Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu chuyện nhân duyên

03 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 13717)
Câu chuyện nhân duyên


CÂU CHUYỆN NHÂN DUYÊN

Thục Trinh

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng

blankÂu đó cũng là sự thường, để mọi người đến được với nhau, để mọi sự đến được với mọi sự và người người hữu duyên với mọi sự. Giống như câu chuyện tôi sắp kể dưới đây,đều bắt đầu từ duyên.

Mỗi buổi sáng ngày Tết nguyên đán, có một vị khách viễn xứ về thăm quê nhà. Vị khách đã đến chùa Kim Liên (Nghi Tàm, Hà Nội) lễ Phật, vãn cảnh chùa. Trong sân chùa, một bé trai nhỏ đang ngồi trên chiếc xe bé xinh chơi cùng mẹ như để hưởng được phúc ấm đầu năm. Bỗng đâu, một bé gái cùng đi lễ với gia đình, bước vào cửa chùa. Thấy có em bé, cô bé chạy ùa tới rồi đẩy chiếc xe nôi chạy chơi quanh sân chùa. Trong sáng, hồn nhiên như những thiên thần, chúng vui đùa với nhau như thể đã thân từ nhiều năm trước. Đó chẳng là duyên sao? Vị khách thấy cảnh đó bất chợt thốt lên: “Hai đứa bé này thật có duyên với nhau. Không biết sau này chúng có gặp lại nhau không nhỉ?”.

Nghe thấy vậy, bỗng tôi nhớ về câu chuyện cách đây hơn 30 năm, khi tôi còn rất trẻ. Năm đó tôi mới chừng đôi mươi.

Phải nói thêm rằng, từ nhỏ tôi cũng đã có chút nhân duyên với Đạo Phật, thường xuyên được đi chùa với bà ngoại, theo bà đi làm những việc công đức nhà chùa, ngồi tụng kinh cùng bà….Về duyên, thì như vậy tôi cũng đã bắt đầu được tạo nhân đạo Phật trong tâm trí từ ngày ấy. Thế rồi, khi đã có chút nhận thức, có chút lý lẽ trong đầu, mọi chuyện đã không còn đơn giản. Cuộc sống thực tế khách quan đã tác động tới trực giác của tôi, khiến nhiều thắc mắc về Đạo phật nảy sinh.

Nếu chẳng phải duyên, thì sẽ chẳng có sự trở lại của người thứ hai để "dẫn dắt" tôi đến với Đạo Phật, điều mà cho đến hôm nay, sau 31 năm tôi mới nhận ra. Dạo đó, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi cùng với bố vào TP.Hồ chí Minh (ngày ấy vẫn còn mang tên Sài gòn) thăm các bác (anh ruột của bố). Trong số các anh chị em, có một người anh họ, người mà tôi luôn yêu quíkính trọng, đã khai tâm cho tôi ít nhiều về Đạo Phật. Ông đã nghiên cứu, thực hành Đạo Phật và Thiền nhiều năm, nên kiến thức thừa đủ để giải thích cho đứa em mới “nứt mắt” như tôi. Và câu chuyện của anh em tôi với Đạo Phật bắt đầu từ đó.

Bố tôi, xa gia đình bên nội đã lâu, còn tôi lần đầu tiên gặp họ, đáng lẽ có khối chuyện để nói với nhau, nhưng quả thực, tôi không biết từ đâu khiến câu chuyện lại dẫn anh em tôi đến Thiền và Đạo Phật. . . Anh tôi nói rằng, Đạo Phật là giúp cho con người ta thoát khỏi mọi nỗi khổ. Ông giải thích cho tôi mọi điều. Nào là nhân - quả, nào là duyên sinh, luân hồi... ông còn khuyên tôi, nếu có ai đó không tốt với mình, có thể mình không giao thiệp với họ nữa, mà lòng không thù hận gì, khi ấy mình sẽ thấy thanh thản vô cùng. . . Rồi anh tôi nói rằng, con người ta vì cảm nhận được cái ngon, cái đẹp mới đem lòng mê đắm và từ đó mới sinh lòng tham muốn chiếm hữu thành của mình, thế mới có giành giật, đánh giết lẫn nhau để mà chiếm hữu, mới sinh lòng căm ghét, thù hận... vân vân. Nếu bây giờ mình thấy đẹp nhưng chẳng màng, thấy ngon chẳng thèm. . . , thì đâu cần phải tranh giành làm chi. Khi đó làm gì có chiến tranh, như thế sẽ sống thoải mái, nhẹ nhàng sung sướng. Sống ở cuộc đời mà tựa Niết bàn đó. Thế nên Đức Thế Tôn mới dạy: Không tận diệt năm uẩn (là sắc, thụ, tưởng, hành, thức) sẽ không đoạn tận được khổ đau.

Tôi đã không cho là như vậy và thắc mắc: Đã không chơi với người ta, có nghĩa là mình thù hận rồi còn gì, làm sao lại nói là không. Và rằng người ta không tốt với mình, hà cớ gì mình cứ phải nhịn, phải tốt với họ; Hay như phàm đã là con người thì phải có cảm xúc; Phải có yêu, có ghét, có tham vọng và phấn đấu . . . Rất nhiều thắc mắc nảy sinh đối lập với những gì anh tôi đã giải thích. Ngày đó tôi đã khẳng khái nói với ông rằng: Em thấy đạo Phật không tích cực chỉ toàn khuyên con người ta sống thụ động mà thôi. Khi đó ông nói: chừng nào cô thấy không còn “thắc mắc nữa, và cô nhận ra, tin tưởng rằng đạo Phật hoàn toàn đúng. Ấy là cô đã theo được Đạo Phật rồi đó.

Nghe anh tôi nói vậy, nhưng tôi chẳng để tâm. Và dẫu vẫn năng đi chùa với bà,với mẹ, nhưng để nhất tâm đến với Phật thì quả là chưa thể.

Thời gian thấm thoắt quan đi. Khi mái tóc đã điểm sương, và cuộc đời đã cho tôi thấy nhiều điều hơn, giao du rộng hơn và đặc biệt thực tế khách quan cũng được đập vào trực giác tôi nhiều mầu sắc, nhiều hoàn cảnh hơn…thì tôi đã nhận ra rằng anh tôi nói đúng.

Cuộc đời thật khó dự đoán. Tôi chợt nhớ tới một câu hát của Jay Livingston and Ray Evans: "Que sera sera? Que’ sera’ sera’? What ever will be, will be. The futures not ours to see…" - ( lời dịch) Biết ra sao ngày sau? Đời luyến lưu vui cười, khổ đau…Vì sắc duyên là sóng bể dâu… Nào ai biết ngay sau”..

Tôi đã hiểu ra nhiều. Theo giáo pháp của Đức Phật, thì con người ta sống ở đời tất thảy đều là nhân duyên. Và như vậy, là trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều hội tụ 12 nhân duyên: Vô Minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão cuối cùngTử. Chiêm nghiệm từ câu chuyện của mình, tôi đã cảm nhận được điều đó.

Ví như cái duyên đã dẫn tôi sớm đến với Đạo Phật. Song vì Vô minh, nên đã chẳng nhận ra cái đúng của Đạo là vị tha, là xả, mà chỉ thấy cái dở của đời là chấp ngã, nên trong lòng luôn thấy bức xúc, bực bội. Thấy người ta không công bằng với mình thì đem lòng oán hận; thấy mình không được may mắn như người ta thì lấy làm phiền não; Luôn tự phụ, cho mình là giỏi hơn người nên đem lòng khinh miệt…

Từ sự Vô minh ấy mà hành không thuận, tạo nên ác nghiệp cho mình. Bởi luôn cảm thấy bất bình, cộng với bản tính cương trực, nên lời ăn tiếng nói không biết dung hoà. Kết quả là suốt một thời gian dài làm việc trong một cơ quan, tôi đã không được xem là người tiến bộ và không được hưởng những gì đáng lẽ mình được hưởng. Nhưng rồi mọi chuyện đã qua đi. Một cơ may, và cũng lại là nhân duyên đưa tôi sang một bước ngoặt khác trong cuộc đời. Đó là thời điểm tôi chuyển nghề. Tôi đã tưởng mình nằm mơ khi sang làm công việc mới, công việc mà suốt một thời trẻ tôi ngưỡng vọng, ao ước. Đến bây giờ tôi mới lý giải được vì sao tôi gặp được cơ duyên đó, âu cũng là nhân - quả mà thôi. Thân thiện, cư xử tốt với mọi người, đến khi mình cần, sẽ có người giúp đỡ.

Ở công việc mới, tôi có nhiều điều kiện đi đây, đi đó, học hỏi nhiều, mắt thấy tai nghe cũng lắm. "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" là thế. Thêm nữa, mỗi độ tuổi, con người ta cũng có những thay đổi, nhận thức cũng khác, và dần dần tôi đã bớt sân hận, bớt đòi hỏi và đã biết thoả hiệp với cuộc đời... Có thể, vì đã nhận thức được lẽ đó, mà cuộc sống của tôi thật vui vẻ, thoải máicảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn.

Và rồi mỗi ngày, duyên đến với Đạo Phật như càng gần với tôi, được lân mẫn với các vị tăng, ni để trao đổi, học hỏi; gặp gỡ nhiều Phật tử, được giới thiệu, thậm chí có cư sỹ còn tặng những cuốn sách quí về Đạo Phật… Đọc, chiêm nghiệm đã giúp tôi nhìn nhận lại mình rõ ràng hơn.

Cuộc sống thật khó khăn. Chẳng thể ngày một ngày hai mà đến được với Đạo Phật, chẳng phải đã đến rồi mà theo được. Theo rồi chưa chắc đã giác ngộ được …Tất thảy còn phải do duyên nghiệp mà nên. Ấy mới cần phải tu hành, và quan trọng hơn cả phải nhất tâm tin tưởng con đường mình chọn là đúng đắn, tin tưởng rằng, con đường ấy dẫu “xa” hay “gần” thì kiên trì sẽ tới đích. Đó chính là điều tôi nhận ra sau 30 năm, kể từ ngày hai anh em tôi trò chuyện với nhau về Đạo Phật.

Giờ đây, dẫu tôi chưa hiểu Đạo Phật bao nhiêu, và càng chưa tu tập được gì nhiều, bởi cuộc sống còn quá nhiều gian truân buộc mình phải đối mặt. Song, có một điều tôi đã thấy rất rõ ràng, trong cuộc sống hàng ngày, càng xả được nhiều, mình càng thanh thản và thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa.

Thục Trinh
Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5/2008


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10777)
Đối với Thế Tôn sự sở hữu tài sản vật chất tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa…, chưa thật sự là người giàu có, sự giàu có đó vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn của sự đau khổ, luân hồi chi phối.
(Xem: 8959)
Ai biết nỗ lực, siêng năng, tinh cần học hỏi, quyết chí vươn lên sống không ỷ lại nhờ vã người khác, thì người này nếu đầy đủ phước báu sẽ thành tựu trong nay mai.
(Xem: 8989)
Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà.
(Xem: 8641)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12137)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10901)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10617)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13490)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8382)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10286)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8793)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9853)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10384)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10198)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 9015)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22570)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10295)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12065)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14251)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11191)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9932)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18946)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10553)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10722)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11795)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10218)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11362)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8931)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12845)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10542)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11147)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17351)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10755)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10252)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11455)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16496)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12695)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16635)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 25019)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9223)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11738)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9881)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11503)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9550)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15565)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10745)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14813)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10756)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11419)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8767)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant