Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Âm vang lời kinh cầu

23 Tháng Chín 201100:00(Xem: 11177)
Âm vang lời kinh cầu

thư ký dìu chị đến ngồi trên chiếc băng đá ngoài hành lang. Cố trấn tĩnh, chị rút khăn tay lau mồ hôi mà nghe những giọt nước mắt mằn mặn cứ tuôn trào. Chị ngồi yên lặng trong tư thế hai tay buông thõng, lưng thẳng cao. Một lúc, chị cố hít vào thật sâu rồi nhẹ nhàng thở ra như vị thầy từng dạy trong một buổi tu tập thiền. Nhưng chỉ được giây lát trái tim chị lại gấp gáp mệt nhọc. Mồ hôi ướt đẫm đến mệt lả. Cúi dựa vào vai cô thư ký, đầu óc chị bắt đầu quay cuồng trong miên man suy nghĩ.

… Suốt ngày bé Bảo Châu chỉ biết thui thủi quanh nhà với bà Hai - Người giúp việc cho ngoại nó. Đứa bé gái chưa đủ trí khôn đã sớm nhận ra mình không có cha như bao đứa trẻ khác. Ngoại có đến mười người con nên rất đông cháu chắt, duy chỉ có bé Châu được mấy cậu dì thương yêu chăm sóc hơn cả. Mấy anh chị em họ cũng hay nhường nhịn Châu khi chúng có dịp tựu về chơi chung dưới một mái nhà. Được cưng chiều, Bảo Châu đương nhiên có vẻ tự mãn hạnh phúc. Một lối tự mãn rất thơ ngây của trẻ con. Có lần nó thắc mắc hỏi mẹ:-Ba đâu? Mẹ chỉ nói :- Ba chết rồi. Và thế nó biết mình là một đứa trẻ mồ côi cha.

Rồi một hôm, con bé thức dậy sau giấc ngủ trưa. Nó nằm yên trên bộ ván nơi phòng khách vì nghe có tiếng người lạ trong nhà. Người phụ nữ đang nói chuyện với mợ Hai :- Con bé nằm ngủ đó là con ai vậy em?

- Dạ, con của cô Ngân đấy chị? 

-A! Chị nhớ rồi. Là cô em chồng xinh nhất nhà của em phải không? Hồi chị gặp thì cô chưa có chồng. Bây giờ con lớn vậy rồi à? Còn chồng làm gì?

Mợ Hai chép miệng:- Đường chồng con cô ấy thật lắm lận đận. Khi khá lớn tuổi rồi cô mới lập gia đình. Một thằng chồng ăn chơi lêu lổng chẳng ra gì. Hục hặc nhau trong suốt năm năm chung sống, rồi khi cô Ngân vừa cấn thai được vài tháng, thằng kia liền cao chạy xa bay. Đến bây giờ cũng chẳng biết tăm tích.

Hai người phụ nữ kể lể tâm sự với nhau nhiều chuyện, nên không để ý là con bé đã thức và nghe hết. Bảo Châu chợt hiểu vì sao cả nhà đều tỏ ra quan tâm thương xót mẹ con nó. Người mẹ đau khổ không chỉ khóc một lần vì cảnh phận đời bạc bẽo. Bé Bích Châu - người chị song sanh với Bảo Châu, lúc mới hơn tuổi đã vội lìa bỏ cuộc sống sau một trận sốt xuất huyết nặng. Nỗi đau mất con càng làm cho mẹ Ngân héo hắt tàn úa. Nước mắt ướt dầm cả chiếc gối, Bảo Châu cố vờ như ngủ say. Ngoài kia hai người đàn bà vẫn vô tư nói chuyện:

- Số cô Ngân hồi nhỏ đã cực rồi. Mẹ chồng em có cửa hàng lớn buôn bán ở chợ, Ngân phải nghỉ học sớm phụ mẹ. Cô quán xuyến giỏi giang nên được bà tin tưởng giao phó. Song cô hiền lành và chơn chất quá. Buôn bán bao nhiêu năm mà chẳng hề biết tư lợi một hào, cũng chẳng biết se sua mua sắm cho mình chút gì. Không như mấy cô em khác. Mấy lần có dịp ra phụ, họ đều giấu giếm tiền bạc để tiêu xài. Cô ở chợ cả ngày, tối mịt mới về nhà, chẳng có thời giờ giao du chơi đùa với bạn, nói chi đến chuyện yêu đương với ai. Khi khá lớn tuổi, có anh chàng khá đẹp mã lân la làm quen rồi xin cưới cổ. Dĩ nhiên gia đình biết anh ta thuộc dạng ăn chơi phá của. Nhưng rồi vì hạnh phúc của con nên cuối cùng phải chấp thuận.

 - Thưa bà Giám đốc! Bây giờ chúng ta về nhà chứ?

Giọng cô thư ký nhỏ nhẹ bên tai làm chị giật mình quay về thực tại. Về nhà lúc này ư? Mẹ chị chắc đang đợi con ở nhà. Nhưng chị chưa thể về nhà bây giờ được, rồi chị sẽ sà vào lòng mẹ khóc nức nở như ngày còn thơ bé.

... Buổi tối người mẹ trở về thấy bé Bảo Châu nằm vùi trong phòng thì hoảng hốt chạy đến rờ đầu con:- Con tôi. Sao thế này. Con bị bịnh phải không? Để mẹ đưa đi bác sĩ.

Bé Châu ngồi bật dậy, nước mắt giàn giụa:

-Mẹ ơi! Con biết tất cả rồi. Biết hết rồi.

Người mẹ càng thảng thốt: - Con sao thế. Mà biết gì? Sao lại khóc nức nở như vậy. Ở nhà có ai bắt nạt gì con phải không?

Bảo Châu lắc đầu. Trong tiếng được tiếng mất, con bé tức tưởi kể lại những gì mà nó đã nghe:

- Sao ngoại và mẹ lại nói ba con đã chết? Ba chết mà chẳng làm đám giỗ như ba nhỏ Liên. Tại sao người lớn lại nói dối với con?

Người mẹ khóc. Bà ôm con vào lòng, cố phân trần:- Mẹ và Ngoại không hề nói dối con. Tại con còn quá nhỏ để phải biết mọi việc. Khi lớn khôn rồi con sẽ hiểu. Còn với mẹ, những gì đã qua mẹ cũng quên hết. Mọi mất mát và yêu thương chỉ còn là chút hoài niệm bên lòng. Bây giờ mẹ chỉ còn có con. Chỉ có con là nguồn an ủi của mẹ trong suốt quãng đời còn lại…

Bảo Châu lau vội nước mắt. Cô bé ngước nhìn mẹ nghẹn ngào:

-Mẹ! Mẹ đừng khóc. Con xin lỗi mẹ. Từ đây con hứa sẽ thật ngoan ngoãn nghe lời mẹ. Sẽ thương kính ngoại và các dì cậu. Bây giờ con mới hiểu, vì sao cả nhà ngoại ai cũng thương chiều đứa cháu côi cút này.

 - Mẹ cũng chỉ cầu mong con sống thật tốt hơn những gì mà ba mẹ đã sống. Chuyện người lớn có muôn ngàn sự phức tạp. Con còn nhỏ chớ nên nghĩ đến. Hãy cố gắng học và sống thật ngoan hiền là mẹ vui rồi.

Kể từ hôm biết rõ cuộc đời của mẹ và cũng là thân phận của chính mình, bé Bảo Châu đã nuôi chí cố gắng học tập, quyết vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Học giỏi lại chăm ngoan, Bảo Châu không để cho mẹ phải buồn phiền lo lắng. Từ một nghị lực sắt đá với chỉ với hai bàn tay trắng, lớn lên Bảo Châu đã trở thành một nữ doanh nhân thành đạt giàu có. Là tổng giám đốc một công ty do chị thành lậptiếng trong khu vực. Chị lại có một gia đình êm ấm hạnh phúc. Chồng chị cũng là giám đốc một công ty lớn. Hai đứa con ngoan lại xuất sắc trong học tập. Một cuộc sống như vậy, chị còn mơ ước điều gì?

Người mẹ đã sống gần cả đời vì con, chịu bao mất mát đau khổ mà vẫn cố gắng vun đắp cho đứa con gái duy nhất nên người. Nay là lúc bà có quyền an hưởng tuổi già thanh thản bên cạnh cháu con. Chị cố gắng tạo dựng cho mẹ một cuộc sống tiện nghi đầy đủ về vật chất. Song mẹ chị lại chẳng màng đến những sự tiện dụng đó. Bà vốn là một Phật tử. Ngay từ hồi nhỏ Bảo Châu thường được mẹ dẫn đi chùa và chị cũng được quy y với một vị Sư trưởng. Mấy năm sau này mẹ chị thích lui về sống cuộc đời tu niệm tại gia. Thế là chị cho xây một am thất ngay trong khu vườn cây xanh tĩnh lặng ở ngoại ô, cạnh ngôi biệt thự lớn để chị cùng chồng con cuối tuần về nghỉ ngơi, gần gũi bên mẹ. Bà vẫn dạy con gái như ngày chị còn bé bỏng:

- Con được như ngày nay là do đã biết tu phước nhiều đời, chứ không phải chỉ nhờ năng lực trí huệ cùng phước báu trong đời này thôi đâu. Vì vậy cần phải lo bồi công lập phước cho đời sau nữa. Giàu sang quyền lực cũng chớ lấy đó mà kiêu căng tự mãn. Phải biết trang trải tấm lòng đến bao người còn khó khăn quanh mình.

Mỗi lần nghe mẹ nói, chị cười cười ôm lấy vai mẹ: - Thì con vẫn làm như lòng mẹ hằng mong mỏi đấy thôi. Nghề kinh doanh thì tánh cách con người đôi khi cần phải quyết đoán mạnh mẽ, nhưng con chưa bao giờ tỏ vẻ kiêu căng ngạo mạn. Còn làm phước, thì hằng tháng con đều đóng góp cho các hiệp hội từ thiện để giúp đỡ những người còn khó khăn nghèo khổ…

- Bấy nhiêu là đủ rồi sao cô?

- Con vẫn đưa tiền cho mẹ đi các chùa cúng dường tạo phước. Vậy còn gì nữa. Mẹ nói đi… Con sẽ làm tất.

- Mẹ biết con đã làm nhiều điều thiện phước. Nhưng không phải chỉ biết bỏ tiền ra mà không biết thể hiện tấm lòng. Lại nữa, dù bận rộn công việc, con phải dành thời gian chăm chút gia đình dạy dỗ con cái để bảo vệ hạnh phúc. Và mỗi tháng bỏ ra vài giờ đến chùa lễ Phật, nghe thầy giảng pháp. Có như vậy lòng mình mới được thư thái, đầu óc mới sáng suốt minh mẫn để vận hành công việc. Nói tóm lại là con không chỉ đem từ tâm tạo lập phước điền hiện đời mà phải lo tu tập để gieo nhân giải thoát về sau. 

Chị phì cười. Mẹ nói y như các nhà giảng đạo vậy. Đem chuyện tu hành ra nói với một doanh nhân bận rộn như chị vào lúc này thì thật là chưa hợp thời lắm. Chị nghĩ vậy thôi chứ không dám nói ra vì sợ mẹ buồn. Chị thương mẹ, cố gắng làm những gì mẹ thích. Chị sống trọn đạohết lòng thương yêu mẹ. Ngay với người cha ruột đã bỏ rơi đứa con từ trong trứng nước. Chị đã tìm gặp ông. Người đàn ông tàn tạ sống cô độc trong căn lều ở miền quê thật khác xa với vẻ phong lưu trác táng một thời. Chị gởi tiền và mướn người nuôi dưỡng ba. Khi ông mất, chị cũng đứng ra lo ma chay, cúng thất cầu siêu độ thật chu đáo. Chị làm tất cả bằng tấm lòng, chứ không ỷ vào đồng tiền mình có được.

- Bà chủ! Chúng ta về thôi…

Giọng cô thư ký lại vang lên bên tai. Chị ngước lên. Vẫn còn quá sớm để về nhà. Có một nơi chị cần phải đến ngay lúc này.

- Cô ra lấy xe đi. Chúng ta sẽ đến chùa Ni trưởng.

Ngôi chùa hiện ra trong trong một khu vườn cây rợp bóng mát và tĩnh lặng. Vị Ni trưởng đang tưới kiểng cùng cô diệu nhỏ trước sân. Người dừng tay khi thoáng thấy chiếc xe du lịch chạy vào.

- A! Bảo Châu đấy à? Mẹ con vừa về đó.

Mỗi tuần mẹ đều đến thỉnh an học đạo với Ni trưởng, nhưng hôm nay chị không nghĩ là bà có mặt nơi này. Chị bước theo Ni trưởng vào phòng khách. Trông chị phờ phạc đến nỗi Người phải kêu lên:

- Con bị bịnh à? Hay công việc quá căng thẳng mỏi mệt. Mẹ con mới phàn nàn với sư: - Bảo Châu suốt ngày miệt mài công việc chẳng biết nghĩ đến bản thân. Con lo cho nó quá sư ạ.

Ôi! Mẹ. Lúc nào mẹ cũng chỉ nghĩ đến con.

- Có chuyện gì không sao trông con có vẻ thẫn thờ vậy? Ni trưởng đẩy ly nước mát đến trước mặt chị, dịu giọng hỏi.

Chị cố giữ vẻ bình tĩnh để thưa chuyện với Sư, nhưng rồi nước mắt cứ ràn rụa:

- Con đến để thỉnh ý sư… Dạ là về căn bịnh của mẹ con. Sáng nay con đến bịnh viện lấy kết quả xét nghiệm. Bác sĩ nói mẹ bị ung thư dạ dày, đã di căn, cần phải phẫu thuật gấp. Lúc này con rối trí quá chẳng biết tính sao. Không mổ thì không được. Mà mổ sợ mẹ tuổi già sức yếu khó kham nổi. Bác sĩ bảo còn nước còn tát chứ không thể biết trước được.

Chị bật khóc nức nở:

- Mẹ an hưởng tuổi già chưa được bao lâu. Nay lẽ nào lại bỏ con cháu.

Vị sư đưa khăn giấy cho chị. Người cố tìm lời nhỏ nhẹ an ủi:- Bệnh mẹ con đã đến mức nghiêm trọng thế sao? Sư thấy… cũng chưa đến nỗi nào mà. Trông bà vẫn như người khỏe mạnh ấy. Bà vẫn đi chùa tụng kinh, chẳng hề tỏ chút đau đớn bịnh tật gì?

- Con mới đến lấy xét nghiệm. Và mẹ vẫn chưa biết gì cả, thưa sư. Lâu nay mẹ con chỉ hơi khó ăn và hay mệt. Chúng con nghĩ mẹ lớn tuổi nên vậy. Bà vốn có sức chịu đựng từ xưa nay rồi. Những lúc bịnh mẹ vẫn không chịu nằm nghỉ. Bạch sư! Con nghe nói lập đàn Dược sư cầu an cho người bịnh. Vậy con muốn thỉnh sư lập đàn để cầu nguyện cho mẹ được không ạ?

- À! - Vị Sư ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp:

-Việc lập đàn Dược Sư theo lời Phật dạyviệc làm mang nhiều ý nghĩa không chỉ cho bản thân người bịnh mà cho cả muôn loài chúng sanh. Theo ý sư thì con nên lập đàn tràng Dược sư thất châu, mời quý thầy và quý ni đủ bốn chín vị. Lập đèn hoa cũng đủ bốn mười chín ngọn đèn. Quý thầy sẽ tụng kinh Dược sư trong bảy ngày, thanh tịnh chú nguyện cùng hồi hướng công đức cho người bịnh. Đây gọi là đạo tràng thất châu cầu an cho cả lục đạo chúng sanh, chứ không chỉ riêng mình mẹ. Có như vậy công đức mới trọn vẹn.

- Vâng! Con sẽ làm y như lời sư dạy. Chị trầm ngâm, cố hình dung ra những điều sư vừa nói.

- Mà con cũng nên hiểu và chấp nhận với những gì có thể xảy ra. Con người sanh ra đời dù giàu sang hạnh phúc hay nghèo khổ bần cùng rồi thì cũng không ai tránh được cái chết. Con tạo phước tu thiện, mẹ con nhờ công đức này mà bịnh tật được giảm thuyên phần nào. Nhưng nếu duyên nghiệp của bà đã mãn thì phước đức ấy cũng sẽ giúp bà đi đến một cảnh giới an lành tự tại. Người còn kẻ mất trong hiện đời cũng được thấm nhuần ân đức. Phật pháp luôn nhiệm mầu và niềm tin sẽ kết tinh nên bao điều kỳ diệu trong cuộc sống. Mẹ con vốn có đầy đủ niềm tin Phật pháp, bà cũng dự cảm điều phải đến sẽ đến…

Đàn tràng quy mô về cung cách tổ chức, lại đầy đủ các nghi thức tụng niệm trang nghiêm trong chốn thiền môn yên tịnh. Bốn chín ngọn đèn, bốn chín vị tăng ni ngồi tụng kinh chú nguyện trong suốt bảy đêm, gợi lên hình ảnh một thời chánh pháp chuyên tu. Đèn hoa rực rỡ như đêm hội hoa đăng. Hàng Phật tử tề tựu đến tụng kinhchiêm bái cúng dường chư Tôn Đức Tăng hiện tiền. Từng lời kinh tiếng kệ ngân vang trong một khung cảnh hoàn toàn thanh tịnh. Sắc hoa cùng sắc màu vàng y bỗng như rực sáng trong ánh hào quang của chư Phật. Người người đến nghe kinh đều trang trải cả tấm lòng hiếu hạnh báo đáp thâm ân. Chị quỳ lạy từng đàn tràng với nỗi cảm xúc hân hoan tột độ. Nhưng vui hơn hết là bà mẹ già. Bà vui vì hài lòng với con gái. Cuối cùng thì cô cũng biết hướng tâm về nẻo đạo, biết thiết trai cúng dường và bày tỏ tấc lòng tri ân qua buổi lễ thật trang nghiêm thành tín. Suốt bảy đêm bà đều đến ngồi nghe kinh…

Đêm thứ ba chị đã nói với mẹ:- Mẹ à! Sư nói mẹ có thể ở nhà nghỉ, chứ mẹ đến chùa tụng suốt mấy tiếng đồng hồ thì mệt lắm. Mẹ lớn tuổi rồi, ngồi lâu sợ không chịu nổi. Mẹ ở nhà, hướng lòng đến chư Phật chư Hiền Thánh Tăng nơi đàn tràng thì phước báu cũng vô lượng.

Mẹ chị lắc đầu cười:- Chà! bữa nay cô nói nghe cũng đạo lý dữ a! Nhưng mẹ cảm thấy được đến chùa nghe kinh thì người khỏe hẳn ra. Đàn tràng trang nghiêm với những vị sư đức độ thanh tịnh như thế, sao mẹ không đến chiêm bái chứ. Chư Tổ có dạy rằng: “Sớm được nghe kinh, tối chết cũng thỏa lòng” Mẹ nghe xong bảy thời kinh nơi đàn tràng này, có chết cũng mãn nguyện.

Chị kêu lên: - Ôi mẹ! Mẹ phải sống với chúng con đến trăm tuổi cơ. Con lập đàn tràng cũng muốn cầu cho mẹ được mạnh khỏe và sống mãi bên chúng con. Con sẽ lạy Bồ Tát, xin cho mẹ bớt mười tuổi thọ của mình.

Người mẹ nghiêm nghị:- Con từng học đạo nghe kinh thì cũng biết việc đến đi trong cõi đời này là do duyên nghiệp. Mẹ hết duyên với cuộc sống thì phải ra đi thôi. Sống thì vui trong ánh đạo. Chết cũng nguyện trở về nơi cõi Phật an lành. Con dù giàu sang uy lực, có tu phước làm thiện, nhưng chưa thấm nhuần đạo pháp là bao. Cần phải nỗ lực hơn nữa con à! Mẹ có được đứa con hiếu thuận như vậy là do nhân quả đã tạo trong nhiều đời. Chỉ còn một ước nguyện cuối cùng là sớm nhẹ nhàng xả bỏ xác thân này mà an hưởng nơi cõi tịnh lạc vô biên của chư Phật. Mà con có tin là giáo pháp Phật nhiệm mầu không?

 - Vâng! Chị thì thầm bên tai mẹ như lời khấn nguyện - Phật pháp nhiệm mầu. Con luôn tin như vậy.

Niềm tin giúp người sống lạc quan và nuôi lớn đạo đức làm người trong mọi hoàn cảnh” Nhớ lại lời Ni trưởng, chị mỉm cười nhìn mẹ. Cho đến cuối đời, bà vẫn là điểm tựa vững vàng giúp chị vượt qua hết mọi ngõ ngách chông chênh trên đường đời./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11097)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9833)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10147)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9554)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9935)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8765)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8501)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10002)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9968)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9382)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10546)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9041)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10406)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11189)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8407)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12522)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10122)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8411)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9629)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9467)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8099)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9940)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9194)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13291)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9512)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8641)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10284)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8622)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8606)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14144)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10150)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8553)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11440)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11777)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8723)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8070)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9318)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10374)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8663)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8765)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16022)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9856)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11361)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10168)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8321)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9239)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9964)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8568)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12095)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9414)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant