Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với tạp chí Newsweek

26 Tháng Mười 201100:00(Xem: 15437)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận với tạp chí Newsweek

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jerry Guo
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 20/09/2011

Từ vụ bộc khởi năm 2008 ở Tây Tạng, khu vực đã bị cô lập với các phóng viên Tây Phương, làm cho những người bên ngoài không thể biết những điều kiện ở đấy. Tuần rồi, tại nơi thường trú ở Hy Mã Lạp Sơn, McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi lại với phóng viên tạp chí Newsweek, Jerry Guo để đàm luận những gì đang xảy ra ở Tây Tạng, chính sách của Bắc Kinh, và chuyển động ở Tây Tạng. Trích:

TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG RẤT MẠNH MẼ

blankJERRYSự phát triển kinh tế ở Tây Tạng có giúp người Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MAChắc chắn họ đã đem một số lợi ích nào đấy đến những khu vực Tây Tạng. Nhưng một số nhà kinh tế phương Tây, sau khi họ nghiên cứu những điều kiện bên trong Tây Tạng, nói rằng lợi ích cho người Hoa chứ không phải người Tạng. Những việc xây dựng đường xá, hệ thống đường sắt, phi trường - đây là những lợi lạc rất căn bản. Nhưng việc sử dụng tích cực hay tiêu cực là một quyết định của chính trị.

JERRYChính quyền Bắc Kinh đã trợ cấp cho người Tây Tạng với "những ngôi nhà thoải mái" đến mức 500 triệu đô la. Trên bề mặt điều ấy giống như là một sự phát triển tốt.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đấy là một chương trình rất nhiều tranh cãi. Ba năm trước đây, một tu sĩ Tây Tạng, người đã thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của ông gần Lhasa tham dự một sự kiện công cộng nơi người thôn trưởng đã đề cập vấn đề đảng và chính quyền đã hỗ trợ khổng lồ, ông đã thăm nhà thôn trưởng và hỏi trong riêng tư về những điều kiện. Sau đó người thôn trưởng đã nói, tiền bạc nhận từ chính quyền không đủ vì thế họ phải mượn. Rồi thì mọi người đã trở nên lo lắng về việc trả nợ. Ở đây [McLeodGanj] chúng tôi đã tiếp nhận hơn 100.000 người Tây Tạng. Một số đến và trở lại, và họ đến từ mọi nơiTây Tạng. Mọi người phàn nàn và thường khóc về những điều kiện ở đấy.

JERRYTrung Quốc đang theo đuổi những chương trình xã hội rộng lớn nhất đến ngày hôm nay - bắt buộc định cư hơn một triệu người du mục Tây Tạng - cho rằng để bảo vệ môi trường. Ngài nghĩ gì về điều này?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hàng nghìn năm nay những người du mục có một tương lai nào đấy phù hợp với cung cách sống của họ. Khởi đầu họ đã nhận trợ cấp nhà cửa và họ vui mừng, nhưng một khi họ đã sử dụng tiền nhận được hết rồi, thì họ sẽ không có cách để kiếm ra tiền nữa. Họ không có kinh nghiệm trong việc xây dựng đời sống như thế nào, vì thế bây giờ họ đang đối diện vô vàn những khó khăn.

JERRYNgài chắc phải để tâm đến vụ động đất rung chuyển đông bộ Tây Tạng vào tháng Tư này. Ngài có nghĩ rằng điều này có làm cho nhiều người Hoa thông cảm hơn đến cuộc vận động của người Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những tu sĩ đã tìm kiếm trong đống đổ nát và thấy một người. Họ sắp kéo người ấy ra, nhưng quân đội đến và xua đuổi những tu sĩ đi nơi khác. Sau đó họ đã đưa người ấy ra và chụp hình. Điều ấy thật là bất hạnh. Nhưng tôi nghĩ nhiệt tình của người Hoa trong việc hỗ trợ và tái xây dựng thật là chân thành. Bây giờ họ đã có cơ hội để thấy những khu vực của Tây Tạng, những nơi không phát triển nhiều và rất nghèo nàn. Nhưng mọi thứ tùy thuộc trong chính sách của chính quyền.

JERRYNgài có lạc quan về những lãnh đạo thế hệ tới của Trung Cộng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi Hồ Cẩm Đào nắm quyền, có một làn sóng hy vọng. Sự hy vọng ấy đã qua rồi. Bây giờ thế hệ thứ tư đang đến. Trong quan điểm của tôi, sự nhấn mạnh của ông Hồ về một xã hội hòa hiệp là rất quan trọng. Nhưng hòa hiệp và ổn định bây giờ tùy thuộc trên súng đạn và đưa người vào trại giam. Đấy là một phương pháp sai lầm. Vì thế tôi hy vọng giới lãnh đạo thế hệ tới sẽ hoàn thành khẩu hiệu của Hồ Cẩm Đào. Nhiều đảng viên vô thần bên ngoài nhưng sâu bên trong là Phật Giáo. Đây là một thái độ che dấu đạo đức. Một vài cán bộ cao cấp có hình của tôi trong điện thoại cầm tay của họ. Họ phê phán tôi, nhưng bên trong họ là những người bình thường.

JERRYVậy thì có bất cứ người cán bộ nào đã chuyển tải đến ngài sự hỗ trợ của họ có lẻ âm thầm phía sau của họ không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều ấy là tối mật [cười]. Điều này đã xảy ra với những cán bộ trong những phái đoàn của Trung Cộng.

JERRYCó phải không có sự thay đổi ở Tây Tạng có nghĩa là sự suy tàn của cuối cùng của cuộc vận động?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ như vậy. Sáu mươi năm kinh nghiệm nói rằng không dễ đàng làm sút giảm tinh thần của người Tây Tạng. Tâm linh Tây Tạng là rất mạnh mẽ.

Ẩn Tâm Lộ ngày 15/10/2011

Like The Daily Beast on Facebook and follow us on Twitter for updates all day long.
For inquiries, please contact The Daily Beast ateditorial@thedailybeast.com.
http://www.thedailybeast.com/newsweek/2010/04/30/the-tibetan-spirit-is-strong.html

 

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ NEWSWEEK
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma & Melinda Liu and Sudip Mazumdar
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 06/10/2011

blankNhư tin tức đưa tin về việc đông đảo quân đội Trung Cộng được di chuyển vào Tây Tạng, và hàng trăm người bị bắt. Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói với Thủ tướng Anh Quốc Gordon Brown rằng ông ta muốn nói chuyện với lãnh đạo lưu vong Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nếu ngài từ bỏ bạo độngtừ bỏ ý tưởng Tây Tạng độc lập - những điều kiện mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp trong những lời tuyên bố trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng dài 45 phút với phóng viên của tờ Newsweek Melinda Liu và Sudip Mazumdar tại đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về thiện chí của ngài trong việc bàn thảo với Bắc Kinh, những lo ngại của ngài về tương lai và việc một có cán bộ nhà nước ở Trung Quốc đã gởi đến ngài những thông điệp riêng tư thông cảm. Trích:

PHỎNG VẤN

NEWSWEEKNgài có nghĩ rằng chính quyền Trung Cộng vẫn hy vọng những rắc rối của họ trong vấn đề Tây Tạng sẽ biến mất sau khi ngài không còn nữa chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết. Tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm rằng sự đấu tranh của Tây Tạng sẽ chết, và sẽ không có hy vọng cho Tây Tạng, sau khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời. Cả bên trong lẫn bên ngoài Tây Tạng, thế hệ già có thể biến mất, nhưng những thế hệ trẻ lớn lên mang cùng một tâm linh. Đôi khi ngay cả mạnh hơn. Vì thế sau khi tôi chết, một thế hệ trẻ hơn sẽ đứng lên nối tiếp. TRÍCH:

NEWSWEEKNếu Tổng Lý Ôn Gia Bảo hay Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào đang ngồi trong phòng này trước mặt ngài, ngài sẽ nói gì với họ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn thích trích dẫn lời của Đặng Tiểu Bính, Xin hãy tìm sự thật từ những sự kiện. Điều này rất quan trọng. Tôi sẽ khuyến nghị họ khảo sát xem những gì thật sự xảy ra trong tâm tư người Tây Tạng và những gì đang xảy ra trong thực địa. Đây là những gì tôi muốn nói với Tổng Lý Ôn Gia Bảo, nếu ông ta đến đây. Dĩ nhiên, tôi rất có lòng tôn trọng cả hai, đặc biệt với Ôn Gia Bảo. Ông ta dường như rất tế nhị. Tôi cũng sẽ hỏi ông, "Xin hãy chứng minh những sự buộc tội gần đây của ông [rằng Đạt Lai Lạt Ma chủ mưu cho sự bất ổn ở Tây Tạng.]" [Cười]

NEWSWEEK: Ngài đã có lại những đường dây liên lạc với những giới lãnh đạo Bắc Kinh rồi chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không phải là những đường dây quan trọng. Những đường dây thông thường vẫn ở đấy.

NEWSWEEKNhững kỹ thuật mới - điện thoại cầm tay, máy chụp hình digital, e-mail, v.v...- làm cho giới thẩm quyền kiếm soát khó hơn sự bất ổn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng.

NEWSWEEK:  Có phải chúng làm điều này không thể?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ giới cầm quyền đang cố gắng để kiểm soát những thứ ấy bằng việc ngừng sự phục vụ những thứ này. Nhưng thật sự rất khó khăn để kiểm soát mọi thứ.

NEWSWEEKCó những gì khác biệt giữa những gì đang xảy ra bây giờ và sự rối loạn vào cuối những năm 80 tại Lhasa?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vào lúc ấy chủ yếu ở những khu vực Lhasa. Và, vâng, nó là một nhân tố mà những hình ảnh có thể được thấy ở những nơi khác. Nhưng chủ yếu là sự phẫn uất lan rộng của người Tây Tạng. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên việc không hài lòng phổ biến ở những vùng xa với Lhasa. Bây giờ toàn bộ người Tây Tạng đã có những cảm giác mạnh mẽ. Nếu nhà đương cục Hoa Lục thật sự đối xử với người Tây Tạng như anh chị em và như bình đẳng, cho họ niểm tin, thế thì điều này đã không xảy ra.

NEWSWEEKNgay cả những người Tây Tạng được ưu đãi trong những trường đại học ưu tiên cho người thiểu số ở những thành phố của Hoa Lục như Bắc Kinh và Lan Châu cũng đã tổ chức những buổi cầu nguyện ban đêm và phản đối một cách hòa bình. Tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vâng - nếu họ không hài lòng ông có thể tưởng tượng những người du mục như thế nào. Thỉnh thoảng tôi đã gặp những người Tây Tạng giàu có, kinh tế khả quan, có nhà cửa tiện nghi. Tôi gặp một người như vậy, đầu tiên nói với tôi là ông ta không có gì lo lắng. Sau đó ông thú nhận, ông cảm thấy đau khổ, và rồi ông ta đã bắt đầu khóc. Khi người Tây Tạng cảm thấy một loại phân biệt vi tế nào đấy bởi những người Hoa.

NEWSWEEKNgài có lo lắng về khả năng của những vụ bạo động to lớn hơn sau khi ngài qua đời hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, tôi lo lắng về việc ấy. Cho đến khi nào tôi vẫn còn sống, tôi hoàn toàn cống hiến cho tình thân hữu Hoa - Tạng. Bằng khác đi không có lợi ích gì. Quan trọng hơn nữa, di sản của nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng cuối cùng có thể mang đến những giá trị sâu sắc hơn cho những hàng triệu người Hoa trẻ, những người bị lạc lõng trong khoảng không đạo đức. Dầu gì đi nữa thì Trung Hoa một cách truyền thống là một quốc gia Phật Giáo.

NEWSWEEKNgài nghĩ giới lãnh đạo Bắc Kinh muốn ngài làm gì hơn nữa để minh chứng cho sự chân thành của ngài? Ôn Gia Bảo muốn ngài chấp nhận hai điều kiện - rằng ngài từ bỏ vấn đề độc lập của Tây Tạngtừ bỏ bạo động - trước khi đối thoại có thể xảy ra.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Năm vừa rồi ở thủ đô Hoa Sinh Tân của Hoa Kỳ, tôi đã có một cuộc gặp gỡ với một số học giả Trung Hoa, kể cả một số từ Hoa Lục, người ta hỏi tôi, "Điều gì bảo đảm rằng Tây Tạng sẽ không bị tách rời khỏi Trung Hoa mãi mãi về tương lai?" Tôi đã nói với họ rằng những tuyên bố của tôi sẽ không giúp ích gì, chữ ký của tôi không hỗ trợ gì. Sự bảo đảm thật sự là đồng bào Tây Tạng phải được hài lòng. Cuối cùng họ phải cảm thấy rằng họ sẽ đạt được những lợi lạc lớn lao nếu duy trì trong Trung Hoa. Một khi cảm nhận ấy phát triển, đấy sẽ là một bảo đảm thật sự rằng Tây Tạng sẽ mãi mãi là một phần của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Chính quyền Trung Cộng muốn tôi nói rằng trong nhiều thế kỷ Tây Tạng đã là một phần của Trung Hoa. Ngay cả nếu tôi thực hiện tuyên bố ấy, nhiều người sẽ chỉ cười. Và tuyên bố của tôi sẽ không thay đổi lịch sử quá khứ. Lịch sửlịch sử.

Vì thế phương pháp của tôi là, đừng nói về quá khứ. Quá khứquá khứ, bất chấp Tây Tạng có là một phần của Trung Hoa hay không. Chúng ta đang nhìn về tương lai. Tôi thật sự tin rằng một thực tế mới đã xuất hiện. Thời gian là khác biệt. Ngày nay những nhóm thiểu số khác nhau và những quốc gia khác nhau đến với nhau qua những cảm nhận chung. Hãy nhìn vào Liên Hiệp Âu Châu... thật là vĩ đại. Lợi ích gì cho những quốc gia nhỏ bé chiến đầu với nhau? Ngày nay lợi lạc hơn nhiều để cho người Tây Tạng gia nhập [Trung Hoa]. Đấy là sự tin tưởng vững chắc của tôi.

NEWSWEEKNgài đã từng nói rằng hai viên chức chính quyền đã gửi những thông điệp riêng tư hỗ trợ ngài. Có phải có một số nổi bật những viên chức chính quyền ở Tây Tạng hay những vùng khác của Hoa Lục đã biểu lộ tình cảm riêng tư đối với ngài chứ gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

NEWSWEEK: Bao nhiêu?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không chắc, nhưng nhiều thường nhân người Hoa, hàng nghìn người đã từng đến đây. Và vài viên chức kỳ cựu đã gửi những thông điệp. Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ rằng sẽ có một sự thay đổi [trong thái độ của giới lãnh đạo Bắc Kinh]. Bây giờ điều quan trọng là dư luận công cộng Trung Hoa phải được biết thực tế. Họ phải có thêm tin tức về Tây Tạng.

NEWSWEEKSẽ khó khăn chứ? Internet bị kiểm duyệt nghiêm ngặt ở Hoa Lục. Như một kết quả, người ta hướng đến phát triển rất phân hóa, thường là những quan điểm dân tộc hẹp hòi.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vâng. Bà biết không, cho đến 1959, thái độ đối với người Hoa vẫn cảm tình, rất gần gũi, điều gì đấy bình thường. Những thương nhân người Hoa ở Lhasa thường được liên hệ với sự tôn trọng tình cảm. Nhưng, dĩ nhiên, cái tên Trung Cộng bị sợ hãiTây Tạng, do bởi những gì đã xảy ra ở Mongolia, và đến bộ phận cộng đồng Phật GiáoLiên Bang Xô Viết. Sau đó người Trung Cộng tác động đến chính họ; nhiều binh sĩ đến và thái độ của họ trở nên gây hấn hơn, khắc nghiệt hơn. Ngay cả vào lúc ấy, chúng tôi phàn nàn về những "người Trung Cộng xấu" này, nhưng chúng tôi không bao giờ nói "người Trung Hoa" xấu. Không bao giờ.

Trong 20 năm qua, tôi đã từng gặp nhiều người Tây Tạng từ quê hương Tuyết Sơn đến - sinh viên, viên chức nhà nước và thương nhân. Họ biểu lộ thái độ rất bất mãn. Bây giờ, một số họ liên hệ đến người Hoa trong một thái độ xúc phạm. Ngay cả trong trại giam, cũng có một sự phân biệt giữa những bạn tù người Hoa và Tạng. Điều này tôi nghĩ là rất tệ. Điều này phải thay đổi. Không phải qua mức độ cay nghiệt - điều ấy chỉ làm tình thế trở nên khó khăn hơn - mà bằng sự phát triển lòng tin. Tôi nghĩ một vùng tự trị thật sự có thể khôi phục lại lòng tin. Như tôi quan tâm đến nay, tôi hoàn toàn cống hiến cho mục tiêu này. Điều này không chỉ là chủ trương. Khuynh hướng của tôi là tạo nên một xã hội hạnh phúc với lòng hữu nghị chân thành. Tình thân hữu Hoa - Tạng là rất cần yếu.

NEWSWEEKMột số hình ảnh tai biến gần đâysinh động và đáng ngại. Ngài đã thấy chứ? Phản ứng của ngài là thế nào? Chúng tôi nghe ngài đã rơi lệ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, tôi đã khóc một lần. Một thuận lợi thuộc văn hóa Phật Giáo Tây Tạng là tại trình độ trí năng có nhiều rối loạn, nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng ở trình độ cảm xúc sâu hơn có sự tĩnh lặng. Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi. Tôi nhận lấy cảm giác tiêu cực của họ và ban tặng họ cảm giác tích cực. Tôi làm như thế mỗi ngày. Đây là sự thực tập hỗ trợ vô cùng trong việc giữ trình độ cảm xúc ổn định và vững vàng. Vì thế, trong vài ngày nay, mặc dù nhiều băn khoăn và lo lắng, nhưng không có sự quấy rầy nào trong giấc ngủ của tôi. [Cười]

Like The Daily Beast on Facebook and follow us on Twitter for updates all day long.
Melinda Liu Bejiing trưởng văn phòng cho Newsweek và The Daily Beast, một phóng viên kỳ cựu nước ngoài, và đã nhận của một số giải thưởng, bao gồm cả giải thưởng Báo chí Shorenstein năm 2006, ghi nhận báo cáo của bà trên tuyến châu Á. 
For inquiries, please contact The Daily Beast ateditorial@thedailybeast.com.
http://www.thedailybeast.com/newsweek/2008/03/19/fears-and-tears.html
Ẩn Tâm Lộ ngày 13/10/2011

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17755)
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta.
(Xem: 9972)
Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật. Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả... Vĩnh Hảo
(Xem: 9370)
Bài Tường thuật khoá tu học Phật pháp của Gia Đình Phật Tử Thiện Trí tại Thụy Sĩ lần thứ 6 năm 2014... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 10770)
Ai mới là bậc thầy, bậc thiện tri thức đúng nghĩa để mọi người có thể nương tựa học hỏi, và tu hành theo đúng Chánh pháp... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15085)
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 10419)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12561)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9951)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9164)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10122)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9284)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9771)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12332)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9646)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9708)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12913)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9498)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10105)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11380)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10329)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24657)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10689)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11996)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9978)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14388)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13865)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14970)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10219)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10319)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9894)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13257)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8983)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10550)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9443)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9252)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11612)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11410)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10926)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10218)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12589)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 9045)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16271)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9811)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9528)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10674)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10787)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9233)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10302)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11650)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 10034)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant