Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoa Daisy

27 Tháng Ba 201100:00(Xem: 17189)
Hoa Daisy


Bây giờ đang là mùa xuân, ở bên nhà, hoa lan, hoa nguyệt quế vẫn còn đang nở đẹp trong vườn, phải không em?

Tiết Thanh minh năm nay chắc bà con tảo mộ đông và trên cánh đồng cỏ xanh còn có hoa trắng nở như hình ảnh cánh đồng năm xưa của cụ Nguyễn Du:

Cỏ non xanh rợn chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Ở bên này mới bắt đầu vào mùa xuân, khí trời vẫn còn đượm cái lạnh buốt của mùa đông, sương mù hàng đêm vẫn phủ lên cỏ cây, đông lại trắng xóa như bọt nước đá.

Hinh (4).JPG

Ảnh minh họa - Ảnh: Bảo Thiên

Miền Nam nước Pháp có hàng ngàn loại hoa rất đẹp và thơm. Chúng được chăm bón kỹ trong các bồn hoa ngoài vườn, trước cửa dọc theo hàng rào và trên khắp các công viên đủ màu trắng, tím, đỏ, vàng rực rỡ, tạo nên khung cảnh thanh bình, ấm áp trong tia nắng dịu của mùa xuân.

Trên cánh đồng cỏ, có nhiều loại hoa dại đủ màu, thi nhau đua nở, khiến cho những tâm hồn khô cằn, vướng mắc, hờn tủi, khổ đau cũng cảm thấy lòng thanh thoát, trái tim mở ra trước cảnh thiên nhiên trong lành và tinh khiết.

Về mùa đông, trời rất lạnh, nước đóng thành băng, các cây cành đều trơ trụi lá trong cảnh sương mù... Tất cả các loài hoa đều chết. Duy chỉ có một loài hoa tồn tại. Đó là hoa Daisy. Hoa Daisy có nhiều cánh nhỏ màu trắng, xinh xắn như hoa cúc. Buổi sáng sớm, sương mù phủ trên đồng cỏ còn đông cứng, thì cánh hoa thu nhỏ lại, ủ kín nhị vàng. Đến trưa, mặt trời ló rạng tia nắng mong manh, thì Daisy từ từ hé nở, toát ra vẻ đẹp trắng, viền quanh màu tím nhẹ.

Tôi đứng lặng yên nhìn Daisy trong vườn cỏ xanh còn ướt đẫm sương với sự ngạc nhiên, yêu thích và ngưỡng mộ. Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù. Nàng thản nhiên sống với bảy chú Lùn, mang lại cho họ niềm hạnh phúc bằng sự chăm sóc dịu dàng, nụ cười an lạc tỏa ra từ tâm hồn thanh khiết, vô ưu. Daisy chấp nhận thời tiết khắc nghiệt, biết trở về ôm ấp, bảo vệ nhị hoa khi trời mưa, gió, sương, tuyết giá lạnh. Cánh hoa nhỏ nhắn xinh đẹp ẩn trong đồng cỏ xanh đã dạy cho tôi đức tính khiêm cung, vô úy... Daisy là vị Bồ tát đã mang lại cho tôi niềm tin, an lạcquán chiếu sâu sắc nội tâm.

Tôi đang thực tập thiền quán tại Trung tâm tu học Phật giáo Làng Mai. Ngoài những vị xuất gia, còn có rất nhiều thiền sinh từ khắp các quốc gia trên thế giới về đây tu học. Họ đủ màu da, bản sắc văn hóa, đa số là trung niên, trẻ tuổi. Qua những buổi pháp đàm, chia sẻ sự thực tập, quán chiếu nội tâm, tôi được biết có nhiều nguời còn khó khăn về tình cảm cũng như khổ đau về con cái, cha mẹgia đình.

Ngoài những pháp môn ngồi thiền sáng, tối, ăn cơm, làm việc trong im lặng, theo dõi hơi thở để cho tâm an trú trong chánh niệm, trở về phút giây hiện tại, chúng tôi còn đi thiền hành trong vườn cây rộng mênh mông. Tôi thường đi với một người mà trong đôi mắt còn ẩn nét khổ đau.

Trong khi dừng lại để ngắm thiên nhiên, tôi thường cúi xuống thầm nói với Daisy:

- Vị Bồ tát nhỏ bé của tôi ơi. Tôi xin em để tặng cô bạn này. Sự có mặt của em sẽ giúp cho cô ta được niềm vui và nụ cười em nhé!

Mỗi ngày tôi đều xin một bông hoa Daisy để tặng cho những thiền sinh khác nhau. Và, tôi tìm thấy trong ánh mắt họ niềm tin yêu với nụ cười thật tươi.

Sáng nay, tôi đi dạo trong vườn đầy hoa Daisy trắng chen lẫn muôn hoa vàng rực rỡ. Tôi đang đi trên mảnh đất Tịnh độ Trung tâm tu học Làng Mai mà thấy như đang đi giữa cánh rừng đầy hoa trắng nơi quê hương.

Mùa xuân này điều có nhiều trái không em? Tôi nhớ những trái điều đỏ hay vàng mọng nước để lộ ra hạt điều xanh đen đã cho tôi một thời hạnh phúc. Tôi mải mê hái điều quên cả thời gian. Thật là thích thú khi lượm được vô số điều. Tôi như trẻ thơ chạy tung tăng hết gốc cây này đến gốc cây khác. Khi các em cầm cái sào rung mạnh thân cây, trái chín rụng hết rồi mà tiếng bộp bộp cứ rơi rớt vang lên đâu đây. Tôi thường nói đùa với chú Vân và các em Gia đình Phật tử:

- Nếu thực tập hái điều trong im lặng, theo dõi hơi thở chánh niệm thì dễ ngộ đạo vì tiếng rơi bốp trên đầu.

Bây giờ, tôi không còn được hái điều nữa, mà đang đi thanh thản giữa vườn cỏ đầy hoa Daisy. Tôi hái vài bông gửi tặng em, người em mà tôi đã từng gặp nơi các trường dạy cũ, trong các ngôi chùa từ Nam ra Bắc, trong Gia đình Phật tử hoặc trên các nẻo đường hải ngoại. Tôi ân cần cài bông hoa lên ngực áo em, nhìn vào đôi mắt em thật sâu, thầm nói với em rằng:

- Em chính là hoa Daisy, vị Bồ tát có trái tim khiêm cung vô úy.

Em đã biết ấp ủ niềm đau bằng nghị lực, kiên trì. Với đôi mắt tự tin, tấm lòng trong sáng, trung kiên, em đã đi vào đời bằng đôi chân vững chãi, hai bàn tay không quản ngại gian lao.

Tôi từng ngồi bên em trong cơn khổ đau, hờn tủi, mắt em buồn vời vợi để dòng lệ tuôn rơi. Em hãy khóc đi cho nỗi đau dịu nhẹ. Giọt nước mắt của em cần thiết như những hạt mưa. Mưa càng mau thì trời càng xanh trong, tươi sáng. Rồi cùng tôi, em bước thật nhẹ trong hơi thở ý thức rằng mình đang sống trong giây phút hiện tại thật mầu nhiệm. Mắt mình còn tốt để thấy được trời xanh tươi sáng, mũi mình còn tốt để ngửi mùi hương thơm đồng nội, tai mình còn thính để nghe tiếng chim hót trong tiếng lá thì thầm, lưỡi còn dẻo để hưởng hương vị ngọt của cơm. Mình còn được may mắn cắp sách đến trường, học hỏi kiến thức, văn hóa, khoa học, được gần thầy tốt, bạn hiền, được biết Chánh pháp để tu thân. Nhìn thật sâu, em sẽ thấy rằng em đang hạnh phúc. Em cười thật tươi cho đôi mắt em tràn đầy niềm tin yêu và hy vọng. Em sẽ làm đẹp cuộc đời bằng trái tim yêu thương, như đóa hoa Daisy làm đẹp cho khu vườn mùa đông, em nhé!

Đồi Dương Xuân, New Hamlet, 15-3-2000

Chân Y Nghiêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8184)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 12021)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10385)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8858)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10342)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
(Xem: 10930)
Ta cần phải luôn luôn quán chiếu về lẽ vô thường, bởi ta sẽ không mãi mãi vui hưởng trạng thái hiện tại để tự do thực hiện như ta mong muốn.
(Xem: 12042)
Sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề, Phật đã giác ngộ-giải thoát hoàn toàn, biết được cách dứt trừ sinh tử khổ đau và sau đó Người đi vào đời hoằng pháp độ sinh.
(Xem: 8699)
Hằng năm cứ vào giữa hè, hoa, lá ngoài đường trỗ đầy, và trên không có nhiều đám mây bàng bạc, lòng tôi cứ nô nức rộn ràng nghĩ đến Khoá Tu Học Âu Châu.
(Xem: 9299)
Kinh đô ánh sáng, thành phố mộng mơ của Pháp quốc vào mùa hè năm nay đã là điểm hẹn của những người con Phật đa số là tỵ nạn từ bốn châu kéo về.
(Xem: 10049)
Sống ở đời tham lam ham hố Cuối cùng rồi cũng xuống lỗ mà thôi, Tranh danh đoạt lợi hại người Bạc vàng tích trữ lâu đài ngựa xe,
(Xem: 11327)
Ăn chay theo Phật giáo là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, v.v...), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong...
(Xem: 9841)
Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả.
(Xem: 9380)
“Báo oán hạnh” là gì? Đó là hạnh chấp nhận những khổ đau, những chướng duyên như là những cuộc báo oán tự nhiên của luật nhân quả.
(Xem: 10097)
Xuất gia vốn đã khó, làm tròn bổn phận của người xuất gia lại càng khó hơn. Nhiều người nghĩ rằng đã đi tu, là Tỷ kheothanh tịnh, giải thoáthoàn thiện.
(Xem: 10136)
Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế.
(Xem: 9300)
Pháp tu cho Tam quả lại đơn giản đến không ngờ, chỉ cần tu tập trọn vẹn ba pháp “các căn tịch tĩnh, ăn uống biết tiết độ, chẳng bỏ kinh hành” là có thể thành tựu ngay trong hiện đời.
(Xem: 13318)
Trong khi hiến tặng, ta tiếp nhận được biết bao nhiêu tặng phẩm của đất trời. Một giọt sương đầu ngọn cỏ, một bông hoa nở bên vệ đường, một ngôi sao lấp lánh buổi sáng khi ta mở
(Xem: 10190)
Sự khác nhau trong đường lối giữa Phật giáo và Vedanta trong trường hợp này thể hiệncon đường tu đạo, và cái đích của tu đạo.
(Xem: 10505)
Khi nhóm năm ẩn sĩ[i] rời bỏ Đức Thế Tôn, Ngài thấy đấy là điều hay vì từ bây giờ Ngài có thể tiếp tục thực tập không còn cản trở nào.
(Xem: 10945)
Đức Thế Tôn bảo “bình an thật sự” không cách xa, nó đang ở bên trong chúng ta, nhưng chúng ta thường không nhận ra nó.
(Xem: 9132)
Tất cả mọi loài sống là để đi tìm hạnh phúc. Bản năng gốc của mọi loài là tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 10297)
Theo lời Phật dạy, chuyển một cái xấu – ở đây là gian dối- trở thành cái tốt, tức chân thật, là chuyển nghiệp. Nhưng chuyển nghiệp như thế nào đây?
(Xem: 10253)
Trong lộ trình nương tựa nhau để tu học, mỗi người cần nhanh chóng nhận ra ai là thiện tri thức để thân gần và ai là ác tri thức để tránh xa.
(Xem: 9348)
Đã làm người và được sống, bất cứ ai cũng đều có cảm giác khoái lạc hay khổ đau. Cảm giác có thể sảng khoái hay dễ chịu hoặc không nằm trong hai điều đó.
(Xem: 11050)
Tất cả các pháp hữu vivô thường. Đây chính là lời dạy của đức Phật và được Ngài lập lại nhiều lần. Lời dạy này cũng là một trong những lời di huấn cuối cùng của Ngài.
(Xem: 15076)
Tuổi trẻ không tu, già hối hận, Thân bệnh tật, tai điếc mắt mờ, Gối mỏi lưng còng, giờ suy yếu, Cuộc đời gây tạo, bao ác nghiệp
(Xem: 11811)
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựngvô cùng mạnh mẽ
(Xem: 10143)
Sống đồng nghĩa với hành trình, hành trình với hành trang và phương tiện chính mình, hành trình đến những mục đích.
(Xem: 12676)
Câu ‘Tâm bình thường là Đạo’ phát sinh từ câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền. Ngài Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?” Ngài Nam Tuyền đáp “Tâm bình thường là đạo”
(Xem: 10910)
Khi trong đầu hiện ra tình cảm về ‘Tôi’, nhiều tế bào trong nhiều vùng khác nhau của não bộ trở nên năng động cùng một lúc và làm dao động hàng ngàn các tế bào não khác.
(Xem: 10438)
Kinh sách Phật Giáo thường so sánh Đức Phật như một vị Lương Y. Điều này hiển nhiên cho thấy việc chữa trị bệnh tật là tâm điểm của Phật giáo.
(Xem: 10782)
Có nhiều người nhận lầm học Phật, hiểu đôi điều về giáo lý Đức Phật là tu rồi, đây là một sai lầm lớn trong nhận thức, vì tu và học là hai phạm trù khác nhau.
(Xem: 10703)
Theo thuyết nhà Phật, có duyên mới tạo ra nghiệp, trả nghiệp sẽ có duyên cao hơn, cứ theo thế mà thoát ra khỏi luân hồi.
(Xem: 10576)
Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ Trả hiện tại hoặc trong tương lai Vay nhiều thì nợ càng nhiều Nhân quả theo ta như hình với bóng
(Xem: 10001)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu?
(Xem: 9317)
Hạnh nguyện độ sinh của Bồ tát Quán Thế Âm trong cõi Ta Bà giúp cho tất cả mọi người “quán chiếu cuộc đời” để đạt được giác ngộ, giải thoát.
(Xem: 9355)
Cuộc sống viên mãn của con người cần hội đủ hai phương diện vật chấttinh thần (tâm linh). Chúng phải song hành tồn tại nhằm hỗ tương lẫn nhau, giúp con người thăng hoa cuộc sống.
(Xem: 11374)
Với hành nguyện lắng nghe tiếng khổ, để đem niềm vui xoa dịu cho chúng hữu tình nơi thế giới hành đạo của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chúng con, trên bước đường tìm cầu sự giác ngộ, cũng xin được học đòi đức tính thù diệu ấy.
(Xem: 9706)
Lòng tham con người như giếng sâu không đáy không bao giờ biết chán, biết đủ, biết dừng. Người có quyền cao chức trọng thì lợi dụng chèn ép, bóc lột kẻ dưới.
(Xem: 13089)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim …
(Xem: 12637)
Ai cũng thích được tán dương, khen ngợi, ai cũng thấy dễ chịu với những lời khen, dù bản thân không đúng hoặc đúng rất ít với lời khen đó.
(Xem: 9174)
Khi được khen ta cũng chớ vội mừng và khi bị chê ta cũng chớ vội buồn. Nếu ta vội mừng hay buồn như vậy thì tâm mình rất dễ bị dao động, khi bị dao động ta sẽ bất an.
(Xem: 9582)
Từ Thứ Năm tới Thứ Hai, ngày 6 tới 10 tháng 8 năm 2015, Khóa Tu Học Phật Pháp Bắc Mỹ Lần Thứ 5 sẽ diễn ra tại Khách Sạn Town and Country Resort Hotel, Thành Phố San Diego
(Xem: 9616)
Thiền sư xuống núi. Một túi vải đơn sơ với y áo và dăm cuốn kinh đã lật nhăn cả giấy...
(Xem: 9652)
Ý nghĩa tích cực của giải thoát là sống ràng buộc giữa các mối quan hệ nhưng ta có tự dotự tại.
(Xem: 9197)
Sân hậnthù oán là hai trong số những người bạn gần gũi nhất của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi đã có một mối quan hệ rất gần gũi với giận dữ.
(Xem: 9002)
Bồ-tát Quán Thế Âm luôn hiện thân trong mọi trường hợp để tùy duyên giúp đỡ, cứu khổ cho người. Đã làm người trong trời đất, ai không một lần lầm lỗi, vấp ngã, khổ đau.
(Xem: 10405)
Giảng Pháp và thính Pháp là những Pháp sự không thể thiếu trong chương trình tu học của các tự viện đúng nghĩa.
(Xem: 8644)
Nguyên tác: The Five Trainings for Bodhichitta Resolve, Tác giả: Alexander Berzin/ Moscow, Russia; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 8317)
Khi những hiện tượng được phân tích một cách riêng lẻ như vô ngã, và những gì đã từng được phân tích trên thiền quán, đấy là nguyên nhân cho việc đạt đến hoa trái, niết bàn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant