Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đứa con bất hiếu

21 Tháng Mười 201000:00(Xem: 16438)
Đứa con bất hiếu

Đứa con bất hiếu


 “Mà thương mạ vẫn thường hay tựa cửa

Bên mâm cơm, vắng bóng đứa con về”. (hp)

Người xưa thường nói “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”(1), điều đó hẳn là không sai, vì ngày nay, chúng ta cực khổ vì con chừng nào thì nghĩ đến ngày trước, khi chúng ta nhỏ bé, ấu thơ, cha mẹ đã khổ vì ta chừng ấy. Nhưng có điều ngậm ngùi nhất là khi về già, ngẫm lại chúng ta thấy quả chúng ta là những đứa con bất hiếu, vì có những điều chúng ta thường mong đợi nơi con chúng ta hôm nay, chúng ta chưa hề làm cho cha mẹ.

Có phải là chúng ta cảm thấy sung sướng hạnh phúc khi ngày nay dù trên đất Mỹ, con cái chúng ta sống gần gũi trong một tiểu bang, đứa xa nhất cũng một vài giờ xe. Những ngày lễ cuối năm hay khi hữu sự, có đầy đủ con cái trong gia đình về sum họp, cháu chắt đầy nhà, bận rộn nhưng trong lòng thấy hạnh phúc vui tươi. Thế mà ngày xưa, khi đủ lông đủ cánh, tôi như con chim chỉ muốn bay xa, thật xa không muốn về đậu nơi gần tổ cũ. Khi có gia đình rồi lại muốn đi xa hơn nữa. Cha mẹ tôi ở Huế, nhưng tôi lại muốn vào làm việc ở Saigon, quả thật đôi khi cũng vì công vụ, nhưng thật lòng không bao giờ tôi muốn về nơi đó để hôm sớm có cha có mẹ. Như vậy dù mỗi năm một lần trở về viếng thăm cha mẹ già, điều đó đã đủ chưa? Ðối với đứa con, nó cho là đủ, nhưng với sự mong chờ của cha mẹ, hãy còn quá ít.

Tôi biết nỗi cô đơn của những người già trông đợi con, nhưng mỗi đứa con lớn lên đều có đời sống riêng, một mái gia đình riêng và những nỗi lo lắng riêng. Hình ảnh cha mẹ trong lòng mỗi đứa con, đôi khi tưởng như mờ nhạt, nhưng mỗi đứa con dù đã lớn khôn, có gia đình riêng vẫn ở trong lòng của mỗi người cha, mỗi người mẹ rất đậm nét. Thương con rồi còn lo nghĩ đến thế hệ cháu. Chúng có được mặc ấm không? Ði nghỉ Hè có được cha mẹ để mắt trông chúng khi chúng xuống biển hay khi qua đường không? Hôm nay trời nóng, chúng có uống nhiều nước không? Sáng nay trời lạnh, đến trường chúng có mặc đủ ấm không? Những câu hỏi thường làm cha mẹ chúng bực mình, nhiều khi trả lời gay gắt với chúng ta, và ngày xưa chúng ta cũng đã từng nói như thế với cha mẹ. Ngày xưa khi tôi có dịp về thành phố, nơi cha mẹ đang sinh sống, tôi thường đi theo bạn bè hay đồng nghiệp ở một vài ngày nơi khách sạn bên kia sông, hơn là về nhà cha mẹ nằm ngủ trong cái mùng cũ kỹ, ố vàng hay ăn một bữa cơm rau dưới ánh đèn lù mù. Tôi biết cha mẹ tôi đã mừng rỡ như thế nào khi nghe tin tôi về nhà, mẹ tôi đã chắt chiu nấu cho tôi món canh măng hay món cá kho mà tôi vẫn thích từ thuở nhỏ. Khi tôi về trễ, mâm cơm dọn sẵn vẫn còn đậy trong cái “lồng bàn” chờ tôi, nhưng tôi đã ăn no, cũng không buồn dở mâm cơm ra, cầm đũa lên, xuýt xoa trước những món ăn quen thuộc thời thơ ấu cho mẹ tôi vui lòng. Quả thật tôi là đứa con bất hiếu.

Ngày nay mỗi lần thấy một bóng chiếc xe quen quẹo vào khu parking, vợ tôi cứ tưởng là có con ghé nhà, điều ấy có khác chi ngày xưa cha tôi vẫn dõi mắt ra đường lộ, nhìn những người khách lạ vừa xuống chuyến xe đò, ngỡ là đứa con của mình vừa trở lại quê nhà. Ngày nay theo vận nước, con người nổi trôi đi khắp chân trời góc biển, nhiều gia đình con cái phân tán, đứa ở trời Tây đứa ở phương Ðông, dù vật chất dư thừa, nhưng làm sao có được cái ấm cúng, sum vầy, nhất là lúc “tối lửa tắt đèn”.

Ngày xưa, tôi không thích tham dự những ngày giỗ kỵ trong gia đình vẫn thường phải bó buộc giờ giấc, nhưng nếu không có những ngày giỗ kỵ như thế, khó có dịp gặp lại được đông đủ bà con quyến thuộc. Bây giờ chẳng ai còn cho những ngày giỗ tổ tiên là quan trọng, nhiều lắm là dành cho cha mẹ, còn như lên cao hơn đến ông bà thì ít ai còn nghĩ đến. Tôi biết một ông cụ ngày xưa giữ đến chức Tuần Vũ, có đến năm bà, mỗi bà trung bình có năm đến bảy con, tổng cộng ông có đến ba mươi người con, nếu không có những ngày giỗ kỵ, sum họp gia đình nghiêm ngặt, thì đến anh em ruột cũng không biết nhau, nói gì đến hàng cháu nội ngoại ra đường nhìn nhau như người dưng, rồi chuyện gì cũng có thể xẩy ra giữa anh em, họ hàng. Ngày nay ở hải ngoại, con cái đi làm ăn xa, tình gia tộc không còn khắng khít như xưa, may lắm là những ngày lễ cuối năm có những cuộc đoàn tụ trong từng mỗi gia đình nho nhỏ, còn như họ hàng thì càng ngày càng xa cách. Chúng ta thường thấy các cuộc họp đồng hương hay những cuộc hội ngộ với các chiến hữu trong đơn vị cũ, nhưng trong mỗi họ, mỗi gia tộc thì chỉ còn gặp nhau trong các tiệc cưới hy hữu mà thôi.

Nếu ngày xưa chúng ta vô tình hay thờ ơ với cha mẹ, để ngày nay, chúng ta đôi khi cũng gặp lại những cảnh huống như thế thì chúng ta lại cho là luật đời. Có người lại cho là chuyện nhân quả, gieo đậu thì có đậu, trồng khoai thì có khoai. Những điều chúng ta mong mỏi được con cái đối xử ngày hôm nay, chúng ta chưa hề làm cho cha mẹ. Khi biết ra thì cha mẹ đã qua đời, có hối hận luyến tiếc thì cũng không sao níu kéo lại được thời gian đã mất, bây giờ chỉ còn lại những nấm mồ đã xanh cỏ. Mỗi lần có người trong họ hàng qua đời, câu hỏi thân tình của chúng ta là “không biết các cháu có về đông đủ không?” Và đến khi nằm xuống, chắc chắn chúng ta ai cũng mong như thế. Khi cha tôi qua đời ở miền Trung, tôi đang ở trong nhà tù đất Bắc. Khi mẹ tôi ra đi ở quê nhà, tôi đang ở cách nơi đó nửa vòng trái đất. Dù với bất cứ lý do nào đi nữa, tôi cũng là đứa con bất hiếu, không về để phục tang, chống chiếc gậy tre bên quan tài cha tôi hay tiễn mẹ tôi đi một đoạn đường. Những món ngon vật lạ dâng lên bàn thờ cha mẹ, bây giờ đâu còn chút ý nghĩa gì. Ðám tang cho lớn, nghi thức rềnh rang chỉ dành tiếng tăm cho người sống, còn người chết chỉ mãn nguyện được ra đi thanh thản, hạnh phúc vì lúc còn sống được con cái hiếu thuận, phụng dưỡng, thương yêu. Ngày xưa, khi ra làm quan, thầy Tử Lộ buồn than vì không còn cha mẹ để phụng dưỡng, nhưng thuở hàn vi, thầy đã vất vả đội gạo, làm thuê để nuôi cha mẹ, cũng đã trọn đạo làm con rồi.

Chúng ta ai cũng mong có con cái quanh quẩn bên mình, hỏi han săn sóc, lưu tâm đến đời sống của cha mẹ, nhưng nếu không được như thế cũng nên thuận lòng, vì thường tình, đứa con đối với một bà mẹ là tất cả, nhưng cha mẹ đối với những đứa con chỉ là một phần nối tiếp của cuộc đời. Về già, tôi mới nhận ra tôi là đứa con bất hiếu, và mỗi khi tôi muốn trách con cái một điều gì, tôi thường nhận ra những khiếm khuyết của mình đối với cha mẹ ngày xưa, đành diện bích, đối bóng mà nghĩ lại thân mình, không khỏi thấy lòng hổ thẹn.

(1) “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”- La Tiên Sinh)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12651)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(Xem: 12333)
Lục hòa là sáu phương pháp thể hiện nhân cách sống một con ngườiđạo đức, đem lại sự hòa thuận, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ và...
(Xem: 7312)
Kể từ khi rời Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi đã bị ám ảnh với một câu hỏi dằn dặt đau khổ: làm thế nào...
(Xem: 8045)
Các nhà giáo dục đã nghiên cứutìm tòi các tài liệuphương pháp để giúp họ thực tập chánh niệm và để giúp các học sinh cùng thực hành chánh niệm.
(Xem: 8675)
Trong các thứ tình trên thế gian không có gì cao quý và thâm sâu bằng tình mẹ, mẹ mang nặng đẻ đau, sớm hôm nuôi dưỡng.
(Xem: 5105)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng...
(Xem: 6477)
Sáng nay, thứ Năm ngày 22 tháng 12 năm 2016, tôi đang hoằng Pháp tại một thành phố mưa nhiều Seattle, tiểu bang Washington.
(Xem: 6129)
Niềm hạnh phúc tối hậu - Phỏng vấn Đức Đạt-lai Lạt-ma (The Ultimate Happiness: An exclusive interview with the Dalai Lama) Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 7491)
Không có một đấng Thượng Đế toàn năng trong Đạo Phật. Không có ai đưa ra sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong một Ngày Phán Xét giả định.
(Xem: 7065)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại....
(Xem: 7553)
Doanh sự Tỳ-kheo là danh vị dùng để chỉ cho chư vị Tỳ-kheo có trách nhiệm quản lý các việc trong Tăng chúng.
(Xem: 7914)
Khi bị bắt buộc phải chờ đợi, như khi bị kẹt xe, phản ứng bản năng của chúng ta là phải làm gì đó để khỏi bực mình vì chờ đợi.
(Xem: 8438)
Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay ...
(Xem: 8961)
Khai sáng Đạo PhậtĐức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni người đã sống và giảng dạy ở Ấn Độ khoảng hai nghìn năm trăm năm trước.
(Xem: 8052)
Tôi cảm thấy băn khoăn về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mấy ngày nay. Khi ngài xuất hiện tại đạo tràng Thời Luân, ngài đã nói một cách rõ ràng rằng ngài sẽ...
(Xem: 6801)
Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy!
(Xem: 10049)
La Hầu La được xuất gia học đạo lúc 7 tuổi, do đó ý nghĩ, lời nói, hành động còn thô tháo. Phật bảo La Hầu La rằng...
(Xem: 9928)
Tình thương luôn có mặt, không có mới-cũ, được-mất, nhưng sẽ là điều kỳ diệu để vực dậy niềm tin yêu trong đời sống, mang lại an lạc, hạnh phúc thực sự cho chính mình, cho tất cả.
(Xem: 6464)
Tôi đến Nga lần đầu vào năm 1994 và năm nay 2016, là lần thứ năm tôi đã đặt chân đến đất nước nầy...
(Xem: 5656)
... ngồi bệt dưới đất, lặng lẽ ở một hè phố, là một vị sư và một số người Mỹ đang thiền tập, bất kể người đi bộ lướt qua trước mặt.
(Xem: 9082)
Khi tâm mình còn phân biệt nặng nề, còn thích ngon chán dở, còn thích đẹp chán xấu mà bảo là tùy duyên không ngại gì thì coi chừng bệnh hoạn, phải hiểu được cái ý đó.
(Xem: 8799)
Sự cầu nguyện trong đạo Phật còn là một pháp môn tu tập của người phật tử, nhờ cầu nguyệnnguyện lực của họ mạnh mẽ,niềm tin tăng trưởng, thiện nghiệp được phát huy...
(Xem: 8441)
Hạnh phúc chân thật chỉ hiện hữu sau khi chúng ta thấu triệt vô minh căn bản, tức là khởi nguyên của phiền não khổ đau.
(Xem: 8094)
Mùa an cư của giáo đoàn Siddhatta bình lặng giữa mùa sala hé nụ. Đoàn khất sĩ ngày thêm đông. Rừng sala như một lễ hội bắt đầu…
(Xem: 7610)
Chúng ta nên nói gì với giới trẻ về Phật giáo? Tôi xin tìm cách trả lời trong cương vị người cư sĩ hải ngoại.
(Xem: 7838)
Nền tảng giáo dục của đạo Phật xưa cũng rất xưa, nhưng mới cũng rất mới do đặc tính khai phóng, nhân văn, nâng cao trí tuệ...
(Xem: 8159)
Sống trong cuộc đời, ai cũng mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, muốn có hạnh phúc thì chúng ta phải dày công tạo dựng.
(Xem: 9158)
Trước hết cần phải hiểu ý nghĩa của từ tín ngưỡng (belief) trong Phật pháp, tín ngưỡng bao hàm
(Xem: 8943)
Nếu sự học hiểu về Tứ Diệu Đế không được chân xác, không được toàn diện về ngữ nghĩa thì sự tu tập của chúng ta có thể bị lệch hướng.
(Xem: 8798)
Sau đây là những lời khuyên đơn giản nhưng sâu sắc mà Ajahn Chah dành cho một đệ tử lớn tuổi của mình khi cô cận kề với cái chết.
(Xem: 11730)
Hồi Ức Về Ngày Về Nguồn 10 Tại Tu Viện Phổ Đà Sơn, Ottawa, Canada 2016...
(Xem: 7545)
Trong tám chánh đạo, chánh nghiệp (việc làm chân chánh), chánh mạng (nuôi thân mạng một cách chân chánh) nói về vấn đề này.
(Xem: 9118)
Trong đời sống, không ai mà không từng phạm phải sai lầm, có những sai lầm nhẹ có thể khắc phục, sửa sai, có những sai lầm...
(Xem: 7977)
Chẳng lạ gì khi sau một ngày làm việc căng thẳng ở sở, bạn trở về nhà mệt mỏi nhưng chẳng hề biết việc đó có liên quan gì đến cách thở sai nhịp của mình.
(Xem: 10059)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước...
(Xem: 13805)
Đứng trước sinh-lão-bệnh-tử trong đời người, thì giàu hay nghèo của con người thế gian cũng đều yếu ớt, vô lực. Tâm hồn cao thượng và...
(Xem: 7886)
Trong nghi thức cầu an của một số truyền thống Phật giáo hiện nay, đọc tụng Bảy giác ý (Thất giác chi) được ứng dụng phổ biến.
(Xem: 8432)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình.
(Xem: 12202)
Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.
(Xem: 9554)
Hạnh phúc trọn vẹn nhất cao cả nhất tuyệt vời nhất, là hạnh phúc được sống trong chánh pháp.
(Xem: 8724)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không làm phương hại đến...
(Xem: 9737)
Một Đức Phật ra đời, đau khổ liền nhẹ vơi; Một Phật đường xuất hiện, sưởi ấm bao lòng người...
(Xem: 8135)
Đất Mỹ không phải là nơi dễ hoằng dương Phật pháp. Nếu muốn đạo Phật lớn mạnh ở đây thì mỗi người mình phải gánh lấy trách nhiệm làm Phật giáo phát triển.
(Xem: 7701)
Nếu chúng ta hướng tâm mình theo chiều hướng tích cực, chúng ta có thể chuyển hóa bất kỳ hành động xấu nào mà chúng ta đã ...
(Xem: 7589)
Nhân quả là thực lý chi phối thế giới này. Nghĩa là …Mọi thứ đều có nhân duyên, không có thứ gì tự nhiênxuất hiện, dù là ở mặt vật chất hay tinh thần.
(Xem: 6859)
Tỳ-kheo là người xuất gia, đã phấn đấu cầu thọ giới pháp (cụ túc giới) để tu học, đáng ra nơi họ không có gì ác vì được an trú trong giới.
(Xem: 7920)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7383)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
(Xem: 7399)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
(Xem: 8511)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant