giáo trong văn hóa Viêt Nam. Anh say sưa nghe kể lại những thời đại hưng thịnh của thủa Lý Trần và đã từng tỏ bày ý kiến xây dựng lại một nền Phật giáo dân tộc.

- Một ngày kia, anh nói, có thể tôi cũng xuất gia. Nhưng bây giờ đây, tôi cần cố gắng nhiều để có một sức học căn bản về đời và đạo, để sau này có thể phụng sự cho Phật giáo một cách đắc lực. Tôi rất mừng khi thấy các chú, bởi vì các chú là hình ảnh của lớp xuất gia tích cực sau nầy. Đoàn thể Tăng già, theo tôi, phải tìm lại được sinh khí của các thời đại Lý Trần ngày xưa mới được.

Tôi hứa sẽ cố gắng giảng cho anh về đạo Phật; riêng anh, anh cũng hứa sẽ tìm giúp tôi những tác phẩm Phật học của Tây Phương.

Câu chuyện tình duyên của Vĩnh, anh cũng đã có lần kể lại cho chúng tôi nghe. Nhưng thôi, chuyện đời ta gác lại, nói ở đây làm chi, phải không Vĩnh? Đừng ai tò mò muốn biết câu chuyện ấy làm gì. Chỉ nên biết rằng hiện giờ Vĩnh rất khá Hán văn. Anh vừa gửi cho tôi một tập văn mà anh đã dịch trong tạp chí Trí Tuệ Âm. Theo như anh viết cho tôi, còn một năm nữa tốt nghiệp đại học và anh sẽ trở về làm việc cho nền văn học Phật giáo. Người thanh niên có lý tưởng cao đẹp và yêu đời đó ai ngờ đã chỉ nhờ thấm nhuần có một giọt nước từ bi của Phật...

Tâm Quán

(Tác giả Nhất Hạnh khi còn là chú điệu)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11109)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9850)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10153)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9561)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9940)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8777)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8505)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10015)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9974)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9419)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10558)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9045)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10414)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11195)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8411)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12533)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10126)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8414)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9632)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9483)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8103)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9948)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9200)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13308)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9526)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8646)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10292)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8624)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8607)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14156)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10162)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8558)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11454)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11798)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8734)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8080)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9325)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10377)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8675)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8768)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16032)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9861)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11362)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10172)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8327)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9245)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9972)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8570)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12100)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9419)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant