Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trên đỉnh Bà Nà

23 Tháng Chín 201100:00(Xem: 11375)
Trên đỉnh Bà Nà

Không khí ướt đẫm, mây trắng là là giăng ngang đỉnh núi trông tợ như những tảng thiên thạch lớn thoạt ẩn thoạt hiện ra trong một buổi chiều đông giá buốt. Nhưng lúc này đang độ vào thu. Màu trời xen lẫn với màu xanh bạc của cánh rừng làm ánh lên chút sắc buồn thâm u diễm lệ. Cảnh sắc này ắt từng ru hồn bao khách trần tìm đến để mong khám pháchinh phục một cõi thiên nhiên hùng vĩ giữa đất trời.

Chúng tôi là những du khách đặc biệt trên chuyến tham quan du khảo đường dài- vừa trải qua mấy ngày đi trong mưa gió tầm tã. Đỉnh Bà Nà là điểm dừng chân cuối cùng của đoàn trước khi rời Thành Phố Đà Nẵng, để đến với xứ Huế mộng mơ, vốn luôn nằm yên trong tiềm thức của tôi - Một chốn Quê hương vắng xa suốt cả thời thơ dại.

 Từ chân núi lên đến đỉnh dài hơn mười lăm cây số đường đèo. Cả đoàn duy có tôi là người đầu tiên đi xe ra tuyến miền Trung này, thế nên mọi cảnh vật đối với tôi đều lạ lẫm nên thơ và thấm đẫm một mùi vị liêu trai như lạc vào cái thuở hồng hoang của trái đất. Khi xe bắt đầu leo đèo, tôi cố căng mắt nhìn cho hết cả rừng cây dày đặc trải dài quanh co theo triền núi. Những đoạn đường cua gấp gãy khúc làm cho khung cảnh đã ngoạn mục lại mang đậm tính chất của một cuộc phiêu lưu thời thượng. Xe chạy độ vài mươi mét thì phải bẻ cua nhanh. Và cứ thế lao hết đoạn cua này đến đoạn cua khác theo mô hình chữ chi( ) vươn cao và ẩm ướt vì mưa gió. Mỗi lần xe chồm lên bẻ ngoặt, thì mọi người cùng lắc lư nghiêng ngả theo. Ai nấy đều thấm mệt vì say xe. Tôi cũng hơi bị choáng, nhưng thích ứng được ngay và có vẻ thích thú của người mới được trải nghiệm lần đầu. Chỉ riêng thầy H.N là người khoẻ nhất, vui nhất... nên cũng thích nói nhiều nhất. Thầy không bỏ lỡ cơ hội muốn phát huy tầm kiến thức của nhà thông thái được đi đây đó nhiều nên sự hiểu biết cũng thuộc dạng tầm cỡ. Nhưng có lẽ là để làm dịu bớt không khí đang trầm lắng lại trong xe, giúp cho quý thầy cô quên đi cảm giác buồn nôn khi bị xe nhồi sốc liên tục.

Vị hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư của đoàn cứ thao thao bất tuyệt để mô tả cho hết bao cảnh quan kỳ thú của núi rừng. Nào là đỉnh núi Bà Nà khởi thủy do người Pháp khám phá ra từ hơn trăm năm trước. Và họ đã cho khai thông con đường độc đạo này. Thầy còn khẳng định: -‘‘Ngày nay người ta dùng máy móc hiện đại để đo đạc khám phá mà cũng khó tìm ra con đường nào ngắn hơn được.’’ Rồi nào là chuyện về Thầy Thiện Nguyện, người khai sơn ra ngôi chùa Linh Ứng toạ lạc trên đỉnh núi. Thầy cũng là người cất công tìm ra mạch nước ngầm trên đỉnh rồi cho dẫn ống xuống để chùa và cả khu du lịch sử dụng. Toàn là những chuyện thoạt kỳ thủy có một không hai như ngầm nói đến công đức của bao người tiên phong trên bước đường khai sơn phá thạch.

Ai bảo lên Bà Nà vào trời nắng mới thú. Riêng tôi lại cảm thấy được đi trong cơn mưa nhẹ nhàng phơn phớt như thế này mới thật là thơ mộng. Mọi cảnh vật dù chưa phải là tuyệt tác của thiên nhiên, nhưng chúng vẫn có những góc hồn riêng trong sâu thẳm lòng người khi cảm xúc. Trời đất thì bao la như thế đấy, mà sao tâm tư ta vẫn nhỏ hẹp mù tăm. Một lúc, tôi lại nghe thầy trưởng đoàn lên tiếng:_ “Cô cứ nhìn những đoạn cua gấp này để mường tượng ra ngọn đèo Hải Vân cũng y như vậy. Đèo Hải Vân thì góc cua rộng hơn, dốc dài hơn. Lại một bên là núi đá rừng cây đây mây mù sương khói, một bên là vực sâu với biển cả. Người ta gọi Hải Vân là ý vậy. Một nơi chỉ thấy trên mây dưới biển”

Vâng. Ngọn đèo nằm lưng chừng giữa mây và biển nổi tiếng từ bao đời nay, mà tôi chỉ thoáng thấy đôi nét từ xa trong lần về quê bằng tàu hoả mấy năm trước; chắc cũng sẽ mãi nằm trong trí tưởng tượng của mình và cũng chỉ biết mơ ước một lần đặt chân đến để thưởng ngoạn cho hết bao vẻ đẹp của chốn sương khói mờ nhân ảnh ấy.

Khi xe đến trung tâm du lịch Bà Nà thì trời đã xế chiều. Gió thổi lạnh buốt và mây mù phủ kín cả một khoảng không gian rộng lớn. Cũng có khá nhiều khách du lịch từ các nơi tìm đến. Rời bãi đậu xe với những ngôi biệt thự nửa hiện đại nửa cổ kính, chúng tôi men theo từng bậc thang đá rộng để tìm đến ngôi chùa Linh Ứng. Thầy phụ trách đi vắng. Một chị Phật tử cũng là chị của thầy, ân cần ra hỏi thăm và mời đoàn nghĩ lại dùng bữa tối. Rồi chị nhanh nhẹn vào bếp lo sửa soạn nấu ăn. Gởi hành lý lại đó, chúng tôi tận dụng giây phút còn lại để đi tham quan một vòng, cũng do Thầy H.N hướng dẫn. Khuôn viên và ngôi chùa đều mang dáng dấp mới xây cất và còn nhiều nơi đang làm dở dang. Rất tiếc là thời gian không cho phép, nên tôi chưa xem kỹ hết mọi công trình kiến trúc của ngôi chùa. Tất cả đều do bàn tay và khối óc con người thời nay làm nên, khi mà vật dụng và cả thực phẩm phải mang từ Thành Phố lên. Ngôi bảo điện uy nghiêm trong màu vôi mới, vẫn toát lên vẻ cổ kính của chốn thiền môn yên tịnh,; Vừa hài hoà thích ứng với cảnh quan và môi trường thiên nhiên, vừa mang bản sắc của đạo Pháp thời nay muốn du nhập vào lòng nhân thế. Một chốn non xanh núi biếc. Một điểm du lịch đời thường. Dấu chân người tu sĩ vì đạo quên thân đã không từ nan bất cứ khó khăn nào để tìm kiếm xây dựng cho mình một chốn yên tu và lưu dấu lại cho vạn đời sau bằng cả niềm tiný chí từ một con người.

Ấn tượng nhất vẫn là tượng Phật lộ thiên cao gần ba mươi mét, uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời gió núi. Tượng Phật đúc xi măng, trong ruột đổ đá xanh do thầy trò vị Trụ trì vào núi đục lấy về, bên ngoài là lớp áo sơn nước trắng buốt. Nhìn từ xa, qua làn sương bạc tượng Phật nổi bậc lên như tranh tạc cứ ẩn ẩn hiện hiện một màu linh thiêng huyền diệu, khiến cho ai đi qua dù chưa thật phát đạo tâm vẫn kính cẩn hướng về để bày tỏ chút lòng bái ngưỡng tôn vinh. Từ Linh Ứng, chúng tôi lại leo lên những bậc thang đá quanh các ngọn đồi gần đó trong cái giá lạnh khi bóng hoàng hôn đang xuống. Rải rác trên những ngọn đồi vẫn còn dấu tích đổ nát của mấy ngôi biệt thự có từ thời Pháp thuộc. Nhìn nền mống hoang tàn trong cảnh chiều thu man mác, du khách sao chạnh khỏi đôi phút bâng quơ than thở:

_ “ Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

 nền cũ lâu đài bóng tịch dương”

Chúng tôi dạo qua căn hầm rượu cũng do người Pháp xây dựng vào thời hoàng kim của họ. Căn hầm bây giờ vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa để khách vào tham quan, cùng uống vài chung rượu nho cho ấm tình người lữ thứ.

Trời về đêm sương thu càng thấm lạnh. Đoàn du khảo vẫn chưa muốn quay về vội. Mọi người theo chân thầy trưởng đoàn dạo quanh khu trung tâm xem người ta đốt lửa trại vui chơi hát hò. Tôi đi một đoạn rồi lặng lẽ trở lại. Núi rừng về đêm chỉ đẹp khi hiện nguyên hình vẻ sơ khai hoang dã của nó. Đứng giữa không gian bàng bạc màu sương khói này, tôi mới có dịp lắng nghe từng tiếng thì thầm của gió ngàn vi vút, và cảm nhận ra bao sức sống diệu kỳ của ngàn cây nội cỏ. Trong khoảnh khắc ấy bỗng khởi lên ý niệm về câu nói của một nhà văn nào đó“ Một chút tình yêu, một chút yên bình” Chỉ cần một chút yên bình thôi… cũng đủ để lòng ta nhẹ vơi bao nỗi mệt nhọc đường dài, xua tan hết mọi sự sáo rỗng của tâm tư; và để cho tình yêu đến với muôn loài được thăng hoa theo cùng nhịp sống.

Một đêm trên đỉnh núi Bà Nà gần như là một đêm tôi thức trọn. Có lẽ vì mấy chung trà uống cùng quý thầy quý cô đầu hôm, mà cũng bởi tiếng gào thét thâu canh của gió ngàn. Trời về khuya gió bão bắt đầu cuồng nộ một cách dữ dội. Vì lần đầu tiên nghe tiếng gió kinh người như thế, nên tôi đã không thể nào yên giấc được. Mấy lần trở dậy gài then cửa mà cứ bị gió đánh bật ra, tôi đành để ngỏ cho gió mặc sức tuôn vào. Nhưng rồi không muốn bỏ qua cơ hội nhìn ngắm trời đêm, tội vội mặc áo gió vào rồi bước nhẹ ra sân. Khung cảnh bên ngoài không thật sự lắng động như lòng tôi hằng nghĩ. Xa xa là thành phố biển ẩn trong sương mù, vẫn nổi bậc lên với những sắc màu lung linh đèn đuốc huyền ảo như đêm hội hoa đăng. Còn nơi đây cảnh trời đêm thanh vắng. Khi mọi hoạt động của con người ngưng bặt thì núi rừng bắt đầu cất lên tiếng nói của riêng nó. Một thứ tiếng mang nặng âm sắc miền Trung vang vọng đâu đó từ trong lòng núi. Phải chăng vì lòng người chưa thật sự bình yên, nên mới cảm nhận rõ từng âm thanh khuấy động ấy. Trong kia mọi người vẫn bình thản trong giấc ngủ. Nào có ai bị đánh thức bởi sự tung hoành của gió đâu, cả tiếng cánh cửa kêu cọt kẹt và tiếng nhạc chuông điện thoại reo trong lúc nữa đêm, cũng không hề lay động. Tôi thao thức bởi lòng tôi chưa yên tĩnh. Mà yên tĩnh làm sao được khi ngay trong lúc này đây vẫn có người đang kêu gọi tôi trở về. Thôi thì, niềm vui được sống với thiên nhiên cùng chuyến du khảo chưa hết nửa đoạn đường đành phải bỏ lỡ vậy. Ngày mai tôi sẽ trở về. Trở về để làm tròn bổn phận với nơi mình đã ra đi. Miền quê hương xa mù vẫn cứ mãi mù xa…cả trong ký ức của người vốn cưu mang nhiều món nợ ân tình trong cuộc sống.

Sáng sớm hôm sau trước khi trở xuống núi, chúng tôi vẫn còn một chuyến thả bộ dạo xem gần hết mọi cảnh vật xung quanh khu rừng sinh thái. Buổi sáng gió chỉ gợn len đôi chút đủ để se lạnh, nhưng sương mù vẫn bao phủ. Đường lên các đỉnh đồi đều được lót đá, thềm bực thoai thoải không cao lắm nên tương đối dễ đi. Khi đứng trên đỉnh núi chúa, nơi có độ cao tuyệt đối, mới thấy rõ trời đất mênh mang đến dường nào. Nơi đây lộng gió và sương mù trắng xoá, ngay cả người đối diện vài ba mét cũng cảm thấy “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” bất chợt tôi reo lên nho nhỏ:_ Đồi gió hú đây mà. Nơi đây quả thật chỉ có sương và gió. Cảnh vật mờ ảo như thật như hư. Sương mù ở Sa Pa chắc cũng chỉ đẹp đến thế là cùng. Khi nắng lên cao mà sương vẫn cứ nhẩn nha bay cùng gió thoảng. Thiên nhiên tạo vật hay cảnh vật đang tạo ra chút hồn nhiên cho lòng người khi đến, và chút tình lưu luyến khi đi.

Đoạn đường đi xuống xe thả dốc phóng nhanh nên càng làm mấy cô trong đoàn mệt lã. Thức đêm. Lội bộ leo núi. Chỉ lúc được lên xe là tôi thoải mái hơn cả. Quay nhìn những bông hoa cẩm tú cầu to tướng được trồng dọc theo các đoạn đường, Tôi khẻ thì thầm nói vài lời từ tạ. Đỉnh đồi sương gió. Khu du lịch Bà Nà ẩn khuất từ xa. Còn biết bao cảnh quan mà chúng tôi chưa đi hết. Nhưng như thế cũng là quá đủ để biết về một xứ sở sương mù có quá nhiều tố chất diệu kỳ vì được thiên nhiên ưu đãi. Một kỳ công của tạo hoá nhưng chính con người mới thực sự giúp sức cho nó được hồi sinh. Một hồn thơ đi giữa muôn vạn hồn thơ cũng góp phần làm cho cuộc sống này thẫm đầy ý vị.

Tạm biệt Bà Nà. Tạm biệt một chuyến đi xa nhiều đạo vị thân tình và cũng thật thú vị. Ngày mai và ngày mai nữa… mọi người sẽ tiếp tục cuộc hành trình phía trước. Còn tôi một mình một cõi trở lại chốn xưa. Mây ngàn gió núi thì nơi nào chẳng thế. Vậy sao lòng vẫn bồi hồi với cảnh trời sương gió ở đây. Có lẽ vì lần đầu tiên tôi đến nơi này, để cùng thao thức một đêm cùng mây núi, để biết rõ hơn nhiều điều chưa thật biết. Con đường ngày mai vẫn còn dài, nhưng lẽ tử sinh thì có hạn. Nào có mấy ai đi trọn hết đường đời chỉ trong một chuyến du khảo trở về ngắn ngủi này đâu.

 

 (Một chuyến du lãm trên đỉnh Bà Nà - tháng 7 âm lịch - 2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10211)
Khi bạn phân tích triết lý này từ quan điểm của y học Trung Quốc cổ đại, sinh lý học và tâm lý học hiện đại, bạn có thể thấy rằng “tướng do tâm sinh” là có thể lý giải.
(Xem: 8986)
Mở bất kỳ Kinh Nhật Tụng nào trong các chùa Bắc Tông, chúng ta đều thấy có các nghi thức cầu an, cầu siêu. Nhiều người nghĩ rằng...
(Xem: 9058)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không.
(Xem: 22037)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn, hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa.
(Xem: 8847)
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổsự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm...
(Xem: 8772)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8495)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8571)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8742)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7787)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11812)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21946)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 8007)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9517)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14274)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9277)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 9014)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8394)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8725)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9893)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9615)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9507)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8827)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9610)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8297)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9222)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9564)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 9032)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9362)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21468)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8987)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9487)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8834)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9219)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10691)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9108)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10277)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9650)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8840)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8774)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9268)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8494)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9895)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10218)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17139)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10648)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9817)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11160)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22310)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8754)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant