Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tuệ Trí

20 Tháng Mười 201000:00(Xem: 14451)
Tuệ Trí

TUỆ TRÍ
1.

Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát. Ðiện Phật tĩnh lặng. Lẩn quất thanh thoát hương trầm, hương huệ trắng.

Trời đã khuya.

Tuệ Trí tọa thiền bất động chừng đã lâu lắm. Hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Những giọt nước mắt tưởng đã khô cạn từ lâu lắm. Trước ngày xuất gia, những nhục nhằn cay đắng, buồn đau khổ lụy của đời, chưa hề làm cho sư ứa lệ.

Lần sau cùng sư khóc là ngày được tin mẹ mất. Và nay chỉ những khi nhớ đến me, với tất cả dạt dào thương cảm lẫn với niềm ray rứt ân hận, không được cận kề ngày mẹ bệnh, mẹ mất để săn sóc báo hiếu. Chỉ những khi nhớ đến những ngày mẹ con gần gũi bên nhau. Chỉ những lúc quỳ gối trước bàn thơ,ợ quán niệm danh hiệu Phật để cầu cho mẹ. Chỉ những lúc đó, Tuệ Trí mới rơm rớm khóc.

Thế mà những ngày gần đây, một người phụ nữ khác đã làm Tuệ Trí ứa nước mắt dễ dàng mỗi khi hình dung đến. Những giọt nước mắt cưu mang nỗi đau đang cuồn cuộn trong lòng Tuệ Trí. Lồng ngực nặng nề như muốn vỡ tung. Tâm thần động loạn rã rời. Bao nhiêu công phu thiền tập giờ đã vô dụng. Những câu thiền chú và quán niệm trở thành nhạt nhẽo vô nghĩa. Tuệ Trí không theo dõi được hơi thở để tâm mình vắng lặng, trong sáng như trước đây .

Cầm tà áo tràng nâu sồng lên lau khô nước mắt. Tuệ Trí sửa lại thế ngồi, thẳng lưng tập trung nhẩm tụng thiền chú. Thời gian lặng qua. Dù nhất tâm quán chỉ, Tuệ Trí vẫn bị vọng tưởng lôi kéo suy nghĩ miên man và khẽ gọi tên người thiếu phụ. Sư bỗng lại thấy mình ứa nước mắt. Tràn trề đau khổ. Gục đầu thổn thức. Nước mắt rơi ướt đẫm trang kinh. Tuệ Trí thờ thẩn đứng dậy. Vội vàng đảnh Phật. Nhìn dáo dát sợ có người bắt gặp.

Chánh điện vẫn tĩnh lặng. Cây nến trên bàn thờ tắt ngấm từ lâu. Tượng Phật đã lẩn vào bóng tối dấu đi nét bao dung trên khuôn mặt đấng Từ bi.

Cúi đầu đi thẳng vào hậu liêu. Cởi vội chiếc áo tràng. Tuệ Trí lên giường nằm, lâm râm niệm Phật, cố đi vào giấc ngủ. Nhưng nét mặt thiếu phụ nhất là ánh mắt nhìn, nụ cười, một cái gì đó mông lung bàng bạc cứ lãng vãng trong tâm trí. Sư không thể nào chợp mắt.

Chuông chùa thong thả đổ báo thời công phu sáng. Tuệ Trí mệt mỏi gượng ngồi dậy lẩm nhẩm. “Lại một đêm mất ngủ!”

Tám năm trời thanh thảng trôi qua. Từ ngày Tuệ Trí được sư cụ Tuệ Giác nhận làm đệ tử, vào chùa xuất gia tu học.

Trình độ tri thức, phong cách chững chạc, những kinh nghiệm thực tế đau thương phi lý của cuộc đời và nhất là ý nguyện tu học đã giúp Tuệ Trí tiến nhanh trên đường tầm đạo. Tuệ Trí đã tìm được sự tĩnh lặng an trú, quên đi những phiền trượt của cuộc đờiợ sóng gió trước đây. Một đôi khi nếu có nhớ lại thì cũng thoáng qua mà không để lại bất cứ muộn phiền oán trách nào. Sư đã hiểu được cái nghiệp mình phải trả cho những điều dây dưa từ thuở kiếp nào.

Tuệ Trí mãn nguyện đã tìm đi đúng đường. Ðúng lúc để được thỏa mãn những thao thức bẩm sinh về tâm linh, tri thức. Giờ đây Tuệ Trí lại có đủ điệu kiện lăn xả vào hạnh nguyện bố thí. Quên mình. Giúp người. Giúp đời.

Sự việc hôm nay đến với Tuệ Trí căn nguyên từ một hạnh ngộ tình cờ.

Cách đây mấy năm, một ngày cuối hạ. Tuệ Trí xuống làng để cùng dân chúng thu dọn một khu nhà đổ sập sau cơn bão rớt trái mùa. Dân làng thân quen gần gũi với sư, không những bởi tấm lòng từ bi xả thânmọi người, mà còn bởi tư chất thông minh hiểu rộng, lại rất hồn nhiên vui đùa dí dỏm. Ðiều này ít có ở giới tăng ni, thường đạo mạo, thích được cung kính hay được khúm núm vái chào. Tuệ Trí được người già tin cậy, người trẻ thân tình và trẻ con quấn quít.

Hôm đó, vừa lui cui dọn dẹp, Tuệ Trí lại vừa pha trò làm cho lũ thanh niên cười ngặt nghẽo. Ai nấy hăng hái làm quên mệt. Ðang lúc ngước đầu chùi vội mồ hồi giỏ giọt trên trán, Tuệ Trí chợt thấy một thiếu phụ trung niên phúc hậu, đang vỗ về an ủi một gia đình buồn rầu vì cơ nghiệp bị thiên tai cuốn sạch.

Thoáng nhìn khuôn mặt nàng, Tuệ Trí bỗng thấy xao động sững sờ. Tưởng như gặp một người thân yêu đã từ lâu xa vắng. Sư cũng thoáng thấy trong đôi mắt người lạ một thoáng xao xuyến kỳ lạ nào đó mà sư chỉ cảm nhận. Không giải thích được. Tất cả chừng như thoáng nhanh trong một sát na.

Từ đó đến chiều Tuệ Trí ở trong một tình trạng mâu thuẫn. Khổ tâm. Một mặt muốn lẩn tránh điều mà sư linh cảm như một nghiệp chướng bất ngờ đưa đẩy đến. Mặt khác lại bị thôi thúc bởi một động lực vô hình mạnh mẽ. Muốn nhìn lại khuôn mặt, mới lần đầu gặp gỡ mà dường như đã thương yêu gần gũi lâu đời. Có lẻ thiếu phụ cũng ở trong cùng tâm trạng. Những lúc vô tình gặp nhau trong sân làng, cả hai lúng túng. Nhìn vội nhau. Ngoảnh mặt đi cố tránh.

Chiều đến, lúc chia tay mọi người, Tuệ Trí gặp nàngỳ đầu hiên nhà. Nhìn nhau. Cả hai chẳng nói với nhau lời nào. Dù chỉ là lời từ biệt thường tình. Nhưng. Ánh mắt ! Như xuyên suốt tận cõi lòng âm u.

Ðêm đó. Tuệ Trí đã thêm vào khóa kinh nhật tụng, lời sám hối những vọng tưởng si mê.

Chống đỡ lẩn tránh. Hôm sau lấy cớ mệt, Tuệ Trí nhờ một sư đệ xuống làng thay mình. Quá trưa, sau giờ thọ trai của tăng chúng, Tuệ Trí bồn chồn thấp thỏm đứng ngồi không yên như có điều gì thôi thúc. Xế chiều, lòng nóng như lửa, Buông xuôi. Viện cớ phải xem xét công việc bỏ dở hôm qua, Tuệ Trí lấy nón vội vàng xuống núi.

Thật ra chùa chỉ nằm trên ngọn đồi không cao lắm nhưng tách biệt với xóm làng. Sáng chiều, tiếng chuông chùa quen thuộc êm ả ngân vang lan tỏa tận cuối thôn. Tuệ Trí qua cửa tam quan ngôi cổ tự, lần theo mấy chục bậc cấp. Theo con đường sỏi đất đo, đến làng.

Thấy sư, mọi người chào hỏi tíu tít thân tình. Công việc dọn dẹp cũng đã tạm xong. Tuệ Trí cố nhìn quanh tìm khuôn mặt người thiếu phụ hiền hậu. Tìm hoài chẳng thấy. Buồn bã. Thiếu vắng. Sư chậm bước, về chùa. Vừa đi vừa quán chỉ hành thiền. Cố xua đuổi phiền nảo chợt đến mà sao nặng nề.

Kể từ hôm đó. Thỉnh thoảng trong giấc mơ, Tuệ Trí bất chợt thấy rõ khuôn mặt của người phụ nữ, dù chưa hề quen mà đã làm sư vấn vương khó giải thích. Tình cảm thương yêu và nhớ nhung vừa gây men hạnh phúc cho con tim ứa tràn sức sống, lại vừa làm cho sư mang một nỗi buồn cháy ruột. Sư chú tâm vào công phu tu tập. Dành thì giờ lăng xả vào công việc từ thiện. Công việc bận rộn đầu tắt mặt tối cũng giúp cho Tuệ Trí khuây khỏa. Tưởng chừng như đã quên được bóng dáng thương yêu.


Mấy tháng nay chùa lập thêm một trạm xá cho dân chúng quanh làng.

Tuệ Trí được sư phụ Tuệ Giác giao phó trông coi. Sư bàng hoàng. Vui mừng mà cũng thấy lo vu vơ, khi biết được trong những người làm công quả có Nhân Ai. Người thiếu phụ sư đã tìm cách quên đi. Chỉ sau một thời gian ngắn, Tuệ Trí nhận ra tên và người tưởng như là một. Như thực và ảnh trước tấm gương soi. Nhân hậuđơn giản. Nhân hậu với mọi ngườiđơn giản khiêm tốn trong cung cách sống. Ðiều này chỉ có thể có với những người có một đời sống nội tâm phong phú, đã hiểu được giới hạn của những phù du và lẽ vô thường.

Nhìn Nhân Ai săn sóc người bệnh, an ủi người già cả ốm yếu tật nguyền hay vỗ về vui đùa với trẻ nhỏ, Tuệ Trí xúc động thật sự và có một niềm thương phục. Một nguồn cảm thông chỉ có giữa những người đồng điệu, biết quên mìnhđồng loại, Những người nếu chưa vươn tới được cái tâm của Bồ Tát thì cũng đã vượt qua cái nhỏ nhen ích kỷ thường tình. Những người mà quanh họ dường như như tỏa trùm một không khí đầy tình thương, tạo được giữa người và người sự tin cậy, thân tình vui vẻ.

Cái duyên hạnh ngộ đã đưa Tuệ Trí đến cái nghiệp yêu thương.

Càng ngày Tuệ Trí càng thấy không thể cưởng chống lại một tình cảm sâu đậm nhớ thương cuồn cuộn dấy lên trong lòng mình. Một trạng thái tình cảm chưa hề kinh nghiệm dù đã trải qua đời sống chồng vợ trước khi vào chùa. Tuệ Trí bắt đâu cảm nhận những kỳ diệu của tình yêu và những xót xa của một nỗi buồn quay quắt lúc xa vắng. Sư cầu nguyện, trì tụng kinh chú và thiền định để tâm vắng lặng, trong sáng, thảnh thơi. Tất cả dường như bất lực.

 2.

Sư cụ trụ trì Tuệ Giác gần đây nhận thấy có một sự bất an nào đó thể hiện qua thái độ bồn chồn và nét mặt đau khổ cố che đây của trưởng tử. Người mà sư cụ rất thương yêu tin cậy và có ý định truyền y bát trước khi viên tịch để kế tục cai quản chùa. Thay mình hướng dẫn tăng chúng tu học.

Chiều nay, gặp Tuệ Trí trên hiên chùa, sư cụ nhỏ nhẹ. “Con theo ta.” Nói xong, lặng lẽ chống cây thiền trúc chậm rãi đi trước về phía sân chùa. Nơi có những cây thông lâu niên, hàng dương liễu vi vu trong gió chiều. Tuệ Trí thấp thỏm cúi đầu. Nặng nề bước theo chân thầy.

Qua khỏi sân chùa, hai thầy trò đến khu bảo tháp nơi cất giữ nhục thân các vị trụ trì quá vãng. Khu tháp sạch sẽ và thoáng mát. Ngồi xuống trên tảng đá dưới gốc thông già, sư cụ chỉ tay cho đệ tử ngồi cạnh.

Tuệ Trí linh cảm điều nghiêm trọng. Nhìn nét mặt, thấy thầy mình bình thản tự tại nên cũng vơi nỗi lo.

“Tuệ Trí con. Ta thấy con có điều gì bất an nên âu sầu ủ rũ?”

Cúi mặt xuống đất để tránh ánh mắt sư phụ. Biết không thể che dấu. Và thật lòng chẳng có điều gì muốn dấu sư phụ. Tuệ Trí ngập ngừng.

“Dạ...Dạ thưa thầy có.”

“Con nói cho ta nghe. May ra, ta có cách gì giúp được con hay không?”

Ngẫng đầu, rụt rè nhìn sư phụ. Thấy người đang nhìn với ánh mắt đầy thương yêu, Tuệ Trí hết ngại ngùng. Kể lại cho sư phụ từ đầu mối tình vọng tưởng. Nỗi đau chất chứatâm thần động loạn bất trị hiện nay.

Tuệ Giác lắng nghe. Tiếng gió chiều và tiếng thông reo đã lấn tiếng thở dài nhẹ, buồn, của vị tăng già luống tuổi. Tuệ Trí hồi hộp chờ đợi.

“Mô Phật. Ta hiểu và không trách mắng gì con.”

“Cám ơn thầy. Con biết mình phạm tội và phụ lòng thầy nhưng con không thể nào kiểm soát con được nữa. Con...Con thật cố hiểu mà không thể hiểu được!”

Tuệ Trí thổn thức.

Ðặt tay bóp nhẹ vai đệ tử, như chuyền thêm nội lực và tình thương. Thông cảm. Sư Tuệ Giác trầm giọng

“Ta hiểu được!”

Tuệ Trí ngạc nhiên nhìn thầy.

“Ta nghĩ. Ngay lần đầu gặp gở con đã bị động tâm. Chẳng qua vì Nhân Ai có nét mặt rất giống con. Thầy cũng đã tự hỏi phải chăng hai đứa này là anh em hay sao mà có những nét giống nhau ?”

Tuệ Trí thoáng giật mình, xúc động. Việc này tưởng chỉ mình biết. Ðâu ngờ sư phụ cũng đã theo dõi và cố tìm cho ra một lời giải thích.

Thấy đệ tử nhìn mình với đôi mắt mở lớn, Sư Tuệ Giác mĩm cười:

“Này con! Chúng sinh dù nam hay nữ, may mắn được sinh ra với dung nhan đẹp đẽ tuấn tú hay không may có bộ mặt chẳng dễ coi, có khi tật nguyềnànhưng chẳng ai ghét được mặt mình. Ngày ngày nhìn ảnh mình trong gương soi, tất cả nét hình của mình dội vào tiềm thức ghi dấu và tích lũy âm thầm ở đó. Cho nên giữa đám đông người xa lạ lại có cảm tình quyến luyến đặc biệt với một người nào đó, cho dù người này không đẹp không duyên dáng bằng những người khác. Chẳng qua dưới tác động của tiềm thức, ta có khuynh hướng tìm về những nét thân quen. Con chỉ thấy Nhân Ái một lần rồi đem lòng thương yêu. Tưởng nhớ quay quắt. Bởi vì.. Bởi vì con đã gặp lại...chính mình!”

Tuệ Trí im nghe sư phụ giải thích. Lắc đầu nhè nhe. Nghi ngờ

“Thưa thầy! Ðiều nay cũng có lý phần nào. Con thấy nhiều cặp vợ chồng quả có khuôn mặt hao hao giống nhau. Nhưng...Nhưng...”

Thấy đệ tử còn có vẻ nghi ngờ, sư cụ nói thêm

“Cũng có thể trong một kiếp nào đo, con và Nhân Ai đã là anh em gần gũi thân thiết. Những kinh nghiệm và hành động trong quá khứ đã hằn sâu trên hành trình của tâm thức. Ðến kiếp này khi điều kiện cho phép, như sự gặp gỡ tình cờ của chúng con, thì một động lực chuyển vào tâm trí thúc dục con có tình cảm yêu thươngước mong gần gũi.”

Tuệ Trí trầm ngâm. Ngước nhìn thầy. Giọng man mác buồn

“Thưa thầy. Nếu như con thương hình bóng con, đó là tình cảm giữa hai anh em và cùng lắm là hai anh em sinh đôi, đâu đến nổi si tình không chống đỡ được!”

Sư cụ Tuệ Giác cười nhẹ khó hiểu. Chống gậy. Run run đứng lên. Tuệ Trí bật dậy đỡ thầy.

“Cứ để mặc ta. Ta còn khỏe lắm, chỉ muốn đi một vòng cho dãn gân cốt.”

“Hay con đưa thầy về chùa nghỉ?”

“Không. Không. Thầy vẫn muốn vẫn thích nói chuyện với con. Con cứ nói hết ra đi. Chỉ khi nào nhận ra được nguyên nhân của khổ lụy thì mới đoạn trừ khổ lụy.”

“Bạch sư phụ. Thầy cũng đã dạy cho con biết tâm thức vốn vô thủy vô chung. Không bắt đầu mà cũng không chấm dứt. Không được tạo ra hay hủy diệt mà chuyển hóa không ngừng. Thân xác con và Nhân Ái chỉ mang tâm thức được tái sinh của một ai đó trong tiền kiếp. Và nếu như vậy chúng con không thể là anh em hay bạn hữu vì kinh nghiệm của tâm thức về tình cảm anh em không thể giống như tình yêu trai gái. Mà thưa thầy...trường hợp của con...”

Tuệ Trí ngập ngừng rồi ấp úng thú nhận:

“Trường hợp của con...là một khao khác yêu đương. Mong nhớ nóng cháy tâm can.”

Sư cụ Tuệ Giác quay người nhìn thẳng mặt đệ tư. Cười lớn:

“Vậy thì kiếp trước hay một kiếp xa xôi nào đó các con đã là vợ chồng!”

Tuệ Trí vẫn đăm chiêu. Nét mặt nhuốm khổ đau. Bị khơi lại một dĩ vãng, tưởng chừng đã quên lãng.

“Có thể là vậy. Nhưng trong đời sống vợ chồng thế gian có bao nhiêu đôi lứa thương yêu nhau thật sự tận cuối đời để khao khát được gặp lại trong đời sau?”

Tuệ Giác lại cười lớn thú nhận.

“Ðiều này thì thầy không kinh nghiệm. Ta đi tu từ thuở lên sáu.” 

Tuệ Trí xuống giọng. Tâm sự với thầy mà như nói cho riêng mình.

“Nhiều gia đình trông vào, đôi vợ chồng vẫn chung sống với nhau. Ðằm thắm hạnh phúc con cháu. Nhưng thật ra. Hoặc vợ hoặc chồng. Có khi cả hai. Ðều mang một nỗi cô đơn trống vắng. Thiếu hẳn thương yêu thông cảm, sẻ chia của người bạn đường. Vì luân lý đạo đức. Vì những ràng buộc hệ lụy kết chằn. Họ đã nhẫn nhục. Kéo dài cuộc sống không hạnh phúc vì trách nhiệm, vì quyết định lựa chọn của mình.”

Sư cụ hỏi chận:

“Ý con nói những cặp vợ chồng đó sống với nhau vì nghĩa. Vì bổn phận. Không phải vì tình. Phải không? Nhưng theo ta. Ðó là cái cao quý nhất. Bởi vì nghĩa gắn liền với hy sinh. Chỉ cho, mà không nhận. Và cũng có thể do cái nghĩa vợ chồng ràng buộc đó từ kiếp nào mà giờ đây các con tìm đến nhau ?.”

Tuệ Trí không trả lời. Biết thầy mình khó mà hiểu được rằng. Yêu mà chỉ nhận về cho mình không mà thôi, đó không phải là yêu mà chỉ sự hưởng thụ ích kỷ. Ngược lại yêu mà chỉ cho, chỉ hy sinh thì đó là một hình thức nô lệ được bào chữa và ca tụng nhân danh đạo lý. Tình yêu thực sự là một tặng phẩm rất tuyệt vờichúng sinh có được. Vừa nhận lại vừa cho. Tự nhiên không tính toán. Ðôi lứa cùng chia sẻ hạnh phúc. Không ai phải chịu đựng ai mà rất cần có nhau. Có được tình yêu, kinh nghiệm được sự kỳ diệu của nó. Lại được sống với tình yêu. Can đảm giữ được tình yêu. Trên đời này bao nhiêu người?

Thấy Tuệ Trí không trả lời mà lặng thinh khó hiểu. Sư cụ kiên nhẫn chờ.

Mặt trời đã gần khuất sau những ngọn tháp, chỉ còn thoi thóp những tia nắng xiêng khoai. Cũng sắp đến giờ cơm chiều mà câu chuyện giữa hai thầy trò vẫn còn dang dở.

Tiếng chuông chiều thong thả vang dội. Phá tan cái tĩnh lặng của chiều hè và đưa Tuệ Trí ra khỏi dòng suy tư.

“Thưa thầy. Nếu vì nghĩa thì có gặp nhau cũng chỉ là cái nợ phải lo lắng. Ðó thuộc về cái lý của cái đầu. Chứ đâu có cái nhớ thương ray rức của cái tình, thuộc về con tim.”

Tuệ Trí dìu sư phụ trở lại chùa. Vừa đi vừa nói, lòng vẫn nặng nề trầm uẩn

“Thưa thầy. Cơ duyên đưa đẩy để gặp lại người từ tiền kiếp đã là muôn một hiếm hoi. Vợ chồng thương yêu gắn bó như người bạn đường, vẫn mong hạnh ngộ trong kiếp sau, lại là một hiếm hoi khác. Hai cái hiếm hoi cùng xẩy ra thì không thể nào có được.”

“Như vậy thì theo ta thì chắc chắn ở một kiếp nào đó con và Nhân Ai là hai kẻ đang yêu nhau ý hiệp tâm đầu. Do một ngang trái nào đo, có thể là tai nạn hay chiến tranh mà phải chia ly tức tưởi để lại trong nhau một niềm đau mất mát tận cùng. Kinh nghiệm đó đã ghi trên dòng tâm thức chuyển di. Qua bao đời bao kiếp các con đã đi tìm nhau trong vô minh. Vì...Vì chính các con cũng không biết. Trong mỗi các con hình như mang một nỗi cô đơn khắc khoải trống vắng. Một khát khao mơ hồ nào đó. Cơ duyên hiếm hoi diệu kỳ, Các con đã gặp nhau và bỗng phát hiện cái thiếu vắng mình đang kiếm tìm. Thế nên, mới thấy mà đã yêu nhau và tưởng chừng đã gần gũi quen nhau biết nhau, ràng buộc nhau từ lâuàlâu lắm.”

Tuệ Trí chợt sững người trước cách lý giải của thầy. Thoáng mừng như có chỗ để bám víu:

“Nếu như vậy con và Nhân Ai đâu có tội lỗi gì. Vì đây...Vì đây chỉ là cái nghiệp của chúng con.”

Thấy Tuệ Trí hăng hái biện hộ, Sư cụ Tuệ Giác cười ra tiếng

“Không! Nghiệp chỉ là động lực thúc đẩy. Nhưng hành động hay không là trách nhiệm do mình lựa chọn. Do trình độ tĩnh thức.”

Tuệ Trí xuống giọng:

“Thưa thầy. Tình cảm mà mức độ cao nhất là tình yêu miên man như sông như suối, chảy mãi không ngừng, tuôn tràn như thác đổ. Có thể nào,Thưa thầy! Có thể nào dùng sự tĩnh thức để ngăn thác nước ngừng chảy nửa chừng cao?”

Chưa kịp trả lời cho Tuệ Trí, hai thầy trò đã về đến hiên chùa. Câu chuyện bỏ dở. Ðến giờ cơm chiều. Chúng tăng đã tề tựu đông đủ và đang chờ sư phụtrai phòng.

Sáng tinh mơ hôm sau. Ngoài trời vẫn còn tối đen. Bên trong chánh diện, đèn nến sáng rực.

Ðến giờ khoá kinh sáng thường lệ. Mọi người nghiêm trang trầm mặc vân tập quỳ gối tại điện Phật. Sư cụ Tuệ Giác vẫn chưa thấy bóng dáng Tuệ Trí đâu. Thường ngày Tuệ Trí đến sớm hơn hết để lên đèn thắp hương, điều khiền tăng chúng. Bao năm nay chưa hề sai trễ. Nghĩ rằng đệ tử mệt nhọc ngủ quên. Vẫy gọi chú tiểu. Sư cụ sai chạy vào hậu liêu đánh thức. Một lúc sau chú tiểu hốt hoảng chạy ra nói nhỏ điều gì với sư cụ. Người vội vả đi về phía sau chánh điện.

Ðến trước cửa phòng của Tuệ Trí, sư cụ thoáng ngần ngại rồi đẩy mạnh cánh cửa gỗ vào phòng. Tiếng rít khô khan.

Phòng vắng lạnh. Chiếc áo tràng nâu sồng Tuệ Trí thường mặc, treo trên cột nhà. Trên chiếc bàn nhỏ, chuổi tràng hạt, vật bất ly thân, được để ngay ngắn trên cuộn sách kinh đã gấp lại. Gối mền vẫn còn thẳng nếp trên khung giường nhỏ cuối phòng.

Tuệ Trí đã bỏ chùa ra đi. Dễ chừng từ đầu hôm. Lúc trăng vừa mọc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1996)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1809)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2379)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1978)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2094)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2269)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2557)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2577)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2115)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2577)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1914)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2031)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2303)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2818)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1738)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1639)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1844)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1692)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2249)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2425)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2124)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1900)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1809)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2002)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1741)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2743)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1879)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2210)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2173)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2527)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1836)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2027)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1902)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2067)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2649)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3753)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2320)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2329)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1705)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2022)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2368)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2341)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2185)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3157)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2164)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2555)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2079)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 2008)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2216)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2515)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant