Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Như Thị Ngã Văn

13 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13861)
Như Thị Ngã Văn


Như Thị Ngã Văn

 

 

Xem hình

Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập. Ðức Phật nói với đại chúng rằng :

- Này chư tỳ kheo ! Hôm nay ta gặp các ông tại nơi đây là điều rất tốt. Từ khi ta thành đạo và chứng được chính giác, đã thương tưởng bảo hộ các tỳ kheođệ tử, giáo hóa đại chúng, ban phúc cho mọi người, đem sự an vui bố thí cho kẻ khác, dùng từ biđối đãi với tất cả chúng sinh. Ta thuyết pháp độ sinh, chưa hề nề hà gian lao hay nghĩ đến sự nghỉ ngơi.

Ðiều ta muốn nói thì đã nói xong với các ông rồi. Ta không hề nghĩ các ông thuộc về ta, chúng sinh thuộc về ta, cho ta toàn quyền sai khiến. Ta chỉ là một người giữa các ông, thường thường cùng các ông ở chung một chỗ. Ðiều ta muốn thuyết giảng đã thuyết giảng xong, Như Lai không hề giữ lại điều bí mật nào, không áp bức ai và cũng không muốn ai phải phục tùng.

Ứng thân của ta nay đã già, như một cái xe cũ thì phải hư, cứ sửa sang, bảo trì mãi cũng không phải là một biện pháp lâu dài được. Trong ba tháng nữa, ta sẽ y theo pháp tínhnhập Niết Bàn ở giữa hai gốc cây Ta La thành Câu Thi Na Ca La, được sự an ổn vô thượng. Nhưng ta sẽ luôn luôn gia hộ cho các ông và cho những chúng sinh vị lai tin tưởng vào giáo pháp của ta.
Tin đức Phật nhập Niết Bàn vừa mới ban ra, nên đệ tử của Ngài ai cũng kinh hoàng. Trong tâm của họ, trong khoảnh khắc mặt trờimặt trăng đều tắt phụp, trời đất xoay tròn. Ðức Phật lại nói tiếp :
- Các ông không nên đau buồn, vạn vật trong trời đất, hễ có sinh thì tất nhiên phải có tướng vô thường. Ðịnh luật này, bất kỳ là ai chăng nữa cũng không trốn thoát được. Ta đã chẳng nói điều này cho các ông nghe rồi sao ? Những gì mình yêu thương đều phải có lúc mất mát, có tụ họp thì phải có xa lìa, thân thể của người đời do tâm và vật chất tụ lại mà thành thì tất nhiên là vô thường, thì không thể tự do như người ta thường tưởng. Thân xác thịt không thể vĩnh viễn tồn tại, ta đã không thường xuyên nhắc nhở điều này hay sao ?
Muốn ứng thân của Phật ở mãi trên thế gian là đi ngược lại với quy tắc tự nhiên của pháp tính. Ta là người đã thị hiện chân lý của vũ trụ, thì đương nhiên là không thể đi ngược lại với pháp tính.
Nếu các ông muốn ta ở lại mãi trên thế gian là các ông đã không y theo giáo pháp của ta đã giảng dạy mà tu hành, vậy thì cho dầu ta có sống thêm ngàn vạn năm nữa phỏng có ích lợi gì ?
Nếu các ông có thể y theo giáo pháp của ta mà tu hành thì chẳng khác nào ta sống vĩnh viễn trong tâm các ông. Pháp thân huệ mệnh của ta biến khắp tất cả mọi nơi, luôn ở cùng một chỗ với các ông và với chúng sinh đời vị lai.
Các ông hãy giữ lòng tin kiên cố, quy y nơi pháp, y pháptu hành, không nên quy y nơi gì khác.
Các ông tu học thánh đạo không biếng trễ, giải thoát phiền não, trụ tâm không loạn, thì các ông đúng là đệ tử chân chính của ta.
Ðức Phật nói xong lại đi qua Xà Ðầu viên ở thành Ba Bà, ở đấy nhận sự cúng dường của ông thợ vàng tên là Thuần Ðà . Ông này cúng dường Chiên Ðàn nhung, là một loại nấm rất khó tiêu hóa. Ðức Phật dùng xong trong người không khoẻ, nhưng Ngài vẫn từ bi giải đáp cho Thuần Ðà biết thế nào là sự khác biệt giữa bốn loại sa môn, khiến ông này vô cùng cảm động.
Ðức Phật nói bốn loại sa môn : một là sa môn hành đạo thù thắng, hai là sa môn khéo thuyết nghĩa của đạo, ba là sa môn dựa vào đạo mà sinh sống và bốn là sa môn làm ô uế đạo. Cùng là sa môn mà có chân có ngụy, có thiện có ác, không nên thấy một vị sa môn không hiền không thiện rồi hủy báng toàn thể các vị sa môn.
Giống như trong một thuở ruộng lúa mạ tốt, bên trong có thể xen tạp vài ngọn cỏ dại. Là người cư sĩ tại gia tin Phật, nên thường gần gũi thiện tri thức, nhưng không nên phê bình sa môn. Người cư sĩ tại gia, tốt hơn hết là không nên để ý tới chuyện tốt xấu thiện ác của sa môn.
Sau đó, đức Phật thị hiện tướng bệnh ở thôn Trúc Phương, nhưng Ngài vẫn không chịu nghỉ ngơi, vẫn tiếp tục lên đường hành hóa. Một hôm, từ nhan của Ngài bỗng chiếu ra ánh sáng huy hoàng, viên mãn hơn, thanh tịnh hơn, trang nghiêm hơn bình thường, ánh sáng ấy chói lọi như mặt trăng mặt trời, sâu rộng vô biên như biển lớn. A Nan hỏi đức Phật :
- Thế Tôn, từ trước tới nay con đi theo làm thị giả của Phật, đây là lần thứ nhất con thấy từ nhan của Thế Tôn sáng chói hơn những ngày trước, ánh sáng vô lượng ấy như muốn chiếu thấu cùng khắp cả tam thiên đại thiên thế giới.
Ðức Phật đáp :
- Ðúng thế ! Quang sắc của Phật có hai lần đặc biệt không giống bình thường, lần thứ nhất là lúc mới thành Phật đạo chứng đắc vô thượng chính giác, lần thứ hai là lúc sắp nhập Niết Bàn.
A Nan nghe nói vừa mừng vừa cảm thấy buồn thương. Ðức Phật gieo rắc chủng tử của chân lý trên đường đi của Ngài, và có rất nhiều người đi theo sau chân Ngài. Họ đi theo sau một đức Phật vừa già nua vừa bệnh hoạn, nên dường như ai cũng rơi lệ. Sự thật, nếu trên thế giới này có một người thật sự mạnh khoẻ và huệ mệnh vĩnh viễn không có già bệnh, thì người ấy chính là bậc cứu thế, là bậc đại thánh, là đức Phật vậy.
Trên đường đi theo đức Phật, A Nan lo sợ thưa rằng :
- Thế Tôn nhập Niết Bàn rồi, thì nghi thức an táng chúng con phải làm như thế nào ?
Ðức Phật an nhiên đáp :
- Những người đã quy y sẽ đến giúp ông, ông đừng lo, hãy an tâm mà lo lấy việc của mình. Tuy nhiên ta cũng có thể chỉ bày cho ông một vài nghi thức để cùng ông tham khảo. Mọi người ai cũng mong muốn biết, và cũng để tránh điều tranh luận giữa đám đông người, ta nói cho các ông nghe cũng tốt. Thế thì ta bày cho các ông nghi thức mai táng của Chuyển Luân Thánh Vương vậy !
- Nghi thức mai táng của Chuyển Luân Thánh Vương là thế nào ?
A Nan xúc cảm vừa khóc vừa hỏi.
Ðức Phật nhẹ nhàng trả lời :
- Trước hết lấy nước thơm rửa người, xong dùng vải mới sạch bao người lại. Bên trên dùng 500 tấm thảm bông bao thêm, đặt vào trong một cỗ áo quan bằng vàng, bên trong áo quan có phết dầu hương. Sau đó mới đem cỗ áo quan đặt vào một chiếc quan tài bằng sắt, xung quanh quan tài rải hương chiên đàn trên một vòng tròn rộng, bên trên thì chất hương thơm, bốn phía đặt hoa tươi...
Ðức Phật nói đến đây, trầm ngâm một lúc rồi lại nói :
- Phật có thể tự dùng lửa tam muộitrà tỳ, các ông thu thập xá lợi và lập tháp ở ngã tư đường để người qua lại biết mà nhớ nghĩ và tin tưởng.
Ðức Phật không hề muốn ai xây tháp cho chính mình, mà vì chúng sinh nên mới để lại di ngôn như trên.
Không lâu sau, đức Phật tiến vào thành Câu Thi Na Ca La, dặn dò A Nan rằng:
- Ông hãy vì ta mà đến giữa hai gốc cây Sa La sắp đặt một chỗ nằm, đầu quay về hướng bắc, mặt nhìn về hướng tây. Những năm sắp tới, giáo pháp của ta có thể hướng về phía bắc mà hoằng truyền, và tương lai sẽ thịnh hành ở phương tây. Ðêm nay ta sẽ nhập Niết Bàn.
A Nanđại chúng nghe thế, ai cũng khóc không sao ngừng được. Sau đó mọi người bàn tính với nhau, nếu chỉ ở đó mà khóc lóc thì chẳng có ích lợi gì, điều cần kíp là phải thỉnh cầu đức Phật chỉ bày làm cách nào để chính pháp được giữ gìn lâu dài trong thế gian đời vị lai. Bàn tính với nhau xong, họ cử A Nan thỉnh giáo đức Phật :
- Thế Tôn, chúng con không cách nào mà không buồn thương cho được, nhưng chúng con có bốn vấn đề cuối cùng xin thỉnh Thế Tôn chỉ bày :
Thứ nhất, lúc Thế Tôn còn tại thế, Ngài là thầy cho chúng con nương dựa. Thế Tôn Niết Bàn rồi, chúng con biết nương dựa vào người thầy nào đây ?
Thứ hai, lúc Thế Tôn còn tại thế, chúng con an trụ vào Phật. Thế Tôn Niết Bàn rồi, chúng con biết an trụ vào đâu ?
Thứ ba, lúc Thế Tôn còn tại thế thì người hung ác đã có Thế Tôn điều phục. Thế Tôn Niết Bàn rồi, làm sao điều phục người hung ác đây ?
Thứ tư, lúc Thế Tôn còn tại thế, ngôn giáo của Phật nói ai cũng đễ tin dễ hiểu. Thế Tôn Niết Bàn rồi, kinh điển kết tập làm sao cho người ta tin tưởng ?
Ðức Phật trả lời một cách từ bi, vui vẻ :
- A Nan, ông được đại chúng đề cử đến hỏi ta bốn vấn đề này, thật là vô cùng quan trọng. Các ông không nên bi lụy như thế, giả như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên mà còn sống, chắc chắn họ sẽ không cư xử như các ông đâu ! Ðại Ca Diếp hiện giờ còn trên đường về, ông ấy sẽ không về kịp trước giờ ta Niết Bàn. Các ông phải nhận biết pháp tính, nếu Phật dùng ứng thântại thế gian, thì đây là tướng vô thường cuối cùng, phải nhập Niết Bàn. Các ông y theo pháp mà hành thì không khác gì Phật thường còn ở thế gian vậy.
Nay ta sẽ trả lời bốn vấn đề của các ông hỏi, các ông hãy nhớ kỹ lấy :
Thứ nhất, các ông hỏi ta Niết Bàn rồi thì ai là thầy cho các ông nương : hãy nương vào Ba La Ðề Mộc Xoa.
Thứ hai, các ông hỏi ta Niết Bàn rồi thì nên an trụ vào đâu : hãy an trụ vào Tứ Niệm Xứ.
Thứ ba, các ông hỏi ta Niết Bàn rồi thì làm sao điều phục người hung ác : nên im lặng tách xa họ ra.
Thứ tư, các ông hỏi ta Niết Bàn rồi thì làm sao cho người ta tin vào kinh điển : phải đặt bốn chữ "Như Thị Ngã Văn" ở ngay đầu tất cả mọi bộ kinh.
A Nan, các ông nên thường xuyên nhớ nghĩ đến chỗ Phật sinh ra, chỗ Phật giác ngộ, chỗ Phật thuyết pháp và chỗ Phật Niết Bàn. Ðiều cần thiết là thân phải từ, miệng phải từ và ý phải từ, chuyện khác không cần quan tâm đến. Hôm nay không nên bi lụy, hãy mau vì ta mà đến giữa hai gốc cây Sa Lasắp đặt chỗ nằm.
Ðây là nguyên do tại sao mà ở đầu tất cả mọi kinh điển đều có bốn chữ "Như Thị Ngã Văn".

Diệu Hạnh dịch (Theo Phật Giáo Cố Sự Đại Toàn)

theo phoquang.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9994)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10299)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11207)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9937)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10193)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9637)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10019)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8784)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8511)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10041)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9997)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9428)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10570)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9117)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10500)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11273)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8485)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12615)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10133)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8431)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9650)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9503)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8109)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9968)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9212)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13347)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9548)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8664)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10304)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8634)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8613)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14190)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10192)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8588)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11479)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11836)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8767)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8111)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9358)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10391)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8691)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8796)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16055)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9876)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11379)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10181)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8348)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9266)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 10006)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8587)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant